Một triển lãm của các nữ nghệ sĩ
Dù không phải là triển lãm đầu tiên trên thế giới của các tác giả nữ, nhưng “elles@centrepompidou” là triển lãm lớn nhất thế giới từ trước đến nay chỉ trưng bày tác phẩm của các bà, các cô.
Trung tâm Pompidou với Bảo tàng Quốc gia về nghệ thuật hiện đại là nơi lưu giữ và trưng bày nghệ thuật hiện đại và đương đại lớn nhất của Pháp. Cùng với Bảo tàng Louvre, Trung tâm Pompidou thu hút đông đảo du khách yêu nghệ thuật khi có dịp đến Paris. Tính từ năm 1977 (năm khánh thành trung tâm) đến nay, đã có khoảng 150 triệu khách tham quan địa chỉ này.

Tự họa của Frida Kalho
Một triển lãm chuyên đề quy mô lớn kéo dài đến 24-5-2010 đang diễn ra tại Trung tâm Pompidou, đặc biệt chỉ trưng bày tác phẩm của các tác giả nữ nổi tiếng thế giới. Với tên gọi “elles@centrepompidou”, triển lãm giới thiệu hơn 500 tác phẩm của hơn 200 nghệ sĩ nữ lừng danh từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đây là triển lãm chuyên đề thứ ba được tổ chức tại Trung tâm Pompidou và là triển lãm lớn nhất châu Âu từ trước tới nay về nghệ thuật hiện đại và đương đại của các tác giả nữ.
Những người phụ trách tuyển chọn đã bỏ ra bốn năm để tìm kiếm các tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất để trưng bày này. Nhà tổ chức đã dành trọn hai tầng của trung tâm (rộng hơn 6.000m2) để trưng bày bảy chủ đề, qua đó phản ánh các giai đoạn phát triển của nghệ thuật tạo hình nữ giới trong hơn một thế kỷ qua.
Bình đẳng giới trong hoạt động nghệ thuật

Tranh trừu tượng của Joan Mitchell, nữ họa sĩ có giá tranh cao nhất hiện nay
Dù các nghệ sĩ tạo hình nữ đã có mặt trong tất cả các trào lưu nghệ thuật quan trọng ra đời và phát triển vào nửa đầu của thế kỷ XX, nhưng trong đời sống mỹ thuật thế giới, con số các nữ nghệ sĩ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với các đồng nghiệp nam giới (chưa tới 1/4). Họ cũng bị coi là “thứ yếu” và vẫn phải đấu tranh để có được chỗ đứng cũng như sự nhìn nhận, trân trọng của xã hội.
Cho tới nay, trong các cuộc đấu giá cũng như trên thị trường tác phẩm nghệ thuật nói chung, chưa có tác giả nữ nào đạt được giá cao như các đồng nghiệp nam giới. Dẫu vậy, rất nhiều tác giả nữ đã nỗ lực để tự giải phóng mình khỏi những quan niệm cũ kỹ về “nghệ thuật của phái yếu”, trở thành những tên tuổi lớn hay đứng ở vị trí trung tâm của các hoạt động nghệ thuật trong nhiều thời kỳ.
Cuộc triển lãm “elles@centrepompidou”, theo nhà tổ chức là bà Camille Morineau, là dịp cất vào kho các tác phẩm của nam giới, vốn thống trị bảo tàng của Trung tâm Pompidou cũng như hầu hết các bảo tàng trên thế giới, để đưa các nữ nghệ sĩ ra “mặt tiền” và chứng tỏ rằng các tác giả nữ cũng xuất sắc chẳng kém gì cánh đàn ông trong nghệ thuật.
Bà Morineau nói: “Quả là liều lĩnh khi loại hết nam giới và chỉ trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ nữ. Nhưng Trung tâm Pompidou là một bảo tàng tiên phong và nó phải làm được điều khác thường đó. Đây là một hoạt động không mang đặc tính Pháp (un-French) chút nào. Ở Pháp, chẳng ai đếm xem có bao nhiêu đàn ông và phụ nữ trong các triển lãm. Rất ít người nhận ra rằng thường thì chẳng có nữ giới trong các triển lãm!”.
Bức Căn phòng xanh của Suzanne Valadon
Sự bình đẳng giới trong nghệ thuật mạnh mẽ hơn tại Mỹ và các phần khác của châu Âu, theo bà Morineau. Ý tưởng tổ chức một triển lãm lớn cho các tác giả nữ đã đến với bà Camille Morineau từ 20 năm trước khi bà sang Mỹ học mỹ thuật. Ở đó, bà đã khám phá những vấn đề về bình đẳng giới trong hoạt đông nghệ thuật. Ý tưởng này đã được ông Alfred Pacquement - Giám đốc Bảo tàng thuộc Trung tâm Pompidou chia sẻ và từ đó có được triển lãm này.

Bích chương của triển lãm

Trung tâm Pompidou với thiết kế hiện đại và độc đáo
Theo bà Stephanie Barron, những người tuyển chọn tác phẩm nghệ thuật chính của Bảo tàng Mỹ thuật Los Angeles, có thể coi triển lãm này là một thông điệp quan trọng, một dự án đầy tham vọng để hướng công chúng đến với các nghệ sĩ nữ.
Những tác phẩm xuất sắc qua các thời đại
Khởi đầu với tranh của Suzanne Valadon (họa sĩ Pháp đầu thế kỷ XX) và kết thúc bằng các tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Nhật Mariko Mori, nghệ sĩ Anh Rachel Whiteread, cuộc triển lãm “elles@centrepompidou” dẫn dắt người xem vào thế giới sáng tạo đa dạng của các bà, các cô thông qua hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, in ấn, ảnh… và cả các mô hình kiến trúc.
Tranh trừu tượng của Helen Frankenthaler
Các nữ nghệ sĩ hiện đại tên tuổi lẫy lừng có mặt trong triển lãm này là Sonia Delaunay và Dora Maar (Pháp), Frida Kahlo (Mexico), Natalia S. Gontcharova (Nga), Dorothea Tanning và Joan Mitchell (Mỹ), Maria-Elena Vieira da Silva (Bồ Đào Nha)… Bên cạnh họ là những nghệ sĩ đương đại xuất sắc Shirley Jaffe, Niki de Saint Phalle, Cindy Sherman, Roni Horn, Gina Pane, Sophie Calle, Annette Messager, Louise Bourgeois, Helen Frankenthaler, Sanja Ivekovic, Diane Arbus, Karen Knorr, Rosemarie Trockel…

Những chân dung cỡ người thật - tác phẩm của Agnes Thurnauer
Một trong những tác phẩm được nhiều người xem thích thú là bức tranh khổ lớn của nữ họa sĩ Pháp Agnes Thurnauer có tựa Những chân dung cỡ người thật, nhưng tác giả chỉ vẽ những cái tên là “phiên bản tên” của các nghệ sĩ nam nổi tiếng, chẳng hạn Annie Warhol (từ Andy Warhol), Francine Bacon (Francis Bacon), Jacqueline (Jackson Pollock)… Một tác phẩm mang tính giễu cợt cao độ về bình đẳng giới trong nghệ thuật tạo hình!
Diên Vỹ
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Dù không phải là triển lãm đầu tiên trên thế giới của các tác giả nữ, nhưng “elles@centrepompidou” là triển lãm lớn nhất thế giới từ trước đến nay chỉ trưng bày tác phẩm của các bà, các cô.
Trung tâm Pompidou với Bảo tàng Quốc gia về nghệ thuật hiện đại là nơi lưu giữ và trưng bày nghệ thuật hiện đại và đương đại lớn nhất của Pháp. Cùng với Bảo tàng Louvre, Trung tâm Pompidou thu hút đông đảo du khách yêu nghệ thuật khi có dịp đến Paris. Tính từ năm 1977 (năm khánh thành trung tâm) đến nay, đã có khoảng 150 triệu khách tham quan địa chỉ này.
Tự họa của Frida Kalho
Một triển lãm chuyên đề quy mô lớn kéo dài đến 24-5-2010 đang diễn ra tại Trung tâm Pompidou, đặc biệt chỉ trưng bày tác phẩm của các tác giả nữ nổi tiếng thế giới. Với tên gọi “elles@centrepompidou”, triển lãm giới thiệu hơn 500 tác phẩm của hơn 200 nghệ sĩ nữ lừng danh từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đây là triển lãm chuyên đề thứ ba được tổ chức tại Trung tâm Pompidou và là triển lãm lớn nhất châu Âu từ trước tới nay về nghệ thuật hiện đại và đương đại của các tác giả nữ.
Những người phụ trách tuyển chọn đã bỏ ra bốn năm để tìm kiếm các tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất để trưng bày này. Nhà tổ chức đã dành trọn hai tầng của trung tâm (rộng hơn 6.000m2) để trưng bày bảy chủ đề, qua đó phản ánh các giai đoạn phát triển của nghệ thuật tạo hình nữ giới trong hơn một thế kỷ qua.
Bình đẳng giới trong hoạt động nghệ thuật
Tranh trừu tượng của Joan Mitchell, nữ họa sĩ có giá tranh cao nhất hiện nay
Dù các nghệ sĩ tạo hình nữ đã có mặt trong tất cả các trào lưu nghệ thuật quan trọng ra đời và phát triển vào nửa đầu của thế kỷ XX, nhưng trong đời sống mỹ thuật thế giới, con số các nữ nghệ sĩ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với các đồng nghiệp nam giới (chưa tới 1/4). Họ cũng bị coi là “thứ yếu” và vẫn phải đấu tranh để có được chỗ đứng cũng như sự nhìn nhận, trân trọng của xã hội.
Cho tới nay, trong các cuộc đấu giá cũng như trên thị trường tác phẩm nghệ thuật nói chung, chưa có tác giả nữ nào đạt được giá cao như các đồng nghiệp nam giới. Dẫu vậy, rất nhiều tác giả nữ đã nỗ lực để tự giải phóng mình khỏi những quan niệm cũ kỹ về “nghệ thuật của phái yếu”, trở thành những tên tuổi lớn hay đứng ở vị trí trung tâm của các hoạt động nghệ thuật trong nhiều thời kỳ.
Cuộc triển lãm “elles@centrepompidou”, theo nhà tổ chức là bà Camille Morineau, là dịp cất vào kho các tác phẩm của nam giới, vốn thống trị bảo tàng của Trung tâm Pompidou cũng như hầu hết các bảo tàng trên thế giới, để đưa các nữ nghệ sĩ ra “mặt tiền” và chứng tỏ rằng các tác giả nữ cũng xuất sắc chẳng kém gì cánh đàn ông trong nghệ thuật.
Bà Morineau nói: “Quả là liều lĩnh khi loại hết nam giới và chỉ trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ nữ. Nhưng Trung tâm Pompidou là một bảo tàng tiên phong và nó phải làm được điều khác thường đó. Đây là một hoạt động không mang đặc tính Pháp (un-French) chút nào. Ở Pháp, chẳng ai đếm xem có bao nhiêu đàn ông và phụ nữ trong các triển lãm. Rất ít người nhận ra rằng thường thì chẳng có nữ giới trong các triển lãm!”.
Bức Căn phòng xanh của Suzanne Valadon
Sự bình đẳng giới trong nghệ thuật mạnh mẽ hơn tại Mỹ và các phần khác của châu Âu, theo bà Morineau. Ý tưởng tổ chức một triển lãm lớn cho các tác giả nữ đã đến với bà Camille Morineau từ 20 năm trước khi bà sang Mỹ học mỹ thuật. Ở đó, bà đã khám phá những vấn đề về bình đẳng giới trong hoạt đông nghệ thuật. Ý tưởng này đã được ông Alfred Pacquement - Giám đốc Bảo tàng thuộc Trung tâm Pompidou chia sẻ và từ đó có được triển lãm này.
Bích chương của triển lãm
Trung tâm Pompidou với thiết kế hiện đại và độc đáo
Theo bà Stephanie Barron, những người tuyển chọn tác phẩm nghệ thuật chính của Bảo tàng Mỹ thuật Los Angeles, có thể coi triển lãm này là một thông điệp quan trọng, một dự án đầy tham vọng để hướng công chúng đến với các nghệ sĩ nữ.
Những tác phẩm xuất sắc qua các thời đại
Khởi đầu với tranh của Suzanne Valadon (họa sĩ Pháp đầu thế kỷ XX) và kết thúc bằng các tác phẩm đương đại của nghệ sĩ Nhật Mariko Mori, nghệ sĩ Anh Rachel Whiteread, cuộc triển lãm “elles@centrepompidou” dẫn dắt người xem vào thế giới sáng tạo đa dạng của các bà, các cô thông qua hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, in ấn, ảnh… và cả các mô hình kiến trúc.
Tranh trừu tượng của Helen Frankenthaler
Các nữ nghệ sĩ hiện đại tên tuổi lẫy lừng có mặt trong triển lãm này là Sonia Delaunay và Dora Maar (Pháp), Frida Kahlo (Mexico), Natalia S. Gontcharova (Nga), Dorothea Tanning và Joan Mitchell (Mỹ), Maria-Elena Vieira da Silva (Bồ Đào Nha)… Bên cạnh họ là những nghệ sĩ đương đại xuất sắc Shirley Jaffe, Niki de Saint Phalle, Cindy Sherman, Roni Horn, Gina Pane, Sophie Calle, Annette Messager, Louise Bourgeois, Helen Frankenthaler, Sanja Ivekovic, Diane Arbus, Karen Knorr, Rosemarie Trockel…
Những chân dung cỡ người thật - tác phẩm của Agnes Thurnauer
Một trong những tác phẩm được nhiều người xem thích thú là bức tranh khổ lớn của nữ họa sĩ Pháp Agnes Thurnauer có tựa Những chân dung cỡ người thật, nhưng tác giả chỉ vẽ những cái tên là “phiên bản tên” của các nghệ sĩ nam nổi tiếng, chẳng hạn Annie Warhol (từ Andy Warhol), Francine Bacon (Francis Bacon), Jacqueline (Jackson Pollock)… Một tác phẩm mang tính giễu cợt cao độ về bình đẳng giới trong nghệ thuật tạo hình!
Diên Vỹ
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần