Mùa quật chim
Vào vụ lúa xuân hè, khi những thửa ruộng đang xanh thì con gái bên những đầm, bàu... đầy hoa sen, súng nở rộ, cũng là lúc báo hiệu mùa quật chim ở miệt sông nước này sắp đến.
Nghề quật chim (dùng cây sào dài để săn bắt diệc, cò lửa, gà cối, gà nông, gà nước, trích, le le...) xuất hiện từ lâu ở vùng sông nước Khuê Đông. Lão nông Nguyễn Chèo, 70 tuổi, ở tổ 4, thôn Sơn Thủy, P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), có ba đời sinh sống ở vùng này, cho biết: "Hồi ông bà tui ở đây, khu vực ni có ba tốp săn chim. Họ ở xóm Hố, xóm Bàu và xóm Tân Lưu, thuộc xã Hòa Hải (Hòa Vang), thường đi săn chim ở khu vực có nhiều sân chim như ở Nam Ô, Vũng Thùng, Nại Hiên Đông, Khuê Đông... Mùa hè, nước cạn, cá tôm, côn trùng nhiều, quy tụ nhiều loại chim đến đây sinh sống, con nào con nấy no mồi, béo mập tròn quay...".
Bao vây "sân chim"
Ngày trước, người ta săn chim vừa để tiêu khiển vừa để kiếm tiền. Sau khi kết thúc ngày săn, người ta đem bán số chim thu hoạch được, lấy tiền chia cho các thành viên trong tốp... Tại Khuê Đông, hiện có nhiều tốp săn chim, mỗi tốp có trên dưới 10 người, phần đông trai tráng trong làng gặp lúc nông nhàn lại rủ nhau săn chim để giải trí, cải thiện bữa ăn gia đình hoặc đem bán.
Dụng cụ để quật chim là một cây sào dài khoảng 8 – 10m, đầu ngọn nhỏ lại như ngọn roi, rất dẻo và nhẹ, được bà con nơi đây gọi là cây "quật". Không chỉ vui chơi giải trí mà nghề quật chim còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể, là nét đặc sắc riêng của người dân hai bờ sông Cổ Cò, sông Hố Kiển, sông Ba Chà.... Khu vực này khi mùa hạ về, nước trên những vịnh, đầm , bàu cạn dần, người lội nước có thể tiếp cận các đồng lầy hoang vu, phần lớn là loại cây lác bà, rậm rạp cao lút đầu người, xa trông như vịnh Hạ Long thu nhỏ. Ở đây, có nhiều loài chim như gà nông (có mồng đỏ, lông xanh), le le... sinh sống. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, mọi người kéo theo cây quật, bắt đầu bao vây mục tiêu.
Gà nông (có mồng đỏ lông xanh)
Mục tiêu được chọn là những lùm lách mọc um tùm. Vòng vây thu hẹp dần, các loại chim thấy động bay lên, có loài bay bổng, có loại bay ngang, có loài bay trên đầu ngọn lác bà, có loại vừa chạy vừa bay là là trên mặt nước. Cứ thế, loài chim nào bay trong tầm của cây quất, đều có thể bị dính "chưởng", vốn được tung ra từ những đôi bàn tay điệu nghệ của thợ săn. Các thành viên trương cây sào lên, chỉ cần chạm nhẹ ngọn "roi" vào cánh của chim, nó sẽ mất đà rớt xuống, cứ thế mà nhặt. Ấy vậy, nhưng không dễ, nhiều loài chim rất tinh khôn, nghe động liền bay vọt lên trời hoặc sà, lủi sát mặt nước, lẫn trong lau lách, hàng chục cây quật cũng đành chịu. Với cách săn bắt này, chỉ đánh bắt được khoảng 2% số chim bay lên. Cuộc truy kích diễn ra ở hết lùm này, đến lùm khác. Có khi, cả tốp bao vây một đám lúa, thấy động, chim bay lên và cả tốp đồng loạt giơ sào lên quật.
Giới thiệu chiến lợi phẩm
Sau buổi săn chim, mỗi tốp bình quân bắt được vài chục ký. Một thợ săn tên Hùng vui vẻ nói: "Đi săn chim mê lắm, vừa ngắm cảnh trời mây, sông nước, vừa kiếm mồi để nhâm nhi. Chim đồng là món đặc sản miền quê này đó”. Anh Hùng cho biết thêm, thịt chim đồng thơm ngon, béo ngọt, nhất là vào cuối vụ xuân hè. Nhiều món ăn được chế biến từ thịt chim đồng như chim xào củ sả, chim hấp lá hành, chim chiên, chim quay... Hiện nay, khu vực rộng 320 ha này, ngành chức năng đang có dự án xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Và loại hình săn chim đặc sắc này chắc chắn sẽ thu hút nhiều đoàn du khách, nhất là khách nước ngoài.
Vào vụ lúa xuân hè, khi những thửa ruộng đang xanh thì con gái bên những đầm, bàu... đầy hoa sen, súng nở rộ, cũng là lúc báo hiệu mùa quật chim ở miệt sông nước này sắp đến.
Nghề quật chim (dùng cây sào dài để săn bắt diệc, cò lửa, gà cối, gà nông, gà nước, trích, le le...) xuất hiện từ lâu ở vùng sông nước Khuê Đông. Lão nông Nguyễn Chèo, 70 tuổi, ở tổ 4, thôn Sơn Thủy, P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), có ba đời sinh sống ở vùng này, cho biết: "Hồi ông bà tui ở đây, khu vực ni có ba tốp săn chim. Họ ở xóm Hố, xóm Bàu và xóm Tân Lưu, thuộc xã Hòa Hải (Hòa Vang), thường đi săn chim ở khu vực có nhiều sân chim như ở Nam Ô, Vũng Thùng, Nại Hiên Đông, Khuê Đông... Mùa hè, nước cạn, cá tôm, côn trùng nhiều, quy tụ nhiều loại chim đến đây sinh sống, con nào con nấy no mồi, béo mập tròn quay...".
Bao vây "sân chim"
Ngày trước, người ta săn chim vừa để tiêu khiển vừa để kiếm tiền. Sau khi kết thúc ngày săn, người ta đem bán số chim thu hoạch được, lấy tiền chia cho các thành viên trong tốp... Tại Khuê Đông, hiện có nhiều tốp săn chim, mỗi tốp có trên dưới 10 người, phần đông trai tráng trong làng gặp lúc nông nhàn lại rủ nhau săn chim để giải trí, cải thiện bữa ăn gia đình hoặc đem bán.
Dụng cụ để quật chim là một cây sào dài khoảng 8 – 10m, đầu ngọn nhỏ lại như ngọn roi, rất dẻo và nhẹ, được bà con nơi đây gọi là cây "quật". Không chỉ vui chơi giải trí mà nghề quật chim còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể, là nét đặc sắc riêng của người dân hai bờ sông Cổ Cò, sông Hố Kiển, sông Ba Chà.... Khu vực này khi mùa hạ về, nước trên những vịnh, đầm , bàu cạn dần, người lội nước có thể tiếp cận các đồng lầy hoang vu, phần lớn là loại cây lác bà, rậm rạp cao lút đầu người, xa trông như vịnh Hạ Long thu nhỏ. Ở đây, có nhiều loài chim như gà nông (có mồng đỏ, lông xanh), le le... sinh sống. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, mọi người kéo theo cây quật, bắt đầu bao vây mục tiêu.
Gà nông (có mồng đỏ lông xanh)
Mục tiêu được chọn là những lùm lách mọc um tùm. Vòng vây thu hẹp dần, các loại chim thấy động bay lên, có loài bay bổng, có loại bay ngang, có loài bay trên đầu ngọn lác bà, có loại vừa chạy vừa bay là là trên mặt nước. Cứ thế, loài chim nào bay trong tầm của cây quất, đều có thể bị dính "chưởng", vốn được tung ra từ những đôi bàn tay điệu nghệ của thợ săn. Các thành viên trương cây sào lên, chỉ cần chạm nhẹ ngọn "roi" vào cánh của chim, nó sẽ mất đà rớt xuống, cứ thế mà nhặt. Ấy vậy, nhưng không dễ, nhiều loài chim rất tinh khôn, nghe động liền bay vọt lên trời hoặc sà, lủi sát mặt nước, lẫn trong lau lách, hàng chục cây quật cũng đành chịu. Với cách săn bắt này, chỉ đánh bắt được khoảng 2% số chim bay lên. Cuộc truy kích diễn ra ở hết lùm này, đến lùm khác. Có khi, cả tốp bao vây một đám lúa, thấy động, chim bay lên và cả tốp đồng loạt giơ sào lên quật.
Giới thiệu chiến lợi phẩm
Sau buổi săn chim, mỗi tốp bình quân bắt được vài chục ký. Một thợ săn tên Hùng vui vẻ nói: "Đi săn chim mê lắm, vừa ngắm cảnh trời mây, sông nước, vừa kiếm mồi để nhâm nhi. Chim đồng là món đặc sản miền quê này đó”. Anh Hùng cho biết thêm, thịt chim đồng thơm ngon, béo ngọt, nhất là vào cuối vụ xuân hè. Nhiều món ăn được chế biến từ thịt chim đồng như chim xào củ sả, chim hấp lá hành, chim chiên, chim quay... Hiện nay, khu vực rộng 320 ha này, ngành chức năng đang có dự án xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Và loại hình săn chim đặc sắc này chắc chắn sẽ thu hút nhiều đoàn du khách, nhất là khách nước ngoài.
Hòa Vang
Theo Phụ nữ online
Theo Phụ nữ online