• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

đối lại hộ em câu này với các bác ui!!!!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • đối lại hộ em câu này với các bác ui!!!!

    Đầu tư - Từ đâu?

    đối lại câu này thế nào hả các bac? có bác nào giúp em với,em xin hậu tạ ngàn cái hôn!!!!!!
    Similar Threads
  • #2

    Bài này bạn đăng ở box "Một chút niềm riêng" thật không thích hợp lắm, nơi đó dành để đăng các sáng tác của thành viên và không muốn ai vào quấy nhiễu. Bây giờ Hiền dời bài này về box "Giao lưu theo những chủ đề" để mọi người tiện vào giúp bạn đối lại cụm "Đầu tư - Từ đâu?" nhé



    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi 446745 View Post
    Đầu tư - Từ đâu?

    đối lại câu này thế nào hả các bac? có bác nào giúp em với,em xin hậu tạ ngàn cái hôn!!!!!!
    Hiền có cụm từ: Đấu tranh - Tránh đâu thấy cũng tàm tạm để đối lại, bạn thấy thế nào?
    Tôi yêu tiếng nước tôi

    Audio Truyện Kiều

    Comment

    • #3

      đầu tiên- tiền đâu

      Comment

      • #4

        Thưa quý vị " tôi nói hay "..........


        'Con cá đối nằm trên cối đá;
        Mèo đuôi cụt nằm mụt đuôi kèo.

        Chim mỏ kiến nằm trên miếng cỏ;
        Chim vàng lông đá tại vòng lang.
        Chim sáo sọc chê anh sóc sạo;
        Con chó què chân bị cái quần che.

        Cô bé mập ú là nhờ mụ ấp;
        Thằng nhỏ ốm tong vác cái ống tôm.

        Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mủ;
        Sáng sớm bà Hạt đi bán bạc hà.

        Cô nàng dâu hứa đi mua dưa hấu;
        Chàng rể bảnh trai ngồi tại bãi tranh.

        Người mặc áo xanh chính là anh sáu;
        Miếng thịt băm nát trong bụng bác năm.

        Anh chàng sứt môi ngồi ăn xôi mứt;
        Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.

        Nhờ cái búa đỏ chẻ thành bó đũa;
        Cái nồi cơm thiu lại dám kêu thơm.

        Tấm hình lộng kiến ai đem liệng cống;
        Cô gái muốn chồng ngó cái mống chuồng.'
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Nói Lái -Chổi trện st

          Nói Lái
          Chổi trện st

          Nói lái là một lối nói ghép chữ, đem phụ âm tiếng trước ghép với cả âm tiếng sau hoặc ngược lại mà ta thường gặp, thường dùng trong ngôn ngữ Việt Nam, ví dụ như cá đối # cối đá ( giữ nguyên các dấu) hoặc thay đổi dấu như mèo cụt # mút kèo. Ngôn ngữ Việt Nam vốn đơn âm, nên những tiếng nói lái tương đối dễ cấu tạo và dễ có nghĩa . Đây là một đặc điểm của ngôn ngữ Việt nam mà từ khi có tiếng Việt chúng ta đã có nhiều giai thoại, nhiều tác phẩm văn chương đã đi vào văn học sử, không những ta thấy nhiều kiểu nói lái trong văn chương bình dân ( tục ngữ, ca dao) mà còn cả trong văn chương uyên bác ( thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khoa Vi ). Không phải như lối nói lái (speak pig latin) hay nói lịu ( spoonerism) trong Anh Ngữ , lối nói lái trong ngôn ngữ Việt Nam đa dạng, dễ dùng , dễ phổ biến và có nhiều ý nghĩa thâm trầm, ý nhị .

          Tuy nhiên đặc điểm nói lái trong ngôn ngữ Việt Nam phần lớn thường có khuynh hướng thiên về dung tục, ghi chép ở trong sách vở hay phát biểu giữa nơi công cộng thường không được tao nhã cho lắm . Nhiều người đã lợi dụng lối nói lái thô tục trong các buổi trình diễn để chọc cười khán giả, khiến cho nhiều bậc thức giả phải khó chịu nhăn mặt. Có lẽ vì vậy mà sự phát triển của cách nói lái qua thời gian đã có nhiều đóng góp cho ngôn ngữ nhưng vẫn chưa được sắp xếp xem như một phần của ngôn ngữ và văn học Việt Nam, dù là chỉ một phần nhỏ.

          Nói về ý nghĩa, trong các giai thoại văn chương Việt nam, người ta thường dùng lối nói lái như một vũ khí để phê bình, đả kích và phần lớn lại có tác dụng mạnh mẽ, dễ gây nhiều ấn tượng hơn là lối nói thông thường. Trong phạm vi bài này, chỉ muốn sưu tập một vài tài liệu về nói lái trong văn chương và thời sự Việt Nam với tính cách một bài phiếm luận hơn là đi sâu vào công trình của một bài khảo cứu về ngôn ngữ của một nhà ngôn ngữ học
          ooOoo


          NÓI LÁI TRONG VĂN CHƯƠNG BÌNH DÂN.
          Tịnh Ngọc.

          Trong nhân gian, khi xử dụng ngôn ngữ trong khi giao tiếp hàng ngày, người ta thường tránh những tiếng có thể gây ngộ nhận, vì khi những tiếng nói ấy được phát ra, người ta nghĩ ngay đến tiếng nói lái kèm theo thô tục và suồng sã. Nhiều người trẻ tuổi vì không hiểu cách nói lái đã bị hiểu lầm khi vô tình xử dụng các tiếng nghe rất thông thường nhưng rất tục khi được nói lái lại như : nắng cực, đồn lầm, công ngủ, trái gì ? trái giứng... có rất nhiều trong ngôn ngữ Việt Nam.
          Trái lại trong ca dao, câu thơ ví von sau đây, nói lái, đối đáp rất có ý nghĩa và thanh nhã:

          - Con cá đối nằm trên cối đá.
          Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
          Anh mà đối được, dẫu nghèo cũng ưng.

          - Con mỏ kiến đậu trong miếng cỏ,
          Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
          Anh đà đối đặng, e nàng vong ngôn.

          Trai gái miền trung hẹn hò gặp gỡ nhau, sợ có người nghe thì tìm cách nói lái vẩn vơ về ruộng đồng, rơm rạ để hiểu ngầm với nhau. Chàng nói bâng quơ : "bị môn, bị khoai, bị nưa", nàng khất: "cau khô, trầu héo, tái môi." hay "nón cụ, quai thao, tốt mối." Hoặc "bưởi đỏ, cam sành, tốt múi". Người qua đường không thể hiểu rằng bị nưa là bựa ni (bữa nay), tái môi là tối mai, tốt mối là tối mốt, tối múi là túi mốt.

          Chàng trai xưa kia có râu, cạo râu xong, cô gái nhận không ra. Chàng bèn làm thơ nói lái như vầy :
          Xưa tê câu ró ngó xinh
          Bây giờ câu rạo vô tình ngó lơ.
          Thì ra câu ró, câu rạo không dính líu xa gần với chuyện đi câu cả.

          ooOoo

          GIAI THOẠI VỀ TRẠNG QUỲNH NÓI LÁI.
          "...Trong nhân gian, người ta rất thích thú được nói lái và nghe nói lái, có khi bất chợt tình cờ vô ý mà tiếng nói ra thành một tiếng nói lái, có khi người ta tìm cách đẽo gọt, tìm tòi để kiếm ra những từ nói lái có ý nghĩa. Tác giả có thể là một mà cũng có thể là nhiều người, dần dà ngôn ngữ nói lái thành ra tài sản chung, đóng góp vào trong kho tàng văn chương bình dân của ngôn ngữ ViệtNam..."

          Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), quê quán Nghệ An là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ đã để lại nhiều giai thoại trong lịch sử.

          Trạng Quỳnh một lần đã dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn mà Quỳnh đã khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa Trịnh cật vấn trạng về món ăn lạ, thì Trạng giải thích rằng đại phong là gió to, gió to thì tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.

          Một lần khác để dằn mặt một công chúa thời bấy giờ có tính khinh người và kiêu căng, trên đường công chúa sắp đi qua, Trạng Quỳnh xắn quần xuống chiếc ao vệ đường liên tục lấy chân đá vào những cánh bèo trên mặt ao.
          Thấy lạ, quan quân dừng lại để công chúa hỏi chuyện, thì Trạng nói Trạng đang đá bèo, chúng ta phải hiểu trạng Quỳnh đang chơi xỏ công chúa.

          Nhân gian cũng truyền tụng Trạng Quỳnh là tác giả câu nói lái con gầy- cây gòn , sương cho sáo- sao cho sướng và may ngón tóc- móc ngón tay...

          ooOoo

          NÓI LÁI TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG HAY NÓI LÁI TỤC.
          Hồ Xuân Hương với những bài thơ tả vật, tả cảnh đã dùng những hình tượng, chữ nghĩa rất táo bạo khiến cho người ta thường nghĩ ngay đến các sinh thực khí hay những quan hệ giữa nam nữ, như một ám ảnh tâm lý, nếu nói theo các nhà phân tâm học.( Vịnh Cái Quạt, Đánh Cờ Người, Quả Mít, Đèo Ba Dọi...) lẽ cố nhiên nhà thơ họ Hồ cũng không quên dùng nhiều chữ theo lối nói lái một cách táo bạo trong thơ bà, mà người đọc ai cũng hiểu:

          ...Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
          Trái gió cho nên phải lộn lèo.
          (Kiếp Tu Hành)

          ...Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
          Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.
          Chày kình, tiểu để suông không đấm,
          Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo
          .(Chùa Quán Sứ)

          ...Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
          Rủ chị em ra tát nước khe.
          (Tát Nước)

          ...Thú vui quên cả niềm lo cũ
          Kìa cái diều ai nó lộn lèo.
          ( Quán Khách)

          Nhân nói chuyện lái trong thơ Hồ Xuân Hương, xin trích dẫn một bài thơ nói lái của một tác giả vô danh nhan đề là Trông Trời ( xin đọc theo kiểu bắc kỳ là Chông Chời ):

          Cô kia sao cứ trông trời,
          Để tôi xin nguyện làm trời cô trông.
          Trông trời sướng lắm phải không?
          Trời mà trông lại còn mong nỗi gì !

          ooOoo

          BÀI THƠ NÓI LÁI THỜI KHÁNG CHIẾN.

          Trong thời kháng chiến chống Pháp, khoảng những năm 1951- 52, sau Đại hội Đảng Lao Động , chính phủ bắt đầu tinh giảm biên chế và loại các thành phần tiểu tư sản ra khỏi bộ máy công quyền, một bài thơ nói lái do một nhân vật vô danh bất mãn bỏ kháng chiến về thành tung ra rất được phổ biến. Chính vì những tiếng nói lái đặc biệt ( tiếng Hán Việt lái thành tiếng nôm ) mà bài thơ được người ta nhớ lâu và truyền tụng :

          Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi,
          Chiến khu thu cất chú khiêng rồi.
          Thi đua thắng lợi thua đi mãi,
          Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.

          ooOoo

          GIAI THOẠI NÓI LÁI THỜI PHÁP THUỘC.

          Một giai thoại thời thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được lưu truyền ở miền nam như sau: hồi Thủ Tướng Tâm còn là Quận Trưởng Cai Lậy ( có biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy ) lúc ăn mừng tân gia, có người đem tặng một bức hoành có khắc bốn chữ nho : Đại Điểm Quần Thần tạm dịch nghĩa là bề tôi chức vụ lớn. Nguyễn Văn Tâm lấy làm hãnh diện đắc ý, nhưng sau đó có người phát giác ra là ông Tâm bị chưởi xéo, vì bốn chữ Đại Điểm Quần Thần, dịch nôm sát nghĩa là Chấm To Bầy Tôi nói lái ra thành Chó Tâm Bồi Tây.
          Lối nói này cũng phổ biến như người ta nói tới một người đàn bà " bách diệp", nghĩa nôm là "trăm lá", nói lái là "tra lắm" ( già lắm).

          ooOoo

          NÓI LÁI THỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
          Sau tháng 4 năm 1975, dân tình cực khổ, do đó trong nhân gian có những câu nói lái rất phổ thông:

          Quy mã là qua Mỹ.
          Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ.
          Thầy giáo lắm phen cũng tháo dày.
          Giáo chức giờ đây đành dứt cháo,
          Khoái ăn sang nên... sáng ăn khoai.

          Nói về tệ nạn cửa quyền tham nhũng và các tệ nạn thì nhân gian có các câu nói lái :

          Thủ tục đầu tiên là .. tiền đâu ?
          Vũ Như Cẩn là Vẫn như cũ.
          Nguyễn Y Vân là Vẫn Y Nguyên
          Bùi Lan là Bàn Lui
          Hộ khẩu là Hậu khổ.

          Chỉ riêng ngành giáo dục không thôi đã có nguyên một bài nói lái tự thán như sau :

          Thầy giáo tháo giày đi dép,
          Nhà trường nhường trà uống nước trong.
          Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo,
          Lương thầy tiền lính tính liền xong.
          Thầy giáo tháo ủng tháo giày,
          Tháo ủng thủng áo tháo giày nóng chân.
          Giáo án dành lại khi cần,
          Thay vải dán áo việc làm tốt thôi.

          ooOoo

          THƠ NÓI LÁI KHÔNG TỤC.
          Cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi là một nhà thơ Đất Thần Kinh, ở Vỹ Dạ đã làm một bài thơ nói lái rất công phu và có ý nghĩa như sau:

          Cầu đạo nên chi phải cạo đầu,
          Dầu lai dưa muối cũng dài lâu.
          Na bường bát tới nương bà vải,
          Dầu sãi không tu cũng giải sầu.

          Ông Tôn Thất Đàm ở Úc đã có một bài nói lái nhan đề "Má Con" như sau:

          Má đưa con đi trong mưa đá,
          Má đặt con lên mặt đá bằng.
          Má đi vào xem mi đá bóng,
          Má đang mang đá tới lót nền.
          Má lột một lá dính vào phên,
          Má lấy bên hè đi mấy lá.
          Má lòn mòn lá cửa ngoài hiên,
          Má cần mần cá để kho liền.
          Má cắt con mắt cá đầu tiên,
          Má cũng mua đầy hai mủng cá.
          Má can con ăn mang cá kình.

          Trong nhân gian, người ta rất thích thú được nói lái và nghe nói lái, có khi bất chợt tình cờ vô ý mà tiếng nói ra thành một tiếng nói lái, có khi người ta tìm cách đẽo gọt, tìm tòi để kiếm ra những từ nói lái có ý nghĩa. Tác giả có thể là một mà cũng có thể là nhiều người, dần dà ngôn ngữ nói lái thành ra tài sản chung, đóng góp vào trong kho tàng văn chương bình dân của ngôn ngữ Việt Nam.

          Xin trích dẫn một số tiếng nói lái thông thường mà chúng ta hay bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày :

          - Trễ giờ thì trở (về) dề,

          - Ôm nhiều thành yếu và yêu nhiều thành ốm,

          - Đơn giản như đang giỡn,

          - Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà,

          - Cây còn ( mộc tồn ) là con cầy.

          - cờ tây là cầy tơ.

          - Con chín bến đò (con chó bến đình)

          - Hương bên đèo (heo bên đường)

          - Theo con Hương (thương con heo)...

          Trong Nam, mấy bạn nhậu thường hay nói chữ : "Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu" cũng đừng vội tưởng họ sính nho, thật ra họ đùa "rượu gặp tri kỷ có trời mới biểu (bảo) thôi" (thiên = trời, bôi thiểu = biểu thôi)....

          - Kia mấy cây mía.
          - Có vài cái vò.

          Một câu đối khác, nghe được sau 75, lúc người dân trong Nam không còn gì để sinh sống, đặc biệt là giới thầy cô thuộc chế độ cũ được lưu dụng. Dầu gì chăng nữa, trước đó họ là lớp người tuy sống nhờ đồng lương cố định, nhưng cũng có cơm ăn áo mặc đầy đủ. Người ta nghe thấy hai câu đối tết, nhại theo Tú Xương ngày trước, nhưng rất đặc sắc và chua xót:

          - Chiều ba mươi, thày giáo tháo giày ra chợ bán,
          Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

          Thực tế là giày không còn là một phần trong y phục của thày giáo, nhưng cháo đã là phần lương thực thường thấy trong bữa ăn hàng ngày.

          Trong một đám cưới, chú rể người Hóc Môn, cô dâu ở Gò Công; có người rắn mắt đọc đùa câu đối:

          - Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
          Gái Gò Công vừa gồng vừa co.

          Trong văn chương bình dân Việt Nam, câu đố chiếm một vị trí tuy khiêm nhường nhưng có sức sống tuơng đối mạnh mẽ so với hò đối đáp chẳng hạn. Ngày nay ta vẫn thường nghe những câu đố trong khi không còn thấy hò đối đáp trong sinh hoạt hàng ngày của người bình dân.

          Trong các dạng câu đố, cách dùng nói lái để đánh lừa người khác là một trong những cách tuy dễ nhưng cũng làm khó cho người bị đố không ít. Sau đây là vài câu đố dùng nói lái, lời giải có ngay trong câu đố:

          - Tổ kiến, kiển tố, đố là chi? - (đáp: tổ kiến)

          - Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai

          Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).

          Những chữ mũi, lái, khứ, lai chỉ cốt để đánh lừa người bị đố

          - Con gì ở cạnh bờ sông, cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái thành con còng)

          - Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)

          - Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn - (đáp: con ngựa)

          - Miệng bà ký lớn, bà ký banh

          Tay ông cai dài, ông cai khoanh - (đáp: canh bí, canh khoai)

          Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt:

          Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong,
          Công khó đợi chờ, biết có không ?
          Nhắc bạn thêm thương người nhạn,
          Trông đời ngao ngán giữa trời đông.

          Một dị bản khác:

          Nhắc bạn thêm thương tình nhạn bắc,
          Trông đời chỉ thấy cảnh trời.
          Đêm thâu tiếng dế đau thêm mãi,
          Công khó chờ nhau biết có không ?

          Một bài thơ của cụ Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946.

          Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ,
          Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

          Làm thơ nói lái thật không dễ. Ví dụ bài thơ nhắn bạn sau đây:

          Làng vọng còn hơn cái lọng vàng,
          Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang.
          Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn,
          Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang.

          Hoặc một bài thơ khác:

          Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi,
          Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi.
          Bến đậu thênh thang, mời bậu đến,
          Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.

          Câu cuối của bài thơ ngồi đây đã bị ép thành ngây đời. Điều đó chứng tỏ nói lái thành thơ, không phải dễ! Ấy vậy mà bài thơ sau đây sẽ còn làm chúng ta thật sự ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng của ngôn từ tiếng Việt cũng như sự tài tình của nhà thơ. Nếu ai định dịch nó sang ngôn ngữ khác, chắc là phải bó tay! (khi đọc nhớ lái ở ba từ cuối mỗi câu):

          Mỗi độ xuân sang chả có gì (chỉ có già),
          Giàu sang, keo kiệt để mà chi? (...)
          Vui xuân chúc tết cầu gia đạo,
          Cạn chén tiêu sầu tiễn người đi.

          Trong cuộc sống hiện đại, người lao động thường tập trung vào công việc, dễ gây mệt mỏi vì vậy họ cũng thích nói lái để tạo sự hài hước, dí dỏm vui tươi.Thực tế có những cách nói lái phù hợp với hoàn cảnh. Khi vui, tuỳ lúc họ có thể nói: ngày cưới - người cái (mỗi người uống một chung rượu), ít ly - y lít, bí mật - bật mí, tình nghĩa - tỉa (một) nghìn... Hoặc khi chưa hài lòng về một điều gì đó, tuỳ lúc họ có thể nói: thi đua - thua đi, đấu tranh – tránh đâu, đầu tư - từ đâu, bàn tính - bình (rồi) tán, kinh tế - kê rồi tính…

          Còn những lúc vui bên bàn tiệc thì người ta lại cao hứng: âu cái đằn - ăn cái đầu, ê cái mằn - ăn cái mề ...cách nói lái sáng tạo như vậy cũng được người nghe chấp nhận vì nó tạo được sự chú ý và liên tưởng bất ngờ.
          Như vậy, ta có thể hiểu nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu... giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp.

          Một số người cho rằng: nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn. Tuy nhiên nói lái cũng tuỳ hoàn cảnh, mức độ vừa phải, dùng thường xuyên sẽ gây nhàm chán. Ngoài ra những cách nói lái nếu dùng không đúng chỗ, đúng nơi, sẽ không thể hiện được nét văn hoá giao tiếp chắc chắn khó được chấp nhận. Ví dụ chỗ hội họp quan trọng không ai dùng cách nói lái.

          Chổi trện st

          binhgia.net
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6

            còn bài thơ nào vui vui , gởi lên các vị đồng hội... đồng thuyền...đồng đọc... đồng cười.. nhé !

            nhạn về đông nhắn bạn tình chung
            nhắn bạn tình chung một tấm lòng
            chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi
            lòng ngơ ngẩn đợi nhạn về đông
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #7

              Thử đối ra sao

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi 446745 View Post
              Đầu tư - Từ đâu?
              đối lại câu này thế nào hả các bac? có bác nào giúp em với,em xin hậu tạ ngàn cái hôn!chắc ăn 100%tơí tận nhà (đầu tư= từ đâu(từ của dân=dần của tư.<từ dân=dần tư)không ổn phải khg các huynh
              Đã chỉnh sửa bởi hoangvu; 05-11-2020, 07:40 AM.

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
                còn bài thơ nào vui vui , gởi lên các vị đồng hội... đồng thuyền...đồng đọc... đồng cười.. nhé !

                nhạn về đông nhắn bạn tình chung
                nhắn bạn tình chung một tấm lòng
                chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi
                lòng ngơ ngẩn đợi nhạn về đông

                Mình cũng xin góp vui một bài thơ!
                Chiều mưa buồn một mình thương nhớ
                Một mình thương nhớ dáng người yêu
                Nhớ dáng người yêu tóc xõa vai
                Yêu tóc xõa vai chiều mưa vai!

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi nhé View Post
                  Bài này bạn đăng ở box "Một chút niềm riêng" thật không thích hợp lắm, nơi đó dành để đăng các sáng tác của thành viên và không muốn ai vào quấy nhiễu. Bây giờ Hiền dời bài này về box "Giao lưu theo những chủ đề" để mọi người tiện vào giúp bạn đối lại cụm "Đầu tư - Từ đâu?" nhé





                  Hiền có cụm từ: Đấu tranh - Tránh đâu thấy cũng tàm tạm để đối lại, bạn thấy thế nào?

                  Cho góp một câu nhé :

                  Công lý là một ký lông
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi chutluulai View Post
                    Mình cũng xin góp vui một bài thơ!
                    Chiều mưa buồn một mình thương nhớ
                    Một mình thương nhớ dáng người yêu
                    Nhớ dáng người yêu tóc xõa vai

                    Yêu tóc xõa vai chiều mưa vai!
                    lúc có không

                    lúc có lúc không cũng muốn tìm
                    muốn tìm nhưng phải nỗi đau tim
                    đau tim nên chắc không tìm được
                    tìm được rồi đây cũng vẫn tìm

                    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                    Comment

                    Working...
                    X
                    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom