• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Phá Tam Giang

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Phá Tam Giang

    Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang

    - Phá Tam Giang (TT-Huế) nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á và chiếm một nửa diện tích hệ thống đầm phá ở nước ta.

    Phá Tam Giang là nơi hội tụ của ba con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Nơi đây, xưa kia ven theo phá còn có con đường thiên lí Bắc Nam đi qua. Tam Giang xưa nổi tiếng là vùng đầm phá mênh mông, hoang vu và dữ dội nên cuộc sống của cư dân nơi đây cũng ẩn chứa nhiều điều huyền bí.


    Cửa sông ăn ra biển

    Người dân nơi đây kể lại rằng, xưa kia cư dân trên phá Tam Giang sống đơn lẻ giữa vùng đầm nước hoang vu gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ tin vào thế giới thần linh cai quản đầm phá chính vì vậy trong đời sống tâm linh cũng xuất hiện nhiều tập tục khá dị thường. Nhưng đó là chuyện xưa, chuyện của một thời mông muội. Còn Tam Giang nay chuyện ấy xem ra đã hết tự lâu rồi.


    Bến đò Vĩnh Tu. Con đường xi măng dẫn ra đò như một que diêm từ trong họp thò ra ngoài biển nước vô tận.

    Cư dân ở đây chủ yếu làm nghề chài lưới và sống "du canh, du cư" trên mặt nước. Phương thức khai thác thủy sản của người dân chủ yếu là đánh bắt thụ động với các nghề như đáy, nò sáo, rớ giàn, chuôm, dạy…


    chuyến đò đi sâu vào Phá Tam Giang

    người dân đa phần vẫn đánh bắt theo kiểu thủ công



    Nhưng cũng có khá nhiều đầm nuôi trồng thủy sản

    và nụ cười thu hoạch

    Cuộc sống bên bờ phá đã trở nên khá giả hơn nhiều so với trước. Các xóm làng thuộc Ngũ Điền của huyện Phong Điền đi đâu cũng thấy người ta xây dựng nhà cửa, nhà thờ họ, lăng miếu. Có những nhà thờ họ xây dựng với chi phí hàng tỉ đồng.





    Đã gần như không thấy hình bóng những ngôi nhà "chồ" chênh vênh trên mặt nước



    Và ở những cánh đồng sát chân phá, người dân đang thu hoạch lúa, mùi khói rạ thơm và ấm.



    Chiều trên phá Tam Giang mùa này là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào thơ, nhạc, và rất nhiều bức ảnh phong cảnh.



    Chiều trên Phá hình như quá đỗi hiền hoà, thơ mộng trữ tình, không mang dữ dội của nơi 3 dòng sông giao nhau, nơi cửa biển có những con sóng lừng đầy hiểm nguy...



    Nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hợp thành 3 phần khác nhau: phá Tam Giang, đầm Sam và đầm Thủy Tú, tiếp nối là đầm Cầu Hai. Hệ đầm phá này thuộc cỡ lớn trên thế giới


    Rộng 52km2, kéo dài 24 km từ cửa sông Ô lâu, phía nam là cửa sông Hương thông với biển qua cửa thuận an, thuộc địa phận của 12 xã của 3 huyện Quảng Điền, Phong Điền và Hương Trà.


    Được hình thành và tồn tại hơn 2000 năm. Đây là loại hình thủy vực rất độc đáo, được coi như là một vùng biển - một lagoon ven biển nhiệt đới.


    (VNmedia . Bài và ảnh :Trọng Hiếu)



    (Có ai còn nhớ bài hát Chiều trên phá Tam giang từ bài thơ sau đây của Tô Thùy Yên không? )




    Chiều trên phá Tam Giang

    Tuesday, 16. December 2008, 16:29:53
    thơ Đinh Lê Vũ sưu tầm ( myopera.com )


    Ảnh: Hoàng Thế Nhiệm


    1.
    Chiếc trực thăng bay là mặt nước
    Như cơn mộng nhanh.
    Phá Tam Giang, phá Tam Giang,
    Bờ bãi hỗn mang, dòng bát giát,
    Cát hôn mê, nước miệt mài trôi.
    Ngó xuống cảm thương người lỡ bước,
    Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi.
    Phá Tam Giang, phá Tam Giang.
    Nhớ câu ca dao sầu vạn cổ.
    Chiều dòn tan, nắng động nứt ran ran.
    Trời thơm nước, thơm cây, thơm xác rạ,
    Thơm cả thiết tha đời.
    Rào rào trận gió nhám mặt mũi.
    Rào rào trận buồn ngây chân tay.
    Ta ngó thấy ghe thuyền quần tụ
    Từng đoàn như trẻ ghê ma.
    Ta ngó thấy thùy dương gẫy rũ
    Từng cây như nỗi bất an già.
    Ta ngó thấy rào chà cản nước
    Từng hàng như nỗ lực lao đao.
    Ta ngó thấy nhà cửa trốc nóc
    Từng ngôi như miệng đất đang gào.
    Vì sao ngươi tới đây?
    Hỡi gã cộng quân sốt rét, đói,
    Xích lời nguyền sinh Bắc, tử Nam.
    Vì sao ta tới đây?
    Lòng xót xa, thân xác mỏi mòn,
    Dưới mắt ngươi làm tên lính ngụy.
    Ví dầu ngươi bắn rụng ta
    Như tiếng hét
    Xé hư không bặt im,
    Chuyện cũng thành vô ích.
    Ví dầu ngươi gục
    Vì bom đạn bất dung,
    Thi thể chẳng ai thâu,
    Nào có chi đáng kể.
    Nghĩ cho cùng, nghĩ cho cùng,
    Ví dầu các việc người làm, các việc ta làm
    Có cùng gom góp lại,
    Mặt đất nầy đổi khác được bao nhiêu ?
    Ngươi há chẳng thấy sao
    Phá Tam Giang, phá Tam giang ngày rày đâu đã cạn?
    Ta phá lên cười, ta phá lên cười
    Khi tưởng tượng ngươi cùng ta gặp gỡ
    Ở cõi âm nào ngươi vốn không tin,
    Hỏi nhau chơi thỏa chút tính bông đùa:
    Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh
    Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...?
    Các việc ngươi làm,
    Ngươi tưởng chừng ghê gớm lắm.
    Các việc ta làm,
    Ta xét thấy chẳng ra chi.
    Nên người hăng điên, còn ta ảm đạm
    Khi cùng làm những việc như nhau.
    Ta tự hỏi vì sao,
    (Còn ngươi, có bao giờ ngươi tự hỏi?)
    Và ta tự trả lời.
    (Có bao giờ ngươi tự trả lời?)
    Chúng ta khác nào cánh quạt phi cơ
    Phải quạt, phải quạt
    Chỉ vì nó phải quạt.
    Ta thương ta yếu hèn.
    Ta thương ngươi khờ khạo.
    Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng,
    Nên cả hai cùng mắc đường Lịch Sử,
    Cùng mê sa một con đĩ thập thành.
    Chiều trên phá Tam Giang rộn ràng tiếng chiến trận.
    Chiều trên phá Tam Giang im lìm âm cảm thông.



    2.
    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Giờ này thương xá sắp đóng cửa.
    Người lao công quét dọn hành lang.
    Những tủ kính tối om.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên
    Để rồi tắt nghỉ sớm.
    (Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm.
    Sài Gòn không còn buổi tối nữa.)
    Giờ này có thể trời đang nắng.
    Em rời thư viện đi rong chơi
    Dưới đôi vòm cây ủ yên tỉnh
    Viền dòng trời ngọc thạch len trôi.

    Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối,
    Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn,
    Quyển sách mở sâu đêm.
    Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ.
    Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
    Mà cô gái nào cũng nghĩ tới.
    Rồi nghĩ tới anh, nghĩ tới anh
    Một cách tự nhiên và khốn khổ.
    Giờ này có thể trời đang mưa.
    Em đi nép hàng hiên sướt mướt,
    Nhìn bong bóng nước chạy trên hè
    Như những đóa hoa nở gấp rút.
    Rồi có thể em vào một quán nước quen
    Nơi chúng ta thường hẹn gặp,
    Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
    Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ.

    Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,
    Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
    Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Của chiến tranh mà em không biết rõ.
    Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Một điều em sợ phải nghĩ tới.
    Giờ này thành phố chợt bùng lên.

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận.

    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi
    Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
    Như những mặt trời con thật dễ thương
    Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi,
    Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya.
    Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
    Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng,
    Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại.
    Anh yêu, yêu nuối tuổi hai mươi,
    Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
    Một cành mai nhị độ.
    Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
    Để xé mình khỏi ác mộng
    Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân.

    Ôi tình yêu, bằng chứng huy hoàng của thất bại!



    3.
    Chiều trên phá Tam Giang,
    Mày nhìn con nước xiết
    Chảy băng bờ bãi ngổn ngang câm.
    Nghĩ tới, nghĩ tới những công trình mày có thể hoàn thành
    Mà rồi mày bỏ dở.
    Nghĩ tới kiếp người đang lỡ độ đường
    Trên mịt mùng nghi hoặc.
    Nghĩ tới thanh xuân mất tích tự đời nào
    Còn lưu hậu chua cay hoài vọng.
    Nghĩ tới khu vườn ẩn cư cỏ cây khuất lấp,
    Căn nhà ma ám chầy ngày gió thổi miên man
    Đụt tuổi già bình an vô tích sự
    Như lau lách bờm sờm trên mặt sông nhăn
    Cùng cái chết.
    Cái chết lâu như nỗi héo hon dần
    Làm chính mình bực bội.
    Gió muôn ngàn năm thổi lẽ tuần hoàn
    Cho cỏ cây thay đời đổi kiếp.
    Và mày kinh sợ nghe nhắc điều vượt sức bình sinh
    Bởi mày không đủ dạn dày trình diễn tới lui cơn thất chí
    Như gã hề cuồng mưu sinh giữa chốn đông người
    Với từng ấy tấn tuồng bần tiện
    Rút ra từ lịch sử u mê.
    Giói thổi thêm đi, gió thổi thêm đi
    Cho cỏ cây mau chết, mau hồi sinh.
    Mày mặc kệ.
    Chiều trên phá Tam Giang
    Có gã hề cuỗng buông tiếng cười lạnh rợn
    Khiến bầy ác thú mà lịch sử sanh cầm cũng chợt hãi hùng
    Dớn dác ngó.

    Tô Thùy Yên
    1972
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-06-2009, 11:58 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Thu về trên Phá Tam Giang



    - Hơn 15 km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ



    Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. Theo tấm bản đồ mà chúng tôi mang theo, hệ đầm phá này quả thực rất lớn, nằm sát với đoạn đường biển từ Quảng Trị vào đến Huế.

    Ngày mùa, khắp các ngả đường rộn ràng tiếng í ới gọi nhau, tiếng tuốt lúa, tiếng lũ trẻ cũng vui vẻ hồ hởi khi lúa chín vàng trên khắp các cánh đồng báo hiệu một mùa bội thu. Trên con đường nhỏ chúng tôi đi qua, hương lúa thơm nồng nàn, mùi rơm rạ đang đượm nắng và cơn gió không ngừng đùa nghịch những lọn tóc thò ra sau vành mũ bảo hiểm. Một vài cánh chim le le và chim ngói chao liệng trên không trung, chốc lại sà xuống những cánh đồng đang rúc rích tiếng nói cười.

    Phá Tam Giang mùa này không có sóng to, mặt nước hiền hòa, phẳng lặng với những làn sóng gợn lăn tăn. Trên phá, bập bềnh vài chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng trên toàn phá như những bàn cờ trận vuông vức. Xa xa là những rừng phi lao chắn sóng cát không ngừng bài hát rì rào trên những tán cao.

    Con đầm rộng lớn và trải dài tít tắp sóng sánh trong ánh mặt trời rạng rỡ. Thả nào mà cánh săn ảnh thường tìm đến đây, con phá đẹp như một bức tranh trước mắt chúng tôi, ánh nắng rực rỡ càng khiến cho vẻ đẹp này thêm phô mình. Thiên nhiên đã ban tặng cho người dân xứ Huế cả một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thủy hữu tình.
    Vựa nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được hợp thành từ phá Tam Giang rộng 52km2, kéo dài 24km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, đầm Sam và đầm Thủy Tú rộng 62km2, kéo dài khoảng 33km từ cửa sông Hương đến cửa sông Truồi. Cả vùng phân bố trên chiều dài gần 70km, tổng diện tích gần 250km2, chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ cả nước ta và là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

    Suốt dọc chiều dài phá, bắt gặp nhiều chùa, đình làng và nhà thờ họ cầu kì trong màu sắc và nhỏ nhắn nép mình dưới bóng hàng trứng cá đung đưa nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng nước. Cứ cách vài nhà lại thấy một ngôi nhà thờ tổ như thế.

    Lăng mộ và các nghĩa địa cũng được xây một cách cầu kì và màu sắc. Mỗi ngôi mộ là một ngôi nhà riêng biệt với kiểu dáng và cách bài trí khác nhau có ngôi mộ như những tòa biệt thự khang trang, sô khác có hẳn sân vườn, rồi cả đèn đuốc thắp sáng khiến người đi qua có cảm giác đi lạc vào một “thành phố lăng”. Cuộc sống “Dương sao âm vậy” dường như đúng với mảnh đất này.

    Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá, thưởng ngoạn không khí mát mẻ của con nước dịu dàng, không gì thú bằng ghé lại một quán ăn ngay đầu con đò ngang, thưởng thức những đặc sản quý hiếm mà chỉ ở đầm phá mới có. Cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nháy tanh tách, thịt thơm ngọt. Món cá hấp đã ngon, ngao cũng không kém phần thơm ngọt dù ngao ở vùng phá này nhỏ hơn ngao ngoài biển. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.

    Những con gió tưởng như bất tận không ngừng làm mát bầu không khí trong quán. Hệ phá thừa nắng, gió và cả nguồn hải sản dồi dào. Khi hải sản đã lấp đầy những cái bụng rỗng và gió mát khiến những đôi mắt nhíu lại, không gì thú bằng được đung đưa trên những chiếc võng ngủ một giấc giữa đất trời khoáng đạt.

    Hoàng hôn buông xuống có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang. Khi màu tím của sắc trời đã nhuộm một màu tuyệt dẹp lên toàn bộ đầm, lên những con thuyền đang tấp nập về bến, những dáng người rắn rỏi rạng rỡ nụ cười đen giòn sau một ngày vất vả. Rất nhiều du khách đã vì cảnh đẹp hiếm có này mà dừng lại nơi phá, cố chụp cho được tấm hình chiều buông rủ trên con phá mênh mông sóng nước này.

    Chỉ tiếc là nơi đây chưa phát triển du lịch, không có nơi ngủ nghỉ cho khách, nên sau một buổi chiều no mắt với cảnh đẹp, khách đành ngậm ngùi về lại Huế ngủ. Một số khác ở cùng với người dân thuyền chài, thiếu thốn tiện nghi một chút nhưng bù lại được thấy cái khoáng đạt của cả phá. Trong đêm trăng, sau hoàng hôn tím là cả dòng sông trăng giát vàng giát bạc, cơn gió lồng lộng không ngừng ca hát, nhấp nháy những mắt đèn cũng nháy mắt với các vì sao, tiếng con cá quẫy đạp đuôi rơi tõm mình trong không gian đặc quánh của màn đêm.

    Tiếng hò Huế đâu đó vẳng lại khiến người nghe man mác cõi lòng. Con phá dữ dội khét tiếng là thế mà lại quá đỗi thơ mộng, hiền hòa.


    Thuyền xuôi dần trên phá Tam giang, con phá đang mong đợi được đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn để trở thành một cái tên được tìm đến trên bản đồ du lịch Việt Nam mỗi khi ghé đến với Huế thương yêu.

    Bài và ảnh: Lam Linh

    (travel.chanelvn.net)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-06-2009, 11:37 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3




      Bồng bềnh sóng nước Tam Giang









      Người gửi

      tqhao72
      Tên: Tran Quang Hao
      Địa chỉ: 12/57 Hai Ba Trung, Huecity
      Điện thoại: 0084543816263
      Website: Link
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-06-2009, 06:32 PM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Sợ Truông Nhà Hồ, Ngại Phá Tam Giang

        Có thêm một giai thoại lịch sử về Truông Nhà Hồ HV sưu tầm được như sau, gởi G cùng đọc:

        Sợ Truông Nhà Hồ, Ngại Phá Tam Giang

        Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ. Ngày xưa vùng này nổi tiếng nhiều trộm cướp. Về sau, ông Nguyễn Khoa Đăng được chúa Nguyễn ủy thác đi dẹp loạn. Ông liền nghĩ ra kế giả làm khách bộ hành đi ngang Truông Nhà Hồ, để cho bọn cướp bắt đem về giam ở sào huyệt, nhưng đi đến đâu ông rải lúa để làm dấu, nhờ đó mà quân lính của ông vào tận sào huyệt dẹp tan quân cướp.

        Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Nhiều thuyền bè qua lại bị sóng cuộn bất ngờ bị đắm chìm.

        Cho nên trong dân gian có câu:

        "Thương em anh cũng muốn vô,
        Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang"

        Câu đó ý nói nhiều trở ngại khó khăn khó mà vượt qua được.
        Sống trên đời

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom