• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thu Ca Điệu Ru Đơn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thu Ca Điệu Ru Đơn

    Thu Ca Điệu Ru Đơn

    Nhạc : Phạm Duy (ý thơ Verlaine )




    Mùa Thu nức nở ...
    Tiếng thở ... dài
    Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
    Lòng ta khốn khổ ...
    Với mỏi ... mòn
    Tiếng Thu buồn, buồn ơi điệu ru đơn...

    Nghẹn ngào tê tái, nghẹn ngào tê tái
    Khi giờ đã điểm, ta ngồi ta nhớ
    Những ngày nào xưa
    Những ngày nào xưa, và ta khóc lóc
    Và ta khóc lóc....

    Mùa Thu nức nở ...
    Tiếng thở ... dài
    Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
    Lòng ta khốn khổ ...
    Với mỏi ... mòn
    Tiếng Thu buồn, buồn ru điệu ru đơn...

    Ta đi, rồi ta đi theo ngọn gió
    Ta đi, ta đi theo ngọn gió xấu
    Cuốn ta đi, trôi dạt đây đó
    Trôi dạt đây đó, trôi dạt đây đó
    Như chiếc lá mùa Thu, lá chết vàng khô.

    Mùa Thu nức nở ...
    Tiếng thở ... dài
    Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa Thu ơi !
    Lòng ta khốn khổ ...
    Với mỏi ... mòn
    Tiếng Thu buồn, buồn ru điệu ru đơn



    *********************************


    PHÂN TÍCH "THU CA-ĐIỆU RU ĐƠN"


    Dành tặng cho học trò yêu tại Anh Quốc đang muốn học cách viết nhạc


    PHẠM DUY
    HỌA SỸ CỦA TRƯỜNG PHÁI ẤN TƯỢNG


    Mùa Thu – điệu ru đơn
    (Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Chanson d’Autome của Paul Verlaine)



    Khác với nhiều lối nghĩ. Âm nhạc chỉ mang một màu sắc mơ hồ, không rõ ràng. Riêng tôi. Không đồng ý quan điểm ấy. Đối với tôi, âm nhạc mang một màu sắc rõ ràng, chúng ta có thể nhận biết được một bài nhạc màu gì, vẽ ra sao, vẽ cái gì.

    Tôi gọi Phạm Duy là một nhạc sỹ thiên tài. Vì ở ông, tôi không chỉ thấy một nhạc sỹ qua ngàn bài nhạc, mà còn thấy một thi sỹ qua ngàn lời ca, ẩn sâu trong đó, có một khía cạnh mà ít nhà phê bình nghệ thuật chú ý ở ông, Ông còn là một họa sỹ.

    Minh chứng cho điều ấy, tôi mượn một bài nhạc của ông, để phân tích một bút pháp nghệ thuật vẽ tranh ấn tượng.

    Bài “Mùa Thu – điệu ru đơn”

    Tại sao tôi chọn bài hát này khi nhạc sỹ có rất nhiều bài về mùa thu? Như Mùa Thu chết, Nước mắt mùa Thu, mùa thu Paris, Tơ tình (tình ca mùa thu) vv.v….Vì theo tôi cảm thấy, người ta ít chú ý đến bài “thu ca – điệu ru đơn” này.

    Sau danh ca Thái Thanh, tôi chỉ còn nghe Thái Hiền hát lại bài hát này.Tôi không hiểu vì sao người ta ít chú ý đến nó, ít hát nó, nhưng tôi thì thấy bài hát này đạt được một chuẩn cao về nghệ thuật tạo hình, vẽ tranh, cấu trúc… đã tạo nên một mùa Thu rất cổ điển mà hiếm gặp bài hát nào có được, kể cả bài Buồn Tàn Thu của cố nhạc sỹ Văn Cao mà nhiều người cho là đậm chất Thu nhất. Nhưng tôi chỉ thấy mùa Thu của Văn Cao còn lac lõng, dài hơi, liên miên, dừng lúc nào cũng được, cấu trúc chưa thật chặt chẽ, có thể vì lúc đó ông còn khá trẻ, nên cảm xúc khá miên man, bất tận chăng?

    Trước tiên, cho phép tôi được nói về màu sắc trong âm nhạc. Bản thân tôi là một tín đồ của khoa học. Tôi chỉ nhìn nhận nghệ thuật trên khía cạnh khoa học, tức là đặt vấn đề, kiểm chứng và chứng minh. Tôi mau chóng nhận ra được con số khá kỳ lạ trong nghệ thuật, nếu như số Phi 1,618… được gọi là con số thần thánh trong mỹ thuật phục hưng, trong kiến trúc Hy Lạp, trong cấu tạo kim tự tháp, trong sơ thể người, trong cấu trúc sinh học…Thì số 7 lại hiện diện cũng không ít trong nghệ thuật lẫn triết học, trong tôn giáo thì số 7 là con số của quyền năng mặt trời (Phật Giáo), là 7 ngày của Chúa, số 7 tượng trương cho không gian (đông tây nam bắc) và thời gian (quá khứ hiện tại tương lai), 7 sắc cầu vòng, 7 note cơ bản vv...v…..

    Vậy rõ ràng, nghệ thuật cũng có liên quan với nhau, thông qua một con số, đối với 7 note nhạc cũng thế, mỗi note cũng mang một màu sắc đặc biệt. Nếu ai thử nghiên cứu âm nhạc dựa trên màu sắc, thì sẽ bất ngờ không kém. Cho phép tôi đưa ra một phép thử với 7 note nhạc và 7 màu cầu vồng, để trên cơ sở đó, chúng ta nghiên cứu bài “Thu Ca – điệu ru đơn”

    Do – Ré – Mi – Fa – Sol – La – Si
    (Đỏ - Cam – Vàng – lục – lam – chàm - tím )
    Đầu tiên, tôi sẽ cung cấp ra lời nhạc của bài hát này, và chia nó ra làm 3 đọan xác định.

    - Đọan A : là đọan chủ đạo, mở đầu và kết thúc bài nhạc, gồm 1 motive được lặp lại 2 lần là a và b
    a. Mùa Thu nức nở …Tiếng thở ... dài.Tiếng vĩ cầm, buồn ơi, mùa thu ơi.
    b. Lòng ta khốn khổ .…Với mỏi ... mòn.Tíếng thu buồn. Buồn ơi, điệu ru đơn


    - Đọan B :là đọan chuyển thêm vào xem giữa đọan A-A
    Nghẹn ngào, tê tái, nghẹn ngào tê tái. Khi giờ đã điểm í i…Ta ngồi ta nhớ những ngày nào xưa, những ngày nào xưa, và ta khóc lóc, và ta khóc lóc…


    - Đọan C :là đoạn điệp khúc
    Ta đi, rồi ta đi, theo ngọn gió, ta đi, ta đi theo ngọn gió xấu, cuốn ta đi, trôi dạt đây đó, trôi dạt đạy đó, trôi dạt đây đó. Như chiếc lá mùa thu, lá chết vàng khô…

    Cấu trúc bài nhạc này khá mới mẻ so với cấu trúc A – B, A – B – C,, .v.vv.
    Cấu trúc của nó là A – B – A – C – A hết.

    Tòan bộ bài nhạc viết trên âm thức Ré thứ. Nên mang một màu sắc chủ đạo là màu cam,

    Ta thử xem đọan A, tác giả vẽ nó bằng môt đường nét nhấn mạnh :

    La – Ré – Ré – La – Ré – Mí (mùa thu nức nở ớ ớ)

    Ré – La – Ré – Ré – La – Fa – Rè (tiếng thở ớ ơ …dài)

    Fá – Ré – Là (tiếng vỹ cầm)

    Là – Ré/ Dò – Ré – Ré (mùa thu, mùa thu ơi)

    Ta nhìn thấy trong đọan này, bút lực nhẹ đầu mạnh đuôi, uyển chuyển dứt khóat. Đã phác họa cơ bản nên một hình thái chúng ta cảm nhận như cái gì bay bổng trên cao, lọang chọang, từ từ, lã lướt và rơi nhẹ xuống.

    Đó là gì ?

    Nếu ta chú ý, đọan La – Ré – Ré – La – Ré – Mí (mùa thu nức nở ớ ớ), theo trường độ thì Ré (cam) chiếm 2 note phách + La (chàm) chiếm ½ phách + mí (vàng) chiếm 1 phách + phách nghỉ không xét. Ta thử dùng màu trộn với các tỉ lệ trên, bất ngờ, khi ta nhận ra là một màu vàng nâu rất đặc trưng của chiếc lá mùa thu Paris.

    Vậy các note nhạc đã vẽ nên chuyển động của chiếc lá mùa thu úa tàn trong cơn gió. Khá bài bản, và chuẩn mực trên phông nền Ré thứ màu cam(màu của mùa Thu)

    Đọan A :
    Ta nhìn thấy được cấu trúc bán cổ điển chưa rõ nét ở đọan này.Thọat nghe khá lạ tai dân Việt. Thế nhưng chỉ là ngũ cung mà thôi (Do,re,mi,fa,la)Theo tôi, sự lạ tai ấy, là do thiếu đi note Sol chủ đạo trong dân ca Việt Nam. Khiến cho mở đầu bài hát đã Tây hóa trên hệ thống ngũ cung

    Bước sang đọan B :
    Khi chuyển sang đọan B, ta thực sự bức vào không gian của nhạc bán cổ điển, hệ thống thất cung của Tây phương, khiến cho bài hát mang hẳn một không khí trời Tây. Tiết tấu đọan B nhanh – ngân (nghẹn ngào, tê tái…)làm cho đọan B không còn vẽ hình ảnh như đọan A, mà mang hẳn một tâm sự nấc nghẹn, đau khổ. Ấy thế, đọan B đã trở thành một gam màu tâm trạng, không còn là hình ảnh


    Điệp khúc đọan C :
    Theo tôi, đọan C này được khai triển dựa trên đọan A kết hợp B. Vừa mang màu sắc u sầu, nghẹn ngào với tiết tấu của đọan B, nhanh – chậm dứt khóat nhưng khác là thêm một cấu trúc lướt nhanh (ta đi, rồi ta đi..lá chết vàng khô…) khiến cho ta cảm nhận một chiếc lá đầy tâm trạng bị cuốn theo cơn gió, lúc lên nhanh, lúc bay cao, lúc rơi xuống, lúc mạnh, lúc yếu theo gió. Nhẹ nhàng, dứt khóat, như nắng chiều, sáng mà không gắt, nhu mà không nhược.

    Để nhận ra sự khác biệt rõ nét của 3 đọan A – B – C. Ta thử nhìn cách sử dụng quãng trong 3 đọan này.



    Đọan A :Gồm 5 lọai quãng
    Q.1-----------Q.2------------Q.3-------------Q4------------Q.5
    4 lần 4 lần 2 lần 4 lần 4 lần
    Đây là một cấu trúc cân bằng ổn định thường thấy ở nhạc bán cổ điển Tây Phương, khi 3 quãng đúng (Q1,Q4,Q5) kèm theo 1 quãng trưởng (Q2) dùng 4 lần, tạo nên cấu trúc ổn định chuẩn mực. Lẫn vào đó 2 lần quãng 3 trưởng nằm ở đọan luyến (thở..ơ..ơ..dài) tạo nên một không gian lâng lâng xuống nhẹ như một tiếng thở dài mà không gây nhàm chán khi dùng đồng bộ các quãng ngắn – dài chung với nhau.


    Đọan B :Xuất hiện thêm 1 quãng 3 tăng
    Q.1-----------Q.2------------Q.3-------------Q4------------Q.5
    12 lần 12 lần 2 lần 2 lần 5 lần
    (x 3) (x 3) (nguyên) (chia 2) (+ 1)

    Ta nhận thấy ở đọan này dùng khá nhiều quãng ngắn, với các note cao, thấp trở nên đều đặn. Khiến ta cảm thấy như những bậc thang đi từ từ trên cao xuống thấp, như một sự hài hòa trong hạnh phúc – khổ đau, thiên đường – địa ngục, …mà ta dễ gặp trong cấu trúc nhạc Betthoven. Điều này khiến cho đọan B trở nên đầy tâm trạng.


    Đọan C :Đến đọan này xuất hiện thêm 1 quãng mới (Q6)
    Q.1-----------Q.2------------Q.3-------------Q4------------Q.5------------Q6
    13 lần 8 lần 6 lần 5 lần 3 lần 1 lần

    Việc thay đổi nhanh các lần sử dụng quãng, làm cho đọan C các note từ cao xuống thấp đều đặn theo thời gian mà hạ xuống chậm rãi (hoặc ngược lại), như thể các note bị ảnh hưởng bở một ngọai lực vô hình tác động lên nó. Ấy thế, phải chăng « Như chiếc lá mùa thu ? Lá chết vàng khô ! »


    Từ đó, ta thấy bài hát này, Phạm Duy không chỉ vẽ chuyển động, vẽ tâm trạng, phối màu hợp lý. Tạo nên một không gian mùa Thu khá ấn tượng. Một mùa thu vay mượn hình ảnh chiếc lá vàng rơi, cuốn theo gió. Khiến cho chiếc lá mang tâm trạng, Tâm trạng ấy là tâm trạng mùa thu hay tâm trạng của ai ? Bức tranh này làm tôi nhớ ngay đến danh họa VanGogh

    Ông là một bậc thầy của trường phái ấn tựơng, chỉ dùng màu sắc mà khắc họa tâm trạng cho bức tranh , khiên nó mang tâm hồn của một con người, mang đau khổ của một thi nhân.

    Cấu trục nhạc phối cùng ca từ làm cho ta thấm hơn cái thu mà nhạc sĩ đã thổi hồn vào bài thơ

    Lối hỏi ẩn « Mùa thu nức nở ? Tiếng thở dài »
    Đáp ngay « Tiếng vỹ cầm, buồn ơi mùa thu ơi »


    Khi đọan A mang tâm trạng khoắc khỏai, tự hỏi tự trả lời, thì câu B trả lời ngay cho đọan A

    Nghẹn ngào tê tái, nghẹn ngào tê tái Khi giờ đã điểm, ta ngồi ta nhớ Những ngày nào xưa Những ngày nào xưa, và ta khóc lóc Và ta khóc lóc....


    Cảm xúc ấy lại dứt khoát trong điệp khúc, khi đọan B hồi tưởng quá khứ (ta ngồi ta nhớ…) thì đọan C vang lên, thúc dục, dứt khoát

    Ta đi, rồi ta đi theo ngọn gió Ta đi, ta đi theo ngọn gió xấu Cuốn ta đi, trôi dạt đây đó Trôi dạt đây đó, trôi dạt đây đó Như chiếc lá mùa Thu, lá chết vàng khô.”


    Sau cùng nối lại đọan A để hết, bài hát tuy ngắn, nhưng đã trở nên dài miên man bất tận, như một tâm trạng sầu Thu bất tử. Tôi xin được phép gọi bài hát này là « mùa thu buồn bất tử », một mùa thu của cô đơn, như tiếng đàn không được hòa nhịp, như chiếc lá lạc lõng giữ vô vàn chiếc lá mùa thu. Ôi, đẹp tuyệt vời, có phải Paris chăng ?


    VÔ_DANH, mùa thu 2001, xa em, xa cả mùa Thu

    Wednesday December 10, 2008 - 08:53pm (PST)

    Yahoo | Mail, Weather, Search, Politics, News, Finance, Sports & Videos
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 22-10-2010, 10:30 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Thu Ca Điệu Ru Đơn



    Thu Ca Điệu Ru Đơn


    Cảm hứng sau khi đọc bài viết này của G. gởi lên, HV xin gởi tặng G. bài hát này nhé.
    Chúc G. có một cuối tuần thật hạnh phúc và an vui.
    HV
    Sống trên đời

    Comment

    • #3

      Mùa thu chết - Khánh Ly

      Mùa thu chết - Khánh Ly

      Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ Adieu của Guillaume Apollinaire. Khánh Ly hát trong băng nhạc Nguyễn Đình Toàn trước 1975

      [ame="http://www.youtube.com/watch?v=oHUem7yjoys"]YouTube - Mùa thu chết - Khánh Ly[/ame]


      L' Adieu – Apollinaire

      J'ai cueilli ce brin de bruyère
      L'automne est morte souviens-t'en
      Nous ne nous verrons plus sur terre
      Odeur du temps brin de bruyère
      Et souviens-toi que je t'attends

      Bùi Giáng dịch:

      Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
      Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
      Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
      Mộng trùng lai không có ở trên đời
      Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
      Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 26-09-2009, 08:18 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4



        Nước mắt mùa thu - Phạm Duy -Lệ Thu




        Nước mắt mùa Thu khóc ai trong chiều
        Hàng cây trút lá nghĩa trang điù hiu
        Từng chiếc từng chiếc lệ khô vàng héo
        Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ réo tên người đời quên

        Nước mắt mùa Thu khóc than triền miên.
        Nước mắt mùa Thu khóc trong đêm dài
        Mùa mưa chới với tiếng mưa buồn rơi
        Người xây ngục tối tình yêu lừa dối
        Giọt mưa tìm tới để chia lầm lỗi với người hoài trinh

        Nước mắt mùa Thu khóc cho cuộc tình.
        Nước mắt mùa Thu khóc cho hạnh phúc
        Mỏng manh vụt đến rồi tan tành, như trăng thanh
        Nước mắt nào nguôi khóc cho đời mất thần linh
        rồi, người xa người (tôi xa tôi).

        Nước mắt mùa Thu khóc than một mình
        Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
        Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
        Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
        trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình.



        Nước mắt mùa thu - Phạm Duy -Khánh Ly


        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 22-10-2010, 10:27 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom