• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bùi Giáng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bùi Giáng

    Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín

    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
    Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
    Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh

    Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình

    Anh quên mất bò đương gặm cỏ
    Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào
    Có hay không ? bò đương gặm đó ?
    Hay là đây tiếng gió thì thào?
    Hay là đây tiếng suối lao xao
    Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống ?



    Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
    Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
    Mùi lên men phủ ngập mông lung
    Không biết nữa mà cần chi biết nữa



    Cây lá bốn bên song song từng lứa
    Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
    Hạnh phúc trời với đất mang mang
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không
    ((¯*:·..·:**:·..·:**:·..·:**~Tam Lang~**:·..·:**:·..·:**:·..·:*¯))
    Similar Threads
  • #76


    Nương nương đâu rồi

    Không điên mà giống như điên
    Không điên có vẻ như điên mới là

    Chiều nắng xuống , sớm sương sa
    Khuya tăm tối lạnh , cứ ra ngoài đường

    Hét la đầu phố cuối phường
    Thất thanh kêu gọi : Nương nương đâu rồi

    Bùi Giáng
    ( trích tập thơ Như Sương )

    Comment

    • #77


      Ở đời chút kỷ niệm cỏ thơm

      Ở đời sáng uống cà phê
      Quán trong hẻm nhỏ như quê quán nhà

      Ngoại ô thành phố phồn hoa
      Ấy Sài - Gòn, ấy thiết tha bấy chầy

      Phồn hoa nô nức lắm thay
      Càng hăm hở lắm càng ngây thơ nhiều

      Lạ cho đất nước diễm kiều
      Miền Nam nước Việt sóng triều Cửu Long

      Ngồi đây tưởng nhớ xa xăm
      Nhớ nhung Lục Tỉnh trăng rằm Long Xuyên

      Ba mươi năm trước hiện tiền
      Hình về hiện tại bóng nghiêng nghiêng đầu

      Ở đời có được mấy đâu
      Hoa thơm cỏ lạ thơm màu ngẫu nhiên

      Ôi người thục nữ Long Xuyên
      Tìm đâu thấy lại thuyền quyên một lần

      Tình và nghĩa, nghĩa và ân
      Tình yêu ân nghĩa tình thân hơn tình

      Về sau vạn lý tiền trình
      Ngẫu nhiên ngồi quán một mình ngoại ô

      Nhớ nhung từng đợt xôn xao
      Tuổi già vây chặt chiêm bao lối về

      Bùi Giáng
      ( tập thơ Như Sương )

      Comment

      • #78


        Ra đi

        Ra đi đủ một phương trời
        Còn bao phương nữa mới rồi mười phương ?

        Ra đi đủ một nẻo đường
        Nẻo nào mỹ nữ chưa tường tuổi tên

        Còn đi muôn nẻo chưa quen
        Mong chờ tao ngộ ở bên giậu rào

        Khu vườn nàng ở nơi đâu
        Còn chăng mặt ngọc hoa đào đối nhau

        Bùi Giáng
        ( trích tập thơ Như Sương )

        Comment

        • #79

          Bùi Giáng - Người Thi sĩ kỳ dị
          Người viết sách với tốc độ kinh hồn

          Error - 404" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Bùi Giáng là một con người gây kinh ngạc cho bất kỳ ai quan tâm đến ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách nghiên cứu triết học đông tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác… nhưng Bùi Giáng đồng thời lại còn chạy nhảy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những con người mà ta quen gọi là điên.
          <DIV>Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai thoại ly kỳ, những thông tin hư hư thực thực. Trước nay, có khá nhiều bài viết về ông nhưng đều rất tản mạn, hầu hết chỉ là những bài lẻ tẻ đăng báo hoặc bài của nhiều người viết trong các tuyển tập hoặc đặc san kỷ niệm Bùi Giáng. Dựa trên những tài liệu có được và những tác phẩm của ông, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những thông tin tương đối có hệ thống về diện mạo của con người tài năng thuộc hạng siêu phàm nhưng rất kỳ dị này.

          Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Nói về số lượng, thì ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam trước giải phóng. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư viện, miệt mài bên trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều người từng gần gũi ông ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang thang rong chơi nhàn nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Vậy ông viết sách vào lúc nào?

          Một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể lại chuyện viết sách của ông như sau: “Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ (Giám đốc Nhà xuất bản An Tiêm lúc đó) vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, đã dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm”.

          Nhà văn này kể tiếp: “Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất rong chơi. Bước chân vào nhà thầy Thanh Tuệ, chúng tôi đã thấy Bùi Giáng ngồi đó trước, tươi cười, ung dung trong cái phong thái của một con người nhàn nhã nhất thế giới, chẳng có một dấu vết nhỏ nào của một người viết đang gió táp mưa rơi với ngàn ngàn trang sách”. Ai cũng lấy làm ngạc nhiên và cố gắng tìm hiểu nhưng không thể nào hiểu nổi. Chưa bao giờ những người gần gũi Bùi Giáng bắt gặp ông đang ngồi viết sách. Vắn tắt là Bùi Giáng chẳng làm gì hết, chẳng ai một lần nhìn thấy Bùi Giáng đang làm gì hết. Thầy Thanh Tuệ cũng chỉ lắc đầu cười: “Tôi cũng lấy làm kỳ. Ảnh lang thang suốt ngày, chẳng thấy lúc nào ngồi viết hết. La cà hết nơi này đến nơi khác, uống rượu say ngất rồi về lầu lăn ra sàn ngủ, nhiều ngày bỏ cả bữa ăn. Đêm cũng không thức, chỗ nằm tối thẳm. Nhưng ảnh viết tôi in không kịp, nói ảnh tạm ngừng thì ảnh ngừng. Còn nói ảnh đem bản thảo tới thì nói buổi sáng buổi chiều ảnh đã tới ném bịch xuống cả năm, bảy trăm trang. Cứ thế đem sắp chữ thôi, đâu có thì giờ đọc. Điều kỳ lạ là thể loại trước tác nào ảnh cũng có ngay sách, dễ dàng và nhanh vô tả. Từ thơ đến văn. Từ một cuốn tiểu luận về Camus đến một cuốn tiểu luận về Nguyễn Du. Từ dịch thuật tiểu thuyết tới phê bình triết học. Tất cả như đùa như chơi vậy”.

          Có người ngạc nhiên quá, tìm cách rủ Bùi Giáng tới quán uống rượu để tìm hiểu. Nhưng chỉ tốn rượu đãi Bùi Giáng chứ chẳng khai thác được chút thông tin nào. Vặn hỏi mãi ông cũng không giải thích điều gì. Bùi Giáng chỉ cười cười, đốt điếu thuốc, cầm lấy ly rượu và nói “vui thôi mà” trước sự ngơ ngẩn của người hỏi chuyện. Trước sau ông không hề giải thích bất cứ thắc mắc nào. Nhà văn kể trên nói tiếp: “Chừng như ông không có gì giải thích, sự thành hình một tác phẩm nơi Bùi Giáng cuối cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó. Ừ, vui, ba chữ “vui thôi mà” là câu trả lời mơ hồ nghịch ngợm duy nhất của Bùi Giáng trước mọi sự tìm hiểu”.
          Sống trên đời

          Comment

          • #80

            Một năng lực phi thường của kẻ suốt ngày rong chơi

            Con người rong chơi suốt ngày này đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đáng kinh ngạc. Tổng số sách Bùi Giáng viết hoặc dịch đã được in Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />lên tới trên dưới 70 cuốn. Làm sao ông có thể tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ như vậy trong khi không ai thấy ông làm việc cả? Do Bùi Giáng viết với tốc độ quá nhanh chăng? Quả là như vậy thật. Câu chuyện do một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể sau đây quả là kỳ lạ.Nhà văn này cho biết, khi một tạp chí văn học thực hiện số chuyên đề về Bùi Giáng vào năm 1973, ông được phân công giới thiệu những bài thơ mới nhất mà Bùi Giáng sáng tác. Những bài vở khác của số tạp chí đó đã được những người khác thực hiện xong, chỉ còn chờ đợi những bài thơ của Bùi Giáng thôi. Nhưng Bùi Giáng sống rày đây mai đó, không có một địa chỉ nào cố định, biết ông ở nơi đâu mà tìm. Thật là nan giải. Đang loay hoay chưa biết kiếm tìm ở đâu thì thi sĩ bất ngờ ghé vào tòa soạn. Trước mắt mọi người là một bộ da bọc xương trong quần áo rộng thùng thình, một mái tóc dài đạo sĩ rối như tổ quạ, một cái túi vải cộng với một cây gậy. Nhà văn mỉm cười kéo Bùi Giáng ra trước tòa soạn chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm rồi mới hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Bùi Giáng gật đầu đồng ý liền.

            Tưởng rằng Bùi Giáng sẽ lấy những bài thơ đã chép sẵn ở túi vải ra hoặc nếu không có sẵn thì ông nói để chờ ông về nhà lấy đem tới liền hoặc là ông sẽ khất hôm sau đem thơ đến. Nhưng tất cả mọi dự đoán đều không đúng. Bùi Giáng chỉ hỏi mượn tòa soạn một cây bút, xin một xấp giấy và một… chai bia. Xong rồi ông bắt đầu ngồi xuống bàn. Và ông viết. Không phải là ông ngồi nhớ để chép lại những bài thơ làm từ hôm qua hôm kia hoặc tuần trước, mà là ông ngồi để sáng tác thơ ngay tại chỗ.

            Bấy giờ mọi người mới kinh ngạc nhìn nét bút, trong tay ông “thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả”, và những câu thơ lần lượt hiện ra trên giấy mà theo lời nhà văn trên là “như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ ngọn bút, từ đầu ngón tay thôi”. Chai bia còn sủi bọt thì Bùi Giáng còn ngồi viết không ngừng. Thơ cũng tuôn ra không ngừng trên những trang giấy. Nét chữ cũng nắn nót chỉn chu chứ không phải gạch đi xóa lại. Sau khi chứng kiến “gã phù thủy” Bùi Giáng sáng tác thơ ngay tại chỗ, nhiều người trong tòa soạn bấy giờ mới hiểu được một phần bí ẩn của con người ông. Một người khác chứng kiến chuyện này tâm sự: “Lần đó, tôi đã thấy, đã hiểu tại sao Bùi Giáng cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi. Đúng là ngủ ra thơ, thở ra thơ, uống la-de, hút thuốc lá ra thơ”.

            Sau khi sáng tác đủ đơn đặt hàng của tòa soạn, Bùi Giáng uống cạn chai bia, cười và lặp lại ba tiếng cửa miệng “vui thôi mà”, rồi đứng lên đi thẳng. Bùi Giáng ra khỏi tòa soạn mà mọi người vẫn còn ngồi ngẩn ra đó, ai nấy đều chưa hết bàng hoàng kinh ngạc.

            Quá trình tư duy và lao động sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra được những câu thơ mà không cần suy nghĩ? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng kể, một lần nọ có mấy người bạn Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: “Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi”. Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có một chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế có thể tin lời Bùi Giáng rằng với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn giản như ta làm toán cộng toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải suy nghĩ.

            Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên. Giai đoạn ra sách nhiều nhất của Bùi Giáng là khoảng từ năm 1964 đến năm 1970. Riêng năm 1969 Bùi Giáng cho ra đời đến mười cuốn sách. Cũng trong những năm này có những người đứng ra thành lập nhà xuất bản với mục đích chủ yếu để in tác phẩm của Bùi Giáng.

            (ST)
            Sống trên đời

            Comment

            • #81

              Xin chào nhau
              Xin chào nhau
              Bùi Giáng (1926-1998)

              Xin chào nhau giữa con đường
              Mùa Xuân phía trước miên trường phía sau
              Tóc xanh dù có phai màu
              Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

              Xin chào nhau giữa lúc này,
              Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
              Có trời mây xuống lân la
              Bên bờ nước có bóng ta bên người

              Xin chào nhau giữa bàn tay
              Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
              Thưa rằng: những ngón thon thon
              Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

              Xin chào nhau giữa làn môi
              Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
              Thưa rằng: bạc mệnh xin kham
              Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

              ...
              Xin chào nhau giữa bụi đầy
              Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
              Hỏi rằng: người ở quê đâu
              Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà

              Hỏi rằng: từ bước chân ra
              Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
              Thưa rằng: nói nửa là sai
              Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào

              Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
              Sá gì ngầu nhĩ mà chào đón nhau
              Thưa rằng: ly biệt mai sau
              Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên xuân...


              -----------------------
              Please pass the time of day
              English version by NGUYỄN HỮU LÝ

              Please pass the time of day in the middle of the road
              Spring in front, the long drawn-out behind
              Despite the salad-days’ hair has faded its color
              Verdant trees still have and give a pledge together

              Please pass the time of day in this right time
              There are a thousand of years standing to look at the vegetation
              And the firmament and clouds make their approaches downward
              Beside the water’s edge is my silhoulte reset to human beings’

              Please pass the time of day in the middle of the hand
              There are five tiny fingers exposing the index one
              Answered: the tapered fingers
              To warmly great just for once and it’ll still always remember each other

              Please pass the time of day between the lips
              There are rosy whitered tears which have wept life without a heart’s content
              Answered: as long as life endured a precarious destiny
              The unending pleasant hour would make a little vegetation

              ...
              Please pass the time of day among the plentiful dusts
              Looking in the distance, the shadow of a cloud cluster is leaning in head
              Asked: Where is your native place?
              Answered: I lived in my home village for a long time

              Asked: From your first step of departure away
              Who do you extend your miles longer in seeing the wind?
              Answered: It is wrong to say more
              Spring is awaiting someone’s steps for entrance

              Asked: What’s your strange land in dreams?
              It’s not a great matter of greating each other!
              Answered: Separation in the future
              It means to overlap meeting between fragrance and colors of the original spring...
              Sống trên đời

              Comment

              • #82



                Bùi Giáng có lần bị một người bán hủ tiếu đánh bị thương khá nặng, phải vào bệnh viện. Người thân của ông định "trả thù", nghe vậy, nằm trên giường bệnh, ông nói: "Hãy tha cho họ, họ là người thường mới đánh mình, vì họ không biết mình là con nhà trời. Nếu kiện, họ đi tù, lấy ai bán hủ tiếu cho bà con ăn".

                Người ta chứng kiến, trong cuộc sống, Bùi Giáng thỉnh thoảng có những hành vi, sinh hoạt khác thường, chẳng hạn mặc một lần nhiều bộ quần áo lên người; ra đường hò hét, huơ gậy giữa đám đông; thản nhiên đứng tắm nơi vòi nước công cộng..., rồi kết luận là ông điên (cũng do một phần, ông thường tự nói là mình điên trong nhiều bài viết, bài thơ). Thật ra, có lẽ đó chỉ là biểu hiện của một tâm hồn linh nhạy thái quá, do tố chất (khuynh hướng) siêu hình sung mãn ẩn chứa bên trong "đẩy đưa" mà thành ra bên ngoài như vậy.

                "Lỡ từ lạc bước bước ra"

                Trong con người Bùi Giáng có một tố chất mẫn nhạy với cõi siêu hình. Cũng một sự kiện, thậm chí một câu thơ vu vơ (nhưng tất nhiên phải hay), ông dễ liên tưởng đến những ý nghĩa, tư tưởng diệu vợi phía sau nó. Chẳng hạn với câu thơ "Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm" của Xuân Diệu, ông "phát hiện" đó chính là nói về tâm hồn của những thi sĩ phiêu bồng, luôn "bị" những cái vu vơ "kêu thầm" để mà lãng đãng, để mà suốt đời lên đường tìm kiếm một cái gì đó, và rốt cuộc để mà hệ lụy.

                Một đối tượng của siêu hình ám ảnh ông nặng nhất chính là việc con người sinh ra. Vì sao sinh ra? Sinh ra rồi tại sao lại chết? Thuở đầu đời cầm bút, ông đã có 2 câu thơ hay nói về điều này: Lỡ từ lạc bước bước ra/ Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn. Ông cho rằng sinh ra đời đã là "lỡ từ lạc bước bước ra" và phải đi tiếp mãi trên đường đời không thể chống chọi lại. Và "chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn" cũng là cách ông nói về sự gắn kết tâm thức mình với những rừng hoa trên núi ngàn quê ông, cái đẹp của chúng mà ông lần đầu được ngắm đã thành cái mênh mông xa vắng mãi trong tâm hồn ông. Lại có lần ông viết về mình: "Thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn và sẽ chết đi giữa cây cỏ gây cấn ly kỳ". Đó là cách nói quá thiết tha mẫn nhạy về cái cảm trạng ông sinh ra đời và làm thơ, nó đứng ở mép rìa cõi... điên, và ông bị cho "nói điên" là vì vậy.

                Khi được ai đó mời ăn tô phở hay hủ tiếu, ông thường lựa ăn... thịt trước. Người ta hỏi "ăn vậy sao ngon?", ông đáp ngay "thì cái ngon nên ăn trước chớ rủi chết bất tử thì sao"! Qua đó, người ta dễ kết luận "Bùi Giáng điên", nhưng rõ ràng là sâu xa trong ông, cái chết luôn ám ảnh thường trực. Có lần ăn mì Quảng (món ăn rất quen thuộc ở quê ông), ông chợt thở dài quay sang nói với ông bạn "ta ăn hai ngàn tô mì nữa ta chết". Ông bạn ngớ người. Nhưng đó là một câu nói... thăm thẳm!

                Điều đó lý giải vì sao, bên cạnh làm thơ, Bùi Giáng đã nhanh chóng cùng lúc đi sâu vào nghiên cứu, luận bàn triết học và có nhiều tác phẩm "đánh động" về lĩnh vực này.

                Người trời?!

                Cũng vì "cái tật" hay vào quán... hò hét, chỉ trỏ, Bùi Giáng có lần bị một người bán hủ tiếu đánh bị thương khá nặng, phải vào bệnh viện. Người thân của ông định "trả thù", nghe vậy, nằm trên giường bệnh, ông nói: "Hãy tha cho họ, họ là người thường mới đánh mình, vì họ không biết mình là con nhà trời. Nếu kiện, họ đi tù, lấy ai bán hủ tiếu cho bà con ăn".

                Nghe hai chữ "người trời", ai cũng lén cười, nhưng có lẽ Bùi Giáng nói... thật. Trong tâm thức ông luôn có những "giọng nói", "hình ảnh" siêu hình chất chứa. Nhiều lần, ông bật thốt những cái tên như Thích ca, Jesus, Khổng Tử, Trang Tử... cho đến Shakespeare, Nietzsche, Heideger... một cách tự nhiên để giải thích một điều gì đó trong câu chuyện đang nói, như thể những vị đó đã luôn là "bạn" của ông trong mọi lúc mọi nơi.

                Những khi Bùi Giáng đứng chỉ tay rối rít giữa những ngã tư, nhiều người quen rất lo có ngày ông bị đụng xe (nhưng có cái lạ là ông không bao giờ bị đụng). Hỏi: "Đã có công an làm trật tự giao thông rồi, nhà thơ làm vậy chi nữa?", ông chỉ tay lên trời đáp: "Ta đâu có chỉ đường cho loài người. Ta chỉ đường cho các thiên thần đang đi lại trên trời kia kìa". Hồi giữa những năm 1960, có lần nhà văn - thầy giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường đi tìm ông và thấy ông đang ngủ cạnh một ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nhà văn đánh thức ông dậy, quát to: "Về nhà ngủ". Ông ngồi dậy, đưa tay lên miệng suỵt suỵt mấy tiếng, bảo "Mi nói nhỏ thôi để những người dưới mộ ngủ ngon".

                Như thế cho thấy Bùi Giáng có năng lực... nhìn thấy người trời và người âm? Điều đó chỉ mình ông biết thôi, vì cũng chỉ mình ông nói ra. Nhưng qua các sự việc ấy, ít ra, ta thấy ông có khuynh hướng siêu hình mạnh mẽ. Nó đã chi phối không chỉ tư tưởng, thơ ca mà cả cuộc sống đời thường của ông. Ông quả là nhà thơ phiêu bồng theo cái nghĩa tinh mật của từ này.

                Thiền tọa và tịnh khẩu

                Có một Bùi Giáng ở nhà rất khác với Bùi Giáng ở ngoài đường phố. Nguyễn Thanh Hoài, người cháu rể ở chung với ông nhiều năm cuối đời, có lần hỏi "cháu thấy ở trong nhà mình đây, bác tỉnh táo và còn... khôn hơn người ta gấp trăm lần, vậy mà ai cũng nói bác điên, vậy bác điên giả bộ hay điên thiệt?" .

                Ông cười trả lời: "Ta vốn là con trai cả trong nhà. Nhưng vì mẹ ta là vợ thứ nên ta trở thành con thứ sáu, gọi là Sáu Giáng. Tuy thế, vì ta là con cả nên trong nhà từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, tụi nó đều bắt ta đứng ra giải quyết, nên chi thôi ta... điên cho nhẹ người. Vì vô lẽ ăn rồi cứ đứng ra giải quyết ba cái chuyện trời ơi. He he, đã điên thì làm sao mà đứng ra hòa giải cho được". Đây cũng là một... triết lý, nhưng là một triết lý khôn "không thể nói" của con người nông thôn miền Trung còn lưu cữu trong con người nhà thơ phiêu bồng phố thị.

                Cũng theo người cháu này, có những lúc Bùi Giáng ở hẳn trong nhà cả tháng trời. Suốt tháng đó, ông không hề mở miệng nói một câu, thậm chí cũng không đọc thơ vốn là nhu cầu "máu thịt" của ông. Ông chỉ nói một, hai từ trong những lúc cần thiết trao đổi. Ví dụ "ăn cơm không?", đáp "ừ"; "ăn thêm chén nữa?", đáp "không"... Và hình như "công án" tịnh khẩu dài lâu như thế không phải là điều dễ thực hành (ngay cả với người tu chân chính), cho nên người nhà thỉnh thoảng lại thấy ông lấy những áo quần cũ rách ra để ngồi vá. Ông vá thật khéo tay, miếng nào miếng nấy "đẹp như người ta vẽ". Chúng ta đồ rằng, với "công án" vá may đó, ông đã thực hành pháp chánh niệm của Phật giáo (chăm chú an trú trong hiện tiền, với việc mình đang làm từng giây phút) để rồi mới có những miếng vá "tuyệt vời" như vậy.

                Bùi Giáng thường thức dậy rất sớm, mới tù mù sáng, ông đã ra khỏi nhà. Và thường thì đến khi tối mịt, ông mới về. Nhưng trong nhiều năm cuối đời, dù dậy sớm "phiêu bồng" đâu đó đến khuya, mỗi ngày ông đều ngồi thiền khoảng một tiếng vào hai "thời": khuya và sáng sớm. Nhiều vị tu sĩ cho biết: "Ngồi thiền đều đặn như thế giúp cho tâm trí và cơ thể cân bằng, có nhiều năng lượng sống". Chúng ta lại đồ rằng, Bùi Giáng đã rất "tỉnh táo" khi chọn cách tịnh khẩu và ngồi thiền như thế. Tố chất siêu hình nhiều khi khiến ông có vẻ "điên", nhưng cũng chính cái đó "đẩy" ông đến gần hơn với thế giới của tôn giáo nghiêm mật và minh triết.

                Những lập ngôn minh triết

                Không kể đến văn chương, ngay trong những trò chuyện đời thường, Bùi Giáng hay có những câu nói ấn tượng. Chúng mang tính "thông điệp" siêu hình riêng của ông chăng?

                Có lần bị bệnh, người quen đến thăm, xuýt xoa, ông chậm rãi nói: "Ta có bệnh chi mô, chẳng qua ông trời hắn khó ở, hắn bệnh nên ta mới bệnh theo". Lại là lời nói... điên, nhưng thực ra... chính xác lạ kỳ. Ai cũng biết, khi đất trời, thời tiết chuyển đổi, cơ thể con người cũng bị ảnh hưởng, và người đang yếu lúc ấy lâm bệnh là phải.

                Năm 1969, ông vào Bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nhưng chưa đầy một năm thì ra viện. Có người hỏi "bệnh viện chữa hay quá nhỉ?", ông tỉnh rụi: "Đâu phải vậy. Tại ta ở ngoài đời điên số một, nhưng vào trong thì thấy mình... đồ bỏ. Có nhiều đứa hắn điên còn rực rỡ hơn mình nên ta phải tự động thôi điên... cho khỏe". Dễ hiểu với cái kiểu "điên khôn" như vậy, ông mới viết được hàng chục cuốn sách triết học rối rắm mà thông tuệ. Cũng có khi ông làm bộ nói thay cho người đời bằng những câu thơ: "Ông điên mà dzui dzẻ thập thành/ Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn thiu".

                Vậy cho nên, lúc ra viện, ông đã trêu bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, người trực tiếp chữa bệnh điên cho ông, với câu nói thay cho ông bác sĩ: "Hỏi chuyện ngài để thăm dò chứng bệnh, rốt cuộc ta không còn biết là ngài điên hay chính ta điên". Những câu nói như thế thường khiến những người dù là trí thức cao cấp chăng nữa cũng phải xem lại cuộc sống và cả những tư duy máy móc của mình.

                Đoàn Vị Thượng (Thể thao & Văn hóa)
                Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom