Dịch cúm A/H1N1 có nguy cơ sẽ trầm trọng hơn vào mùa thu
Đã có 170 ca tử vọng tại Hoa Kỳ (New York 44, California 21, Texas 17).
Hôm 02/07/2009, Bộ trưởng Y tế Anh quốc Andy Burnham dự báo là kể từ cuối tháng 8, dịch cúm A ( H1N1 ) có thể tăng với nhịp độ mỗi ngày có thêm 100 ngàn ca riêng tại nước Anh.
Hiện giờ, Anh quốc là một trong những quốc gia bị dịch cúm A nặng nhất với số người bị nhiễm đã lên tới 7.447 tính cho đến hôm qua. Tình hình lên đến mức mà bây giờ, chính phủ Luân Đôn đã từ bỏ mục tiêu ban đầu là khống chế dịch và bây giờ tập trung vào việc chữa trị những người đã bị lây nhiễm. Thậm chí Bộ trưởng Y tế Burnham dự trù đến khả năng là thuốc kháng siêu vi sẽ chỉ được dành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất.
Còn tại Hoa Kỳ, có 28.000 người được xác nhận đã nhiễm cúm A ( H1N1 ), nhưng Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh thẩm định là rất có thể đã có 1 triệu người bị nhiễm bệnh ở Mỹ. Trước tình hình này, Nhà trắng vừa loan báo sẽ triệu tập vào tuần tới một phiên họp khẩn cấp với các bộ trưởng Y tế, Giáo dục và An ninh nội địa để chuẩn bị đối phó với tình huống dịch cúm A trở nên trầm trọng hơn.
Đã có 170 ca tử vọng tại Hoa Kỳ (New york 44, California 21, Texas 17).
Page Not Found | CDC
Tại Bắc bán cầu cúm A sẽ phát triển nhanh hơn vào mùa thu
Số người bị nhiễm cúm A ( H1N1 ) nay cũng đang tăng mạnh ở Nam Mỹ, vì ở Nam bán cầu hiện đang là mùa đông, mùa mà virus cúm dễ lây lan. Nhưng còn tại khu vực Bắc bán cầu, các chuyên gia chờ đợi là dịch cúm A sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn vào mùa thu, thậm chí ngay từ trước ngày khai giảng niên học 2009-2010.
Nói chung, mỗi ngày lại có thêm những quốc gia mới loan báo bị dịch cúm A. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, dịch cúm A ( H1N1 ) nay đã lan ra 120 quốc gia, với hơn 77.000 người bị lây nhiễm và 332 ca tử vong. Nhưng theo các chuyên gia, các số liệu chính thức chỉ là phần nồi của tảng băng chìm.
Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế buộc phải gia tăng hợp tác phòng chống. Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, các bộ trưởng Y tế và chuyên gia đến từ khoảng 50 quốc gia đang họp lại ở Cancun, Mêhicô, nơi xuất phát dịch cúm này cách đây hơn hai tháng. Cuộc họp ở Cancun là nhằm trao đổi kinh nghiệm về phòng chống dịch cúm và tìm ra những giải pháp để đối phó tốt hơn với dịch bệnh.
Chưa biết khi nào vaccin cúm A mới được tung ra thị trường
Trước mắt, theo Tổ chức Y tế thế giới, lục địa bị dịch nặng nhất là châu Mỹ sẽ có đủ thuốc kháng siêu vi Tamiflu để đối phó với dịch bệnh trong những tháng tới. Kho thuốc này sẽ được bổ sung thêm 420 ngàn liều Tamiflu do Hoa Kỳ tặng cho các nước châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Hãng dược phẩm Roche đã hứa cung cấp 5,6 triệu liều thuốc để Tổ chức Y tế thế giới phân phát cho các quốc gia nghèo nhất tại lục điạ này. Hôm qua, tại cuộc họp ở Cancun, bà Maragaret Chan, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ cho các nước phía Nam, để các nước này có thể tự sản xuất thuốc kháng siêu vi và vaccin.
Vấn đề là ngay chính Tổ chức Y Tế thế giới cũng chưa biết là khi nào vaccin ngừa cúm A ( H1N1 ) mới được tung ra thị trường. Mỗi viện bào chế sản xuất vaccin theo những tiến trình khác nhau, cho nên một số vaccin có thể được chế tạo xong ngay từ tháng 8, những các vaccin khác có thể phải đến tháng 9, thậm chí đến tháng 11, mới có thể được bán ra.
Vấn đề phòng chống dịch cúm A ( H1N1 ) càng thêm phức tạp vì cho tới nay, đã có hai trường hợp kháng thuốc Tamiflu, một ở Đan Mạch và một ở Nhật Bản, tức là những trường hợp bệnh nhân không được chữa khỏi bằng thuốc Tamiflu mà phải được điều trị bằng thuốc khác. Nhưng thứ tư vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyên sử dụng Tamiflu để chống cúm A ( H1N1 ).
Đã có 170 ca tử vọng tại Hoa Kỳ (New York 44, California 21, Texas 17).
Hôm 02/07/2009, Bộ trưởng Y tế Anh quốc Andy Burnham dự báo là kể từ cuối tháng 8, dịch cúm A ( H1N1 ) có thể tăng với nhịp độ mỗi ngày có thêm 100 ngàn ca riêng tại nước Anh.
Hiện giờ, Anh quốc là một trong những quốc gia bị dịch cúm A nặng nhất với số người bị nhiễm đã lên tới 7.447 tính cho đến hôm qua. Tình hình lên đến mức mà bây giờ, chính phủ Luân Đôn đã từ bỏ mục tiêu ban đầu là khống chế dịch và bây giờ tập trung vào việc chữa trị những người đã bị lây nhiễm. Thậm chí Bộ trưởng Y tế Burnham dự trù đến khả năng là thuốc kháng siêu vi sẽ chỉ được dành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất.
Còn tại Hoa Kỳ, có 28.000 người được xác nhận đã nhiễm cúm A ( H1N1 ), nhưng Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh thẩm định là rất có thể đã có 1 triệu người bị nhiễm bệnh ở Mỹ. Trước tình hình này, Nhà trắng vừa loan báo sẽ triệu tập vào tuần tới một phiên họp khẩn cấp với các bộ trưởng Y tế, Giáo dục và An ninh nội địa để chuẩn bị đối phó với tình huống dịch cúm A trở nên trầm trọng hơn.
Đã có 170 ca tử vọng tại Hoa Kỳ (New york 44, California 21, Texas 17).
Page Not Found | CDC
Tại Bắc bán cầu cúm A sẽ phát triển nhanh hơn vào mùa thu
Số người bị nhiễm cúm A ( H1N1 ) nay cũng đang tăng mạnh ở Nam Mỹ, vì ở Nam bán cầu hiện đang là mùa đông, mùa mà virus cúm dễ lây lan. Nhưng còn tại khu vực Bắc bán cầu, các chuyên gia chờ đợi là dịch cúm A sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn vào mùa thu, thậm chí ngay từ trước ngày khai giảng niên học 2009-2010.
Nói chung, mỗi ngày lại có thêm những quốc gia mới loan báo bị dịch cúm A. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, dịch cúm A ( H1N1 ) nay đã lan ra 120 quốc gia, với hơn 77.000 người bị lây nhiễm và 332 ca tử vong. Nhưng theo các chuyên gia, các số liệu chính thức chỉ là phần nồi của tảng băng chìm.
Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế buộc phải gia tăng hợp tác phòng chống. Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, các bộ trưởng Y tế và chuyên gia đến từ khoảng 50 quốc gia đang họp lại ở Cancun, Mêhicô, nơi xuất phát dịch cúm này cách đây hơn hai tháng. Cuộc họp ở Cancun là nhằm trao đổi kinh nghiệm về phòng chống dịch cúm và tìm ra những giải pháp để đối phó tốt hơn với dịch bệnh.
Chưa biết khi nào vaccin cúm A mới được tung ra thị trường
Trước mắt, theo Tổ chức Y tế thế giới, lục địa bị dịch nặng nhất là châu Mỹ sẽ có đủ thuốc kháng siêu vi Tamiflu để đối phó với dịch bệnh trong những tháng tới. Kho thuốc này sẽ được bổ sung thêm 420 ngàn liều Tamiflu do Hoa Kỳ tặng cho các nước châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Hãng dược phẩm Roche đã hứa cung cấp 5,6 triệu liều thuốc để Tổ chức Y tế thế giới phân phát cho các quốc gia nghèo nhất tại lục điạ này. Hôm qua, tại cuộc họp ở Cancun, bà Maragaret Chan, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ cho các nước phía Nam, để các nước này có thể tự sản xuất thuốc kháng siêu vi và vaccin.
Vấn đề là ngay chính Tổ chức Y Tế thế giới cũng chưa biết là khi nào vaccin ngừa cúm A ( H1N1 ) mới được tung ra thị trường. Mỗi viện bào chế sản xuất vaccin theo những tiến trình khác nhau, cho nên một số vaccin có thể được chế tạo xong ngay từ tháng 8, những các vaccin khác có thể phải đến tháng 9, thậm chí đến tháng 11, mới có thể được bán ra.
Vấn đề phòng chống dịch cúm A ( H1N1 ) càng thêm phức tạp vì cho tới nay, đã có hai trường hợp kháng thuốc Tamiflu, một ở Đan Mạch và một ở Nhật Bản, tức là những trường hợp bệnh nhân không được chữa khỏi bằng thuốc Tamiflu mà phải được điều trị bằng thuốc khác. Nhưng thứ tư vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyên sử dụng Tamiflu để chống cúm A ( H1N1 ).
(theo RFI.fr/tiengviet)
Comment