• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Trà đạo Nhật bản...

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trà đạo Nhật bản...

    Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
    Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.


    Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ
    TRÀ VỚI CUỘC SỐNG
    Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà đạo.

    Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”.
    “Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
    “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
    Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”.
    Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.
    Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.
    Vậy thì “Trà đạo là gì?”, đã có ai trong những người quan tâm đến trà đạo chúng ta đã từng đặt câu hỏi này cho mình hay chưa.
    Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi từ quá trình hình thành của trà đạo cho đến các dụng cụ được sử dụng trong pha trà; từ trà thất cho đến cách pha trà; từ cách phục vụ trà cho đến cách uống trà... Tất cả làm nên việc thưởng trà của chúng ta được sống động và trọn vẹn.
    Lịch sử
    Giai đoạn 1

    Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
    Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
    Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".
    Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.
    Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá, chỉ có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."
    Giai đoạn 2
    Sau Jyoo, thế kỷ 16, Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.
    Cùng thời với Senrikyu, cũng có hoạt động của Yabunnouchi Jyochi (học trò của Takeno Jynoo). Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.
    Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa.
    Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.
    Giai đoạn 3
    Trà đạo trong thời hội nhập
    Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.
    Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.
    Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.


    Minh Hoàng
    Thăng hoa linh hồn con chữ Việt...

    Similar Threads
  • #2

    CHANOYU - Chado - Trà Đạo Nhật Bản

    CHANOYU - Chado - Trà Đạo Nhật Bản


    Đây là nền văn hóa trà nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, được các nhà sư đưa về từ Trung Quốc vào thế kỉ XV. Điểm đặc thù của Trà Đạo là dùng loại trà bột cổ xưa pha vào bát. Trà Đạo có những quy định rất chặt chẽ về cách pha, trà cụ, trà thất... Toàn bộ buổi lễ trà rất yên lặng và từ tốn mang đậm chất Thiền.

    Một từ để miêu tả về Chanoyu đó là Đạo. Nghi thức trà đạo hướng con người vào 4 giá trị là:
    Hòa - Kính - Thanh - Tịnh.

    Lịch sử Trà Đạo Nhật Bản


    Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc và từ xa xưa đã du nhập vào văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Nhật Bản. Thế nhưng, với những nét rất riêng trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của mình, người Nhật Bản đã nâng việc uống trà lên một tầm cao mới, biến nó trở thành nghệ thuật Trà đạo.




    Cách trồng Trà ở Nhật Bản






    Cảnh hái Trà





    Chế biến Trà





    Một buổi thưởng Trà



    Gọi là "nghệ thuật", bởi lẽ việc uống trà của người Nhật thực sự mang tính nghệ thuật rất cao, đồng thời cũng mang phong cách sống của người dân đất nước hoa anh đào. Trà đạo theo tiếng Nhật gọi là Chanoyu. Trà đạo bao gồm 2 đặc điểm chính là cách thức pha trà và thưởng thức trà.




    Quán Trà ven đường



    Không rõ người Nhật bắt đầu uống trà từ bao giờ nhưng lịch sử Trà đạo đã có hơn 500 năm ở Nhật Bản. Bắt nguồn từ thế kỉ 12, nhà sư Eisai sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng và phổ biến tác dụng của trà cùng với cách thức uống trà. Thời kì sau đó, trà được sử dụng phổ biến trong giới quý tộc. Đến thế kỉ 14, một nhà sư tên là Murata Juko đưa văn hóa uống trà thành nghệ thuật. Với tư cách là một nhà sư, ông rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Ông tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà hòa cùng với tinh thần Thiền - Zen trong Phật Giáo. Từ đó Trà đạo ra đời. Đến thế kỷ 16, Senno Rikyu đưa ra bước ngoặt quan trọng, đó là tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới Võ sĩ - Samurai.



    Tranh mô tả nghi thức Trà Đạo thời xưa

    Cho đến ngày nay, Chanoyu phổ biến trong mọi tầng lớp người dân Nhật Bản và được biết như là một đạo tu dưỡng của đất nước Nhật. Trong đời sống hằng ngày của người Nhật, việc dùng trà cũng đã trở thành tập tục trong giao tiếp đối đãi nhau. Người Nhật có thói quen uống trà khá nhiều và chia vào nhiều buổi trong một ngày. Họ thường dùng một chén trà vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cho tỉnh ngủ, một chén trà trước khi bắt tay vào công việc, vài chén trà vào buổi chiều, và ít nhất là một chén trà sau mỗi bữa ăn. Đối với những người Nhật Bản hiện đại, có rất nhiều thanh niên học tập Chanoyu và tu dưỡng để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và sâu sắc hơn.




    Nghệ nhân pha Trà có ở mọi lứa tuổi, từ nhừng thiếu nữ ...





    ... đến những người tóc đã điểm bạc





    Và cũng thu hút không ít người nước ngoài theo học Trà Đạo



    Không gian Trà Đạo

    Yêu cầu về không gian thưởng trà của Chanoyu rất cao. Để có thể tiến hành những nghi thức Trà đạo đúng nghĩa, Chanoyu yêu cầu phải có một không gian thanh tịnh và hoài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Đáp ứng những tiêu chuẩn đó mà dần hình thành hai không gian thưởng trà chính, đó là trà viên và trà thất.

    Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Trà viên đòi hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế, làm cho khu vườn vẫn giữ được nét tự nhiên.








    Trà viên – nơi bạn có thể đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng bên ly trà ấm nồng

    Trong Trà viên, mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn để thưởng thức trà. Trà viên thường không phổ biến.




    Một buổi tiệc trà được thực hiện trong Trà viên


    Trà Thất: Là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là "nhà không". Nó có kích thước nhỏ nhất khoảng 3x3m. Trong phòng có trải những tấm đệm hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông trông rất đẹp và trang nhã.





    Trà thất thường được bố trí trong những khu vườn nhỏ. Trên con đường dẫn đến Trà thất, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường.





    Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với Thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào Trà thất nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, trong khi người võ sĩ đạo thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài. Ngay trong Trà thất cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.




    Khuôn viên xung quanh Trà Thất


    Bây giờ mọi người cùng Ichi đi xem bố trí các đạo cụ bên trong Trà thất.

    Trọng giản dị và nhuốm màu Thiền, không gian nội thất của Trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trị trang trọng. Tokonoma chính là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Nó là một trong những nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Tokonoma để treo tranh hoặc một bức thư pháp (Kakeijiku), bày trí một bình hoa hay lọ hoa cắm theo phong cách Chabana và một lư trầm hương.




    Tokonoma điển hình với bức thư pháp, bình hoa và lư trầm hương

    Khi bước vào một Trà thất, người ta thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát, cũng để thưởng thức các vật được trưng bày. Theo tinh thần Thiền-Zen chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.








    Kakejiku có thể là một bức tranh treo tường, một bức thư pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa) ở Tokonoma. Những bức thư pháp treo tại Tokonoma thường mang nghĩa sâu xa hoặc đơn giản chỉ là một chữ "Vô". Nó sẽ làm tăng thêm phần trang trọng cho Trà thất.



    Kakejiku thư pháp




    Kakejiku - tranh thủy mặc


    Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana-Hoa đạo Nhật Bản. Cha, theo nghĩa đen, là "trà" và bana, biến âm của từ hana, có nghĩa là "hoa". Hoa có tác dụng làm cho căn phòng thêm sinh động, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên cho người tham gia.




    Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong Trà thất. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.









    Lư trầm: Được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Nhưng thường lư trầm được đặt ở góc phòng. Trầm hương có tác dụng làm cho căn phòng có được mùi hương thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần, thoải mái dễ chịu.




    Các đạo cụ trên được xếp rất gọn gàng, không chiếm diện tích của phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.

    Cách thức pha và thưởng Trà trong Chanoyu

    Nghệ thuật của sự tinh tế và kiên nhẫn

    Pha trà là một nghệ thuật đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự nhận biết tinh tế về kĩ thuật pha và loại trà. Vì thế trong Chanoyu yêu câu phải có những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng trà riêng biệt. Cụ thể là:

    Trà : tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng cũng có nhiều sự khác biệt. Hệ phái sử dụng trà bột: thường dùng loại trà có màu xanh tươi, được phơi khô và xay nhuyễn thành bột. Khi uống thì bột trà được hòa tan và uống hết. Hệ phái sử dụng trà nguyên lá, chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà, bỏ xác, thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi, hay màu xanh nhẹ. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác.




    Phụ liệu : Ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.

    Nước pha trà : Thường là nước suối, nước mưa hay nước đã qua khâu tinh lọc.

    Ấm nước : Đun nước cho sôi lên để pha trà.





    Lò nhỏ : Một cái bếp lò nhỏ đủ để bắc chiếc ấm lên.




    Chén trà : Để đựng trà cho khách thưởng thức.

    Hủ, lọ đựng trà : Chiếc hủ này cũng được trang trí rất đẹp, tăng tính thẩm mỹ và làm cho trà đựng bên trong tăng thêm giá trị.




    Khăn nhỏ: Dùng để lau chén trà và các đạo cụ pha trà khác.

    Muỗng múc trà : Là chiếc muỗng dài, được làm bằng tre hay sứ, mỗi một chén trà chỉ dùng một muỗng mà thôi (trà bột).




    Gáo múc nước: chiếc gáo nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước ra chén trà.

    Bình trà: Để pha trà lá (thông thường trong Trà đạo hay sử dụng bột trà xanh - Matcha).

    Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.



    Đạo cụ pha trà được xếp ngăn nắp





    Đạo cụ khuấy trà bằng trúc

    Bánh ngọt: Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm thấy hương vị đậm đà đặc sắc của trà.



    Bánh ngọt dùng trong buổi thưởng trà


    Một cuộc thưởng Trà đối với người Nhật là một nghi lễ. Thời gian tổ chức Chanoyu cũng được quy định rất chặt chẽ: thưởng trà sáng (7h), sau ăn sáng (8h), giữa trưa (12h) và buổi tối (18h). Khi khách được mời đến trước hết phải rửa sạch tay trên một chiếc cối đá đựng đầy nước được đặt trước cửa Trà thất trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình.



    Khung cảnh Trà Thất rất giản dị


    Trong số khách, người tinh thông Trà đạo được cử làm người chủ trì hoặc chủ nhân. Người pha trà gọi là Trà nhân. Trong Trà thất có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính.



    Trà nhân thời xưa




    Trà nhân thời nay


    Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, thơm và hơi chát. Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, bằng kinh nghiệm những Trà nhân sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60C), bằng động tác thuần thục họ mới bắt đầu tráng dụng cụ pha trà. Sau đó, Trà nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, tiếp dùng gáo gỗ múc nước trong nồi đun chế vào bát trà.




    Dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu và làm cho trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên phẩm chất và hương vị của nó. Trà nhân mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép kiểu Nhật. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà” để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của Trà nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức Trà đạo cũng kết thúc.




    Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, trải qua các giai đoạn sau: Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm Trong khi Trà nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ như tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc, vào mùa xuân thì điểm tâm là hoa anh đào...




    Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng “trà đặc” để thưởng thức. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Ngày nay có rất nhiều cuộc thưởng trà, và người ta đã đơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng.



    Một buổi thưởng Trà trong tranh cổ




    Hình ảnh thường gặp trong các bữa tiệc Trà






    Các bạn hãy ghi nhớ các nguyên tắc khi thưởng trà của Chanoyu nhé, để sau này có tham gia vào các buổi tiệc trà cũng khỏi lúng túng.
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-07-2010, 10:27 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom