Đạo Phật - Một nhãn quang hiện đại
Tiến sĩ PETER D. SANTINA
Thích Tâm Quang dịch
Tùy theo dân tộc và văn hóa khác nhau, người ta hiểu Phật Giáo một cách khác nhau, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phương và quan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo. Cách nghiên cứu theo nguyên tắc phối cảnh này hữu ích, bởi vì khi chúng ta hiểu được cách nhìn của mỗi dân tộc có văn hóa khác nhau về một số điều nào đó, chúng ta mới thấy được sự hạn chế hay tính chất một chiều trong cách nhìn của chúng ta.
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rải khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật Tử hoặc có những người không phải là Phật Tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể nhà bác học Albert Einstein đã nhận xét trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông là một người có tôn giáo thì ông phải là người Đạo Phật. Điều này đáng ngạc nhiên, vì chúng ta không thể ngờ một cha đẻ của khoa học hiện đại lại có một ý kiến như vậy. Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy một nhà vật lý-thiên văn học là một Phật Tử tại Pháp, một nhà tâm lý học nổi tiếng là Phật Tử tại Đại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại Anh Quốc cũng là Phật Tử. Chúng ta hãy xét kỹ những lý do mà Phật Giáo được chú ý tại Tây Phương hiện nay. Trước khi xét, chúng tôi xin so sánh tình hình nơi đây với những nơi khác trên thế giới. Nói chung, tại Âu Châu, thái độ quan tâm đến Phật Giáo vì tôn giáo này rất thực tiễn, rất hữu lý, và rất tinh vi. Cho nên, chúng tôi ngạc nhiên khi đến một quốc gia Á Châu mà lại thấy người dân tại đây coi Phật Giáo như một tôn giáo lỗi thời, không hợp lý và quá nhiều liên hệ tới mê tín dị đoan. Đó là một trong hai quan niệm khác nhau về giá trị Phật Giáo. Và quan niệm khác lại cho rằng Phật Giáo quá sâu xa, trừu tượng và khó hiểu. Đây là một sự đổi hướng hoàn toàn trái ngược. Do đó, chúng tôi muốn đưa ra bối cảnh nhãn quan của con người Tây Phương một hình ảnh về Phật Giáo. Còn đối với nhãn quan truyền thông, ta lại có một hình ảnh khác nữa. Trước hết, hình ảnh tiêu cực của Phật Giáo phải được thay đổi, chúng ta mới có thể thực sự hiểu rõ giá trị lời Đức Phật dạy, và chúng ta mới có thể có một quan niệm đứng đắn một cách toàn bộ về Phật Giáo.
Điều trước tiên, người Phương Tây nhận ra giá trị của Phật Giáo vì Phật Giáo không gắn liền với một nền văn hóa nào, không ràng buộc vào một xã hội, vào một chủng tộc hay vào một nhóm thiểu số nào. Có những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo, nhưng Phật Giáo thì lại không. Cho nên trong lịch sử Phật Giáo, ta thấy có Phật Tử Ấn, Thái, Trung Hoa, Tích Lan, Miến Điện, vân vân... và chúng ta sẽ có Phật Tử Anh, Phật Tử Hoa Kỳ, Phật Tử, Pháp, vân vân...Đó là vì lý do Phật Giáo không gắn bó với một nền văn hóa nào.
Phật Giáo hội nhập dễ dàng vào bất cứ nền văn hóa nào vì lẽ Phật Giáo chỉ chú trọng đến việc CHUYỂN HÓA NỘI TÂM hơn là hình tướng bên ngoài. Phật Giáo nhấn mạnh đến phương cách TRAU DỒI TRÍ TUỆ hơn là cách thức ăn mặc hay trang điểm của bạn, vân vân...
Điều thứ hai mà chúng tôi muốn nói đến là TÁNH THỰC TIỄN hay thực dụng của Phật Giáo. Thay vì lưu ý đến siêu hình học hay các lý thuyết trừu tượng, Đức Phật đề cập những vấn đề bản thân và giải thích các vấn đề này một cách cụ thể. Đó cũng là điều mà người Tây Phương rất tán đồng về thuyết thực tiễn (tính cách thực dụng), nghĩa là vật gì tốt thì mới dùng. Đó là phần lớn các đường lối về chính trị, kinh tế, triết lý và khoa học của người Tây Phương. Thái độ thực tế này được Đức Phật trình bày rành mạch trong Kinh Culama-Lunkya trong thí dụ về một người bị thương. Một người bị trúng tên muốn biết kẻ nào đã bắn, bắn từ hướng nào, đầu mũi tên làm bằng xương hay bằng thép, cây cung làm bằng loại gỗ gì, và nhiều điều khác nữa trước khi hắn cho rút mũi tên ra. Kẻ này không khác gì những ai muốn biết nguồn gốc của vũ trụ, thế giới có bất diệt hay không và hữu hạn hay không, trước khi thực hành tôn giáo. Giống như vậy, kẻ đó sẽ chết trước khi được nghe những câu trả lời về nguồn gốc và tính chất của mũi tên, thì chẳng bao giờ được nghe thấy câu trả lời về những câu hỏi không thích đáng đó. Thí dụ trên cho chúng ta gọi thái độ của Phật Giáo là một thái độ thực tiễn. Có nhiều điều cần phải đặt ưu tiên để nêu câu hỏi và lý giải vấn đề. Chúng ta không thể mở mang trí tuệ nếu chúng ta có những câu hỏi lầm lẫn vô bổ. Câu hỏi ưu tiên phải thiệt thực. Câu hỏi có ưu tiên phải thiệt thực. Câu hỏi ưu tiên của tất cả chúng ta là vấn đề KHỔ ĐAU. Đức Phật biết rõ về điều này và dạy chúng ta chẳng cần bàn đến thế giới này trường cửu hay không, vì mỗi người trong chúng ta đều có một mũi tên trong ngực, đó mũi tên của KHỔ ĐAU. Chỉ có thế thôi! Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn có những việc ưu tiên cần phải làm. Ví dụ có khi ta phải luộc đậu trên lò. Trong khi chờ đợi đậu sôi, chúng ta phải đi quét nhà, và khi đang quét nhà thì bỗng ngửi thấy mùi khét. Vì vậy chúng ta phải có sự lựa chọn, hoặc cứ quét nhà, hoặc đi vặn lửa xuống để đậu khỏi cháy. Cũng như vậy, muốn khai mở trí tuệ, chúng ta cần phải biết điều nào là ưu tiên cần phải làm và điều này đã được giải thích rõ ràng trong câu chuyện về người bị thương.
Điểm thứ ba, chúng tôi muốn nêu ra lời dạy của Đức Phật về tầm quan trọng của việc THỰC CHỨNG qua kinh nghiệm bản thân. Điểm này được Đức Phật trình bày rõ ràng trong lời khuyên của Ngài đối với những người Kalamas trong kinh Kesaputtiya. Những người Kalamas cũng giống như những người văn minh hiện nay khi thấy có quá nhiều giáo lý khác biệt. Họ tìm đến Đức Phật và hỏi Ngài rằng có quá nhiều vị thầy và vị nào cũng cho lý thuyết của mình là đúng. Vậy, làm sao biết được ai là người nói đúng sự thật. Đức Phật bào họ không nên chấp nhận điều gì – vì quyền lực, vì đã được ghi lại, vì sự kính nể tôn trọng sư phụ của mình, vì là truyền thống, hay vì có vẻ hữu lý. Mà muốn biết điều đó đúng hay sai, chúng ta cần phải dùng kinh nghiệm bản thân để trắc nghiệm nó. Khi nhận thấy các điều đó đem lại lợi ích, hạnh phúc và an lành, thì nên theo. Đức Phật lại dạy rằng chúng ta nên suy xét mọi điều nghe thấy bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình.
Trong phạm vi lời khuyên của Đức Phật đối với những người Kalamas, chúng tôi nghĩ rằng ý Ngài muốn nói là hãy dùng trí óc mình như một ống thử nghiệm. Bạn có thể tự nhìn thấy nơi bạn những điều tham, sân hiện hữu dẫn đến khổ sở, đau đớn, và lo âu. Và bạn cũng tự nhận thấy nơi bạn niềm an lạc và hạnh phúc khi tham sân không còn ở trong tâm. Đó là việc thực hành đơn giản mà mọi người trong chúng ta, ai cũng đều làm được. Điều này rất quan trọng, bởi những điều mà Đức Phật dạy, chỉ hữu hiệu, và thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta thực hành lời dạy của Ngài, nếu chúng ta nhận thức được chân lý lời dạy của Phật qua kinh nghiệm bản thân và kiểm điểm thành quả của nó. Lúc bấy giờ, chúng ta mới dám nói là chúng ta đã tiến bộ trên con đường giác ngộ.
Chúng ta có thể thấy sự tương đồng trong phương cách lý giải giáo pháp của Đức Phật và khoa học. Đức Phật nhấn mạnh về tầm quan trọng trong việc QUAN SÁT mục tiêu. Quan sát là ý thức then chốt về phương pháp khai sáng trí tuệ của Đức Phật. Chính do sự quan sát đó đem lại bốn chân lý đầu tiên – Tứ Diệu Đế – chân lý khổ đau. Lại nữa, trong Đế cuối cùng, chính sự quan sát đem lại kết quả trong việc thực hành để chấm dứt hẳn khổ đau. Vì vậy, trong Đế Thứ Nhất, Đế Thứ Hai và Đế Thứ Tư, quan sát đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng tương tự như vai trò quan sát mục tiêu theo truyền thống khoa học khi xét nghiệm một vấn đề, chúng ta cần phải soạn thảo một lý thuyết chung và một giả thuyết riêng biệt. Nơi đây, chúng ta thấy có sự tương đồng trong việc giảng dạy về Tứ Diệu Đế. Theo lý thuyết chung, mọi việc đều có nguyên nhân. Và theo giả thuyết riêng biệt, nguyên nhân của khổ đau là tham dục và vô minh. Chân lý về khổ đau là vì tham dục và vô minh, có thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm. Về Tứ Diệu Đế, phương pháp thực nghiệm là con đường tu tập thực hành. Đế Thứ Hai (nguyên nhân của khổ đau) và Đế Thứ Ba (chấm dứt khổ đau) được xác minh qua việc tu tập thể nghiệm Tứ Đế, ta có thể loại trừ tham dục và vô minh. Và khi ta loại trừ tham dục và vô minh, ta loại trừ được đau khổ. Việc thử nghiệm này cứ lập đi lập lại giống như trong khoa học, vì lẽ đó, không riêng Đức Phật diệt tận khổ đau mà tất cả những ai theo con đường của Ngài cũng đều chấm dứt khổ đau.
Nếu ta nhìn kỹ tri kiến lý giải của Đức Phật, chúng ta thấy phương cách, hay giáo pháp của Ngài tương tự như cách lý giải của khoa học, điều này đã khiến người Phương Tây hết sức lưu tâm. Bây giờ, chúng ta mới hiểu, tại sao mà nhà Bác Học Einstein đã có nhận định như trên. Chúng ta thấy nhận xét này không gì lạ như đã tưởng lúc ban đầu. Chúng tôi muốn nói đến giáo pháp lý giải rõ ràng của Đức Phật, và khi đọc kỹ giáo pháp của Ngài, chúng ta thấy, đó là phương cách thực nghiệm thể chứng thực tiễn.
Thể nghiệm, hay kinh nghiệm, trong Phật Giáo gồm hai phần – KHÁCH QUAN và CHỦ QUAN. Nói một cách khác, đó là cách chúng ta nhận định mọi việc chung quanh ta. Cái đặc biệt của Phật Giáo là phương pháp lý giải nhắm vào lãnh vực triết lý và tâm lý. Điều đó có nghĩa là Đức Phật đã phân sự thể nghiệm vào Năm Uẩn căn bản: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Năm Uẩn này được phân thành 18 thành phần (Dhatus, Giới = 6 căn + 6 trần + 6 thức) và có thể phân ra thành 72 thành phần (Pháp).
Phương pháp này có thể lý giải qua sự phân tích quan sát đến tận cùng của sự vật. Một khi chúng ta chưa hài lòng với một việc gì mù mờ, chúng ta cần phải cứu xét và phân tích ra thành từng phần nhỏ như tháo gỡ một cỗ xe dần dần đến bánh xe và trục xe, vân vân... Ví dụ khi ngắm một bông hoa, chúng ta thấy đó là kết quả của duyên hợp. Đó là phương cách lý giải phân tích. Lại nữa phương pháp lý giải phân tích này không có gì lạ đối với khoa học và triết học hiện đại. Chúng ta thấy phương pháp lý giải phân tích rất nhiều trong khoa học. Trong triết học, chúng ta thấy truyền thống lý giải phân tích cao nhất ở Bertrand Russell. Nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc so sánh triết học Bertrand Russell và Vi Diệu Pháp (Abhidarma) của Phật Giáo. Phương pháp lý giải phân tích trong triết học và khoa học Tây Phương, tương đồng với phương pháp lý giải phân tích của Phật Giáo. Điều này cũng chính lại là những nét đặc biệt đã lôi cuốn các tư tưởng gia và các nhà khoa bảng Tây Phương hướng về Phật Giáo. Trong lãnh vực tâm lý, những nhà tâm lý học ngày nay, lưu ý sâu xa đến sự phân tích lý giải của Phật Giáo về những yếu tố kinh nghiệm như cảm xúc, tư tưởng, thói quen, vân vân... Hiện nay họ đang tìm đến giáo lý của Phật Giáo hầu thâm nhập quán sát nội tâm nhiều hơn trong tinh thần kỷ luật tự giác của chính họ.
Việc chú trọng ngày càng tăng về những giáo lý hấp dẫn của Đạo Phật, cùng với khuynh hướng mới của khoa học về triết học và tâm lý hiện đại, đưa khoa Lượng Tử Vật Lý Học lên cao tột đỉnh. Đó là những triển khai cuối cùng của những lý thuyết vật lý đã được thể-nghiệm. Rồi chúng ta thấy, không những Đức Phật đã tiên đoán những phương pháp phân tích lý giải của khoa học, mà còn dạy rõ về bản chất của con người và vũ trụ như đã nói trong phần triển khai gần nhất của Vật Lý Lượng Tử. Cách đây không lâu, một nhà vật lý học nổi tiếng nhận xét, vũ trụ giống như một tâm tưởng vĩ đại. Điều này đã được nói trong Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú): “Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng cũng đã được nói đến. Không có sự phân chia cơ bản nào giữa tâm và vật. Tất cả những dấu hiệu đó ngày nay càng được tuần tự khám phá ra bởi những tiến bộ mới nhất của khoa học.
Cho nên, điều cho thấy trong học trình của Tây Phương, các nhà tâm lý học và khoa học đã tìm thấy truyền thống Đạo Phật Giáo phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tư tưởng khoa học của Tây Phương. Thêm vào đó, họ nhận thấy Phật Giáo rất đặc sắc, vì những phương pháp và phát minh của họ thường rất tương đồng với Phật Giáo. Họ cũng nhận ra, cho đến nay, khoa học đã không mở ra được con đường nào, hay phương pháp nào, để có thể hoàn tất được việc chuyển hóa nội tâm. Họ chỉ có những phương thức xây dựng, cải tiến các thành phố, xa lộ, nhưng họ không có một hệ thống nào để có thể xây dựng con người tốt lành hơn được. Cho nên người Tây Phương quay về với Phật Giáo.
Là một truyền thống lâu đời, Phật Giáo có nhiều khía cạnh gần giống như việc thực hành trong truyền thống khoa học Tây Phương, nhưng Phật Giáo vượt qua truyền thống duy vật của Tây Phương và vượt qua giới hạn của truyền thống khoa học.
Tiến sĩ PETER D. SANTINA
Thích Tâm Quang dịch
Tùy theo dân tộc và văn hóa khác nhau, người ta hiểu Phật Giáo một cách khác nhau, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phương và quan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo. Cách nghiên cứu theo nguyên tắc phối cảnh này hữu ích, bởi vì khi chúng ta hiểu được cách nhìn của mỗi dân tộc có văn hóa khác nhau về một số điều nào đó, chúng ta mới thấy được sự hạn chế hay tính chất một chiều trong cách nhìn của chúng ta.
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Ở Tây Phương, Phật Giáo đang được chú ý và gây được thiện cảm rộng rải khắp nơi. Nhiều người có địa vị đáng kể trong xã hội Tây Phương là Phật Tử hoặc có những người không phải là Phật Tử nhưng rất có cảm tình với Phật Giáo. Thí dụ cụ thể nhà bác học Albert Einstein đã nhận xét trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn giáo, nhưng nếu ông là một người có tôn giáo thì ông phải là người Đạo Phật. Điều này đáng ngạc nhiên, vì chúng ta không thể ngờ một cha đẻ của khoa học hiện đại lại có một ý kiến như vậy. Nhìn vào xã hội Tây Phương hiện nay, chúng ta thấy một nhà vật lý-thiên văn học là một Phật Tử tại Pháp, một nhà tâm lý học nổi tiếng là Phật Tử tại Đại Học La Mã, và mới đây một vị chánh án tại Anh Quốc cũng là Phật Tử. Chúng ta hãy xét kỹ những lý do mà Phật Giáo được chú ý tại Tây Phương hiện nay. Trước khi xét, chúng tôi xin so sánh tình hình nơi đây với những nơi khác trên thế giới. Nói chung, tại Âu Châu, thái độ quan tâm đến Phật Giáo vì tôn giáo này rất thực tiễn, rất hữu lý, và rất tinh vi. Cho nên, chúng tôi ngạc nhiên khi đến một quốc gia Á Châu mà lại thấy người dân tại đây coi Phật Giáo như một tôn giáo lỗi thời, không hợp lý và quá nhiều liên hệ tới mê tín dị đoan. Đó là một trong hai quan niệm khác nhau về giá trị Phật Giáo. Và quan niệm khác lại cho rằng Phật Giáo quá sâu xa, trừu tượng và khó hiểu. Đây là một sự đổi hướng hoàn toàn trái ngược. Do đó, chúng tôi muốn đưa ra bối cảnh nhãn quan của con người Tây Phương một hình ảnh về Phật Giáo. Còn đối với nhãn quan truyền thông, ta lại có một hình ảnh khác nữa. Trước hết, hình ảnh tiêu cực của Phật Giáo phải được thay đổi, chúng ta mới có thể thực sự hiểu rõ giá trị lời Đức Phật dạy, và chúng ta mới có thể có một quan niệm đứng đắn một cách toàn bộ về Phật Giáo.
Điều trước tiên, người Phương Tây nhận ra giá trị của Phật Giáo vì Phật Giáo không gắn liền với một nền văn hóa nào, không ràng buộc vào một xã hội, vào một chủng tộc hay vào một nhóm thiểu số nào. Có những tôn giáo gắn liền với văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo, nhưng Phật Giáo thì lại không. Cho nên trong lịch sử Phật Giáo, ta thấy có Phật Tử Ấn, Thái, Trung Hoa, Tích Lan, Miến Điện, vân vân... và chúng ta sẽ có Phật Tử Anh, Phật Tử Hoa Kỳ, Phật Tử, Pháp, vân vân...Đó là vì lý do Phật Giáo không gắn bó với một nền văn hóa nào.
Phật Giáo hội nhập dễ dàng vào bất cứ nền văn hóa nào vì lẽ Phật Giáo chỉ chú trọng đến việc CHUYỂN HÓA NỘI TÂM hơn là hình tướng bên ngoài. Phật Giáo nhấn mạnh đến phương cách TRAU DỒI TRÍ TUỆ hơn là cách thức ăn mặc hay trang điểm của bạn, vân vân...
Điều thứ hai mà chúng tôi muốn nói đến là TÁNH THỰC TIỄN hay thực dụng của Phật Giáo. Thay vì lưu ý đến siêu hình học hay các lý thuyết trừu tượng, Đức Phật đề cập những vấn đề bản thân và giải thích các vấn đề này một cách cụ thể. Đó cũng là điều mà người Tây Phương rất tán đồng về thuyết thực tiễn (tính cách thực dụng), nghĩa là vật gì tốt thì mới dùng. Đó là phần lớn các đường lối về chính trị, kinh tế, triết lý và khoa học của người Tây Phương. Thái độ thực tế này được Đức Phật trình bày rành mạch trong Kinh Culama-Lunkya trong thí dụ về một người bị thương. Một người bị trúng tên muốn biết kẻ nào đã bắn, bắn từ hướng nào, đầu mũi tên làm bằng xương hay bằng thép, cây cung làm bằng loại gỗ gì, và nhiều điều khác nữa trước khi hắn cho rút mũi tên ra. Kẻ này không khác gì những ai muốn biết nguồn gốc của vũ trụ, thế giới có bất diệt hay không và hữu hạn hay không, trước khi thực hành tôn giáo. Giống như vậy, kẻ đó sẽ chết trước khi được nghe những câu trả lời về nguồn gốc và tính chất của mũi tên, thì chẳng bao giờ được nghe thấy câu trả lời về những câu hỏi không thích đáng đó. Thí dụ trên cho chúng ta gọi thái độ của Phật Giáo là một thái độ thực tiễn. Có nhiều điều cần phải đặt ưu tiên để nêu câu hỏi và lý giải vấn đề. Chúng ta không thể mở mang trí tuệ nếu chúng ta có những câu hỏi lầm lẫn vô bổ. Câu hỏi ưu tiên phải thiệt thực. Câu hỏi có ưu tiên phải thiệt thực. Câu hỏi ưu tiên của tất cả chúng ta là vấn đề KHỔ ĐAU. Đức Phật biết rõ về điều này và dạy chúng ta chẳng cần bàn đến thế giới này trường cửu hay không, vì mỗi người trong chúng ta đều có một mũi tên trong ngực, đó mũi tên của KHỔ ĐAU. Chỉ có thế thôi! Trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn có những việc ưu tiên cần phải làm. Ví dụ có khi ta phải luộc đậu trên lò. Trong khi chờ đợi đậu sôi, chúng ta phải đi quét nhà, và khi đang quét nhà thì bỗng ngửi thấy mùi khét. Vì vậy chúng ta phải có sự lựa chọn, hoặc cứ quét nhà, hoặc đi vặn lửa xuống để đậu khỏi cháy. Cũng như vậy, muốn khai mở trí tuệ, chúng ta cần phải biết điều nào là ưu tiên cần phải làm và điều này đã được giải thích rõ ràng trong câu chuyện về người bị thương.
Điểm thứ ba, chúng tôi muốn nêu ra lời dạy của Đức Phật về tầm quan trọng của việc THỰC CHỨNG qua kinh nghiệm bản thân. Điểm này được Đức Phật trình bày rõ ràng trong lời khuyên của Ngài đối với những người Kalamas trong kinh Kesaputtiya. Những người Kalamas cũng giống như những người văn minh hiện nay khi thấy có quá nhiều giáo lý khác biệt. Họ tìm đến Đức Phật và hỏi Ngài rằng có quá nhiều vị thầy và vị nào cũng cho lý thuyết của mình là đúng. Vậy, làm sao biết được ai là người nói đúng sự thật. Đức Phật bào họ không nên chấp nhận điều gì – vì quyền lực, vì đã được ghi lại, vì sự kính nể tôn trọng sư phụ của mình, vì là truyền thống, hay vì có vẻ hữu lý. Mà muốn biết điều đó đúng hay sai, chúng ta cần phải dùng kinh nghiệm bản thân để trắc nghiệm nó. Khi nhận thấy các điều đó đem lại lợi ích, hạnh phúc và an lành, thì nên theo. Đức Phật lại dạy rằng chúng ta nên suy xét mọi điều nghe thấy bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình.
Trong phạm vi lời khuyên của Đức Phật đối với những người Kalamas, chúng tôi nghĩ rằng ý Ngài muốn nói là hãy dùng trí óc mình như một ống thử nghiệm. Bạn có thể tự nhìn thấy nơi bạn những điều tham, sân hiện hữu dẫn đến khổ sở, đau đớn, và lo âu. Và bạn cũng tự nhận thấy nơi bạn niềm an lạc và hạnh phúc khi tham sân không còn ở trong tâm. Đó là việc thực hành đơn giản mà mọi người trong chúng ta, ai cũng đều làm được. Điều này rất quan trọng, bởi những điều mà Đức Phật dạy, chỉ hữu hiệu, và thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta thực hành lời dạy của Ngài, nếu chúng ta nhận thức được chân lý lời dạy của Phật qua kinh nghiệm bản thân và kiểm điểm thành quả của nó. Lúc bấy giờ, chúng ta mới dám nói là chúng ta đã tiến bộ trên con đường giác ngộ.
Chúng ta có thể thấy sự tương đồng trong phương cách lý giải giáo pháp của Đức Phật và khoa học. Đức Phật nhấn mạnh về tầm quan trọng trong việc QUAN SÁT mục tiêu. Quan sát là ý thức then chốt về phương pháp khai sáng trí tuệ của Đức Phật. Chính do sự quan sát đó đem lại bốn chân lý đầu tiên – Tứ Diệu Đế – chân lý khổ đau. Lại nữa, trong Đế cuối cùng, chính sự quan sát đem lại kết quả trong việc thực hành để chấm dứt hẳn khổ đau. Vì vậy, trong Đế Thứ Nhất, Đế Thứ Hai và Đế Thứ Tư, quan sát đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng tương tự như vai trò quan sát mục tiêu theo truyền thống khoa học khi xét nghiệm một vấn đề, chúng ta cần phải soạn thảo một lý thuyết chung và một giả thuyết riêng biệt. Nơi đây, chúng ta thấy có sự tương đồng trong việc giảng dạy về Tứ Diệu Đế. Theo lý thuyết chung, mọi việc đều có nguyên nhân. Và theo giả thuyết riêng biệt, nguyên nhân của khổ đau là tham dục và vô minh. Chân lý về khổ đau là vì tham dục và vô minh, có thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm. Về Tứ Diệu Đế, phương pháp thực nghiệm là con đường tu tập thực hành. Đế Thứ Hai (nguyên nhân của khổ đau) và Đế Thứ Ba (chấm dứt khổ đau) được xác minh qua việc tu tập thể nghiệm Tứ Đế, ta có thể loại trừ tham dục và vô minh. Và khi ta loại trừ tham dục và vô minh, ta loại trừ được đau khổ. Việc thử nghiệm này cứ lập đi lập lại giống như trong khoa học, vì lẽ đó, không riêng Đức Phật diệt tận khổ đau mà tất cả những ai theo con đường của Ngài cũng đều chấm dứt khổ đau.
Nếu ta nhìn kỹ tri kiến lý giải của Đức Phật, chúng ta thấy phương cách, hay giáo pháp của Ngài tương tự như cách lý giải của khoa học, điều này đã khiến người Phương Tây hết sức lưu tâm. Bây giờ, chúng ta mới hiểu, tại sao mà nhà Bác Học Einstein đã có nhận định như trên. Chúng ta thấy nhận xét này không gì lạ như đã tưởng lúc ban đầu. Chúng tôi muốn nói đến giáo pháp lý giải rõ ràng của Đức Phật, và khi đọc kỹ giáo pháp của Ngài, chúng ta thấy, đó là phương cách thực nghiệm thể chứng thực tiễn.
Thể nghiệm, hay kinh nghiệm, trong Phật Giáo gồm hai phần – KHÁCH QUAN và CHỦ QUAN. Nói một cách khác, đó là cách chúng ta nhận định mọi việc chung quanh ta. Cái đặc biệt của Phật Giáo là phương pháp lý giải nhắm vào lãnh vực triết lý và tâm lý. Điều đó có nghĩa là Đức Phật đã phân sự thể nghiệm vào Năm Uẩn căn bản: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Năm Uẩn này được phân thành 18 thành phần (Dhatus, Giới = 6 căn + 6 trần + 6 thức) và có thể phân ra thành 72 thành phần (Pháp).
Phương pháp này có thể lý giải qua sự phân tích quan sát đến tận cùng của sự vật. Một khi chúng ta chưa hài lòng với một việc gì mù mờ, chúng ta cần phải cứu xét và phân tích ra thành từng phần nhỏ như tháo gỡ một cỗ xe dần dần đến bánh xe và trục xe, vân vân... Ví dụ khi ngắm một bông hoa, chúng ta thấy đó là kết quả của duyên hợp. Đó là phương cách lý giải phân tích. Lại nữa phương pháp lý giải phân tích này không có gì lạ đối với khoa học và triết học hiện đại. Chúng ta thấy phương pháp lý giải phân tích rất nhiều trong khoa học. Trong triết học, chúng ta thấy truyền thống lý giải phân tích cao nhất ở Bertrand Russell. Nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc so sánh triết học Bertrand Russell và Vi Diệu Pháp (Abhidarma) của Phật Giáo. Phương pháp lý giải phân tích trong triết học và khoa học Tây Phương, tương đồng với phương pháp lý giải phân tích của Phật Giáo. Điều này cũng chính lại là những nét đặc biệt đã lôi cuốn các tư tưởng gia và các nhà khoa bảng Tây Phương hướng về Phật Giáo. Trong lãnh vực tâm lý, những nhà tâm lý học ngày nay, lưu ý sâu xa đến sự phân tích lý giải của Phật Giáo về những yếu tố kinh nghiệm như cảm xúc, tư tưởng, thói quen, vân vân... Hiện nay họ đang tìm đến giáo lý của Phật Giáo hầu thâm nhập quán sát nội tâm nhiều hơn trong tinh thần kỷ luật tự giác của chính họ.
Việc chú trọng ngày càng tăng về những giáo lý hấp dẫn của Đạo Phật, cùng với khuynh hướng mới của khoa học về triết học và tâm lý hiện đại, đưa khoa Lượng Tử Vật Lý Học lên cao tột đỉnh. Đó là những triển khai cuối cùng của những lý thuyết vật lý đã được thể-nghiệm. Rồi chúng ta thấy, không những Đức Phật đã tiên đoán những phương pháp phân tích lý giải của khoa học, mà còn dạy rõ về bản chất của con người và vũ trụ như đã nói trong phần triển khai gần nhất của Vật Lý Lượng Tử. Cách đây không lâu, một nhà vật lý học nổi tiếng nhận xét, vũ trụ giống như một tâm tưởng vĩ đại. Điều này đã được nói trong Kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú): “Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng cũng đã được nói đến. Không có sự phân chia cơ bản nào giữa tâm và vật. Tất cả những dấu hiệu đó ngày nay càng được tuần tự khám phá ra bởi những tiến bộ mới nhất của khoa học.
Cho nên, điều cho thấy trong học trình của Tây Phương, các nhà tâm lý học và khoa học đã tìm thấy truyền thống Đạo Phật Giáo phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tư tưởng khoa học của Tây Phương. Thêm vào đó, họ nhận thấy Phật Giáo rất đặc sắc, vì những phương pháp và phát minh của họ thường rất tương đồng với Phật Giáo. Họ cũng nhận ra, cho đến nay, khoa học đã không mở ra được con đường nào, hay phương pháp nào, để có thể hoàn tất được việc chuyển hóa nội tâm. Họ chỉ có những phương thức xây dựng, cải tiến các thành phố, xa lộ, nhưng họ không có một hệ thống nào để có thể xây dựng con người tốt lành hơn được. Cho nên người Tây Phương quay về với Phật Giáo.
Là một truyền thống lâu đời, Phật Giáo có nhiều khía cạnh gần giống như việc thực hành trong truyền thống khoa học Tây Phương, nhưng Phật Giáo vượt qua truyền thống duy vật của Tây Phương và vượt qua giới hạn của truyền thống khoa học.