• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tình ca - Phạm Duy -

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tình ca - Phạm Duy -

    Phạm Duy

    Bên cầu biên giới

    Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
    Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu
    Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
    Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa

    Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
    Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
    Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
    Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ

    "Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
    Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới
    Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
    Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ

    Bên cầu biên giới
    Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
    Sông nước xa xôi,
    Mây núi khắp nơi
    Không tỏ một đôi lời ...

    Ôi giấc mơ qua
    Mộng đời phiêu lãng giang hồ
    Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
    Hay là chết bên bờ sông Da - nube
    Những đêm sáng sao

    Nhưng đường quá xa vời
    Hương trời vẫn mê mài
    Lòng tôi sao vẫn còn biên giới !
    Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
    Ôi dòng tóc êm đềm!
    Ôi bể mắt đắm chìm!
    Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
    Mộng bền năm xưa
    Chỉ là mơ qua" !!!


    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=nuuEyllM1IA"]YouTube - Ben cau bien gioi[/ame]


    Bên Cầu Biên Giới - Lào Kai



    Tìm về mồ mả gia tiên cũng như tìm ra tông tích họ hàng là hạnh phúc cuối đời của tôi, bởi vì không còn gì buồn hơn là sống suốt đời mà không biết mình là ai, từ đâu tới, đi về đâu ?

    Tái ngộ với bạn bè cũ, người còn kẻ mất, là được sống lại những tình cảm xa xưa, tự thấy mình không cô đơn như mình tưởng.

    "Lên rừng xuống biển" sẽ là những tùy bút kể đến những cuộc hành hương, thăm viếng rất nhiều danh lam thắng cảnh, không những chỉ là di tích lịch sử của đất nước mình, mà còn là những nơi dính líu tới một bài hát, một người tình, một kỷ niệm riêng của tôi nữa…


    Sau khi đã sống tại một tỉnh biên giới miền Đông là Moncay lúc mới 17 tuổi, đã từng bước qua chiếc cầu sắt để đi đánh bạc ở thị xã Đông Hưng bên Tầu, bây giờ tôi lại được sống bên một chiếc cầu biên giới khác, cũng có một sòng tài xiủ nằm trên thị trấn Cốc Lếu ở bên kia sông đang chờ đợi mình.

    Lúc tôi tới đó (1947) thị xã Lào Kai vẫn còn nguyên vẹn dù cả nước đang thực thi chính sách vườn không nhà trống. Nhà cửa xây theo kiểu Tầu trên những con phố nhỏ, đường xá là những con dốc khuất khuỷu đắm chìm trong sương sớm.


    Tôi đang là nhân viên của đoàn Văn Nghệ Giải Phóng, đi từ Yên Bái tới công tác tại đây. Bất ngờ tôi gặp Văn Cao và vài bạn khác là Ty Rỗ, Hoành, Đạt v.v… cũng có mặt tại thành phố biên giới này. Các bạn của tôi vừa mở ra ở Lào Khai một phòng trà với cái tên là Quán Biên Thùy do Văn Cao làm chủ. Quán này bề ngoài là phòng trà và khiêu vũ trường, bên trong là một cơ sở tình báo để theo rõi và ngăn bắt những đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng có ý định vượt biên giới qua Trung Hoa.



    Tôi và Ngọc Bích bỏ ngay đoàn Văn Nghệ Giải Phóng để thành nhạc sĩ và ca sĩ của phòng trà. Đêm đêm cùng hai ba nhạc công đánh đàn và ca hát cho một nhúm người nghe và nhẩy đầm. Ban ngày -- hay đúng hơn là ban trưa – tôi kéo một cô vũ nữ vào sòng bạc hay đi chơi vùng lân cận với Văn Cao. Vì nghề nghiệp tình báo, Văn Cao là bạn thân của một lãnh chúa người Nùng tên là Hoàng A Tưởng. Tới dinh của lãnh chúa là được hưởng những thú vui như gái đẹp, rượu nồng, nghe nhạc khène và hút á phiện. Với tuổi 25, chúng tôi nhào vào những thú ăn chơi như đom đóm vờn chơi với lửa.

    Sau khi đã soạn một số bản nhạc gọi là nhạc hùng cho cuộc kháng chiến (Về Đồng Quê, Khởi Hành, Nhớ Người Thương Binh…), bây giờ tôi muốn viết một bản nhạc tình, bởi vì tôi muốn xả hơi sau một thời gian căng thẳng. Vả lại, từ khi đi theo cuộc chiến, tới nay tôi mới gặp đàn bà là cô vũ nữ phòng trà (quên tên mất rồi) xui tôi có cảm hứng để soạn ngay một tình khúc.

    Tôi soạn ra bài Bên Cầu Biên Giới khi cùng người đẹp đứng cạnh chiếc cầu phân chia biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.


    Mới đầu, tôi chỉ nghĩ đó là một tình khúc có anh, có em, có dòng nước lũ, có nắng ngừng trên chiếc cầu biên giới… nhưng mãi về sau tôi mới chợt thấy đó là bài hát nói về biên giới trong lòng người, giữa hòa bình và chiến tranh, giữa cái tốt cái xấu… mà anh nghệ sĩ trẻ tuổi ngây thơ là tôi lúc bấy giờ muốn phá vỡ nó đi.

    Bên Cầu Biên Giới cũng còn là bài hát mong ước phiêu du trên thế giới, được sống trong lòng người đẹp Tô Châu, được chết bên dòng sông Danube, lạy Trời, tôi cũng đã có may mắn được thấy cái đẹp và sống trong không khí lãng mạn của hai nơi đó.

    Rồi tới bây giờ, tôi vẫn còn sống để tới nơi mà cách đây trên dưới 60 năm, bài hát được ra đời và còn sinh tồn cho tới ngày nay.





    Quang cảnh không còn hoang dại như xưa. Cạnh chiếc cầu bắc qua sông Nạm Thi (Sông Hồng), bây giờ có xây một trụ sở của lính biên phòng với bóng cây râm mát ở bên phía Việt Nam. Bên kia cầu là Cốc Lếu, một thành phố nhỏ của Trung Hoa mà tôi đã có lần qua đó để ăn điểm tâm. Bây giờ Cốc Lếu được mở mang và có rất nhiều cao ốc.



    Thế là tôi mãn nguyện... Sau 60 năm, được trở về nơi mình đã ngồi ước mơ, nay tóc đã bạc trắng nhưng con tim thì hình như vẫn còn mơ mộng như xưa...Khiến cho tôi phải ngẫm nghĩ về cụm chữ "nước chẩy qua cầu", câu này thường ngụ ý : thời gian trôi nhanh, cái gì cũng có thể bị thay đổi... Thế mà đứng bên chiếc cầu biên giới này, ước mơ của tôi vẫn còn y nguyên, nhưng chua sót thay, chưa thấy có một giải pháp nào có thể được dùng để xóa tan ranh giới giữa người Việt Nam ! Vẩn còn người bên ni, bên nớ...


    Trước khi rời thành phố biên thùy này, tôi có dịp được tới một ngôi nhà thờ ở Lào Kai đã đổ nát, và lại thấy rằng, với thời gian, cảnh vật có thể dễ dàng trở thành hoang phế, nhưng lòng mình thì chưa thấy hoang vu, dù những mơ ước xa xưa (phá vỡ biên giới) chưa được thỏa mãn vẹn toàn.



    Bắc Hà và Chapa

    Chúng tôi đã có sẵn xe hơi thuê trước từ một văn phòng du lịch ở Hà Nội, để đưa chúng tôi đi Bắc Hà và Sapa. Từ thành phố Lào Kai, xe bus đi Bắc Hà và Sapa phải leo một con dốc ngoằn ngoèo dọc theo biên giới hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Con sông ở giữa hai nước kia là con sông Hồng Hà nhưng ở đoạn sông này, nó mang tên là sông Nậm Thi.



    Nhìn qua cửa xe hơi, anh tài xế trẻ tuổi chỉ cho biết là chúng ta đang chứng kiến việc người Tầu qua sông ăn cắp chôm chôm của Việt Nam để chở về Trung Quốc bằng xe camion !

    Ngồi trong xe, vừa coi cảnh người Tầu đi ăn trộm, vừa nghe giáo sư sử học Lê Văn Lan nói về sự tích của cái tên Lào Kai, trong lòng chúng tôi rất thấm thía. Giáo sư Lan cho biết khi xưa người Tầu gọi thành phố này là Lão Nhai, nghĩa là thành phố của người già. Cũng như họ gọi thành phố Mông Cái là Man Nhai, thành phố của sâu bọ. Trong dĩ vãng, người Tầu coi nước của họ là trung tâm của vũ trụ (cho nên có cái tên là Trung Hoa), họ gọi những dân ở những nước chung quanh là:
    Đông Di nghĩa là dân man rợ ở phía Đông
    Tây Nhung nghĩa là dân khuyển nhung ở phía Tây
    Nam Man nghĩa là dân sâu bọ ở phía Nam
    Bắc Địch nghĩa là chó (chữ có bộ cẩu) ở phía Bắc...

    Bây giờ, đang chứng kiến quả tang vụ ăn trộm kia, hay là chúng ta đăt lại tên cho tỉnh Vân Nam ở bên kia sông là tỉnh "Chôm chôm chôm" !

    Xe bus từ từ leo lên vùng Sapa. Tôi lợi dụng lúc xe đi chậm, chụp những tấm hình trâu bò về rục mõ xa xôi... nhưng chỉ chụp được cảnh người Dao kéo trâu đi với những con trâu mộng, rất đẹp, rất đáng yêu.



    Hôm nay là ngày chủ nhật, người miền núi thường chọn ngày này để họp chợ. Họ từ những buôn làng xa xôi kéo nhau về một nơi gần Sapa gọi là Chợ Bắc Hà.


    Tại đây, cái chợ tỉnh nhỏ xây bằng gạch không đủ chứa cửa hàng và người đi chợ, việc mua bán súc vật như chó, mèo, trâu, bò, lợn, ngựa... xẩy ra ở ngoài trời.




    Đầy đủ các sắc người chen chúc nhau trong cái chợ nhỏ này : người Thượng, người Kinh, kiều bào, Tây ba lô, kể cả du khách Trong Hoa, Nhật Bản... Có cả những người Mán Sơn Đầu mà quanh năm -- theo Giáo sư Lan -- chỉ tắm khô mà thôi... Nhưng ở đây đa số là người của sắc tộc Mèo, vốn gốc là người Miêu ở bên Tầu, trôi dạt sang Việt Nam từ những thế kỷ trước. Không sống được với người dân ở đồng bằng, họ kéo nhau lên rừng sinh sống và còn giữ nguyên được nếp sống văn hóa của họ.



    Họ sống ở trên núi, không có nhiều đất rộng để họ cầy cấy cho nên họ phải tạo ra những "ruộng bậc thang". Những ruộng này chỉ có một lớp đất mỏng trên nền đá cho nên họ đã sáng chế ra cái cầy gọi là "cầy Mèo", khác với cầy ở vùng suôi. Tài tình nhất là họ phải làm sao để ruộng của họ có nước đầy đủ, cho lúa sống được ở trên lưng chừng núi.

    Người Mèo cũng chia ra hai loại : Mèo/Mnông (hình như) đội khăn xanh, còn Mèo/Dao thì chít khăn đỏ. Tôi kinh ngạc khi thấy có bà mẹ người Mèo, trên 70 tuổi mà vẩn còn khỏe mạnh, tinh tường, vẫn còn sỏ lỗ kim được...



    Chợ Bắc Hà là nơi ngành du lịch đang phát triển mạnh vì người ngọai quốc rất thích tới vùng núi miền Bắc này để quan sát đời sống gần với thiên nhiên nhất của những sắc tộc chưa bị nhiễm văn minh thị thành của Âu Mỹ. Nhiều hotel, restaurant được mở ra để chiêu khách.



    Thế là cuộc đi thăm chợ Bắc Hà đã xong. Chúng tôi đi Sapa. Tới nơi, thu xếp xong chỗ ở tại hotel, tôi đứng ngoài bao lơn phóng tầm nhìn xuống thành phố núi... Thật là đẹp mắt, đẹp lòng ! Vừa thấy mình nhỏ nhoi, vừa thấy mình vĩ đại ! Tôi xuống phố, dạo chơi...




    Sapa không lạnh như tôi tưởng. Thành phố nhỏ hơn Dalat rất nhiều. Nhưng nơi nghỉ mát ở Bắc Việt này có vẻ hoang vu hơn, bí hiểm hơn... tại đây có những con đường toàn là đường dốc, nhà cửa và phố xá ít hơn, do đó dễ thân mật hơn.


    Tới bất cứ nơi nào trong thành phố, cũng thấy người Dao nhiều hơn người Kinh. Họ ở những bản thôn chung quanh thành phố và suốt ngày đêm đem đồ tiểu công nghệ đi bán rong. Họ nói tiếng Anh rất thạo.


    Chúng tôi ở Sapa hai ngày một đêm. Bèn tổ chúc đi chơi.


    Trước tiên, chúng tôi cùng nhau leo lên một nơi cao nhất Sapa, gọi là Cổng Trời. Chỉ cần đi bộ ra khu chợ là có ngay con đường đưa chúng tôi lên Trời.


    Ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ không tới được nơi này. Tôi bèn mua một cái gậy để leo giốc. Có thêm hai phụ nữ vừa kéo, vừa đẩy cho tôi leo...




    Trên đường đi lên Cổng Trời, tôi ngồi nghỉ chân ở một quán bán nhiều thứ thuốc. Bà chủ quán bán thuốc này là người Kinh, tên là Đỗ Thị Vui, sinh trưởng tại đây, vì đã quá quen thuộc với sự mệt mỏi khi trèo giốc của những du khách như tôi, nên có sẵn bàn ghế và một ấm trà nóng để đón khách. Trong quán này, có bán đầy đủ các loại thuốc của người miền núi như các thứ lá trị bịnh của đông y, cao hổ cốt và nhất là nấm "linh chi" mà tôi đã uống thử vài năm trước đây. Mua khoảng một chục đô la thứ nấm đỏ này, rồi đem về nhà nghiền ra bột để pha nước uống thì rẻ hơn là mua linh chi của Nhật Bản sản xuất với giá 100 đôn một hộp.


    Bà chủ quán đòi chụp hình bà nắm tay tôi, làm tôi ngượng quá !!!





    Đến một quãng đường, tôi gặp một vườn hoa lớn để tôi dừng chân lại ngắm hoa. Có một khóm cây để tôi phải buột miệng ngâm : hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông...



    ... Rồi lại tiếp tục chèo thang... lên tới cổng trời.



    Đứng ở cổng trời là nơi cao gần ngang với núi Fan Si Pan -- ở trước mặt -- là đứng ở cao độ 3.140 mét, địa điểm cao nhất của Việt Nam..








    Rồi tới lúc xuống giốc để về thành phố, tôi còn được thấy một cái cối nhỏ chạy bằng nước, một chiếc cầu bằng gỗ... mà tôi rất quen thuộc trong những ngày sống ở Việt Bắc khi xưa.


    Nhưng vì tôi còn muốn được đi thăm một ngôi làng, thăm đồng bào ở đây là người Dao mà tôi chưa gặp bao giờ, hôm sau chúng tôi thuê xe hơi đi Tà Phin, cách Sapa khoảng vài chục cây số. Quang cảnh thật là đẹp, đẹp hơn cả những hình ảnh Việt Bắc xưa kia còn nằm trong ký ức.


    Chúng tôi tới làng thì được tiếp đón ngay tại một Câu Lạc Bộ. Những người Dao này nói không sõi tiếng Việt... nhưng họ nói tiếng Anh rất rành rẽ. Từ ngày Việt Nam mở cửa, khách du lịch tới vùng này rất đông cho nên họ đã có ngay một cửa hàng nho nhỏ mà họ đeo trên vai. Họ bán những miếng vải thêu, những cái túi nhỏ, những đồ trang sức bằng bạc...



    Tôi muốn nghe họ hát nên mua một cái túi nhỏ mà tôi đeo trên ngực để đựng cái máy ảnh Casio. Hai cô sơn nữ này hát ngay một điệu mà tôi nghe ra có âm giai tứ cung với hòa điệu tự nhiên..


    Hai cô này hát ngay trên con đường nhỏ dẫn vào làng. Xe hơi không vào tận làng được, tôi phải lội bộ gần hai cây số. Nhưng nhờ có tiếng hát của hai cô sơn nữ nên tôi quên cả mệt...






    Và tôi gặp ngay một con suối quen thuộc. Lẽ dĩ nhiên có một vài nhà được xây không xa bờ suối này, giống như trong bài hát Suối Mơ của Văn Cao. Khi xưa vợ chồng tôi cũng đã từng có một ngôi nhà bằng gỗ rừng xây bên bờ suối ở Yên Giã, Thái Nguyên (hay Bắc Kạn?)...




    Làng này dựa lưng vào một núi đá, trong đó có một cái hang mà người ta đang tu bổ để câu thêm khách du lịch.







    Rồi tôi xin phép được vào nghỉ chân trong một túp nhà của đồng bào, để nhớ lại cảnh quây quần chung quanh bếp lửa khi xưa...





    Trong dĩ vãng, tôi đã được sống với một vài bộ tộc trong những ngôi nhà của họ ở Cao Bằng, Lạng Sơn hay ở vùng Tây Nguyên Trung Phần, và khi cần đem truyền thuyết Một Mẹ Trăm Con vào Tân Nhạc, tôi đã có một bài hát mà nhiều người biết :



    Anh em ta cùng mẹ cha

    Nhớ truyện cũ trong tích xưa

    Khi thế gian còn mù mờ

    Xưa khi xưa mẹ đẻ ra
    Trăm cái trứng, sinh lũ con
    Trăm đứa con cùng một dòng...
    Năm mươi con vượt đồi non
    Phá rừng núi, khai rẫy nương
    Xây đắp buôn, lập nhà sàn
    Năm mươi con dọc Trường Sơn
    Đi xứ Bắc, đi xứ Nam
    Xây núi sông, lập ruộng đồng...








    Nay tôi có dịp trở về qưê hương, mộng ước của tôi đã được thực hiện. Ngồi trong căn nhà của người Dao, lòng tôi vang lên một tiếng hát nữa mà tôi đã soạn cho miền sơn dã Việt Nam :



    Kia mùa Xuân đến buôn chúng mình

    Và lòng dân hân hoan đón Xuân

    Kìa chàng trai bước vui trên đời

    Vào đồi nương thăm bông lúa tươi.







    Kìa nàng sơn nữ bên suối ngàn

    Gội đầu thơm ca vui véo von

    Kìa là em bé ngoan chăn bò
    Thả diều theo tiếng sáo vi vu.







    Ngọn lửa thui miếng ngon chín ròn

    Rượu cần thơm, chung quanh cháu, con.

    Cụ già châm điếu ngon trên sàn
    Kể truyện Cao Nguyên xưa, véo von.














    Chúng tôi cũng có cơ hội đi tới nơi phân chia hai tỉnh Lào Kai và Lai Châu, nằm trên một đỉnh núi cao, khi muốn đi coi một vài ngọn suối ở dọc con đường này. Có dăm ba ngọn suối rất nên thơ để tôi tới ngồi mà nhớ tới những ngày sống ở Việt Bắc xa xưa. Nhớ tới ngưới vợ đang bụng mang dạ chửa mà tôi không nở bỏ lại ở Yên Giã để đi Âu Châu (Moscow, Berlin...)





    Ngay bên cạnh suối, trên lề đường, có một cái quán nhỏ, vừa bán quần áo, vừa bán cơm lam, thịt nướng. Tôi rất vui vì lâu lắm mới được ăn gạo nếp thổi bằng ống tre, ăn chung với thịt heo rừng nướng chả.






    Cô chủ quán người H' Mnông có cái tên là Xẻo Mẩy (Tiểu Mai), trẻ đẹp, ăn nói rất có duyên. Cô ta nói đùa rằng người ta gọi bộ lạc này là "h' mông" chỉ vì đàn bà mặc quần ngắn quá nên "hở mông" ra.






    Ăn xong (cái gọi là) cơm lam, thịt rừng và nghe chuyện Cô Tiểu Mai này để biết thêm chút ít về đời sống của một số người ở vùng Sapa này, không quá vất vả vì phải làm ruộng trên núi và nhờ vào người du lịch mà có tiền ra tiền vào...

    Thế là tôi đã có may mắn làm cuộc hành hương tới một nơi tôi có ít nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người !



    Link
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 25-09-2009, 03:52 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom