Hoàng Tử Bé (Saint Exupery)
Tùy bút


Prelogue:
- Phương diện triết học:
"Ở đâu đó, vào lúc nào đó trong đời, bạn băn khoăn về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, bạn đã gặp Hoàng Tử Bé của mình".
- Phương diện văn học:
"Những tuyệt tác văn xuôi cũng giống như những áng thơ bất hủ, với những hình tượng thay cho những từ ngữ".
--------------------------------
1) Giới thiệu.
Saint Exupery là một phi công, đồng thời cũng là một nhà văn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Hoàng Tử Bé". Thật khó, và thật sự là chưa có một danh từ nào để đặc tả cho những tác phẩm văn học kiểu như "Hoàng Tử Bé", "Sói Đồng Hoang", "Câu chuyện dòng sông", "Zarathustra đã nói như thế", "Tuổi trẻ băn khoăn" ... Nhưng nếu ai đó từng một lần "chui ra khỏi lớp lông thỏ" (theo cách diễn đạt của "Thế giới của Sophie"), từng "giác ngộ" (theo cách diễn đạt của Phật gia), hay từng một lần soi bản thân mình vào tâm thức, thì sẽ nhận ra ngay một tác phẩm thuộc kiểu "khẩu vị" này. Đó là một lớp những tác phẩm vừa thuộc vào cái thế giới giao thoa giữa văn học, triết học và nhân sinh quan.
Có thể ví "Hoàng Tử Bé" với một bài thơ tuyệt tác, ý tại ngôn ngoại, mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn đằng sau những từ ngữ và hình ảnh, một bài thơ mà vẻ đẹp của nó không có giới hạn, chỉ phụ thuộc vào sự nhảy cảm và trí tưởng tượng của độc giả.
--------------------------------
2) Mở đầu.
"Hoàng Tử Bé" là một tác phẩm như thế, một bài thơ, một bài thơ tuyệt đẹp, thơ mộng và dí dỏm. Để khỏi làm mất thời gian của độc giả, một cách rất thông minh, hài hước và hóm hỉnh, S.Exupery đã mở đầu tác phẩm bởi việc phân loại ra thế giới của "người lớn" và một phần còn lại là thế giới của "trẻ em".
Thế nào là "người lớn"? Người lớn là người luôn control mọi thứ, luôn cho rằng mình hiểu lý do và mục đích của tất cả mọi việc, luôn có ý thức tiền định về ý nghĩa cuộc sống, hay nói cách khác, là không hề boăn khoăn gì vì "dường như" họ đã biết tất cả. Còn thế nào là "trẻ em"? Trẻ em luôn hồn nhiên, ngây thơ, không có tiền định kiến về bất cứ điều gì (tức là tự do, không bị cột vào tri thức) và quan trọng nhất là luôn boăn khoăn, và không bao giờ từ bỏ câu hỏi của mình một khi chưa tìm được câu trả lời. Trẻ em luôn gắn liền với câu hỏi "Tại sao thế nhỉ?".
Vì "người lớn" dường như đã hiểu biết rất rõ về thế giới với tri thức và kinh nghiệm tiền định của họ, cho nên khi nhìn vào bức tranh chiếc mũ, họ chỉ thấy chiếc mũ. Ngược lại, "trẻ em", hoàn toàn ngây thơ, hoàn toàn tự do, lại nhìn thấy đó là bức tranh con trăn nuốt một chú voi.
Phải nói đây là một mở đầu hết sức thông minh và dí dỏm của Exupery. Nếu độc giả phát hiện thấy mình là "người lớn", hiển nhiên họ chỉ "nhìn thấy bức tranh chiếc mũ" (nghĩa là sẽ không cảm nhận được những điều Exupery sẽ viết). Chỉ có độc giả nào là "trẻ em" thì mới "nhìn thấy được bức tranh con trăn nuốt chú voi" (tức là có thể cảm nhận được cái thế giới riêng của Exupery).
Vì đa số mọi người đều là "người lớn", nên tác phẩm này không phải dành cho tất cả mọi người. Vì vậy, những "người lớn" chỉ cần làm một việc đơn giản là gấp sách lại, cất nó vào ngăn kéo, tủ sách, để bụi phủ nó ...; và nếu có ai đề cập đến thì "ừ, tôi có đọc qua ...". Hi hi, thực sự là Exupery rất là tế nhị và dí dỏm, dành một cái danh từ "người lớn" hết sức "tôn trọng" và "trìu mến" cho đa số độc giả của ông. Hi hi hi ...
Độc giả của "Hoàng Tử Bé", chỉ có thể là "trẻ em", ngây thơ, luôn boăn khoăn, nhạy cảm và giàu trí tưởng tượng.
--------------------------------
3) Sự xuất hiện của Hoàng Tử Bé.
Ok, thế là khởi đầu, tác giả bị rớt may bay ở xa mạc, và nước thì chỉ đủ dùng trong vài ba ngày, ừ, một việc hết sức là "thực tế", hết sức sống còn. Thế nhưng sao lại có một Hoàng Tử Bé ở một tinh cầu nào đó rất xa xôi, một tinh cầu nhỏ nhoi đến và muốn được hình vẽ một con cừu? Tiểu thuyết kiểu gì đây? Viễn tưởng? Không, hoàn toàn không, điêu mà độc giả sẽ sớm phát hiện. Cổ tích? Lại không phải nốt. Thế là gì? Là chuyện hoang tưởng vớ vẩn. Ừ, có thể nói là như vậy cũng không sai.
Vì cùng một bức tranh, người ta có thể chỉ nhìn thấy chiếc mũ, cũng có thể nhìn thấy cảnh con trăn nuốt chú voi, cho nên, nếu cảm nhận được, người ta thấy ở đó một thế giới thật sự, một thế giới xa xôi, ở một hành tinh nào đó, xa xôi trong tâm hồn họ; còn nếu không, chỉ là một mớ từ ngữ hoang tưởng.
Vậy, Hoàng Tử Bé cùng với cái tinh cầu nhỏ bé của em thể hiện ngụ ý gì của tác giả? Hoàng Tử Bé, tất nhiên là một "trẻ em", còn tinh cầu nơi em cư ngụ, tất nhiên là "thế giới của em", theo đúng nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Hoàng Tử Bé là một tâm hồn, một tâm hồn nhạy cảm, biết boăn khoăn, biết tự ý thức, một tâm hồn nhân hậu và đáng yêu, còn tinh cầu của em chính là thế giới nội tâm của em. Ở thế giới của Hoàng Tử Bé - cái tinh cầu nhỏ nhoi - cũng có những khổ tâm, những dằn vặt thường nhật, đó là ba ngọn núi lửa mà chú bé phải nạo vét thường xuyên
--------------------------------
4) Hình tượng tinh cầu và chú cừu.
Hoàng Tử Bé cần có một chú cừu, vì vậy cậu bé muốn có hình vẽ một chú cừu, một chú cừu để ăn và dọn sạch những cây babpa ngay từ lúc chúng còn bé. Tại sao lại phải ăn những cây babpa? Vì chúng sẽ đâm rễ, nẩy chồi và sẽ phát triển thành khổng lồ, choáng ngợp cả cái tinh cầu nhỏ bé của chú. Vậy thì, những cây babpa là tượng trưng cho những ý nghĩ đen tối, những "vọng động tiêu cực" của tâm hồn. Vì vậy, chú bé cần có một "chú cừu" để giúp chú dọn dẹp những cây babpa. Chú cừu chính là tượng trưng cho tri thức, cho sự hiểu biết và phân biệt chân lý.
Điểm rất thú vị ở đây là Exupery mô tả cậu bé chỉ chấp nhận hình vẽ của chú cừu trong cái hộp, chứ không hài lòng về bất kì một hình ảnh nào khác cụ thể của chú cừu. Tại sao vậy? Ở đây, nhà văn rất thâm thúy và sâu sắc. Thứ nhất, tại sao cậu bé lại không hài lòng với một hình ảnh cụ thể của con cừu? Bởi vì, bất kì một hình ảnh nào của chú cừu đều là cứng nhắc, con thì già, con thì lùn, con thì mập, ... Mà tri thức vốn là một sự phản ảnh của thế giới khách quan, tất nhiên là chứa đựng mâu thuẫn, vì vậy, không có cứng nhắc. Thứ hai, điều sâu sắc hơn nữa là tại sao chú cừu lại bị nhốt trong một cái hộp? Bởi vì, tri thức, sự phân biệt chân lý và quy luật cũng chỉ có giới hạn của nó, đó là sự phản ảnh, chỉ là sự phản ảnh, vì vậy không bao giờ là trọn vẹn, sinh động, và bởi thế luôn bị "nhốt trong một cái hộp vô hình". Hình tượng con cừu bị nhốt trong hộp thực sự là một sự ví von tuyệt vời cho tri thức.
--------------------------------
( Sole man )
Tùy bút


Prelogue:
- Phương diện triết học:
"Ở đâu đó, vào lúc nào đó trong đời, bạn băn khoăn về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, bạn đã gặp Hoàng Tử Bé của mình".
- Phương diện văn học:
"Những tuyệt tác văn xuôi cũng giống như những áng thơ bất hủ, với những hình tượng thay cho những từ ngữ".
--------------------------------
1) Giới thiệu.
Saint Exupery là một phi công, đồng thời cũng là một nhà văn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Hoàng Tử Bé". Thật khó, và thật sự là chưa có một danh từ nào để đặc tả cho những tác phẩm văn học kiểu như "Hoàng Tử Bé", "Sói Đồng Hoang", "Câu chuyện dòng sông", "Zarathustra đã nói như thế", "Tuổi trẻ băn khoăn" ... Nhưng nếu ai đó từng một lần "chui ra khỏi lớp lông thỏ" (theo cách diễn đạt của "Thế giới của Sophie"), từng "giác ngộ" (theo cách diễn đạt của Phật gia), hay từng một lần soi bản thân mình vào tâm thức, thì sẽ nhận ra ngay một tác phẩm thuộc kiểu "khẩu vị" này. Đó là một lớp những tác phẩm vừa thuộc vào cái thế giới giao thoa giữa văn học, triết học và nhân sinh quan.
Có thể ví "Hoàng Tử Bé" với một bài thơ tuyệt tác, ý tại ngôn ngoại, mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn đằng sau những từ ngữ và hình ảnh, một bài thơ mà vẻ đẹp của nó không có giới hạn, chỉ phụ thuộc vào sự nhảy cảm và trí tưởng tượng của độc giả.
--------------------------------
2) Mở đầu.
"Hoàng Tử Bé" là một tác phẩm như thế, một bài thơ, một bài thơ tuyệt đẹp, thơ mộng và dí dỏm. Để khỏi làm mất thời gian của độc giả, một cách rất thông minh, hài hước và hóm hỉnh, S.Exupery đã mở đầu tác phẩm bởi việc phân loại ra thế giới của "người lớn" và một phần còn lại là thế giới của "trẻ em".
Thế nào là "người lớn"? Người lớn là người luôn control mọi thứ, luôn cho rằng mình hiểu lý do và mục đích của tất cả mọi việc, luôn có ý thức tiền định về ý nghĩa cuộc sống, hay nói cách khác, là không hề boăn khoăn gì vì "dường như" họ đã biết tất cả. Còn thế nào là "trẻ em"? Trẻ em luôn hồn nhiên, ngây thơ, không có tiền định kiến về bất cứ điều gì (tức là tự do, không bị cột vào tri thức) và quan trọng nhất là luôn boăn khoăn, và không bao giờ từ bỏ câu hỏi của mình một khi chưa tìm được câu trả lời. Trẻ em luôn gắn liền với câu hỏi "Tại sao thế nhỉ?".
Vì "người lớn" dường như đã hiểu biết rất rõ về thế giới với tri thức và kinh nghiệm tiền định của họ, cho nên khi nhìn vào bức tranh chiếc mũ, họ chỉ thấy chiếc mũ. Ngược lại, "trẻ em", hoàn toàn ngây thơ, hoàn toàn tự do, lại nhìn thấy đó là bức tranh con trăn nuốt một chú voi.
Phải nói đây là một mở đầu hết sức thông minh và dí dỏm của Exupery. Nếu độc giả phát hiện thấy mình là "người lớn", hiển nhiên họ chỉ "nhìn thấy bức tranh chiếc mũ" (nghĩa là sẽ không cảm nhận được những điều Exupery sẽ viết). Chỉ có độc giả nào là "trẻ em" thì mới "nhìn thấy được bức tranh con trăn nuốt chú voi" (tức là có thể cảm nhận được cái thế giới riêng của Exupery).
Vì đa số mọi người đều là "người lớn", nên tác phẩm này không phải dành cho tất cả mọi người. Vì vậy, những "người lớn" chỉ cần làm một việc đơn giản là gấp sách lại, cất nó vào ngăn kéo, tủ sách, để bụi phủ nó ...; và nếu có ai đề cập đến thì "ừ, tôi có đọc qua ...". Hi hi, thực sự là Exupery rất là tế nhị và dí dỏm, dành một cái danh từ "người lớn" hết sức "tôn trọng" và "trìu mến" cho đa số độc giả của ông. Hi hi hi ...
Độc giả của "Hoàng Tử Bé", chỉ có thể là "trẻ em", ngây thơ, luôn boăn khoăn, nhạy cảm và giàu trí tưởng tượng.
--------------------------------
3) Sự xuất hiện của Hoàng Tử Bé.
Ok, thế là khởi đầu, tác giả bị rớt may bay ở xa mạc, và nước thì chỉ đủ dùng trong vài ba ngày, ừ, một việc hết sức là "thực tế", hết sức sống còn. Thế nhưng sao lại có một Hoàng Tử Bé ở một tinh cầu nào đó rất xa xôi, một tinh cầu nhỏ nhoi đến và muốn được hình vẽ một con cừu? Tiểu thuyết kiểu gì đây? Viễn tưởng? Không, hoàn toàn không, điêu mà độc giả sẽ sớm phát hiện. Cổ tích? Lại không phải nốt. Thế là gì? Là chuyện hoang tưởng vớ vẩn. Ừ, có thể nói là như vậy cũng không sai.
Vì cùng một bức tranh, người ta có thể chỉ nhìn thấy chiếc mũ, cũng có thể nhìn thấy cảnh con trăn nuốt chú voi, cho nên, nếu cảm nhận được, người ta thấy ở đó một thế giới thật sự, một thế giới xa xôi, ở một hành tinh nào đó, xa xôi trong tâm hồn họ; còn nếu không, chỉ là một mớ từ ngữ hoang tưởng.
Vậy, Hoàng Tử Bé cùng với cái tinh cầu nhỏ bé của em thể hiện ngụ ý gì của tác giả? Hoàng Tử Bé, tất nhiên là một "trẻ em", còn tinh cầu nơi em cư ngụ, tất nhiên là "thế giới của em", theo đúng nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Hoàng Tử Bé là một tâm hồn, một tâm hồn nhạy cảm, biết boăn khoăn, biết tự ý thức, một tâm hồn nhân hậu và đáng yêu, còn tinh cầu của em chính là thế giới nội tâm của em. Ở thế giới của Hoàng Tử Bé - cái tinh cầu nhỏ nhoi - cũng có những khổ tâm, những dằn vặt thường nhật, đó là ba ngọn núi lửa mà chú bé phải nạo vét thường xuyên
--------------------------------
4) Hình tượng tinh cầu và chú cừu.
Hoàng Tử Bé cần có một chú cừu, vì vậy cậu bé muốn có hình vẽ một chú cừu, một chú cừu để ăn và dọn sạch những cây babpa ngay từ lúc chúng còn bé. Tại sao lại phải ăn những cây babpa? Vì chúng sẽ đâm rễ, nẩy chồi và sẽ phát triển thành khổng lồ, choáng ngợp cả cái tinh cầu nhỏ bé của chú. Vậy thì, những cây babpa là tượng trưng cho những ý nghĩ đen tối, những "vọng động tiêu cực" của tâm hồn. Vì vậy, chú bé cần có một "chú cừu" để giúp chú dọn dẹp những cây babpa. Chú cừu chính là tượng trưng cho tri thức, cho sự hiểu biết và phân biệt chân lý.
Điểm rất thú vị ở đây là Exupery mô tả cậu bé chỉ chấp nhận hình vẽ của chú cừu trong cái hộp, chứ không hài lòng về bất kì một hình ảnh nào khác cụ thể của chú cừu. Tại sao vậy? Ở đây, nhà văn rất thâm thúy và sâu sắc. Thứ nhất, tại sao cậu bé lại không hài lòng với một hình ảnh cụ thể của con cừu? Bởi vì, bất kì một hình ảnh nào của chú cừu đều là cứng nhắc, con thì già, con thì lùn, con thì mập, ... Mà tri thức vốn là một sự phản ảnh của thế giới khách quan, tất nhiên là chứa đựng mâu thuẫn, vì vậy, không có cứng nhắc. Thứ hai, điều sâu sắc hơn nữa là tại sao chú cừu lại bị nhốt trong một cái hộp? Bởi vì, tri thức, sự phân biệt chân lý và quy luật cũng chỉ có giới hạn của nó, đó là sự phản ảnh, chỉ là sự phản ảnh, vì vậy không bao giờ là trọn vẹn, sinh động, và bởi thế luôn bị "nhốt trong một cái hộp vô hình". Hình tượng con cừu bị nhốt trong hộp thực sự là một sự ví von tuyệt vời cho tri thức.
--------------------------------
( Sole man )
Comment