Nhớ cua đồng
Báo Phụ Nữ Online - Tin Tức, Giải Trí, Gia Đình, Thời Trang, Làm Đẹp" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mùa mưa đến, không khí hạ nhiệt, cây cối tốt tươi. Đây cũng là mùa của những món ăn đặc trưng miền quê khó quên. Những lúc vào mùa này, lòng chợt nao nao nhớ món canh cua đồng.
Cua đồng, tên gọi nghe mùi đồng ruộng bùn đất, nhưng khi mùa mưa đến lại béo ngon, thịt ngọt, khiến cho món canh ngày hè mẹ nấu vừa thơm ngon lại vừa mát lòng. Trẻ con thành phố thì chẳng khi nào có dịp dang nắng bắt cua, mò ốc như con nít nông thôn. Mà ngày nay, cảnh một đứa bé đen nhẻm đi bắt cua trong trời mưa lâm thâm lại càng hiếm hơn.
Cua đồng sống trong hang, rải rác trên đồng lúa. Hang cua nằm ven theo chân bờ ruộng, miệng hang tròn, có hang sâu ba, bốn tấc. Mưa xuống, ngay đến những con cua đồng bình thường trời khô thì nhỏ xíu, gặp mùa mưa cũng béo tốt hẳn lên.
Những con cua đực to hơn (còn gọi là cua càng), màu nâu hay đen sẫm, lúc nào cũng nhăm nhăm giơ cái càng to để cắp bất cứ ai. Cua cái nhỏ hơn, màu vàng xỉn. Vào mùa mưa, cua cái nhiều hơn vì đây là mùa đẻ trứng.
Thú vui của trẻ con là đội nắng, đội mưa đi bắt cua. Đứa nào tay nghề “xịn” thì chẳng mấy chốc đã nghe tiếng rạo rạo của đám cua đồng ngon béo trong cái giỏ tre đan.
Tuổi thơ tôi nhớ nhất là những ngày hè mẹ hay đi chợ mua cua. Lúc ấy, cua còn được cột thành một xâu bằng dây chuối, mấy con cua đực hiếu chiến chỉ chực tôi sơ suất là cắp ngay lấy ngón tay, đau điếng.
Làm cua cũng phải biết cách: cắt dây chuối thả cua vào chậu nước, dùng đũa quậy tròn lũ cua trong chậu cho sạch đất. Ngâm cua trong nước rồi rửa sạch, phải tách mai ra khỏi thân cua, để riêng phần mai để lấy màu cua. Phải cẩn thận và khéo léo cầm ngang mình con cua, nắm chặt mai là “anh chàng” cua đực lúc này chỉ còn giương càng bất lực.
Khi mua cua, mẹ chọn cua đực vì thịt dai, ngọt, còn cua cái đôi khi bụng đầy trứng hay cua con, được ít thịt hơn. Giã cua cũng phải có kỹ thuật: cầm chày phải hơi chéo, hướng chày ra ngoài để khi giã, thịt cua không bắn vào người. Cho thêm một chút muối khi giã để thịt cua dẻo và ít bắn hơn.
Thành quả của công sức làm cua là nồi canh cua vừa xanh rau, vừa có chút màu vàng của gạch cua được phi với hành, mùi thơm khó tả. Lệ thường người ta hay nấu canh cua rau đay, nhưng tôi lại chỉ thích món canh cua nấu với rau cải xanh non, vị canh vừa ngọt lại vừa hơi nhẫn của cải xanh rất khó quên.
Cua đồng ngoài nấu canh rau còn có món giấm cua: cua nấu canh, cho thêm chút mẻ cho có vị chua thanh thanh, thích thì thêm cà chua, ăn với bún và rau sống. Món bún riêu cũng tương tự như thế, nhưng với mẹ tôi, nấu giấm cua là đặc trưng của người Bắc.
Miền Trung thì có món mắm cua, mà xét theo công thức thì món mắm cua tươi cũng gần giống món giấm cua hay riêu cua của miền Bắc. Món ăn dân dã, nhưng cũng đòi hỏi phải đúng vị. Ăn kèm món mắm cua tươi phải là rau chuối, mà phải là thân cây chuối chát chưa trổ buồng mới ngon.
Ngoài ra, còn có món mắm cua chua, hay đơn giản hơn là món cua rang. Phải lột mai, ngắt chân, bỏ càng, giã thêm gừng tươi, ướp vào chút muối, sau đó phi hành cho thơm rồi đổ cua vào rang. Món ăn vừa thơm, vừa béo, ăn kèm rau sống vườn nhà thì còn gì bằng.
Ngày nay có biết bao món ngon được chế biến từ cua đồng, nhưng ít ai chịu bỏ thời gian ngồi cặm cụi giã cua, vì ra chợ là đã có ngay cua xay sẵn. Nhưng, nếu chỉ thế thì sau này biết lấy gì mà nhớ, biết lấy gì mà hồi tưởng và lại thấy thèm món canh cua đồng mỗi mùa mưa đến?
Báo Phụ Nữ Online - Tin Tức, Giải Trí, Gia Đình, Thời Trang, Làm Đẹp" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mùa mưa đến, không khí hạ nhiệt, cây cối tốt tươi. Đây cũng là mùa của những món ăn đặc trưng miền quê khó quên. Những lúc vào mùa này, lòng chợt nao nao nhớ món canh cua đồng.
Cua đồng, tên gọi nghe mùi đồng ruộng bùn đất, nhưng khi mùa mưa đến lại béo ngon, thịt ngọt, khiến cho món canh ngày hè mẹ nấu vừa thơm ngon lại vừa mát lòng. Trẻ con thành phố thì chẳng khi nào có dịp dang nắng bắt cua, mò ốc như con nít nông thôn. Mà ngày nay, cảnh một đứa bé đen nhẻm đi bắt cua trong trời mưa lâm thâm lại càng hiếm hơn.
Cua đồng sống trong hang, rải rác trên đồng lúa. Hang cua nằm ven theo chân bờ ruộng, miệng hang tròn, có hang sâu ba, bốn tấc. Mưa xuống, ngay đến những con cua đồng bình thường trời khô thì nhỏ xíu, gặp mùa mưa cũng béo tốt hẳn lên.
Những con cua đực to hơn (còn gọi là cua càng), màu nâu hay đen sẫm, lúc nào cũng nhăm nhăm giơ cái càng to để cắp bất cứ ai. Cua cái nhỏ hơn, màu vàng xỉn. Vào mùa mưa, cua cái nhiều hơn vì đây là mùa đẻ trứng.
Thú vui của trẻ con là đội nắng, đội mưa đi bắt cua. Đứa nào tay nghề “xịn” thì chẳng mấy chốc đã nghe tiếng rạo rạo của đám cua đồng ngon béo trong cái giỏ tre đan.
Tuổi thơ tôi nhớ nhất là những ngày hè mẹ hay đi chợ mua cua. Lúc ấy, cua còn được cột thành một xâu bằng dây chuối, mấy con cua đực hiếu chiến chỉ chực tôi sơ suất là cắp ngay lấy ngón tay, đau điếng.
Làm cua cũng phải biết cách: cắt dây chuối thả cua vào chậu nước, dùng đũa quậy tròn lũ cua trong chậu cho sạch đất. Ngâm cua trong nước rồi rửa sạch, phải tách mai ra khỏi thân cua, để riêng phần mai để lấy màu cua. Phải cẩn thận và khéo léo cầm ngang mình con cua, nắm chặt mai là “anh chàng” cua đực lúc này chỉ còn giương càng bất lực.
Khi mua cua, mẹ chọn cua đực vì thịt dai, ngọt, còn cua cái đôi khi bụng đầy trứng hay cua con, được ít thịt hơn. Giã cua cũng phải có kỹ thuật: cầm chày phải hơi chéo, hướng chày ra ngoài để khi giã, thịt cua không bắn vào người. Cho thêm một chút muối khi giã để thịt cua dẻo và ít bắn hơn.
Thành quả của công sức làm cua là nồi canh cua vừa xanh rau, vừa có chút màu vàng của gạch cua được phi với hành, mùi thơm khó tả. Lệ thường người ta hay nấu canh cua rau đay, nhưng tôi lại chỉ thích món canh cua nấu với rau cải xanh non, vị canh vừa ngọt lại vừa hơi nhẫn của cải xanh rất khó quên.
Cua đồng ngoài nấu canh rau còn có món giấm cua: cua nấu canh, cho thêm chút mẻ cho có vị chua thanh thanh, thích thì thêm cà chua, ăn với bún và rau sống. Món bún riêu cũng tương tự như thế, nhưng với mẹ tôi, nấu giấm cua là đặc trưng của người Bắc.
Miền Trung thì có món mắm cua, mà xét theo công thức thì món mắm cua tươi cũng gần giống món giấm cua hay riêu cua của miền Bắc. Món ăn dân dã, nhưng cũng đòi hỏi phải đúng vị. Ăn kèm món mắm cua tươi phải là rau chuối, mà phải là thân cây chuối chát chưa trổ buồng mới ngon.
Ngoài ra, còn có món mắm cua chua, hay đơn giản hơn là món cua rang. Phải lột mai, ngắt chân, bỏ càng, giã thêm gừng tươi, ướp vào chút muối, sau đó phi hành cho thơm rồi đổ cua vào rang. Món ăn vừa thơm, vừa béo, ăn kèm rau sống vườn nhà thì còn gì bằng.
Ngày nay có biết bao món ngon được chế biến từ cua đồng, nhưng ít ai chịu bỏ thời gian ngồi cặm cụi giã cua, vì ra chợ là đã có ngay cua xay sẵn. Nhưng, nếu chỉ thế thì sau này biết lấy gì mà nhớ, biết lấy gì mà hồi tưởng và lại thấy thèm món canh cua đồng mỗi mùa mưa đến?
Nguyệt Minh
Theo Báo Phụ nữ Tp.HCM
Theo Báo Phụ nữ Tp.HCM