Núi Cà Tan, thôn Gà Tan
Tường Linh
Từ “Vách Nhà” đến “Lập Bút Sơn”
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Núi Cà Tan là một chi sơn của dãy Trường Sơn, thế núi giống như bức hậu thành hùng vĩ, vững chãi đứng dăng cao sừng sững suốt từ hướng đông nam đến tây bắc làm Trung Phước cũ, nay thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đi ngược lên theo truông Nà Thuận dọc hữu ngạn sông Thu Bồn phía tây bắc hoặc ngả truông Trai (trại đèn) phía đông nam đều đến xã Quê Ninh ở phía bên kia núi.
Từ nhiều đời qua, có không ít người, kể cả người bản địa chính cống đã gọi và viết không đúng địa danh Gà Tan, lẫn lộn luôn tên một thôn của xã Quế Trung. Đó là thôn Gà Tan bị “nhập” luôn với tên núi thành Cà Tan. Cả tên núi và tên thôn khi viết thì chữ Tan nào cũng thường bị sai vì có thêm g thành Tang.
Theo sự tìm hiểu của người viết bài này thì tên núi “Cà Tan” là chữ Chăm, có nghĩa là vách nhà. Tên núi này chắc chắn là do người Chăm thuở xưa đặt khi ta đã biết cố đô của vương quốc Chiêm Thành là cổ thành Trà Kiệu (Simhapura) và quần thể tháp cổ Mỹ Sơn ở cách đây không xa về phía hạ lưu, bên kia dãy hòn Ngang núi Chúa.
Núi Cà Tan thuở xưa được người Chăm xem là “vách nhà” cho kinh đô của họ vì từ đây ngược lên tận đầu nguồn sông Thu Bồn lúc bấy giờ còn có vài dân tộc ít người mà mọi triều đại vua Chiêm đều không chinh phục được. Núi Cà Tan dăng tận bờ sông Thu Bồn về phía tây bắc quả là làng Nông Sơn (có mỏ than Nông Sơn). Làng này thời trước có tên là Trươm, một cái tên hoàn toàn vô nghĩa đối với tiếng Việt, cũng như Cà Tan, Tí, Sé, Kẽm, Râm, Ri, Liêu vậy.
Lúc lắc đò qua Tí, Sé, Kẽm
Gập ghềnh chân bước Râm, Ri, Liêu
(Trần Quý Cáp)
Phải chăng những tên này cũng là ngữ Chăm?
Có thể hiểu, với nhãn quan quân sự của người Chăm thuở xưa, họ đã dùng vách nhà Cà Tan và Trươm biến quãng sông hẹp nơi đây thành một thứ cửa khẩu có hệ thống tiền đồn để án ngữ một phía cho kinh đô của vương quốc họ.
Nhiều đời qua, cư dân ở đây còn giữ nhiều truyền thuyết thú vị về núi Cà Tan. Nhiều người tin rằng nơi gần chỗ núi cao là cả một vườn cây ăn trái bốn mùa xanh tốt, và một giếng Tiên không bao giờ cạn nước. Đây là nơi không ai có thể đặt chân đến, nếu người nào bằng cách nào đó đến được thì khi trở về sẽ bị điên.
Tùy theo mùa, người địa phương có việc vào núi từng thấy những trái quít, trái vải, trái đào từ trên chót núi cao trôi theo dòng nước của các hố (suối) như hố Lớn, hố Cái... Khi ta biết về khả năng chim tha hạt thì điều này cũng dễ hiểu. Và cũng dễ hiểu về “giếng Tiên không bao giờ cạn nước” vì nơi đó là một “hồ chứa” lớn đủ nước cung cấp cho dòng chảy của gần chục hố, trong đó có hố Cái từ xưa đã được xây thành đập nước cho tiểu thủy lợi.
Quả thật là rất khó khi muốn leo đến gần chót núi. Từ khắp các chân núi trở lên, núi toàn những loại cây tạp như sim, mua, sặt, chà, dang... Nhưng khi lên gần chót núi thì gặp một mái đá dựng đứng, hai bên là vực thẳm đầu “nguồn” của các hố nước. Nhờ sự cách ly nên những lần núi Cà Tan bị cháy thì chỉ cháy bên dưới toàn loại cây tạp chứ không bao giờ ngọn lửa lên được “vườn cây bốn mùa xanh tốt” trên cao.
Chuyện ai đến được “vườn cây và giếng Tiên” gần chót núi thì khi trở về sẽ bị điên có lẽ do từ một trường hợp xảy ra năm 1939. Vì tò mò, có một người ở thôn Trung Hạ ngày nay, tên là ông Giữa quyết leo cho kỳ được lên vườn cây và giếng Tiên. Ngày nọ, một mình ông leo lên núi. Đến chiều hôm sau ông mới trở về nhà với thân hình phờ phạc, đôi mắt thất thần và nổi cơn sốt. Rồi ông Giữa phát điên. Một ngày khác sau đó, ông trốn nhà lên núi lần nữa. Người nhà của ông cùng mấy thanh niên khỏe mạnh tức tốc leo núi tìm ông thì thấy ông nằm gần mái đá dựng đứng trong trạng thái mê man vì kiệt sức và khát nước. Ông bị điên nặng hơn và điên mãi cho đến khi qua đời. Chẳng ai biết lần trước ông có lên được vườn cây và giếng Tiên không?
Vào mùa đông mưa nhiều, nước từ trên chót núi dội xuống các đầu hố, tràn qua mái đá dựng đứng tạo thành âm thanh vang đội triền miên. Chỗ mái đá có nước tràn qua này, tiếng địa phương gọi là Xai. Thỉnh thoảng người ta nghe tiếng Xai im bặt trong khoảnh khắc nào đó. Những lúc như vậy, chuyện về con chình (cá chình?) khổng lồ lại được nhắc đến. Nhiều người vẫn tin một truyền thuyết rằng con chình ấy đã sống hàng trăm năm trên khu “hồ chứa” gần chót núi. Khi mưa to, nước tràn qua mái đá, con chình “đùa giỡn” bằng cách nằm chắn ngang Xai nên tiếng nước ngưng vang dội cho đến khi nó bò sang nơi khác.
Nếu quả thật có một con quái vật to khủng khiếp như thế thì tất cả những gì khả dĩ ăn được ở núi Cà Tan chắc không đủ cho nó xơi vài tháng và núi này đã khó yên ổn với các nhà khoa học cùng du khách hiếu kỳ trên khắp thế giới.
Thật ra, từ khoảng cách xa, ta nghe rõ tiếng nước tràn qua Xai đá hay không là do ảnh hưởng của gió.
Lại còn chuyện trên núi có con mang thần, không ai dám bắt nó. Có khi nó rời núi chạy xuống một sơn thôn nào đó là nó báo trước trong vùng sắp xảy ra những tai họa như bão, lụt lớn, dịch bệnh, mất mùa. Vì vậy, từ xưa, cư dân của làng Trung Phước có một thành ngữ: “Mang lạc nát làng”.
Nhiều người còn tin là trên núi có nhiều con vật bằng vàng như rùa vàng, chim vàng. Người ta cho đây là vàng của người Chăm xưa nên gọi là “Vàng Hời”. Lắm người quả quyết đã thấy chúng trên sườn núi ban đêm dưới dạng những điểm vàng đi động.
Và chuyện vào những đêm khuya, có “ông”, “bà” gì đó qua lại “viếng” nhau từ chót cao nhất của núi Cà Tan bay sang chót núi Chúa, hoặc ngược lại, bằng một vệt xẹt dài sáng rực.
Ba chuyện trên thật hấp dẫn, nhưng suốt thời niên thiếu ở quê nhà, tôi chưa từng được thấy.
Từ thế kỷ thứ XV (khoảng năm 1470 về sau, triều Vua Lê Thánh Tông, thuộc các niên hiệu Hồng Đức), núi Cà Tan có tên chữ do ta đặt là “Lập Bút Sơn”. Tuy nhiên, người địa phương chẳng mấy ai gọi bằng tên này ngoại trừ các vị nho gia khoa bảng dùng trong các thể cổ văn cử nghiệp.
Thôn Gà Tan là một cuộc so tài phong thủy kỳ thú.
Làng Trung Phước dưới chân núi Cà Tan trước tháng 8-1945 có 6 phái. Phái là đơn vị nhỏ hơn làng, tương đương ấp, thôn (ameau). Đó là phái Thượng, phái Hạ, phái Thị, phái Trung, phái Trà Viên và phái Giáp Nam. Phái Thượng ở vị trí tây bắc, có bến đò ngang sang Nông Sơn.
Từ đầu thế kỷ XX, vào năm Tân Sửu (1901), riêng phái Thượng lại mang thêm cái tên “Gà Tan” do từ một giai thoại kỳ thú.
Vào năm kể trên, bỗng dưng tất cả gà trống ở trong phạm vi địa bàn phái Thượng đều không gáy nữa. Người ta thử đem gà trống tại đây sang các phái khác thì chúng vẫn gáy bình thường, nhưng nếu đem chúng trở về hoặc mang những con gà trống từ nơi khác đến phái Thượng, chúng đều không gáy. Sự thật kỳ dị này khiến cả làng rồi cả tổng xôn xao nhưng chẳng ai hiểu vì sao.
Lúc bấy giờ ở phái Hạ có một thầy địa lý (phong thủy) nổi tiếng. Ông là bạn thân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, lớn hơn cụ Huỳnh một tuổi nhưng nhỏ hơn cụ Nguyễn Đình Hiến hai tuổi. Sau khi vào được Tam trường khóa Đinh Dậu (1897) của kỳ thi Hương tại Huế, ông cùng hai vị trên dự tiếp khóa Canh Tý (1900) tại Thừa Thiên. Khóa này lấy học vị Cử Nhân rồi năm sau (Tân Sửu, 1901) mới được dự tiếp kỳ thi Hội.
Nhưng tại khóa Canh Tý ấy, khi còn niêm yết danh sách sĩ tử thí sinh, ông bị phát hiện về “tội” đã tham gia Nghĩa hội Quảng Nam thời Tân Tỉnh tại Trung Lộc năm 1887 (Đinh Hợi). Chuyện này có thật và hồi ấy ông mới mười ba tuổi. Và chính vì xét thấy ông là một “cựu tòng phạm thiếu” nên triều đình không hồi cứu cựu tội nhưng lại xử lý ông bằng cách khác cũng quá nặng: hủy bỏ bằng Tú Tài của ông đã đậu kỳ Tam trường khóa Đinh Dậu (1897) và cấm thi vĩnh viễn. Mặc dù vậy, ông vẫn ở lại Thừa Thiên chờ cụ Nguyễn, cụ Huỳnh thi xong mới cùng nhau về lại quê nhà Quảng Nam. Khóa này, các cụ Nguyễn Đình Hiến, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh đều được danh đề kim bảng.
Cuối cùng ông không có bằng cấp nào nhưng về thực tài thì ông giỏi bốn môn: Nho, Y, Lý, Bốc (chữ Nho, Nghề thuốc, phong thủy và dịch toán đẩu số). Chính ông là người đã dùng luật phong thủy nhận ra “cuộc đất” hai làng Trung Phước, Đại Bình (phía tả ngạn) có thể “phát sĩ bất phát quán”, người chánh quán của hai làng này có lắm người học giỏi và làm nhà giáo, văn nghệ sĩ, chứ không thể ra làm quan dù quan văn hay quan võ. Ai không tin và cưỡng lại điều này mà đi làm quan thì sớm muộn gì cũng sẽ bị “gãy”. Bởi vì núi Cà Tan từ thế kỷ thứ XV đã có tên chữ là “Lập Bút”, nhưng hướng xuất thân theo đường công danh quan trường, hoạn lộ của người tại đây luôn bị dãy núi hòn Ngang có tên chữ là “La Thành” cản triệt. La Thành có nghĩa là bức thành có dăng lưới. Phải chăng ông cũng bị rơi vào trường hợp đó?
Khi biết tình hình khó hiểu xảy ra tại phái Thượng, vị phong thủy sư nói trên bèn đến tận nơi quan sát. Ông không cho rằng gà ở đây bị một loại dịch bệnh gia cầm nào cả mà nghi ngay về thổ mạch của toàn phái Thượng đã bị xâm phạm. Ông liền đem theo một chiếc địa bàn (boussole), loại của Trung Hoa xưa dùng xem hướng đất, mặt địa bàn toàn chữ Hán, cùng một số vị ở phái Thượng đi xem xét khắp nơi. Sau hai ngày lặn lội, ông phát hiện một ngôi mộ của người Hoa kiều chôn tại mé thấp gần chân núi Cà Tan. Ngôi mộ xây bằng đá kết dính giống như đá ong, chính hướng của ngôi mộ nhìn ngay giữa phái Thượng. Ông đặt địa bàn nhắm các hướng viễn, cận của ngôi mộ, rồi lấy giấy bút tính toán, lý giải về thế huyệt. Lúc sau, ông nói với mọi người:
Thế huyệt mộ này gọi là Kim Kê (gà vàng), mộ mới được cải táng tại đây ngoài ba năm. Mộ để “kết” và bắt đầu phát. Khu dân cư nào ở ngay trước đầu “gà vàng” đã phát thì gà không gáy, tiếp theo là chó không sủa và nguy hại cao nhất là sẽ có nhiều người câm, uất trí không còn làm ăn, sinh hoạt được như bình thường. Con cháu của người nằm trong mộ ở tận bên Tàu đã bắt đầu phát, nhiều người đỗ đạt cao, làm quan, có người sẽ làm đến chức Hầu.
Thế là nhân dân toàn phái Thượng, toàn làng Trung Phước đến cả Chánh Tổng, Tri Huyện cũng đều nôn nóng chờ ông hóa giải thế huyệt mộ độc hại kia. Nhiều người giận dữ đòi phá ngay ngôi mộ. Ông lại giải thích:
Phá thế huyệt “Kim Kê” phải dùng thế “Ngô Công” (con rết, bà con Quảng Nam quen gọi là con rít). Gà thấy rết là thèm ăn thịt rết. Phải dùng rết buộc gà mãi mãi ngó qua hướng khác. Vì lòng nhân, ta không nên đào phá mộ ấy dù thân nhân của người nằm trong mộ có ý đồ không tốt, mà chỉ làm cho thế huyệt kia mất linh hiệu vĩnh viễn thôi.
Theo sự hướng dẫn của ông, mọi người ở phía cuối phái Thượng đầu cánh đồng một con mương. Đầu con mương giáp với ruộng bầu lớn. Con mương chảy ra sông, có dạng như một con rết. Từ ngôi mộ người Hoa trên mé núi nhìn về, con mương ở phía phải. Thế giải này buộc con Kim Kê phải ngoẹo đầu sang phía phải để nhìn con Ngô Công mãi mãi. Nơi đầu con mương là hương lộ, phải làm cống. Ông cho lát những phiến đá núi bằng mặt trên một quãng đường ngắn ở hai bên đầu cống tượng trưng cho cặp răng chính của rết. Nước con mương không bao giờ ngừng chảy và những phiến đá trên đường luôn có bước chân người qua lại. Con rết luôn “sống”, thổ mạch Ngô Công luôn sinh động, kéo mãi hướng nhìn độc hại của Kim Kê khỏi phái Thượng.
Gà phái Thượng lại gáy, người phái Thượng yên tâm, vui vẻ làm ăn. Không phải vì “gà” phái Thượng bị “tan” như có không ít người đã hiểu sai, mà chính là thế huyệt mộ Kim Kê kia bị phá tan. Ngôi mộ được gọi là “mả khách” ấy không hề bị xâm phạm một tý gì. Vị phong thủy sư nói trên vẫn ở phái Hạ cũng được mang thêm cái tên là “Gà Tan Hạ” (Nay là thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Quế Sơn).
Hai năm sau, có một người Hoa từ bên Tàu sang tìm đến nhà xin gặp vị phong thủy sư ở Gà Tan Hạ. Khách cho biết người nằm trong huyệt mộ Kim Kê là cha của ông. Chính ông đã cải táng ngôi mộ ấy khi ông theo người đồng hương đến mua cau khô tại phái Thượng chở về bán tại Hồng Kông và đã thấy được cuộc đất quý hiếm này. Ông cũng là một thầy phong thủy. Thế huyệt Kim Kê bắt đầu phát, con cháu và người trong chi tộc của ông ở bên ấy đã được thọ phát, nhưng tự nhiên bị thất ứng. Ông biết thế Kim Kê của mộ cha mình ở bên Việt Nam đã bị hóa giải và vị nào hóa giải được thế huyệt ấy phải có tài cao hơn ông gấp bội. Ông sang đây là để tìm gặp và bày tỏ lòng kính phục một bậc kỳ tài, xin lỗi về việc đã làm, sau hết là khẩn thiết xin vị phong thủy sư của ta nương tay cho một phần về thổ mạch để con cháu, tộc nhân của ông thoát khỏi những điều bất hạnh khi họ đã không còn được hưởng phúc lộc từ thế huyệt Kim Kê. Ông còn cho biết vì thế huyệt bên này bị phá nên con cháu và tộc nhân của ông ở bên Tàu đã có người bị câm, mất trí. Nếu để lâu hơn, nhiều dạng bất hạnh khác sẽ xảy ra với nhiều người trong toàn chi tộc của ông.
Vị phong thủy sư của ta nói:
Tôi cũng biết sẽ xảy ra những điều ấy, nhưng tôi không còn cách nào khác nhẹ hơn để cứu đồng bào cả một địa phương của tôi. Lỗi này là ông Tiên hạ thủ, vì phúc lợi riêng của chi tộc mình mà gây khốn cho bao người khác để rồi tự chuốc lấy hậu họa. Vậy thì ông đã sang tận đây, xin mời ông cứ giải.
Ông thầy Tàu lắc đầu buồn bã:
Việc này xin nhờ đại sư giúp cho chứ tôi thì không đủ tài giỏi nổi.
Động lòng trước sự cầu khẩn tâm thành của một người dù sao cũng là đồng môn từ ngoại quốc xa xôi đến, vị phong thủy sư của ta nhận giải cho con cháu và người trong chi tộc của ông ta. Họ sẽ không bao giờ còn bị những tai họa, bệnh tật do sự phản cực của thế huyệt Kim Kê khi nó chuyển từ phúc sang họa. Những người mắc bệnh bắt đầu cũng sẽ lành.
Ông liền lên Gà Tan Thượng cho bứng một cây đa đem trồng tại khoảnh đất trống phía trên đầu con mương “Ngô Công”. Ông giải thích: Cây đa lớn dần sẽ nhìn lại. Sẽ che bớt một phần đầu “con rết” từ hướng “mả khách” nhìn lại. Thế giải của ông sẽ không còn gây hại gì cho dòng họ ông Thầy Tàu, nhưng thế huyệt Kim Kê của ông ta cũng không bao giờ hồi ứng được nữa.
Ông Thầy Tàu mừng rỡ bái tạ rồi ra về.
Về sau, cây đa chỗ này là cây đa lớn nhất trong vùng. Nhiều thế hệ cây đa được người thôn Gà Tan trồng tiếp để thay cho cây đa trước bị chết vì già cỗi hay bị lũ lụt lớn xô ngã. Bao giờ cũng chỉ một cây và cây đa thời nào cũng thật lớn, tàn lá sum suê. Một chi tộc nào đó ở tận bên Tàu xa xôi có được phúc hay chịu họa vì thế huyệt mộ này thì không rõ, nhưng lòng nhân hậu của người dân Gà Tan thì đã thể hiện từ xưa và truyền lưu mãi. Họ không hề xâm phạm đến “mả khách” cũng như đời sau tiếp đời trước lo trồng và gìn giữ cây đa vì tin việc làm này sẽ giúp cho những người nào đó ở xa lắc xa lơ không gặp điều bất hạnh. Lâu ngày chỗ này trở thành một tiểu địa danh: cây đa Gà Tan.
Người địa phương còn nhớ mãi câu chuyện có thật đã trở thành giai thoại thú vị trên đây, nổi bật là cuộc so tài cao thấp giữa hai vị phong thủy sư, một của ta và một của Trung Hoa xưa. Vị của ta đã thắng bằng thực tài, bằng lòng nhân trước sự hoàn toàn tâm phục khẩu phục và chịu ơn của vị khách. Tên núi Cà Tan là thế. Tên thôn, Gà tan là thế. Hai địa danh hoàn toàn độc lập nhau, không thể viết thêm cho cả hai chữ “Tan” hoặc gọi lộn tên núi thành tên thôn và ngược lại.
Tường Linh
Từ “Vách Nhà” đến “Lập Bút Sơn”
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Núi Cà Tan là một chi sơn của dãy Trường Sơn, thế núi giống như bức hậu thành hùng vĩ, vững chãi đứng dăng cao sừng sững suốt từ hướng đông nam đến tây bắc làm Trung Phước cũ, nay thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đi ngược lên theo truông Nà Thuận dọc hữu ngạn sông Thu Bồn phía tây bắc hoặc ngả truông Trai (trại đèn) phía đông nam đều đến xã Quê Ninh ở phía bên kia núi.
Từ nhiều đời qua, có không ít người, kể cả người bản địa chính cống đã gọi và viết không đúng địa danh Gà Tan, lẫn lộn luôn tên một thôn của xã Quế Trung. Đó là thôn Gà Tan bị “nhập” luôn với tên núi thành Cà Tan. Cả tên núi và tên thôn khi viết thì chữ Tan nào cũng thường bị sai vì có thêm g thành Tang.
Theo sự tìm hiểu của người viết bài này thì tên núi “Cà Tan” là chữ Chăm, có nghĩa là vách nhà. Tên núi này chắc chắn là do người Chăm thuở xưa đặt khi ta đã biết cố đô của vương quốc Chiêm Thành là cổ thành Trà Kiệu (Simhapura) và quần thể tháp cổ Mỹ Sơn ở cách đây không xa về phía hạ lưu, bên kia dãy hòn Ngang núi Chúa.
Núi Cà Tan thuở xưa được người Chăm xem là “vách nhà” cho kinh đô của họ vì từ đây ngược lên tận đầu nguồn sông Thu Bồn lúc bấy giờ còn có vài dân tộc ít người mà mọi triều đại vua Chiêm đều không chinh phục được. Núi Cà Tan dăng tận bờ sông Thu Bồn về phía tây bắc quả là làng Nông Sơn (có mỏ than Nông Sơn). Làng này thời trước có tên là Trươm, một cái tên hoàn toàn vô nghĩa đối với tiếng Việt, cũng như Cà Tan, Tí, Sé, Kẽm, Râm, Ri, Liêu vậy.
Lúc lắc đò qua Tí, Sé, Kẽm
Gập ghềnh chân bước Râm, Ri, Liêu
(Trần Quý Cáp)
Phải chăng những tên này cũng là ngữ Chăm?
Có thể hiểu, với nhãn quan quân sự của người Chăm thuở xưa, họ đã dùng vách nhà Cà Tan và Trươm biến quãng sông hẹp nơi đây thành một thứ cửa khẩu có hệ thống tiền đồn để án ngữ một phía cho kinh đô của vương quốc họ.
Nhiều đời qua, cư dân ở đây còn giữ nhiều truyền thuyết thú vị về núi Cà Tan. Nhiều người tin rằng nơi gần chỗ núi cao là cả một vườn cây ăn trái bốn mùa xanh tốt, và một giếng Tiên không bao giờ cạn nước. Đây là nơi không ai có thể đặt chân đến, nếu người nào bằng cách nào đó đến được thì khi trở về sẽ bị điên.
Tùy theo mùa, người địa phương có việc vào núi từng thấy những trái quít, trái vải, trái đào từ trên chót núi cao trôi theo dòng nước của các hố (suối) như hố Lớn, hố Cái... Khi ta biết về khả năng chim tha hạt thì điều này cũng dễ hiểu. Và cũng dễ hiểu về “giếng Tiên không bao giờ cạn nước” vì nơi đó là một “hồ chứa” lớn đủ nước cung cấp cho dòng chảy của gần chục hố, trong đó có hố Cái từ xưa đã được xây thành đập nước cho tiểu thủy lợi.
Quả thật là rất khó khi muốn leo đến gần chót núi. Từ khắp các chân núi trở lên, núi toàn những loại cây tạp như sim, mua, sặt, chà, dang... Nhưng khi lên gần chót núi thì gặp một mái đá dựng đứng, hai bên là vực thẳm đầu “nguồn” của các hố nước. Nhờ sự cách ly nên những lần núi Cà Tan bị cháy thì chỉ cháy bên dưới toàn loại cây tạp chứ không bao giờ ngọn lửa lên được “vườn cây bốn mùa xanh tốt” trên cao.
Chuyện ai đến được “vườn cây và giếng Tiên” gần chót núi thì khi trở về sẽ bị điên có lẽ do từ một trường hợp xảy ra năm 1939. Vì tò mò, có một người ở thôn Trung Hạ ngày nay, tên là ông Giữa quyết leo cho kỳ được lên vườn cây và giếng Tiên. Ngày nọ, một mình ông leo lên núi. Đến chiều hôm sau ông mới trở về nhà với thân hình phờ phạc, đôi mắt thất thần và nổi cơn sốt. Rồi ông Giữa phát điên. Một ngày khác sau đó, ông trốn nhà lên núi lần nữa. Người nhà của ông cùng mấy thanh niên khỏe mạnh tức tốc leo núi tìm ông thì thấy ông nằm gần mái đá dựng đứng trong trạng thái mê man vì kiệt sức và khát nước. Ông bị điên nặng hơn và điên mãi cho đến khi qua đời. Chẳng ai biết lần trước ông có lên được vườn cây và giếng Tiên không?
Vào mùa đông mưa nhiều, nước từ trên chót núi dội xuống các đầu hố, tràn qua mái đá dựng đứng tạo thành âm thanh vang đội triền miên. Chỗ mái đá có nước tràn qua này, tiếng địa phương gọi là Xai. Thỉnh thoảng người ta nghe tiếng Xai im bặt trong khoảnh khắc nào đó. Những lúc như vậy, chuyện về con chình (cá chình?) khổng lồ lại được nhắc đến. Nhiều người vẫn tin một truyền thuyết rằng con chình ấy đã sống hàng trăm năm trên khu “hồ chứa” gần chót núi. Khi mưa to, nước tràn qua mái đá, con chình “đùa giỡn” bằng cách nằm chắn ngang Xai nên tiếng nước ngưng vang dội cho đến khi nó bò sang nơi khác.
Nếu quả thật có một con quái vật to khủng khiếp như thế thì tất cả những gì khả dĩ ăn được ở núi Cà Tan chắc không đủ cho nó xơi vài tháng và núi này đã khó yên ổn với các nhà khoa học cùng du khách hiếu kỳ trên khắp thế giới.
Thật ra, từ khoảng cách xa, ta nghe rõ tiếng nước tràn qua Xai đá hay không là do ảnh hưởng của gió.
Lại còn chuyện trên núi có con mang thần, không ai dám bắt nó. Có khi nó rời núi chạy xuống một sơn thôn nào đó là nó báo trước trong vùng sắp xảy ra những tai họa như bão, lụt lớn, dịch bệnh, mất mùa. Vì vậy, từ xưa, cư dân của làng Trung Phước có một thành ngữ: “Mang lạc nát làng”.
Nhiều người còn tin là trên núi có nhiều con vật bằng vàng như rùa vàng, chim vàng. Người ta cho đây là vàng của người Chăm xưa nên gọi là “Vàng Hời”. Lắm người quả quyết đã thấy chúng trên sườn núi ban đêm dưới dạng những điểm vàng đi động.
Và chuyện vào những đêm khuya, có “ông”, “bà” gì đó qua lại “viếng” nhau từ chót cao nhất của núi Cà Tan bay sang chót núi Chúa, hoặc ngược lại, bằng một vệt xẹt dài sáng rực.
Ba chuyện trên thật hấp dẫn, nhưng suốt thời niên thiếu ở quê nhà, tôi chưa từng được thấy.
Từ thế kỷ thứ XV (khoảng năm 1470 về sau, triều Vua Lê Thánh Tông, thuộc các niên hiệu Hồng Đức), núi Cà Tan có tên chữ do ta đặt là “Lập Bút Sơn”. Tuy nhiên, người địa phương chẳng mấy ai gọi bằng tên này ngoại trừ các vị nho gia khoa bảng dùng trong các thể cổ văn cử nghiệp.
Thôn Gà Tan là một cuộc so tài phong thủy kỳ thú.
Làng Trung Phước dưới chân núi Cà Tan trước tháng 8-1945 có 6 phái. Phái là đơn vị nhỏ hơn làng, tương đương ấp, thôn (ameau). Đó là phái Thượng, phái Hạ, phái Thị, phái Trung, phái Trà Viên và phái Giáp Nam. Phái Thượng ở vị trí tây bắc, có bến đò ngang sang Nông Sơn.
Từ đầu thế kỷ XX, vào năm Tân Sửu (1901), riêng phái Thượng lại mang thêm cái tên “Gà Tan” do từ một giai thoại kỳ thú.
Vào năm kể trên, bỗng dưng tất cả gà trống ở trong phạm vi địa bàn phái Thượng đều không gáy nữa. Người ta thử đem gà trống tại đây sang các phái khác thì chúng vẫn gáy bình thường, nhưng nếu đem chúng trở về hoặc mang những con gà trống từ nơi khác đến phái Thượng, chúng đều không gáy. Sự thật kỳ dị này khiến cả làng rồi cả tổng xôn xao nhưng chẳng ai hiểu vì sao.
Lúc bấy giờ ở phái Hạ có một thầy địa lý (phong thủy) nổi tiếng. Ông là bạn thân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, lớn hơn cụ Huỳnh một tuổi nhưng nhỏ hơn cụ Nguyễn Đình Hiến hai tuổi. Sau khi vào được Tam trường khóa Đinh Dậu (1897) của kỳ thi Hương tại Huế, ông cùng hai vị trên dự tiếp khóa Canh Tý (1900) tại Thừa Thiên. Khóa này lấy học vị Cử Nhân rồi năm sau (Tân Sửu, 1901) mới được dự tiếp kỳ thi Hội.
Nhưng tại khóa Canh Tý ấy, khi còn niêm yết danh sách sĩ tử thí sinh, ông bị phát hiện về “tội” đã tham gia Nghĩa hội Quảng Nam thời Tân Tỉnh tại Trung Lộc năm 1887 (Đinh Hợi). Chuyện này có thật và hồi ấy ông mới mười ba tuổi. Và chính vì xét thấy ông là một “cựu tòng phạm thiếu” nên triều đình không hồi cứu cựu tội nhưng lại xử lý ông bằng cách khác cũng quá nặng: hủy bỏ bằng Tú Tài của ông đã đậu kỳ Tam trường khóa Đinh Dậu (1897) và cấm thi vĩnh viễn. Mặc dù vậy, ông vẫn ở lại Thừa Thiên chờ cụ Nguyễn, cụ Huỳnh thi xong mới cùng nhau về lại quê nhà Quảng Nam. Khóa này, các cụ Nguyễn Đình Hiến, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh đều được danh đề kim bảng.
Cuối cùng ông không có bằng cấp nào nhưng về thực tài thì ông giỏi bốn môn: Nho, Y, Lý, Bốc (chữ Nho, Nghề thuốc, phong thủy và dịch toán đẩu số). Chính ông là người đã dùng luật phong thủy nhận ra “cuộc đất” hai làng Trung Phước, Đại Bình (phía tả ngạn) có thể “phát sĩ bất phát quán”, người chánh quán của hai làng này có lắm người học giỏi và làm nhà giáo, văn nghệ sĩ, chứ không thể ra làm quan dù quan văn hay quan võ. Ai không tin và cưỡng lại điều này mà đi làm quan thì sớm muộn gì cũng sẽ bị “gãy”. Bởi vì núi Cà Tan từ thế kỷ thứ XV đã có tên chữ là “Lập Bút”, nhưng hướng xuất thân theo đường công danh quan trường, hoạn lộ của người tại đây luôn bị dãy núi hòn Ngang có tên chữ là “La Thành” cản triệt. La Thành có nghĩa là bức thành có dăng lưới. Phải chăng ông cũng bị rơi vào trường hợp đó?
Khi biết tình hình khó hiểu xảy ra tại phái Thượng, vị phong thủy sư nói trên bèn đến tận nơi quan sát. Ông không cho rằng gà ở đây bị một loại dịch bệnh gia cầm nào cả mà nghi ngay về thổ mạch của toàn phái Thượng đã bị xâm phạm. Ông liền đem theo một chiếc địa bàn (boussole), loại của Trung Hoa xưa dùng xem hướng đất, mặt địa bàn toàn chữ Hán, cùng một số vị ở phái Thượng đi xem xét khắp nơi. Sau hai ngày lặn lội, ông phát hiện một ngôi mộ của người Hoa kiều chôn tại mé thấp gần chân núi Cà Tan. Ngôi mộ xây bằng đá kết dính giống như đá ong, chính hướng của ngôi mộ nhìn ngay giữa phái Thượng. Ông đặt địa bàn nhắm các hướng viễn, cận của ngôi mộ, rồi lấy giấy bút tính toán, lý giải về thế huyệt. Lúc sau, ông nói với mọi người:
Thế huyệt mộ này gọi là Kim Kê (gà vàng), mộ mới được cải táng tại đây ngoài ba năm. Mộ để “kết” và bắt đầu phát. Khu dân cư nào ở ngay trước đầu “gà vàng” đã phát thì gà không gáy, tiếp theo là chó không sủa và nguy hại cao nhất là sẽ có nhiều người câm, uất trí không còn làm ăn, sinh hoạt được như bình thường. Con cháu của người nằm trong mộ ở tận bên Tàu đã bắt đầu phát, nhiều người đỗ đạt cao, làm quan, có người sẽ làm đến chức Hầu.
Thế là nhân dân toàn phái Thượng, toàn làng Trung Phước đến cả Chánh Tổng, Tri Huyện cũng đều nôn nóng chờ ông hóa giải thế huyệt mộ độc hại kia. Nhiều người giận dữ đòi phá ngay ngôi mộ. Ông lại giải thích:
Phá thế huyệt “Kim Kê” phải dùng thế “Ngô Công” (con rết, bà con Quảng Nam quen gọi là con rít). Gà thấy rết là thèm ăn thịt rết. Phải dùng rết buộc gà mãi mãi ngó qua hướng khác. Vì lòng nhân, ta không nên đào phá mộ ấy dù thân nhân của người nằm trong mộ có ý đồ không tốt, mà chỉ làm cho thế huyệt kia mất linh hiệu vĩnh viễn thôi.
Theo sự hướng dẫn của ông, mọi người ở phía cuối phái Thượng đầu cánh đồng một con mương. Đầu con mương giáp với ruộng bầu lớn. Con mương chảy ra sông, có dạng như một con rết. Từ ngôi mộ người Hoa trên mé núi nhìn về, con mương ở phía phải. Thế giải này buộc con Kim Kê phải ngoẹo đầu sang phía phải để nhìn con Ngô Công mãi mãi. Nơi đầu con mương là hương lộ, phải làm cống. Ông cho lát những phiến đá núi bằng mặt trên một quãng đường ngắn ở hai bên đầu cống tượng trưng cho cặp răng chính của rết. Nước con mương không bao giờ ngừng chảy và những phiến đá trên đường luôn có bước chân người qua lại. Con rết luôn “sống”, thổ mạch Ngô Công luôn sinh động, kéo mãi hướng nhìn độc hại của Kim Kê khỏi phái Thượng.
Gà phái Thượng lại gáy, người phái Thượng yên tâm, vui vẻ làm ăn. Không phải vì “gà” phái Thượng bị “tan” như có không ít người đã hiểu sai, mà chính là thế huyệt mộ Kim Kê kia bị phá tan. Ngôi mộ được gọi là “mả khách” ấy không hề bị xâm phạm một tý gì. Vị phong thủy sư nói trên vẫn ở phái Hạ cũng được mang thêm cái tên là “Gà Tan Hạ” (Nay là thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Quế Sơn).
Hai năm sau, có một người Hoa từ bên Tàu sang tìm đến nhà xin gặp vị phong thủy sư ở Gà Tan Hạ. Khách cho biết người nằm trong huyệt mộ Kim Kê là cha của ông. Chính ông đã cải táng ngôi mộ ấy khi ông theo người đồng hương đến mua cau khô tại phái Thượng chở về bán tại Hồng Kông và đã thấy được cuộc đất quý hiếm này. Ông cũng là một thầy phong thủy. Thế huyệt Kim Kê bắt đầu phát, con cháu và người trong chi tộc của ông ở bên ấy đã được thọ phát, nhưng tự nhiên bị thất ứng. Ông biết thế Kim Kê của mộ cha mình ở bên Việt Nam đã bị hóa giải và vị nào hóa giải được thế huyệt ấy phải có tài cao hơn ông gấp bội. Ông sang đây là để tìm gặp và bày tỏ lòng kính phục một bậc kỳ tài, xin lỗi về việc đã làm, sau hết là khẩn thiết xin vị phong thủy sư của ta nương tay cho một phần về thổ mạch để con cháu, tộc nhân của ông thoát khỏi những điều bất hạnh khi họ đã không còn được hưởng phúc lộc từ thế huyệt Kim Kê. Ông còn cho biết vì thế huyệt bên này bị phá nên con cháu và tộc nhân của ông ở bên Tàu đã có người bị câm, mất trí. Nếu để lâu hơn, nhiều dạng bất hạnh khác sẽ xảy ra với nhiều người trong toàn chi tộc của ông.
Vị phong thủy sư của ta nói:
Tôi cũng biết sẽ xảy ra những điều ấy, nhưng tôi không còn cách nào khác nhẹ hơn để cứu đồng bào cả một địa phương của tôi. Lỗi này là ông Tiên hạ thủ, vì phúc lợi riêng của chi tộc mình mà gây khốn cho bao người khác để rồi tự chuốc lấy hậu họa. Vậy thì ông đã sang tận đây, xin mời ông cứ giải.
Ông thầy Tàu lắc đầu buồn bã:
Việc này xin nhờ đại sư giúp cho chứ tôi thì không đủ tài giỏi nổi.
Động lòng trước sự cầu khẩn tâm thành của một người dù sao cũng là đồng môn từ ngoại quốc xa xôi đến, vị phong thủy sư của ta nhận giải cho con cháu và người trong chi tộc của ông ta. Họ sẽ không bao giờ còn bị những tai họa, bệnh tật do sự phản cực của thế huyệt Kim Kê khi nó chuyển từ phúc sang họa. Những người mắc bệnh bắt đầu cũng sẽ lành.
Ông liền lên Gà Tan Thượng cho bứng một cây đa đem trồng tại khoảnh đất trống phía trên đầu con mương “Ngô Công”. Ông giải thích: Cây đa lớn dần sẽ nhìn lại. Sẽ che bớt một phần đầu “con rết” từ hướng “mả khách” nhìn lại. Thế giải của ông sẽ không còn gây hại gì cho dòng họ ông Thầy Tàu, nhưng thế huyệt Kim Kê của ông ta cũng không bao giờ hồi ứng được nữa.
Ông Thầy Tàu mừng rỡ bái tạ rồi ra về.
Về sau, cây đa chỗ này là cây đa lớn nhất trong vùng. Nhiều thế hệ cây đa được người thôn Gà Tan trồng tiếp để thay cho cây đa trước bị chết vì già cỗi hay bị lũ lụt lớn xô ngã. Bao giờ cũng chỉ một cây và cây đa thời nào cũng thật lớn, tàn lá sum suê. Một chi tộc nào đó ở tận bên Tàu xa xôi có được phúc hay chịu họa vì thế huyệt mộ này thì không rõ, nhưng lòng nhân hậu của người dân Gà Tan thì đã thể hiện từ xưa và truyền lưu mãi. Họ không hề xâm phạm đến “mả khách” cũng như đời sau tiếp đời trước lo trồng và gìn giữ cây đa vì tin việc làm này sẽ giúp cho những người nào đó ở xa lắc xa lơ không gặp điều bất hạnh. Lâu ngày chỗ này trở thành một tiểu địa danh: cây đa Gà Tan.
Người địa phương còn nhớ mãi câu chuyện có thật đã trở thành giai thoại thú vị trên đây, nổi bật là cuộc so tài cao thấp giữa hai vị phong thủy sư, một của ta và một của Trung Hoa xưa. Vị của ta đã thắng bằng thực tài, bằng lòng nhân trước sự hoàn toàn tâm phục khẩu phục và chịu ơn của vị khách. Tên núi Cà Tan là thế. Tên thôn, Gà tan là thế. Hai địa danh hoàn toàn độc lập nhau, không thể viết thêm cho cả hai chữ “Tan” hoặc gọi lộn tên núi thành tên thôn và ngược lại.