• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đâu Là Quê Hương Mình

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đâu Là Quê Hương Mình


    (Thư gởi các con tôi)
    Đông Bắc Hoa Kỳ, ngày 1- 3- 2009

    Bích Hằng và Công Minh yêu thương,

    Viết thư cho các con khi Ba đang nghĩ về các con bằng lòng yêu thương vô hạn. Nhìn thấy các con đang khôn lớn, được giáo dục, được học hành và hưởng mọi tiện nghi của một xã hội văn minh và giàu mạnh lòng Ba vui mừng lắm.
    Nhưng cũng từ khi nhận thấy các con dần dần hòa nhập vào xã hội mới, nói tiếng Anh lưu loát và bắt đầu quên đi tiếng Việt dấu yêu của chúng ta, lòng Ba chẳng thể nào không có những nỗi ưu tư. Từ khi thấy các con quen dần với nếp sống của Mỹ, giao du với đủ các loại người của các dân tộc khác, chịu ảnh hưỏng sâu sắc nền văn hóa của Mỹ, dần dần xa cách những nếp sống và phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam và cộng đồng Việt Nam lòng Ba không thể không ray rứt và đau đớn!

    Các con thương yêu,

    Nhớ lại những ngày chuẩn bị được đi định cư ở Mỹ, ngày đó các con còn thơ ngây và bé dại lắm, lòng Ba thấy sung sướng và hạnh phúc biết bao. Ngày đó, sau hơn 8 năm bị giam cầm, chịu đựng biết bao nỗi khổ đau từ trại cải tạo , khi nghe tin được đi định cư ở một đất nước tự do, nhân quyền của con người được bảo vệ và tôn trọng, nôcó một nền kinh tế phồn thịnh, thì hỏi sao mà lòng Ba không vui cho được? Ba nhớ lại ngày đó Bích Hằng mới 6 tuổi, còn Minh thì vừa mới lên hai tuổi. Khi chở Bích Hằng trên chiếc xe Honda đời 81 cũ kĩ, lại thêm trời đang mưa lớn, cả cha và con đều ướt như chuột lột, con bỗng buột miệng nói là mai mốt qua Mỹ mình đi xe hơi thì chắc sẽ không bị ướt nữa, phải không Ba?

    Đúng là bây giờ mình không còn bị ướt nữa vì mình đã có một ngôi nhà tương đối khang trang, và cả hai đứa con đều đã lái xe hơi chạy bon bon trên những con đường xa lộ rộng thênh thang của Mỹ, nên hình như các con đã quên nhìn lại đoạn đường sau lưng mà các con đã đi qua. Hình như các con đã quên rằng các con đã được sinh ra từ vùng đất nào và đã từ đâu đến? Ba nhớ là có đọc một câu danh ngôn của một ai đó đã nói là "phải luôn luôn nhớ rằng mình đã đến từ đâu để biết rằng mình sẽ đi về đâu?"

    Các con thương yêu,

    Trong ca dao Việt nam có câu: “Chim có tổ, người có tông”. Chim có tổ có nghĩa là loài chim chúng cũng được chim mẹ làm tổ để đẻ trứng, để ấp trứng và nở thành con. Và cũng từ cái tổ này chim mẹ đã đi kiếm mồi để đem về đút cho con từ những ngày chim con còn chưa đủ lông đủ cánh. Ngày qua ngày, chim non dần dần lớn lên, bắt đầu mọc lông mọc cánh. Rồi chim mẹ cũng đã tập cho chim non chuyền cành, bay từng đoạn ngắn cho đến khi chúng có thể tự bay đi tim mồi cũng như đủ sức để bay đi trong bầu trời rộng thênh thang, hay tự bay đi kiếm chỗ ẩn núp mỗi khi trời mưa bão. Dầu cho là loài chim chúng vẫn còn có tổ, có nghĩa là nơi chúng đã được sinh ra, chim mẹ nuôi lớn lên để tự mình bay đi vào bầu trời rộng.

    Còn người có “tông” là gì? “Tông” là cái gốc của mình, nơi mình đã sinh ra, là gia đình của mình, là giòng họ của mình, hay nói rộng ra là quê hương của mình. Mỗi người chúng ta sinh ra đời, ai ai cũng đều có một quê hương. Quê hương là nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cô chú, cậu dì của chúng ta đã và đang sống.

    Quê hương là nơi có một cái bệnh viện nhỏ có tên gọi là Đồng Nai mà Bích Hằng đã được sinh ra vào một ngày vào cuối tháng Mười Một trong nỗi mừng vui tận cùng của ba mẹ khi người nữ hộ sinh đã khéo léo cắt sợi dây chằng đã quấn 5 vòng chung quanh cái cổ nhỏ bé của con! Niềm hạnh phúc có được đứa con gái đầu lòng khỏe mạnh và xinh đẹp đã làm cho ba mẹ quên đi bao nhiêu nỗi nhọc nhằn của cuộc sống sau những ngày tháng ba trở về từ trại tù cải tạo khổ sai. Mẹ đã mở một tiệm may nho nhỏ, còn ba thì thì phải dầm mưa dãi nắng đi làm rẩy làm nương mới kiếm đủ lúa gạo cho gia đình ta sống qua ngày! Có những ngày ba mẹ đưa con về Sài Gòn để thăm gia đình ông bà ngoại, ba mẹ phải bồng con đi bộ ra bến xe đò trong cơn mưa phùn và giá rét của những ngày cuối năm, phải lấy chăn phủ kín người con để cho con đỡ lạnh! Cho dầu cuộc sống gặp nhiều khó khăn, cho dầu trời mưa gió lạnh lẽo, cho dầu ở trong một căn nhà lá đơn sơ, xơ xác; cho dầu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc cho ấm, nhưng ba mẹ vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc vì có bóng hình xinh đẹp của con bên cạnh cuộc đời của ba mẹ. Ba mẹ nhìn con dần dần lớn lên từ một vùng quê có tên là gọi là Đồng Nai, ba mẹ dõi theo những bước đi chập chững lấm lem đất đỏ của con. Con đã đến trong cuộc đời này với ba mẹ từ tận cùng của những nỗi khó nghèo trong cuộc sống. Nhưng càng chịu đựng những nỗi khó khăn, ba mẹ càng thấy thương yêu và gắn bó với con hơn. Con là một phần cuộc đời, một phần cuộc sống của ba mẹ đó, Bích Hằng ạ!

    Rồi một vài năm sau, gia đình chúng ta có điều kiện để di chuyển về thành phố Sài Gòn, được ở trong một ngôi nhà khang trang hơn, rộng rãi hơn. Con bắt đầu bước những bước chân tung tăng đến trường. Con học tiếng Việt, con ê a tập đọc tiếng Việt, con nói tiếng Việt, con hát tiếng Việt. Con thực sự là niềm vui là niềm hạnh phúc của ba mẹ. Ba mẹ vẫn ngày ngày chở con đến trường. Con ca, con hát, con nói líu lo như chim họa mi làm cho lòng ba mẹ cũng vui lên rộn rã. Rồi Minh đã ra đời. Minh được sinh ra ở một bệnh viện lớn của thành phố Sài gòn. Ba không thể nào quên được lúc hồi hộp ngồi chờ tin con ở phòng đợi của bệnh viện, cô y tá trẻ dễ thương đã ra nói đùa với ba là “vợ ông sinh con gái”. Bởi lẽ cô ta đã biết là ba mẹ đã có một đứa con gái rồi nên bây giờ đang rất mong có con trai, thế nên cô nói đùa với ba. Sau đó hình như cô ta thấy ba không được vui lắm nên cô ta lại nói: “Chúc mừng ông, ông có con trai rồi đó!” Thế là bây giờ ba mẹ không những có Bích Hằng, mà còn có thêm Công Minh nữa. Cũng từ lúc đó, ba mẹ có công việc làm ăn mới, có thu nhập khá hơn, và cuộc sống đỡ vất vả hơn. Những lần Bích Hằng bị nóng sốt và lên cơn động kinh, ba mẹ lo sốt vó và suốt đêm không ngủ được, những lần Minh bị bệnh và bị ghẻ lỡ khắp mình, ba mẹ lo lắng, đem con đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để mong cho con được chóng lành! Đối với ba mẹ, các con là niềm vui, là niềm hạnh phúc lớn nhất trên cuộc đời này mà không gì có thể thay thế được. Ba mẹ thương yêu các con, lo lắng cho các con bằng một tình yêu thương vô bờ bến, một tình yêu thương không điều kiện, không cần các con phải đáp đền!
    Rồi gia đình chúng ta được chính phủ Mỹ cho đi dịnh cư hợp pháp ở Hoa Kỳ theo diện HO dành cho những cựu tù cải tạo. Ba là một trong hàng chục ngàn người như thế. Mười lăm năm đã trôi qua, bây giờ Bích Hằng đang học năm cuối Đại học, còn Minh thì đang chuẩn bị lên Đại học. Ba mẹ rất mừng và hãnh diện về những thành tích mà các con đã đạt được trong học tập. Cả hai đứa con đều là học sinh giỏi, đều được có bằng khen của Tổng thống Bush. Đặc biệt Minh được nhận bằng khen của Tổng thống 2 lần, là học sinh đặc biệt xuất sắc loại A (a distinguished honor straight A student) và hơn nữa Minh lại có bằng đệ nhị đẳng huyền đai Karaté làm cho ba càng thêm tự hào. Ba mong Bích Hằng sẽ cố gắng học tập để tốt nghiệp đại học vào cuối năm nay. Còn Minh thì phát huy tối đa khả năng của mình để được học bỗng cũng như được nhận vào một trường đại học tốt. Hãy nhớ rằng “những gì mà các con ước mơ được thì các con có thể thực hiện được”( If you can dream it, you can do it ). Các con bây giờ đã trở thành kho tàng quí giá của ba mẹ và là niềm hãnh diện của gia đình. Và điều ba mừng hơn nữa là gia đình chúng ta vẫn hàng tuần đi lễ để cầu nguyện chung với nhau. Gia đình chúng ta vẫn đi chơi, đi nghỉ hè chung với nhau, và nhất là các con vẫn còn ở chung dưới một mái nhà cùng với ba mẹ. Trong việc hòa nhập chung vào cái dòng chảy của xã hội Mỹ mà người ta thường gọi nước Mỹ là một cái lò nung chảy, ba vẫn muốn gia đình mình giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam.


    Bây giờ các con đã lớn, các con có những suy nghĩ độc lập, để dần dần tạo dựng một cuộc sống độc lập sau này. Ba tôn trọng những suy nghĩ độc lập của các con. Tuy nhiên nếu hỏi rằng những suy nghĩ của các con đã thực sự đúng đắn, thực sự chín chắn chưa, thì ba nghĩ rằng câu trả lời là chưa!! Khi mà các con chưa từng trải trong cuộc sống, chưa đụng chạm những thực tế của cuộc đời. Không có kinh nghiệm nào quí giá bằng những kinh nghiệm thất bại cay đắng của cuộc chính bản thân mình. Các con vẫn còn thơ ngây lắm trong cuộc đời đầy những cạm bẩy này. Một ngày nào đó, khi các con bước chân vào đời, đối diện với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, giao tiếp với nhiều loại người khác nhau trong xã hội, chịu đựng nhiều bất công trong cuộc đời, lúc đó các con sẽ tự rút ra những bài học kinh nghiệm quí giá cho bản thân mình. Lúc đó con sẽ suy nghĩ lại những điều ba nói với các con ngày hôm nay.


    Bích Trâm và Công Minh yêu quí,

    Một ngày nào đó trong tương lai, các con sẽ tự đi tìm hiểu về cội nguồn của mình, sẽ đi tìm về cái “tổ” ngày xưa của mình và sẽ xác định lại các con đến từ đâu để biết mình sẽ đi về đâu. Lúc đó các con sẽ nuối tiếc rằng mình đã học tiếng Việt ít quá, mình đã nói tiếng Việt ít quá! Hãy nhớ lời ba dặn hôm nay, cho dầu các con đi đâu, cho dầu các con làm gì, xin các con đừng bao giờ quên rằng mình là người Việt Nam, xin các con đừng quên rằng mình còn có một quê hương Việt Nam, mình còn có một nơi chốn để trở về! Không bao giờ quá muộn nếu các con có tinh thần dân tộc, có một tình yêu để trở về quê hương thứ nhất của mình. Các con cố gắng nói tiếng Việt, viết tiếng Việt, đọc tiếng Việt, hát tiếng Việt khi nào có thể được. Biết thêm một ngôn ngữ là có thêm một tâm hồn, nhất là ngôn ngữ đó là ngôn ngữ Việt Nam, tâm hồn đó là tâm hồn Việt Nam! Hãy tham dự những sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam, hãy tìm những nhà thờ Việt Nam để đi lễ, hãy tham gia những tổ chức sinh viên Việt Nam mà ba nghĩ bây giờ hầu như đã có trong rất nhiều trường Đại học. Đừng xa lánh, đừng ngoảnh mặt với cộng đồng Việt Nam, các con ạ! Các con có thể nhuộm tóc màu nâu, các con có thể nói tiếng Mỹ như người Mỹ, nhưng các con không thể nào thay đổi được nguồn gốc và dòng máu Việt Nam của mình. Hãy tự hào mình là người Việt Nam khi mà chỉ trong vòng hơn 30 năm qua, người Việt Nam chúng ta đã gặt hái được những thành quả rất lớn về mọi lãnh vực trong cuộc sống ở trên đất nước này. Những thành tích đó rất đáng cho chúng ta tự hào! Và những thành tích của các con trong tương lai mà ba tin là các con sẽ đạt được, không những chỉ là niềm tự hào riêng của ba mẹ, của gia đình chúng ta mà còn sẽ niềm tự hào chung của cộng đồng Việt Nam nữa!

    Muốn làm được những điều ba nói ở trên, ba nghĩ là các con nên tìm những cơ hội để tiếp xúc với người Việt Nam, thân thiện với người Việt Nam mà các con gặp ở bất cứ nơi đâu, làm bạn với những ngưòi bạn Việt Nam, tập nói tiếng Việt với họ. Sẽ không có ai chê cười các con khi con nói tiếng Việt chưa giỏi đâu, mà ai cũng sẽ xem đó như là một việc rất dễ thương khi các con cố gắng muốn nói tiếng Việt với người Việt Nam. Vì ngôn ngữ sẽ là chìa khóa đầu tiên để hòa nhập vào truyền thống và văn hóa của một dân tộc. Nắm được chìa khóa ngôn ngữ Việt Nam thì từ đó các con sẽ thấy gần gủi hơn với người Việt Nam, dễ dàng làm quen và làm bạn với người Việt Nam, và nhất là những tình bạn sẽ gắn bó hơn nếu chúng ta cùng có một điểm chung là quê hương Việt Nam, là đất nước Việt Nam, là cội nguổn Việt Nam, cùng có chung một nền văn hóa, một phong tục tập quán cổ truyền, cũng như có cùng một lịch sữ hào hùng của dân tộc Việt Nam.

    Trong những lần các con đi chơi với bạn ở Pháp, ở Canada, ở Mexico, các con có thấy mình lạc lõng, các con có thấy mình chỉ là những người du khách, chỉ là những người khách lạ trên những đất nước này? Các con có thấy những món ăn xa lạ, nó không thể gợi nhớ cho các con về những kỷ niệm êm đềm của những món ăn đậm đà tình quê hương! Còn nếu cùng được đi với một người bạn Việt Nam trở về thăm quê hương Việt Nam yêu dấu, được về thăm viếng những phong cảnh đẹp thơ mộng của đất nước ta, lòng các con sẽ cảm thấy nôn nao, rạo rực khi bước những bước chân rộn ràng trên những con đường quê hương. Rồi các con sẽ xúc động biết bao khi các con được đặt chân trên những con đường đất đỏ nơi có ngôi nhà tranh nhỏ ngày xưa mà các con đã sinh ra, được nhìn lại thành phố Sài Gòn thân yêu mà các con đã từ giã ra đi mười lăm năm về trước! Nơi đó sẽ có bao nhiêu người bà con thân thuộc, những cô, chú, cậu, dì, bạn bè thân yêu đang chờ đón các con để ôm các con vào lòng.Và đặc biệt là trở về thăm lại Việt Nam, các con sẽ cảm thấy đây chính là đất nước thật của mình, đây chính là quê hương thật của mình mà các con sẽ không bao giờ cảm thấy lạc lỏng và có cái mặc cảm mình là người thiểu số như cái mặc cảm mà con cố giấu đi khi con sống trên đất nước Mỹ xa lạ này, cho dầu đó là đất nước giàu mạnh nhất trên hành tinh!


    Các con sẽ hỏi tại sao ba vẫn muốn các con trở về đất nước mà ngày xưa người ta đã cầm tù ba, đã đày đọa ba trong hơn 8 năm trời? Câu trả lời cho các con là các con đừng ngộ nhận như bao nhiêu người khác đã ngộ nhận. Đó là đừng bao giờ đồng hóa chính trị với dân tộc và đất nước Việt Nam. Tuy ba không chấp nhận và chưa đồng thuận với những người cộng sản đang nắm chính quyền nhưng ba vẫn đứng về phía dân tộc, quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Thomas Jefferson đã nói: “Tôi thích những giấc mơ về tương lai hơn là nhìn lùi lại quá khứ” (I like the dreams of the future better than the history of the past). Nhìn lại quá khứ đầy hận thù, một quá khứ mà anh em hai miền nam bắc xung đột lẫn nhau, người dân cả hai miền đều trải qua những đau khổ vì chiến tranh, để nuôi dưỡng và tiếp nối những hận thù đó thì giải quyết được gì cho dân tộc, cho nhân dân Việt nam đây? Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam đã hiện hữu từ hàng ngàn năm nay, còn chính quyền đang điều hành đất nước chỉ mới hình thành cách đây hơn 60 năm mà thôi! Thể chế chình trị có thể sẽ thay đổi nếu chính quyền không giữ an được lòng dân (như khối Đông Âu và Liên Xô đã sụp đổ). Còn đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam sẽ trường tồn với thời gian. Thế nên, một mai kia, các con có trở về là trở về với quê hương Việt Nam, với đất nước Việt Nam của chúng ta.


    Các con thân yêu,

    Những điều ba muốn viết cho các con, muốn tâm sự với các con sẽ còn dài lắm, có thể viết thành được một cuốn sách, nhưng ba mong rằng những dòng trên đây cũng phần nào tạm đủ nói lên lòng yêu thương của ba mẹ đối với với các con cũng như niềm mong ước sâu xa của ba mẹ đối với các con như thế nào. Ba mong rằng sau khi các con đọc lá thư này các con sẽ hiểu nỗi lòng ba mẹ, những hoài vọng của ba mẹ đối với các con trong tương lai. Trên con đường dài mà các con sẽ đi vào cuộc sống sau này, cho dầu có lúc đạt được sự thành công, hay có lúc gặp phải những thất bại chua cay, thì các con đừng bao giờ đầu hàng, đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ bỏ cuộc “không có con đường đầy hoa nào dẫn đến vinh quang!” Sau mỗi lần vấp ngã là mỗi lần các con phải vươn lên. Và một điều cuối cùng ba muốn các con luôn khắc ghi trong lòng: Việt Nam mãi mãi là quê huơng, là đất nước thân yêu của mình. Hành trình trở về quê hương của những người sống tha hương sau một thời gian dài không phải là một cuộc hành trình dễ dàng và êm ái, nhưng không có nghĩa là không thực hiện được. Một mai kia ba mẹ muốn được trở về để sống những ngày cuối cùng trên quê hương và khi qua đời muốn được chôn trên quê hương của mình, gần mộ phần của ông bà nội ngoại. Các con hãy trở về quê hương để thắp một nén hương trên mộ phần của ba mẹ, trên mộ phần của ông bà nội, ông bà ngoại để nhớ rằng đây là cái gốc của các con, đây là quê hương của các con. Để nhớ rằng từ nơi đây các con đã ra đi và cũng sẽ là nơi cuối cùng để các con trở về.
    Vài lời tâm sự với các con. Mong các con sẽ hiểu và nhớ những lời nói chân tình và đầy yêu thương xuất phát tự trong sâu thẳm của lòng ba.

    Mãi mãi yêu thương các con bằng một tình yêu vô hạn.

    Ba của các con.
    Lê Nguyên Lê
    (Người Viển Xứ)
    Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa,
    hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ


    Pautopxki
    Similar Threads
  • #2

    Việt Nam là quê hương của chúng con


    NVX đã đăng bài "Đâu là quê hương mình?" - bức thư của một người cha gửi cho các con. Mặc dù rất tự hào về sự trưởng thành và hội nhập của các con vào xã hội hiện đại Mỹ, nhưng ông Lê Nguyên Lê vẫn nặng lòng với nhiều nỗi niềm trăn trở của một người xa xứ luôn yêu nhớ quê hương. Đó cũng là thông điệp của nhiều bậc cha mẹ muốn nhắc nhỡ con cháu của mình về một quê hương tuy xa xôi về khoảng cách địa lý nhưng thật gần gũi trong tâm tưởng bởi những mối dây tình cảm thiêng liêng trong lòng mỗi người.

    Hai con của ông Lê Nguyên Lê, một cô gái vừa bước qua tuổi đôi mươi và một chàng trai tuổi 17, cái tuổi tuy không còn bé nhưng cũng chưa có sự trải nghiệm cuộc đời, chỉ biết lo ăn lo học và... mê chơi. Sau khi đọc bức tâm thư của cha, hai bạn trẻ này đã suy nghĩ như thế nào về một miền quê khá mơ hồ trong ký ức và về tấm lòng của cha mẹ?

    Mời bạn đọc cùng chia sẻ những dòng thư mà hai bạn đã "hồi âm" cho cha mình. Tất nhiên hai bạn đã viết thư cho cha bằng tiếng Anh để bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình. NVX đăng bản dịch sang tiếng Việt và đính kèm nguyên bản tiếng Anh để các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ nếu chưa hiểu hết được tiếng Việt thì có thể đọc bản tiếng Anh.



    Ngày 14 tháng 3 năm 2009

    Ba thương yêu,

    Lá thư của ba đã tác động nhiều đến con và làm cho con rất cảm động. Con biết rằng ba muốn chia sẻ và dạy cho chúng con về quá khứ của chúng ta cũng như những gì mà ba mẹ đã hy sinh cho chúng con. Con nghĩ rằng sự hy sinh cao quí nhất là ba mẹ đã phải rời quê hương yêu dấu của chúng ta để đến một miền đất mới mà ở đó mọi sự đều khác lạ. Con rất buồn khi biết được đã có những thời kỳ gian khổ mà ba đã chịu đựng trong nhà tù cũng như có những lúc thời mà gia đình chúng ta phải sống trong sự khốn cùng. Khó khăn biết bao khi ba mẹ phải rời bỏ Việt Nam và càng khó khăn hơn khi phải làm lại từ đầu. Nhưng ba mẹ đã làm vậy hầu cho chúng con có cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con trân trọng những gì ba làm nhiều hơn là ba đã nghĩ đó.

    Ba nói rằng ba rất buồn khi chúng con hòa nhập vào xã hội Mỹ. Ba lo lắng chúng con sẽ quên đi cội nguồn của chúng con và quên rằng chúng con đã từ đâu đến. Con nghĩ rằng quên mình đến từ đâu có nghĩa là quên mình là ai. Con là một người Việt Nam vì chính con là như thế. Không có gì nghi ngờ về điều đó như dòng máu Việt Nam đang chảy trong con. Người ta có thể thay đổi quốc tịch nếu muốn nhưng chủng tộc và gia sản kế thừa thì không thể nào thay đổi được. Con có thể có quốc tịch Mỹ nhưng con vẫn là người Việt Nam. Thưa ba, ba nên nhớ rằng nước Mỹ là quốc gia mà chúng ta đang sống vì thế chúng ta phải có nhiệm vụ phải đóng góp. Điều đó không có nghĩa là con sẽ quên Việt Nam là nơi mà con đã ra đi, vì đó là quê hương thực sự của con. Như con đã nói, làm sao có thể quên được một điều gì đó đã mãi mãi là một phần của cuộc sống của con.



    Lê Bích Trâm

    Con nghĩ rằng tất cả mọi chuyện đã từng xảy ra cho cuộc đời của con trong quá khứ sẽ đóng góp vào sự hình thành vào việc con là ai cũng như tương lai của con. Tất cả những khó khăn mà chúng ta đã trải qua là cần thiết cho việc xác định chúng ta đang ở đâu ngày hôm nay. Đôi lúc muốn thấy được cầu vồng bảy màu chúng ta phải đi qua dưới cơn mưa. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở Mỹ chúng ta có thể đi dưới cơn mưa mà không bị ướt, phải không ba? Ngay cả việc bây giờ đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế nhưng chúng ta cũng có nhiều thuận lợi hơn trước đây. Ngay cả đối với người Mỹ chúng ta cũng có nhiều thuận lợi hơn họ vì ba mẹ đã sống và đã trải qua nhiều sự khó khăn hơn thế này nữa. Thỉnh thoảng chúng con đã quên đi rằng chúng con đã nhận được nhiều sự tiện nghi mà chúng con đã may mắn có được. Nhưng con sẽ không bao giờ quên những sự hy sinh của ba mẹ để cho con những sự tiện nghi này. Ba mẹ đã làm viêc rất khó nhọc và chịu đựng nhiều sự khổ đau để có thể cung cấp và cho chúng con cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp. Bây giờ là lúc chúng con phải nắm lấy cơ hội này để làm mọi việc tốt đẹp hơn. Con biết rằng ba kỳ vọng rất nhiều ở con và con sẽ làm hết sức mình để ba hãnh diện về con.

    Con sẽ học tiếng Việt để con có thể viết, nói và đọc lưu loát. Cũng như con duy trì nền văn hóa Việt Nam bằng sự tiếp xúc và hòa đồng với người Việt Nam. Và một ngày kia con sẽ trở về thăm lại quê hương xinh đẹp của chúng ta. Cho dầu con làm gì, con sẽ không bao giờ quên di sản và văn hóa Việt Nam của con. Con thực sự biết ơn ba đã viết cho con lá thư nầy.

    Thương Ba,


    Con gái của Ba,
    Lê Bích Trâm


    3/13/09

    Dear Dad,

    Your letter was very touching and moving. I know you wanted to share that with us to teach us about our past and the sacrifices you and mom had to make for us. I think your ultimate sacrifice was leaving your beloved homeland to come to a new land where everything was different. It saddens me to read of the tough times you had to endure in prison and the tough times we endured as a family living in destitution. As difficult as it must have been for you and mom to leave Vietnam, it must have been even more difficult to start over. But you did so for the opportunity to give us a better life. I appreciate what you did more than you know.

    You say that you are sorrowful that we have assimilated into the American culture. You are worried that we will forget our roots and where we come from. But I believe that forgetting where I have come is comparable to forgetting who I am altogether. Being Vietnamese is who I am, because it undoubtedly runs through my blood. You can change your nationality if you wanted to, but your ethnicity, your heritage will never change. American may be my nationality, but Vietnamese is my ethnicity. Dad, you must remember that the United States is the country in which we live so we do owe it some allegiance. This does not mean that I will forget that Vietnam is where I come from, my true homeland. Like I said, it is impossible to forget something that is a part of me forever.

    I think that everything that has ever happened in my life attributes to shaping who I am and my future. All of the hardships we went through were necessary to get to where we are today. Sometimes in order to see the rainbow you must get through the rain. And now that we are in America, we can get through the rain without being wet, right dad? Even through this recession, we are better off than where we once were. We are even better off than many Americans. You and mom have lived through and survived through so much worse. Occasionally we may forget this and we may take these comforts we have for granted. But I will never forget the sacrifices that you and mom made to give us these comforts now. You and mom worked so hard and suffered so much so that you can provide for us and give us a chance for a good life. Now it is up to me to take advantage of these opportunities to excel in everything that I do. I know that you expect a lot from me, and I will do my best to make you proud of me. I would love to learn Vietnamese so that I can write, speak, and read it fluently. Likewise, I will keep in touch with my Vietnamese culture by interacting with and surrounding myself with Vietnamese people. One day, I hope to travel back to Vietnam to visit our beautiful country. No matter what I do, I will never forget my Vietnamese heritage and culture. I am truly grateful for your writing that letter to us.

    Love,


    Your daughter


    Tram Le



    3/14/2009

    Ba yêu thương,

    Lá thư của Ba đã thực sự làm cho con xúc động. Ngay từ ban đầu với cội nguồn chúng ta ở Việt Nam, cho đến cuộc sống hôm nay ở Mỹ, câu chuyện đã làm cho con mê hoặc. Chuyện kể một gia đình đã vượt qua những thử thách và khó khăn của cuộc sống. Câu chuyện về gia đình của chúng ta thực sự là một câu chuyện đầy thú vị. Hai người cha mẹ đã tranh đấu để vươn lên, một người là một tù nhân chiến tranh, đã tìm một con đường để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và cho hai người con. Cuối cùng họ có thêm một người con nữa, và cả 5 đã sống một cuộc sống hạnh phúc từ đó. Và dĩ nhiên là câu chuyện còn tiếp tục, chưa chấm dứt. Chúng ta vẫn chưa viết phần kết thúc.



    Hai chị em Lê Bích Trâm, 21 và Lê Công Duy, 17

    Con được giáo dục với nền văn hóa của Việt Nam, trong khi vẫn phải hòa hợp với nền văn hóa của Mỹ. Con biết rằng con có lẽ sẽ không sống được nếu một tuần không ăn thức ăn Việt Nam. Mặc dầu con đã quen ăn những thức ăn khác nhau của Mỹ, con vẫn thích ăn thức ăn Việt Nam. Những món hotdog, hamburgers, khoai tây chiên đáng sợ chỉ đủ thỏa mãn những cơn đói. Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều loại nhà hàng khác có nhiều món ăn của những dân tộc khác, nhưng cũng không thể nào so sánh được với việc ăn cơm với nhiều lọai thức ăn khác biệt của Việt Nam. Mỗi ngày bữa trưa con ăn thức ăn Mỹ ở trường, rồi buổi chiều về nhà con ăn thức ăn Việt Nam do ba mẹ nấu.

    Con nói tiếng Anh và một ít tiếng Tây Ban Nha ở trường, rồi về nhà lại nói tiếng Việt Nam. Mỗi mùa hè Ba đều dạy con học tiếng Việt, nhờ vậy mà con có thể học để viết và đọc tiếng Việt.

    Như ba có thể thấy, cả hai nền văn hóa là những phần để tạo nên con là ai. Có thể con sẽ không bao giờ có thể chọn một trong hai. Dầu vậy, vì Việt Nam là nơi con sinh ra, nên Việt Nam là quê hương của con. Dĩ nhiên là con không thể nhớ chính xác về hai năm mà con đã sống ở Việt Nam trước khi qua Mỹ. Tuy thế, con vẫn nghĩ rằng hai năm đó là rất quan trọng cho con. Vì con biết rằng khi con về thăm Việt Nam khi con 8 tuổi và năm 13 tuổi, những cảm giác đó đã sống lại trong con rất thực. Đó là cái cảm giác mà không bao giờ ngôn từ có thể diễn đạt được.

    Con coi con là người Việt Nam. Với tất cả những áp lực của xã hội, một người nào đó có thể không biết chắc anh ta là ai. Còn con, con biết chính xác con là ai. Sinh ra ở Việt Nam và được giáo dục ở Mỹ. Con tự hào con là người Việt Nam. Lá thư hùng hồn của ba sẽ là một sự nhắc nhở thường xuyên con là ai và con từ đâu đến, và những điều đó thì con sẽ không bao giờ quên. Ba ơi! Con rất cảm ơn ba.

    Thương ba,


    Con trai của ba,
    Lê Công Duy

    3/14/2009

    Dear Dad,

    Your letter has truly touched me. From the very beginning with our roots in Vietnam, to the today of our lives in America, the story captivated me. Our family has definitely survived the trials and tribulations of life. Our story is a very interesting one indeed. Two struggling parents, one of whom had been a prisoner of war, find a gateway to a better life for them and their two children. Eventually, they have another child, and together, the five of them lived happily ever after. Of course, this story is still tentative and not over yet. We still have yet to write the ending.

    I have been raised with Vietnamese culture, while meshing with American culture. I know that I would not be able to survive without eating Vietnamese food for a week. Although I have accustomed myself to eating the diverse American food, I still love Vietnamese food. The dreaded hotdogs, hamburgers, and fries would only suffice for so long. Of course, there are other types of restaurants that compose of other countries’ food, but it would never be the same as eating rice with all of the different combinations of Vietnamese cuisine. Every day after school, I eat American food at lunch, and then I come home to eat the food cooked by you or mom. I speak English and a little Spanish in school, and then I come home to speak Vietnamese. Actually, every summer, you have worked with me on studying Vietnamese. Because of this work, I have learned how to write and read Vietnamese.

    As you can see, both of the cultures are parts of who I am. I would never be able to choose between the two of them. However, because I was born in Vietnam, Vietnam is my motherland. Of course, I do not remember the two years that I lived in Vietnam before coming over to America. However, I do not think that those specific years were too important regarding me because I know that when I visited Vietnam when I was 8 and 13, the feelings that came back to me were real. It was a feeling that words would never ever be able describe.

    I consider myself to be Vietnamese. With all of the pressures of society, one may become unsure of who he truly is. However, I know exactly who I am. Born in Vietnam and raised in America. I am always proud to be Vietnamese. Your strong letter will act as a continuous reminder of who I am and where I came from, and those, I will never forget. Thank you, Dad.

    Love,


    Your son.
    Duy Le
    Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa,
    hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ


    Pautopxki

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom