Bố cục để có những tấm hình phá cách
Chụp ảnh là thú chơi sáng tạo với đường nét, màu sắc, hình khối… Nhưng khi làm chủ tấm hình với các nguyên tắc cơ bản, bạn sẽ nhanh chóng đi đến thành công hơn và dễ tìm kiếm sự… phá cách hơn.
Đây là nguyên tắc căn bản và phổ biến nhất. Một khung hình sẽ được chia làm 3 phần ngang và dọc. Đường ngang và dọc gọi là đường mạnh, điểm giao giữa hai đường này gọi là điểm mạnh.
Khi chụp, có thể áp dụng quy tắc này trong các bức ảnh phong cảnh. Ví dụ, đặt đường chân trời, mặt biển, mặt sông, vạch đường… theo đường mạnh; các đối tượng đặt ở điểm mạnh.
Do đó, không nên đặt đường chân trời nằm ngang như chia đôi bức ảnh thành hai phần bằng nhau. Cũng không đặt đối tượng ở trung tâm bức ảnh lớn (trừ các kiểu chụp cận cảnh).
2. Đơn giản các thành phần
Ngay cả trước khi áp dụng nguyên tắc chia 3, bạn đã phải chú ý đến nguyên tắc này. Bức ảnh cần làm rõ chủ thể và ý tưởng, do đó các chi tiết thừa phải loại bỏ tuyệt đối. Có hai điểm cần làm để đơn giản hóa các thành phần:
Tiếp cận sát đối tượng
Đưa chủ thể vào khung hình một cách gọn gàng, dễ nhất là zoom vào thật gần đối tượng để loại bỏ những chi tiết gây nhiễu xung quanh. Tất nhiên, bức ảnh vẫn có một nội dung, bố cục cân chỉnh.
Có thể xung quanh chú ong này là nhiều thứ vặt vãnh khác như lá cây, cành cây đang trôi trên mặt nước, nhưng khi tiếp cận sát hơn, chủ thể được nổi bật và không bị làm “phiền nhiễu”.
Dọn dẹp cho hậu cảnh gọn gàng
Trong trường hợp chụp để lấy phong cảnh rộng, các yếu tố gây nhiễu rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người chụp ảnh nghệ thuật rất khó tính dọn dẹp mọi thứ cho quang đãng mà vẫn không làm bức ảnh mất đi vẻ tự nhiên.
Một cách nữa là tạo độ sâu trường ảnh để làm mờ hậu cảnh, khiến các chi tiết “nhức mắt” không làm nhiễu đến chủ thể, nghĩa là mắt người xem không bị phân tán ra các hình thù khác.
Chụp ảnh là thú chơi sáng tạo với đường nét, màu sắc, hình khối… Nhưng khi làm chủ tấm hình với các nguyên tắc cơ bản, bạn sẽ nhanh chóng đi đến thành công hơn và dễ tìm kiếm sự… phá cách hơn.
1. Nguyên tắc chia 3
Đây là nguyên tắc căn bản và phổ biến nhất. Một khung hình sẽ được chia làm 3 phần ngang và dọc. Đường ngang và dọc gọi là đường mạnh, điểm giao giữa hai đường này gọi là điểm mạnh.
Khi chụp, có thể áp dụng quy tắc này trong các bức ảnh phong cảnh. Ví dụ, đặt đường chân trời, mặt biển, mặt sông, vạch đường… theo đường mạnh; các đối tượng đặt ở điểm mạnh.
Do đó, không nên đặt đường chân trời nằm ngang như chia đôi bức ảnh thành hai phần bằng nhau. Cũng không đặt đối tượng ở trung tâm bức ảnh lớn (trừ các kiểu chụp cận cảnh).
2. Đơn giản các thành phần
Ngay cả trước khi áp dụng nguyên tắc chia 3, bạn đã phải chú ý đến nguyên tắc này. Bức ảnh cần làm rõ chủ thể và ý tưởng, do đó các chi tiết thừa phải loại bỏ tuyệt đối. Có hai điểm cần làm để đơn giản hóa các thành phần:
Tiếp cận sát đối tượng
Đưa chủ thể vào khung hình một cách gọn gàng, dễ nhất là zoom vào thật gần đối tượng để loại bỏ những chi tiết gây nhiễu xung quanh. Tất nhiên, bức ảnh vẫn có một nội dung, bố cục cân chỉnh.
Có thể xung quanh chú ong này là nhiều thứ vặt vãnh khác như lá cây, cành cây đang trôi trên mặt nước, nhưng khi tiếp cận sát hơn, chủ thể được nổi bật và không bị làm “phiền nhiễu”.
Dọn dẹp cho hậu cảnh gọn gàng
Trong trường hợp chụp để lấy phong cảnh rộng, các yếu tố gây nhiễu rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người chụp ảnh nghệ thuật rất khó tính dọn dẹp mọi thứ cho quang đãng mà vẫn không làm bức ảnh mất đi vẻ tự nhiên.
Một cách nữa là tạo độ sâu trường ảnh để làm mờ hậu cảnh, khiến các chi tiết “nhức mắt” không làm nhiễu đến chủ thể, nghĩa là mắt người xem không bị phân tán ra các hình thù khác.
Comment