• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

“Triết lý đũa” Phương Đông

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • “Triết lý đũa” Phương Đông

    “Triết lý đũa” Phương Đông



    Trong hầu hết các cẩm nang du lịch luôn có lời nhắc nhở: trước khi đến khám phá phương Đông, khách phương Tây nên học cách dùng đũa. Rõ ràng, đối với nhiều nước Á Đông, đôi đũa không chỉ là một dụng cụ đơn thuần cho một phong cách ăn uống, mà còn làm nên giá trị rất riêng cho nền ẩm thực nơi này.

    Ăn như chim…

    Ở châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được gọi vui là các “quốc gia đũa”, bởi đôi đũa đã xuất hiện từ rất xa xưa và là vật dụng không thể thiếu trên mỗi bàn ăn ở các quốc gia này. Tuy nhiên, lịch sử về đôi đũa vẫn còn là một chủ đề bàn luận.

    Nhiều học giả nước ngoài thường cho rằng đũa xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc, từ hơn 1.500 năm trước Công nguyên. Nhưng thực ra, thói quen dùng đũa của người Trung Quốc chỉ xuất hiện sau những cuộc chinh chiến về phương Nam. Trước đó, tập quán ăn uống của họ ít nhiều giống người Ấn Độ - những cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao, thịt và dùng tay bốc.

    Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm lại cho rằng đôi đũa là “sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á”. Đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, khác với cách dùng dao nĩa mô phỏng động tác con thú xé mồi của phương Tây.

    Trong văn hóa ẩm thực phương Đông, đũa là loại vật dụng chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh hơn cả. Cách dùng đũa đặc trưng ấy xuất phát từ một triết lý đã có từ xa xưa. Đối với người phương Đông, giờ ăn được xem là dịp để hòa hợp xã hội, quây quần bạn bè, người thân trong gia đình. Không khí ấy không thích hợp với những dụng cụ được tạo ra để cắt, hay đâm (như dao, nĩa) trên bàn ăn, vì chúng dễ khiến người ta liên tưởng đến binh đao, bạo lực.


    Đó cũng là lý do vì sao đôi đũa của người Á Đông không bao giờ có đầu nhọn.

    Khi cầm đôi đũa gắp thức ăn, người ta cũng phải từ tốn nhẹ nhàng, vì chỉ cần một chút hấp tấp nóng vội, món ăn sẽ dễ dàng bị rơi vãi khắp nơi.

    Đôi đũa nhỏ còn là một vật dụng đa năng, có thể thực hiện vô số chức năng khác nhau: gắp, và, xé, dầm, trộn… trong khi bộ đồ ăn của phương Tây phải đầy đủ dao, thìa, nĩa, mỗi dụng cụ mang một nhiệm vụ riêng.

    Trong văn hóa dùng đũa, thức ăn thường được chế biến thành nhiều miếng nhỏ. Đũa thường được làm từ tre, gỗ, sừng đến kim loại, chất dẻo. Riêng đũa bạc từng được xem là “vật hoàng gia” vì còn có tác dụng phát hiện độc tố trong thức ăn.

    Mỗi nơi mỗi phong cách

    Người Việt từ xưa có những “luật lệ” dùng đũa khá rạch ròi. Chẳng hạn, không cầm đũa chọc hay đảo món ăn để tìm phần ngon cho mình, hoặc vừa cầm đũa vừa chan canh vào cơm. Khi ăn cơm, người Việt thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi cho mọi người vì việc nhận phải một đôi đũa lệch dễ tạo cảm giác kém vui cho người ăn.


    Trong văn hóa Á Đông, việc kiêng kị bậc nhất liên quan đến đôi đũa là cắm đũa vào bát cơm, bởi người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ (khi đơm cơm cúng cho người chết). Con cái trong gia đình khi vừa lớn lên, “học ăn” thì không thể quên bài học vỡ lòng này.

    Ở Trung Quốc, trẻ em được hướng dẫn cầm đũa tự ăn cơm ở tuổi lên ba. Hầu hết các món ăn của người Trung Quốc cũng thích hợp với đũa hơn là dao nĩa. Người Trung Quốc thích dùng đũa sừng và tre. Người Hàn lại chuộng dùng đũa bằng kim loại như nhôm hoặc inox vì những loại đũa tre khá nhẹ với họ và dễ bị ăn mòn bởi những món ngâm chua như kim chi.

    Riêng người Nhật thì có tập quán dùng mỗi người một đôi đũa riêng, kể cả chủ và khách. Đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn và dễ sử dụng hơn cả. Trước đây, đũa của người dân thường dài hơn, trong khi đũa các bậc vua chúa thì chức tước càng cao lại càng ngắn và tinh xảo hơn.

    Đặc biệt với món ăn sống sashimi, việc dùng đồ kim loại như dao, nĩa, muỗng còn khiến món ăn nhanh hỏng. Trong bữa ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát riêng của mình. Sau khi dùng bữa, thường đũa của các vị khách sẽ được bỏ đi để biểu hiện sự sạch sẽ của người dân xứ sở hoa anh đào.

    Ngoài việc kiêng cắm đũa vào bát cơm, người Nhật còn có một tục lệ khá đặc biệt là khi đi cắm trại, những đôi đũa dùng xong nhất thiết phải bẻ đôi để tránh ma quỷ “dùng” chúng làm điều xấu. Mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu), người Nhật lại có phong tục thay đũa mới và ngày 4/8 được chọn làm “ngày hội đũa” khắp cả nước.

    Hải Yến
    (Theo Phụ Nữ online)
    Tôi yêu tiếng nước tôi

    Audio Truyện Kiều
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom