• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Luận về lục thập hoa giáp

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Luận về lục thập hoa giáp

    LỤC THẬP HOA GIÁP


    Lục thập hoa Giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.

    Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 Giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi Giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) nên gọi là Lục thập hoa Giáp.

    Năm: Hết một vòng 60 năm từ Giáp Tý đến Quí Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại Giáp Tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

    Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:

    0: Canh (ví dụ Canh Tý 1780)
    2: Nhâm
    3: Quí
    4: Giáp
    5: Ất (ví dụ Ất Dậu 1945)
    6: Bính
    7: Đinh
    8: Mậu
    9: Kỷ

    Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch.

    Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi.




    Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần, tháng hai là Mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
    Tháng giêng của năm có hàng can Giáp hoặc Kỷ (ví dụ năm Giáp Tý, Kỷ Hợi) là tháng Bính Dần.
    Tháng giêng của năm có hàng can Bính, Tân là tháng Canh Dần
    Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, Nhâm là tháng Nhâm Dần.
    Tháng giêng của năm có hàng can Mậu Quí là tháng Giáp Dần
    Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

    Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

    Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ Tý (chính Tý lúc 0 giờ). Giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa).

    Ban ngày tính giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau.

    Kết hợp Lục thập hoa Giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

    Tương xung: Có Lục xung hàng chi:

    - Tý xung Ngọ
    - Sửu xung Mùi
    - Dần xung Thân
    - Mão xung Dậu
    - Thìn xung Tuất
    - Tị xung Hợi

    Và tứ xung hàng can:

    - Giáp xung Canh,
    - Ất xung Tân,
    - Bính xung Nhâm,
    - Đinh xung Quí, (Mậu Kỷ không xung).

    Nhưng khi kết hợp lục thập hoa Giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).

    Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) Giáp Tý xung khắc với tuổi nào?

    Tính hàng chi: Tý xung Ngọ, vậy Giáp Tý (xung với Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Ngọ, và Mậu Ngọ)

    Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa Giáp với Ngũ hành" ta thấy:

    Giáp Tý thuộc Kim:

    Giáp Ngọ thuộc Kim vì thế tương hoà.

    Canh Ngọ thuộc Thổ, Bính Ngọ thuộc Thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có Nhâm Ngọ thuộc Mộc, Mậu Ngọ thuộc Hoả là tương khắc.

    Tính hàng can: Giáp xung Canh.

    Giáp Tý thuộc Kim:

    Canh Tuất, Canh Thìn đều thuộc Kim vì thế tương hoà

    Canh Tý, Canh Ngọ đều thuộc Thổ đều tương sinh

    Chỉ có Canh Dần và Canh Thân thuộc Mộc là tương khắc.

    Vậy ngày (hoặc tháng năm), Giáp Tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là Nhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dần, Canh Thân:

    Tương hình: Theo hàng chi có:

    - Tý và Mão (một dương, một âm điều hoà nhau).

    - Tỵ và Dần Thân (Tị âm điều hoà được với Dần Thân dương, chỉ còn Dần và Thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).

    Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.

    Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:

    Tý và Mùi, Sửu và Ngọ, Dần và Tị, Mão và Thìn, Thân và Hợi, Dậu và Tuất.

    Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

    - Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).


    Bảng đối chiếu Lục thập hoa Giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc



    ******************************

    Luận về lục thập hoa giáp

    Việc sắp đặt thành lục thập hoa giáp là công của Đại Nạo thị, nhưng việc nạp âm lại do Quỷ Cốc Tử. Ngài tên là Vương Hũ, ẩn thân tu dưỡng tại hang quỷ cốc, rừng Thanh Lâm vào cuối đời nhà Châu, vì thế người đời mệnh danh là Quỷ Cốc Tử. Nối tiếp sự nghiệp của Quỷ Cốc Tử , Man - Xiến Tử tức là Đông phương Sóc mới hoàn thành tượng và danh từ lục thập hoa giáp.

    - Giáp Tý - Ất Sửu là Hải Trung Kim.
    Tý thuộc thuỷ, lại là hồ, nơi vượng của thuỷ và cũng là nơi tử của kim, kim gặp mộ ở Sửu. Thuỷ vượng mà Kim thì tử, mộ, do đó mới lấy tên là Hải trung kim. Hình kim đi vào thuỷ lộ, tính yếu thể mạnh.

    - Bính Dần - Đinh Mão là Lô Trung Hoả:
    Dần là tam dương, Mão là tứ dương, nơi đây hoá đắc vị lại được Dần Mão mộc sinh hoả. Lúc đó trời đất là lò, muôn loài mới sinh, cho nên mới gọi là Lô Trung Hoả. Trời đất là lò, âm dương là than. Hình tới dương địa, thế lực càng tăng núi non cao vút.

    - Mậu Thìn - Kỷ Tỵ là Đại Lâm mộc:
    Thìn là đồng ruộng, Tỵ là lục dương, mộc đến chỗ lục dương thời cành lá xum xuê, cho nên lấy tên là Đại Lâm mộc, tiếng reo khắp chín phương trời, bóng che muôn dặm. Nơi đây rồng rắn tàng hình, khí tụ thành hình, lộ ra mộc.

    - Canh Ngọ- Tân Mùi là Lộ bàng thổ: ở trong Mùi có Mộc và sinh cho ngọ Hỏa thành vượng. Vì Hỏa quá vượng nên mùi thổ bị hình, do đó thổ ở đây không đủ khả năng để sinh dưỡng vạn vật, đó là thể chất của đất ven đường.

    - Nhâm Thân -Quý Dậu là Kiếm phong kim: Thân Dậu là chính vị của Kim, và Kim đến cung Thân là Lâm quan, ở đây Kim ở thế sinh vượng nên thật cứng rắn, kim cứng rắn không gì hơn là ở mũi kiếm vì thế gọi là Kiếm phong Kim.

    - Giáp Tuất - Ất Hợi là Sơn đầu Hỏa: Tuất Hợi là cửa Trời, hỏa chiếu ở cửa trời thời ánh sáng cao vọi cho nên mới gọi là Sơn Đầu hỏa.

    - Bính Tý - Đinh Sửu là Giản hạ thủy: Thủy vượng ở Tý , suy ở Sửu, vượng rồi lại suy thời khó thành sông biển cho nên lấy tên là giản hạ thủy (nước dưới khe).

    - Mậu Dần - Kỷ Mão là Thành đầu thổ: Mậu kỷ thuộc Thổ, Dần thuộc cung Cấn là núi , vì vậy đất chưa thành núi mới lấy tên là đất trên chóp thành.

    - Canh Thìn - Tân Tỵ là Bạch lạp kim: Kim gặp dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa được rắn cứng vì vậy gọi là vàng sáp ong.

    - Nhâm Ngọ - Quý Mùi là dương liễu mộc: Mộc gặp Tử ở cung ngọ và mộ ở mùi, mộc ở vào thế Tử Mộ, dù có được thiên can là Nhâm Quý sinh cho cũng chỉ là loại mộc yếu ớt vì thế lấy tên là Dương liễu mộc.

    - Giáp Thân - Ất Dậu là Tuyền trung thủy: Kim gặp lâm quan ở Thân, đế vượng ở Dậu, kim ở thế sinh vượng thời nhờ đó mà thủy được sinh. Nhưng thủy ở vào lúc mới sinh, lực lượng chưa lớn cho nên lấy tên là nước trong suối.

    - Bính Tuất - Đinh Hợi là ốc thượng thổ: Bính , đinh thuộc hỏa, Tuất hợi là thiên môn, hỏa đã bốc cháy lên, thời thổ không thể sinh ra ở dưới, cho nên lấy tên là đất trên nóc nhà.

    - Mậu Tý - Kỷ Sửu: là Tích lịch hỏa: Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở Tý là chính vị, vậy mà nạp âm lại là Hỏa, như vậy trừ phi Hỏa này là do Long thân sinh ra thời không có Hỏa nào khác, cho nên lấy tên là lửa sấm sét.

    - Canh Dần - Tân Mão là Tùng bá mộc: Mộc gặp lâm quan tại Dần, Đế vượng ở Mão, Mộc ở thế sinh vượng thời không thể so sánh với những loại mộc yếu ớt, cho nên gọi là Tùng bá mộc.

    - Nhâm Thìn - Quý Tỵ là Trương Lưu Thủy: Thìn là Mộ khố của Thủy, Tỵ là trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy, Thủy được tồn trữ ở Thìn lại được Kim sinh ở Tỵ, dòng suối không bao giờ hết cho nên mệnh danh là dòng nước chảy dài mãi mãi.

    - Giáp Ngọ - Ất Mùi là Sa Trung Kim: Ngọ là nơi Hỏa vượng, Hỏa vượng thời kim phải nát, Mùi là nơi Hỏa suy mà Kim lại ở vào vị trí quan đới. Kim ở vào thế bại và quan đới chưa có, khả năng công phạt nên gọi là vàng lẫn cát.

    - Bính Thân - Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa: Thân là Địa Hộ (cửa của đất , vì thân thuộc quẻ Khôn), Dậu là vị trí Mặt trời đi vào bóng tối, mặt trời đến đấy thời ánh sáng bị che khuất nên gọi là lửa dưới núi.

    - Mậu Tuất - Kỷ Hợi: là Bình địa Mộc: Tuất được coi là đồng ruộng (giống như Thìn), Hợi là vị trí sinh của Mộc. Mộc đã sinh ở đồng ruộng bao la thời không chỉ giới hạn ở một cây, một gốc nên gọi là Mộc ở bình nguyên.

    - Canh Tý - Tân Sửu là Bích thượng thổ: Sửu là vị trí chính của Thổ, nhưng Tý là nơi vượng của Thủy. Thổ mà gặp chỗ nhiều Thủy thời là đất bùn dùng để trát vách nên mới gọi là đất trên vách.

    - Nhâm Dần - Quý Mão là Kim Bạch Kim: Dần Mão là nơi Mộc vượng, Kim suy, kim hoàn toàn bất lực cho nên gọi là vàng thếp (dùng để dát chữ trên câu đối, hoành phi...)

    - Giáp Thìn - Ất Tỵ là Phú đăng hoả: Thìn là lúc dùng bữa, Tỵ là mặt trời lên khá cao, mặt trời sắp đến ngọ thì ánh sáng rực rỡ tràn ngập bầu trời ví như ngọn đèn chụp treo lơ lửng giữa nhà.

    - Bính Ngọ - Đinh Mùi là Thiên hà thuỷ: Bính Đinh thuộc hoả, ngọ là vị trí vượng của Hoả thế mà nạp âm là thuỷ, như vậy là thuỷ bắt nguồn từ hoả trừ phi thuỷ ở sông ngân, sông hán trên trời thời không có thứ thuỷ nào khác, vì vậy gọi là Thuỷ ở thiên hà.

    - Mậu Thân - Kỷ Dậu là Đại dịch thổ: Thân nằm trong vị trí của quẻ Khôn, Khôn là đất . Dậu nằm trong vị trí quẻ Đoài, đoài là chằm (???). Mậu Kỷ cũng là Thổ lại vào ở vị trí của đất và chằm tất nhiên là loại đất phù sa mỏng manh, nên gọi là Đại dịch Thổ (chữ Dịch theo nghĩa cận đại là trạm dùng để đưa thư).

    - Canh Tuất - Tân Hợi là Thoa xuyến kim: Kim đến Tuất thì gặp suy, đến Hợi gặp Bệnh. Kim mà gặp suy bệnh là thứ vàng non yếu nên gọi là vàng để trang sức.

    - Nhâm Tý - Quý Sửu là Tang đố mộc: Tý thuộc thuỷ, Sửu thuộc Kim (Thân - Tý - Thìn Thuỷ, Tỵ - Dậu - Sửu Kim) Mộc ở đây vừa được Thuỷ sinh nhưng lại bị Kim khắc , giống như cây dâu được tưới nước cho xanh tốt rồi dùng dao mà chặt cho nên gọi là Tang đố mộc (cây dâu) rất sợ gặp kim.

    - Giáp Dần - Ất Mão là Đại Khê Thuỷ: Dần và Mão đều thuộc phương Đông, nước chảy về Đông là thuận dòng chảy nên nước ở sông ngòi ao đầm đều nhập lại mà chảy theo nên gọi là đại khê thuỷ (khê là nước từ các khe núi chảy xuống).

    - Bính Thìn - Đinh tỵ là Sa trung thổ: Thổ gặp mộ khố ở Thìn mà tuyệt ở Tỵ. Vậy mà Bính ĐInh là Hoả gặp quan đới ở Thìn, lâm quan ở Tỵ, Thổ gặp mộ tuyệt nhờ gặp Hoả vượng mà tái sinh nên gọi là thổ ở trong cát.

    - Mậu Ngọ - Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (đời xưa gọi là Viên thượng hoả). Ngọ là vị trí vượng của Hoả, Mộc ẩn ở trong Mùi lại có cơ hội sống lại (1). Đặc tính của Hoả là bốc lên, nên gọi là lửa trên trời.

    - Canh thân - Tân Dậu là Thạch lựu Mộc: Thân là tháng bảy, Dậu là tháng tám. Ở vào thời điểm này nói chung các lại mộc đều tiêu điều vì lâm vào vị trí tuyệt, chỉ có cây thạch lựu là kết quả vào tháng 7 tháng 8. Vì vậy mới lấy tên là Thạch lựu mộc.

    - Nhâm Tuất - Quý Hợi là Đại Hải thuỷ: Tuất là vị trí quan đới của Thuỷ và Hợi là vị trí Lâm quan. Ở vị trí này lực lượng của Thuỷ rất hùng hậu. Hơn nữa Hợi cũng là sông lớn không thể so sánh với thuỷ ở khe suối nên gọi là đại hải thuỷ.
    -
    (1) để độc giả dễ hiểu về đoạn này: Thông thường là Mộc sinh Hoả, đó là nói về chất, như gỗ cây giúp cho lửa cháy. Nhưng khi nói Hoả sinh Mộc là nói về Khí, ám chỉ ánh nắng mặt trời nhờ có ánh dương mà vạn vật hay cây cối mới được tăng trưởng. Cây cối hay xanh tươi về mùa hạ. Như Giáp là dương mộc chủ về khí, Ất là âm mộc chủ về chất.

    Xem ngày tốt cho cưới hỏi, làm nhà, xuất hành
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-07-2009, 12:41 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Mạng hoả hợp với mạng gì?


    @ Tổng quan theo ngũ hành tương sinh thì:
    - Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ. Như vậy, có thể nói mạng Hỏa hợp với mạng Mộc và mạng Thổ. Với Mộc tốt hơn vì là sinh nhập, còn với thổ là sinh xuất.

    @ Xét kỹ thì có 7 loại Hỏa: Lư trung Hỏa (lửa trong lư hương, đỉnh thờ, có sách cho là lửa trong lò - lô trung hỏa); Phúc đăng Hỏa (lửa trong đèn, lửa cây nến), Sơn đầu Hỏa (lửa trên đỉnh núi, núi lửa), Thiên thượng Hỏa (lửa trên trời - nắng to khô hạn), Sơn hạ Hỏa (lửa dưới núi - lửa trong lòng đất); Tích lịch Hỏa (lửa sấm sét - tia lửa điện).
    Trong 7 loại hỏa này thì Lư trung Hỏa với Phúc đăng Hỏa hợp nhau gọi là LƯỠNG HỎA THÀNH VIÊM (hai lửa hợp thành ấm cúng). Còn lại thì LƯỠNG HỎA, HỎA TUYỆT (hai lửa chạm nhau thì cùng tắt).

    @ Xét tác dụng từ tương khắc: Thủy khắc Hỏa, lửa mà gặp nước thì sẽ tắt nhưng mà có những loại lửa phải nhờ thủy khắc mới vượng, đó là: Thiên thượng Hỏa, Tích lịch Hỏa, Sơn hạ Hỏa nhờ thủy khắc mới vượng - Y lộc đầy đủ, gần bậc vương hầu.
    - Thiên thượng Hỏa nắng to khô hạn không có thủy thì còn đâu sinh khí tốt tươi? Mặt khác, nắng lửa ắt có mưa dầu, nắng lâu thì mưa lắm. Giúp nhau cùng tiến.
    - Tích lịch Hỏa gặp thủy là sấm chớp ra mưa chứ không không phải là "mấy đời sấm chớp có mưa". Được ăn được nói được gói mang về.
    - Sơn hạ Hỏa làm thủy bốc hơi thì cái nhiệt hỏa ấy mới thăng hoa và được biết đến mà thành hữu ích. Quý nhân phù trợ. Tặng người khác bông hoa thì tay ta cũng có mùi thơm.
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 30-06-2009, 08:57 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      ................................................

      Kính thưa cụ;
      Theo Nạp Âm Ngũ Hành, con muốn hỏi cụ về cách xung hợp:

      1. Giữa
      Đại lâm Mộc,
      Dương liễu Mộc,
      Tùng bách Mộc,
      Bình địa Mộc,
      Tang thác Mộc,
      Thạch lựu Mộc.



      Thành đầu Thổ,
      Ốc thượng Thổ,
      Bích thượng Thổ,
      Lộ Bàng Thổ,
      Đại dịch Thổ,
      Sa trung Thổ.

      Thì chỉ có

      Thành đầu Thổ,
      Ốc thượng Thổ,
      Bích thượng Thổ.

      bị tương khắc trong khi

      Lộ Bàng Thổ,
      Đại dịch Thổ,
      Sa trung Thổ.

      Tại sao chẳng những không bị khắc mà còn được lợi?


      2. Giữa

      Giản hạ Thủy,
      Tuyền trung Thủy,
      Trường lưu Thủy,
      Thiên hà Thủy,
      Đại hải Thủy.



      Lô trung Hỏa,
      Sơn đầu Hỏa,
      Phúc đăng Hỏa,
      Phích lịch Hỏa,
      Sơn hạ Hỏa,
      Thiên thượng Hỏa.

      Thì chỉ có

      Lô trung Hỏa,
      Sơn đầu Hỏa,
      Phúc đăng Hỏa.

      bị khắc trong khi

      Phích lịch Hỏa,
      Sơn hạ Hỏa,
      Thiên thượng Hỏa.

      Tại sao chẳng những không bị khắc mà còn được lợi?


      3.Giữa

      Lô trung Hỏa,
      Sơn đầu Hỏa,
      Phích lịch Hỏa,
      Phúc đăng Hỏa,
      Sơn hạ Hỏa,
      Thiên thượng Hỏa.



      Hải trung Kim
      Bạch lạp Kim
      Kim bạc Kim
      Sai xuyến Kim
      Kiếm phong Kim
      Sa trung Kim

      thì chỉ có

      Hải trung Kim
      Bạch lạp Kim
      Kim bạc Kim
      Sai xuyến Kim

      trong khi

      Kiếm phong Kim,
      Sa trung Kim

      Tại sao không bị khắc mà còn được lợi?


      4. Tương tự giữa Kim và Mộc
      Tại sao chỉ có Bình địa Mộc không bị khắc mà lại được lợi?

      5. Tương tự giữa Thổ và Thủy
      Tại sao chỉ có Thiên hà Thủy Đại hải Thủy không bị khắc mà còn được lợi?

      Cám ơn cụ;
      Thành kính,
      Thiên Y


      Trả lời

      NGŨ HÀNH SINH KHẮC CHẾ HÓA CA

      1) Thành Đầu, Ốc Thượng, Bích Thượng Thổ
      Tam Thổ nguyên lai phạ Mộc xung
      Ngoại hữu Tam ban bất phạ Mộc
      Nhất sanh thanh quí bộ Thiềm cung

      Giải; Lộ Bàng ( lề đường) Sa Trung ( đất cát)cây cối có làm tổn thương nó
      đâu,Đại Dịch thổ, Có ai trồng cây trong nền nhà,nên 3 thứ nầy không kị

      2) SA Trung Kiếm Phong lưỡng ban Kim
      Nhược cư Chấn thượng tiện tương xâm
      Ngoại hữu Tứ Kim tu kị Hỏa
      Kiếm Sa vô Hoả bất thành hình

      Giải; Sa Trung (cát vàng) dùng lửa nấu mới thành khối, gươm vàng dùng
      lửa trui rèn mới thành kiếm được,nên 2 thứ nầy không kị lửa,

      3) Thủy kiến Thiên Hà Đại Hải lưu
      Nhị giả bất phạ Thổ vi cừu
      Ngoại hữu Tứ ban tu kị Thổ
      Nhất sanh y lộc tất nan cầu

      Giải;Thiên Hà ( sông Ngân Hà) Đại Hải (biển lớn) có đất nào lấp bít được
      sông Ngân, và biển lớn, nên 2 thứ nầy không kị Thổ

      4) Tùng Bá, Dương Liễu, Tang Chá Mộc
      Thạch Lựu Đại Lâm kị Kim đao
      Duy hữu thản nhiên Bình Địa Mộc
      Vô Kim bất đắc thượng Thanh Vân

      Giải; Bình Địa Mộc, cây ngã nằm đất chỉ chờ khô mục,nên dùng dao búa
      cưa, bỏ chổ khô mục,phẩn còn lại sẽ nứt vỏ mà đâm chồi lên,nên không kị

      5) Phúc Đăng Lô Hỏa cộng Sơn Đầu
      Tam Hỏa nguyên lai phạ Thủy lưu
      Ngoại hữu Tam ban bất phạ Thủy
      Nhất sanh Y Lộc cận Vương Hầu

      Giải;Phích Lịch(sấm sét) Thiên Thượng (lửa trời) nước nào tưới tắt được,
      Sơn Hạ Hỏa,( lửa triền núi ) là lửa cháy lan như cháy rừng chẳng hạn thì
      đâu thể dùng nước mà tưới tắt, nên không kị nước là vậy

      ( theo sách thì là nói vậy)


      tritri

      **********************************


      Kính thưa cụ;

      Trong các trường hợp sau đây về tỷ hòa có câu:

      1. Trường hợp 1:

      - Lưỡng mộc, mộc chiết,
      - Lưỡng kim, kim khuyết,
      - Lưỡng hỏa, hỏa diệt,
      - Lưỡng thủy, thủy kiệt,
      - Lưỡng thổ, thổ liệt.

      2. Trường hợp 2, lại có câu:

      - Lưỡng hỏa thành viêm,
      - Lưỡng mộc thành lâm,
      - Lưỡng thủy thành xuyên,
      - Lưỡng thổ thành sơn,
      - Lưỡng kim thành khí.

      Như vậy, trong trường hợp nào áp dụng cho hoàn cảnh nào? Xin cụ dạy cho ạ.

      Kính chúc cụ khỏe!
      Thiên Y


      Trả lời

      NGŨ HÀNH ĐỒNG ÂM TƯƠNG HÒA CÁT HUNG

      1) Khác loại khác chất hòa nhau không hợp nên hung

      Lưỡng Kim Kim khuyết; Vàng y đụng vàng 10 thì bị móp vì mềm, hòa vào thì mất giá trị,

      Lưỡng Mộc Mộc chiết, Cây nhỏ gần cây lớn sẽ bị tàn che khó lên hoặc đè gảy

      Lưỡng Thủy Thủy kiệt, Rạch nhỏ gần sông lớn lần hồi nước sẽ bị rút cạn kiệt

      Lưỡng Hỏa Hỏa diệt, Lửa than bỏ vô lò lớn sẽ mất dạng,đèn dầu gần đèn điện sẽ lu mờ

      Lưỡng Thổ Thổ liệt, Lấy đất cứng đổ lên đống đất mềm,đất mềm sẽ bị đè bể ra vụn,


      2) Đồng loại đồng chất hòa nhau tương hợp nên cát,

      Lưỡng Kim thành khí, có 1 thẻ vàng y rồi được thêm thẻ nửa sẽ làm thành món đồ quí

      Lưỡng Mộc thành Lâm, 2 cây xoài trồng gần nhau sẽ thành bóng mát hoặc vườn xoài

      Lưỡng thủy thành xuyên, Nước của 2 con rạch chảy nhập lại sẽ biến thành sông

      Lưỡng Hỏa thành viêm, 2 cục lửa than để gần thổi gió sẽ cháy bừng lên lửa ngọn

      Lưỡng Thổ thành Sơn, 2 đống đất đồng loại đổ nhập lại thì sẽ cao lên thành gò núi



      tritri

      Link
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 30-06-2009, 09:05 PM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom