Gã Tử tù đáng yêu
Nguyễn Chính
Đoàng !
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tiếng nổ đanh, gọn xé màn đêm, phát ra từ khẩu súng săn của lão Đàn, va vào vách núi, dội lại thứ âm thanh tử thần, nghe thật đáng sợ. Chắc mẩm đã hạ được một con mồi lớn, lão Đàn vội lao nhanh về phía bờ suối. Đến nơi, lão vô cùng hoảng hốt, đổ sụp xuống bên người bạn săn đang rẫy rụa trong vũng máu. Trấn tĩnh lại, lão vội cởi phăng cái áo đang mặc xé toang, tìm mọi cách cầm máu cho bạn. Nhưng tất cả những cố gắng của lão đều vô vọng …
Mặc dù được vợ con của người bạn săn bãi nại, lão Đàn vẫn phải nhận án tù vì tội bất cẩn, giết người không cố ý. Cái chết oan nghiệt, tức tưởi của người bạn săn đã biến lão Đàn thành người khác hẳn. Từ một lão Đàn sởi lởi, cười nói oang oang, xông xáo, xốc vác, hay nói chuyện tiếu lâm, nay lầm lỳ như người câm. Mãn hạn tù, lão mang theo cả căn bệnh mất ngủ về nhà. Vậy mà mỗi khi chợp được mắt, lão lại thình lình choàng tỉnh, hét toáng lên, khiến vợ lão hết hồn, vừa lay gọi vừa hỏi lão, “ mình mê thấy cái gì sợ lắm à ?”. Nhưng lần nào vợ lão cũng chỉ nhận được câu trả lời cụt lủn : Máu !
Đã gần ở tuổi “tri thiên mệnh”, nhưng lão Đàn chưa bao giờ tin vào tướng số. Vốn là anh trai cày làng Cát vùng thượng du, nhưng Đàn lại mê nghề săn bắn. Cha mẹ mất sớm, Đàn được người chú họ xa nuôi từ nhỏ. Nhà ông chú họ này giàu lắm, có đến cả chục mẫu ruộng, nên Đàn trở thành lao động chính. Đàn cao to, khỏe mạnh, lại chăm chỉ, tháo vát, nên rất được lòng ông chú họ. Sau những buổi cày mệt đến bã người, Đàn vẫn say xưa ngồi xem ông chú họ lau chùi mấy khẩu súng săn. Khẩu thì to dài, có đến hai nòng đen sì. Khẩu thì chỉ có một nòng nhỏ và cái nốt ruồi bé xíu. Khẩu thì có cái báng gỗ màu cánh dán bóng lộn, nổi rõ những đường vân… Chú họ của Đàn là tay săn thiện sạ số một của làng Cát. Ông ta đã xách súng vào rừng, thì chẳng mấy khi chịu về không. Khi ruộng đất phải đưa hết vào hợp tác xã, công việc chẳng còn là bao, Đàn được ông chú cho đi săn cùng và nhanh chóng trở thành một thợ săn có hạng…
Đàn nhập ngũ lúc tuổi tròn hai mươi, khi cuộc nội chiến bắt đầu bước vào những năm tháng quyết liệt nhất. Trở thành lính Trường Sơn, với vốn chữ nghĩa chưa hết lớp sáu, nhưng nhờ tài thiện sạ, Đàn được biên chế về tổ săn bắn, chuyên việc cải thiện đời sống, thuộc tiểu đội nuôi quân của một đơn vị cầu đường, rồi lại chuyển về đơn vị hậu cần. Cứ thế, hơn mười năm đằng đẵng, hết ở Trường Sơn lại sang chiến trường K, Đàn vẫn chỉ có một nhiệm vụ là săn bắn.
Đàn xuất ngũ về làng, mang theo cả khẩu súng săn do đơn vị tặng làm kỷ niệm. Ông chú họ đã già không còn đi săn được nữa. Mấy khẩu súng ngày xưa tuy đã cũ, nhưng vẫn được ông chú họ thường xuyên tra dầu mỡ, lau chùi bóng loáng. Đàn trở thành chủ nhân của cả những cây súng này. Đàn lấy vợ. Đó là Mai, cô giáo cấp một, người dưới xuôi lên dạy học ở đây. Mai vừa qua tuổi ba mươi, cái tuổi được xem là đã toan về già rồi, nhưng bù lại, Mai khỏe mạnh, lại đẹp người, đẹp nết. Sau chiến tranh, trai làng Cát lần lượt trở về. Ngoài tuổi xuân, nhiều người còn bỏ lại nơi trận mạc một phần cơ thể. Rất nhiều người muốn đến với Mai, nhưng Mai chỉ chọn Đàn. Có lẽ đó cũng là duyên phận. Đàn và Mai sống với nhau rất hòa thuận trong căn nhà nhỏ đầu làng Cát, do ông chú họ làm cho. Thời gian cứ trôi đi, mà chờ mãi, chờ mãi, ông trời vẫn chưa cho họ có được mụn con. Vợ, chồng đã cứng tuổi, trong nhà không có tiếng trẻ nhỏ cứ thấy trống hoang, lạnh ngắt. Năm năm, rồi mười năm, tốn biết bao nhiêu là tiền thầy, tiền thuốc, Đông Y, Tây Y đủ cả, nhưng chẳng ăn thua gì. Hai người đều buồn nản buông xuôi, nhưng họ lại càng yêu thương nhau hơn. Nếu niềm vui của Mai là những học trò nhỏ, cùng hai buổi lên lớp, thì Đàn lại mê mẩn với những khẩu súng săn. Nhưng những chuyến săn của Đàn cũng thưa dần, vì nhiều khu rừng đã bị người ta phá trụi. Muông thú cũng chỉ còn có ở những khu rừng sâu, muốn săn phải đi xa cả nửa ngày đường. Chúng ngày càng khôn, phát hiện được dấu chân chúng, cũng phải vất vả rình rập nhiều đêm liền, mà nhiều khi vẫn thất bại. Người bạn săn xấu số kia kém Đàn cả chục tuổi, cũng rất mê đi săn. Chưa phải thiện sạ lắm, nhưng tài phát hiện và phán đoán hướng con mồi của anh ta, thì Đàn cũng phải nể. Thấy rồi là anh ta quên hết mọi chuyện, cứ bám theo con mồi như bị thôi miên … Cái đêm bất hạnh ấy, không ngờ anh ta lại xuất hiện ngay tại nơi con mồi sẽ đến uống nước, do chính anh ta chỉ chỗ để Đàn mai phục…
Chứng mất ngủ hành hạ lão Đàn đến khốn khổ. Bao nhiêu là thuốc, nặng nhẹ đủ cả vẫn không trị nổi. Đêm nay cũng vậy, mãi gần ba giờ sáng lão mới thiếp đi. Nhưng chưa dập cái bã dầu, lão đã ú ớ bật dậy, mồ hôi vã ra. Vợ lão vội lấy khăn lau mặt cho lão, rồi hỏi “lại thấy máu à ?”. Lão ngước cặp mắt còn thất sắc nhìn vợ gật đầu : Ừ, máu !
Sau chiến tranh, những người lính còn sống sót trở về đều mang theo chiến công. Vào những ngày lễ, ngày tết, trên ngực họ đỏ rực những tấm huân chương. Đã chiến tranh thì phải chém, giết. Mỗi chiến công của người lính đều nhuộm đỏ máu. Hồi mới lấy nhau, trong khi sửa soạn gắn những tấm huân chương vào bộ quân phục lưu niệm, để chồng đi dự mít tinh, Mai hỏi Đàn “ Mình cũng được nhiều huân chương, chẳng thua gì mấy bác trong làng”. Đàn trả lời vợ với giọng đầy tự hào :
- Đúng vậy ! Nhưng tớ không giết ai cả.
Thấy vợ ngớ ra, Đàn giải thích thêm :
- Mình biết không, tổ săn của bọn tớ phải lo thực phẩm tươi sống cho cả trăm con người. Công việc nguy hiểm cũng chẳng kém gì bọn đi đánh nhau. Cũng có đứa hy sinh, hay mất chân, mất cẳng vì đụng phải mìn. Có đứa bị thú dữ tấn công, rồi mất tích luôn. Có đứa nằm mai phục chờ thú, bị rắn độc cắn chết cứng, mấy ngày sau mới tìm thấy xác … Lính đánh nhau theo mùa chiến dịch còn có thời gian nghỉ, chứ bọn tớ phải vào rừng sâu cả bốn mùa. Mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa thì khốn nạn lắm, khổ như chó, vắt nhiều như vãi trấu, bò rào rào …
Rồi Đàn kể cho Mai nghe, Đàn được lần lượt lên chức tổ phó, tổ trưởng, tiểu đội phó, rồi tiểu đội trưởng như thế nào. Tất cả, đều gắn với những thành tích ghê người của một tay thiện sạ. Họng súng bách phát, bách trúng của Đàn đã trở thành nỗi kinh hoàng của những đàn khỉ, đàn vọoc, những đàn nai, hươu. Những loài thú dữ tợn như hổ, như gấu, kể cả voi nữa cũng chịu chung số phận như thế. Đơn vị của Đàn đóng ở đâu, là các loài thú ở đó đều phải bạt xa. Đàn còn kể, có những con vọoc, con khỉ bị bắn khi đang còn cho con bú, hoặc về mổ ra mới biết đang mang thai. Đàn được suy tôn là chiến sỹ thi đua nhiều năm liền, cũng bởi số lượng thú rừng bị tiểu đội của anh ta bắn hạ. Thì ra là như vậy. Mai nghe mà rùng mình, hỏi lại :
- Sao các anh ác thế ?
- Thì hồi đó nó vậy. Nó đểu thế, biết làm sao được.
Bệnh mất ngủ của lão Đàn ngày càng trầm trọng. Người lão gầy đét, hai mắt trũng sâu. Thầy thuốc bảo, phải chuyển đi ở nơi khác, may ra mới chữa khỏi. Thế là, chẳng phải bàn cãi gì nhiều, vợ chồng lão Đàn liền bán nhà chuyển về bên ngoại dưới xuôi.
Làng Thắm quê Mai chuyên nghề dệt lụa, chỉ cách Hà Nội có mấy chục cây số. Được bà con phía ngoại giúp đỡ, cuộc sống của vợ chồng lão Đàn đã nhanh chóng ổn định. Vợ lão xin nghỉ hưu non, sắm thêm mấy khung dệt nữa, tùng tiệm cũng đủ sống. Sức khỏe lão Đàn đã có dấu hiệu hồi phục. Chứng mất ngủ đã bớt. Những cơn mê sảng, kinh hãi cũng thưa dần. Từ ngày ở tù, lão Đàn đã cố quên đi những khẩu súng săn, niềm đam mê đã theo lão suốt thời trai trẻ, từng mang lại cho đời binh nghiệp của lão những vinh quang. Vả lại, mấy thứ đồ chơi hủy hoại sự sống rất đáng sợ ấy, đã bị tịch thu hết rồi, có nhớ, có tiếc, cũng chả để làm gì. Nhưng, có một thứ mà vợ chồng lão Đàn có muốn quên đi, dùng sự yêu thương nhau, hay lấy công việc để khỏa lấp đi, cũng không được. Đó là sự khao khát được nghe tiếng gọi bố, gọi mẹ. Từ khi về làng Thắm, vào những ngày mồng một, ngày rằm, vợ chồng lão Đàn vẫn cùng nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, người làng Thắm xì xào “ Vợ chồng nhà Đàn già khú đế, còn đẻ đái thế đ… nào được nữa mà cũng bày đặt …”. Họ đã lầm. Vợ chồng Đàn khấu đầu cửa phật chỉ cốt xin cho lòng dạ được thanh thản. Nhất là với lão Đàn, giờ đã ngót lục tuần rồi, mới thấy thấm thía lời răn của các cụ xưa, “ ăn được của rừng, rưng rưng nước mắt”. Nhớ hồi mới giải ngũ về, Đàn cứ vô tư, bô bô khoe khoang chiến tích bắn hạ thú rừng với ông chú họ. Nghe xong, tưởng ông chú sẽ tròn mắt thán phục, nhưng mặt ông chú họ của Đàn lại tái nhợt đi và bảo rằng, “ Bọn tao đi săn, chỉ là thú chơi. Cả năm mới bắn hạ vài ba con, gọi là có chút hương vị rừng. Chúng mày bắn như vậy khác gì là tận diệt chúng …”. Lúc ấy, Đàn chẳng để ý gì. Còn bây giờ thì lão đã hiểu ra rồi …
Bà Mai giẫy nảy, khi nghe chồng bàn việc lên trại giam xin một đứa con nuôi sắp mãn hạn tù, trai gái gì cũng được. Bình tĩnh ngồi nghe vợ dùng lý lẽ phản đối quyết liệt xong, lão Đàn mới ôn tồn phân giải :
- Tôi với bà tuổi này rồi, làm sao chăm nổi đứa ẵm ngửa, thời buổi trò chơi điện tử tùm lum như thế, làm sao để mắt được đến đứa choai choai. Còn mấy năm cuối đời, tôi muốn tạ lỗi với giời đất, xin tu tâm, cố gieo lấy được một quả phúc, chả lẽ bà lại không bằng lòng ? Đâu phải cứ ở tù là xấu cả. Tôi ở rồi tôi biết, có nhiều cảnh đời, oan khiên, ngang trái lắm.
Thế rồi vào một buổi trưa, trời nắng chang, sau mấy ngày đến tận trại giam X tìm hiểu về, lão Đàn đã oang oang réo vợ từ ngoài cổng. Lão mừng như người bắt được của, dúi vào tay vợ tập hồ sơ :
- Đây ! Bà đọc đi, đúng là trời cho mình rồi. Thằng này khá lắm. Đọc kỹ hồ sơ xong, nhìn thấy hắn là tôi ưng ngay.
- Thế ông chưa nói chuyện được với nó à ?
- Chưa, tay giám thị bảo phải xem ý nó thế nào đã chứ.
Vốn tính cẩn trọng, bà Mai lật giở từng trang hồ sơ, do lão Đàn xin sao của trại giam mang về. Vừa đọc, bà vừa lấy bút đánh dấu những chỗ cần phải hỏi lại chồng. Sau khi nghe lão Đàn nói rõ từng điểm một, bà Mai cũng mừng ra mặt. Bà nghĩ, chẳng lẽ ông giời cứ bắt tội vợ chồng mình mãi. Rồi bà cũng phấp phỏng chờ …
Trưởng giám thị trại giam X đã ở tuổi nghỉ hưu. Suốt gần hai mươi năm đảm trách công việc ở đây, ông biết rất rõ lai lịch của Lương Mậu Thân, người bị kết án tử hình lúc chưa đầy hai mươi tuổi, vì can tội vận chuyển chất ma túy…
Trong một ngày hỗn loạn hồi tết Mậu Thân 1968, Cô nhi viện Sài Gòn nhận được một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên hè phố. Nên người ta mới đặt luôn tên đứa bé như vậy. Còn “Lương”, là lương thiện, lương tâm, chứ không phải họ của cậu ta. Biến cố 1975 xảy ra, người Mỹ bỏ chạy. Những đứa trẻ trong Cô nhi viện tan tác hết. Đứa bị mang theo đi di tản. Đứa bỏ trốn. Lương Mậu Thân bị cuốn vào lũ trẻ bụi đời. Nó là đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh, gan dạ, dễ bảo, lại đọc thông viết thạo, nhưng cục tính, nên thường được đám đàn anh giao cho việc đưa một thùng hàng, gồm quần áo, đồ trang sức, mỹ phẩm … từ Sài Gòn ra một thành phố ở miền Trung, rồi lại nhận một gói hàng khác đã được niêm phong kín, từ đó mang về. Khi bị bắt, nó mới biết lâu nay nó bị lừa. Nó không ngờ mình đã vô tình gián tiếp, góp phần hủy hoại đồng loại, bằng thứ chất độc vô cùng tác hại đó. Nhưng pháp luật vẫn là pháp luật, những kẻ như nó phải bị nghiêm trị. Lúc mới bị bắt, nó đã được xem những cuốn phim về hậu quả đáng sợ của chất ma túy. Người và cảnh trong phim đã làm nó nhiều lần bật khóc. Nó bị đưa về trại giam X để chờ thi hành án. Trại X nằm bên bờ một con suối rộng, có cây cầu khỉ bắc qua chỗ thác nước, phía dưới là vực sâu, nước cuồn cuộn chảy, tung bọt trắng xóa. Trong một lần được ra suối tắm, nó đang mê mải nhìn hai tù nhân đang oằn lưng gánh củi qua cầu, thì thật bất ngờ cây cầu gẫy rời ra, cả hai đều rơi xuống vực. Không kịp cởi quần áo, nó lao thẳng xuống từ độ cao hơn mười mét. Cả hai tù nhân đều được nó cứu sống. Còn nó thì bị gãy chân phải. Do có hành động dũng cảm cứu người trong cơn hiểm nghèo này, Lương Mậu Thân được hạ mức án xuống còn chung thân. Thoát chết, Lương Mậu Thân như được sinh ra lần nữa. Nhờ tuổi trẻ và sức khỏe, nó thường xuyên vượt định mức lao động của trại và chăm chỉ theo học các lớp bổ túc văn hóa dành cho tù nhân. Nó rất có năng khiếu về các môn tự nhiên. Hôm được nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học bổ túc văn hóa, nó mừng như một đứa trẻ. Có người bạn tù bảo nó “mày chung thân, thì bằng cấp làm đ… gì ”. Nó không nói lại, nhưng trong bụng thì vui, vui đến mấy ngày liền…
Tin Lương Mậu Thân bị bắn trọng thương nhanh chóng lan ra khắp trại X. Chuyện xảy ra thật bất ngờ. Chiều ngày một tết dương lịch, cả trại được nghỉ. Sân bóng chuyền huyên náo tiếng hò reo. Một tù nhân phạm tội giết người tìm cách trốn trại. Bị cán bộ trực ban phát hiện truy đuổi, hắn chạy thục mạng về phía hàng cây to, định vượt rào tẩu thoát. Người cán bộ trực ban đuổi kịp, dùng võ thuật quật hắn ngã xuống. Nhưng tên này cũng là tay cao thủ, nên vật lộn chống trả quyết liệt. Nghe tiếng hô, Lương Mậu Thân ngồi đọc sách gần đó chạy đến, thì thấy người cán bộ trực ban và tên trốn tù đã buông nhau ra. Tên trốn tù đã cướp được khẩu súng ngắn của người trực ban. Hắn lên đạn và chĩa thẳng súng vào anh ta bóp cò. Nhanh như cắt, Lương Mậu Thân lao đến chắn giữa hai người. Súng nổ. Thân lăn ra bất động. Rất may, người cán bộ trực ban cũng đã kịp thời đá văng khẩu súng khỏi tay tên trốn tù …
Thân nhanh chóng được chở đi cấp cứu trong cơn nguy kịch. Viên đạn trúng ngực trái, chỉ cách quả tim chưa đầy một phân. Sau phẫu thuật, đến ngày thứ ba Thân mới tỉnh lại. Khi thấy mấy người bạn tù, và mấy cán bộ trại nước mắt đầm đìa vây quanh, Thân khẽ mỉm cười và nước mắt cũng ứa ra. Cũng lại nhờ sức khỏe và tuổi trẻ, Thân hồi phục khá nhanh. Ai cũng bảo, vậy là thằng Thân có quý nhân phù trợ, lại cao số lắm, có cho vào cối giã nó cũng không chết được. Sau vụ này, Thân được hạ mức án tù xuống còn 10 năm và được xét đặc sá ngay, vì Thân cũng đã thụ án được 6 năm, quá nửa thời gian rồi.
Thấy Thân thập thò ngoài cửa phòng, ông trưởng giám thị liền gọi :
- Thân đấy hả, vào đây.
- Thưa, bác cho gọi cháu ?
- Ừ , đơn xin ở lại làm công nhân của cậu cấp trên đang xét, chắc là được thôi, mà cậu đã nghĩ chín chưa ?
- Thưa, cháu nghĩ kỹ lắm rồi. Cháu không bố mẹ, không quê hương, không thân thích, không nhà cửa, thì cháu còn biết về đâu được.
Ông trưởng giám thị liền thân mật nói với Thân, như nói với con trai :
- Đấy, đấy ! chính cái chỗ tứ cố vô thân ấy mới là chuyện đau đầu đấy. Nhưng mày còn trẻ, lại giỏi giang, có trí, ở lại trại làm mấy việc linh tinh, rồi vợ con vào nữa là thúi chí, uổng lắm con ạ. Cậu trực ban được mày chắn đạn cho, bảo mời mày về, gả em gái cho mày, rồi cho ở rể luôn.
Nhưng, bác thấy vẫn không ổn lắm. Hay là mày về dưới xuôi, gần Hà Nội ?
- Thôi, thôi bác ơi ! Cháu có ai quen biết ở dưới đó đâu, lại nghề ngỗng chả có thì sống làm sao, chẳng lẽ lại lang thang, lại …
Không để Thân nói hết, ông trưởng giám thị mắng át luôn :
- Nghề ở đâu ? Nghề ở hai bàn tay này này. Làm thằng đàn ông là cứ phải thi thố cho hết cái tài, cái chí với thiên hạ, mới không là thằng hèn, con ạ !
Thân không dám nói gì, ngồi im. Ông trưởng giám thị cũng ngồi im. Lát sau, ông nhìn Thân, gật gật đầu rồi hạ giọng :
- Mày đã hai lăm tuổi rồi, sắp “tam thập nhi lập” mà vẫn lêu têu, nhưng có chí và biết tu tỉnh thì không bao giờ là muộn cả. Nghe bác nói đây, có hai vợ chồng già người làng Thắm, cái làng này dệt lụa nổi tiếng lắm. Họ không có con, muốn được nhận mày về làm con nuôi. Họ lên đây từ mấy tuần trước. Trại cũng đã cho người về tận nơi tìm hiểu kỹ và làm việc với địa phương. Nói chung là rất thuận. Bác chỉ muốn điều tốt cho mày, chứ mày đi, cả trại này ai cũng tiếc. Bác cho đây cũng là duyên ông trời định thế. Nếu mày chịu, bác sẽ báo cho vợ chồng người ta .
- Vậy, cháu xin nghe theo bác.
Nguyễn Chính
Đoàng !
Mặc dù được vợ con của người bạn săn bãi nại, lão Đàn vẫn phải nhận án tù vì tội bất cẩn, giết người không cố ý. Cái chết oan nghiệt, tức tưởi của người bạn săn đã biến lão Đàn thành người khác hẳn. Từ một lão Đàn sởi lởi, cười nói oang oang, xông xáo, xốc vác, hay nói chuyện tiếu lâm, nay lầm lỳ như người câm. Mãn hạn tù, lão mang theo cả căn bệnh mất ngủ về nhà. Vậy mà mỗi khi chợp được mắt, lão lại thình lình choàng tỉnh, hét toáng lên, khiến vợ lão hết hồn, vừa lay gọi vừa hỏi lão, “ mình mê thấy cái gì sợ lắm à ?”. Nhưng lần nào vợ lão cũng chỉ nhận được câu trả lời cụt lủn : Máu !
Đã gần ở tuổi “tri thiên mệnh”, nhưng lão Đàn chưa bao giờ tin vào tướng số. Vốn là anh trai cày làng Cát vùng thượng du, nhưng Đàn lại mê nghề săn bắn. Cha mẹ mất sớm, Đàn được người chú họ xa nuôi từ nhỏ. Nhà ông chú họ này giàu lắm, có đến cả chục mẫu ruộng, nên Đàn trở thành lao động chính. Đàn cao to, khỏe mạnh, lại chăm chỉ, tháo vát, nên rất được lòng ông chú họ. Sau những buổi cày mệt đến bã người, Đàn vẫn say xưa ngồi xem ông chú họ lau chùi mấy khẩu súng săn. Khẩu thì to dài, có đến hai nòng đen sì. Khẩu thì chỉ có một nòng nhỏ và cái nốt ruồi bé xíu. Khẩu thì có cái báng gỗ màu cánh dán bóng lộn, nổi rõ những đường vân… Chú họ của Đàn là tay săn thiện sạ số một của làng Cát. Ông ta đã xách súng vào rừng, thì chẳng mấy khi chịu về không. Khi ruộng đất phải đưa hết vào hợp tác xã, công việc chẳng còn là bao, Đàn được ông chú cho đi săn cùng và nhanh chóng trở thành một thợ săn có hạng…
Đàn nhập ngũ lúc tuổi tròn hai mươi, khi cuộc nội chiến bắt đầu bước vào những năm tháng quyết liệt nhất. Trở thành lính Trường Sơn, với vốn chữ nghĩa chưa hết lớp sáu, nhưng nhờ tài thiện sạ, Đàn được biên chế về tổ săn bắn, chuyên việc cải thiện đời sống, thuộc tiểu đội nuôi quân của một đơn vị cầu đường, rồi lại chuyển về đơn vị hậu cần. Cứ thế, hơn mười năm đằng đẵng, hết ở Trường Sơn lại sang chiến trường K, Đàn vẫn chỉ có một nhiệm vụ là săn bắn.
Đàn xuất ngũ về làng, mang theo cả khẩu súng săn do đơn vị tặng làm kỷ niệm. Ông chú họ đã già không còn đi săn được nữa. Mấy khẩu súng ngày xưa tuy đã cũ, nhưng vẫn được ông chú họ thường xuyên tra dầu mỡ, lau chùi bóng loáng. Đàn trở thành chủ nhân của cả những cây súng này. Đàn lấy vợ. Đó là Mai, cô giáo cấp một, người dưới xuôi lên dạy học ở đây. Mai vừa qua tuổi ba mươi, cái tuổi được xem là đã toan về già rồi, nhưng bù lại, Mai khỏe mạnh, lại đẹp người, đẹp nết. Sau chiến tranh, trai làng Cát lần lượt trở về. Ngoài tuổi xuân, nhiều người còn bỏ lại nơi trận mạc một phần cơ thể. Rất nhiều người muốn đến với Mai, nhưng Mai chỉ chọn Đàn. Có lẽ đó cũng là duyên phận. Đàn và Mai sống với nhau rất hòa thuận trong căn nhà nhỏ đầu làng Cát, do ông chú họ làm cho. Thời gian cứ trôi đi, mà chờ mãi, chờ mãi, ông trời vẫn chưa cho họ có được mụn con. Vợ, chồng đã cứng tuổi, trong nhà không có tiếng trẻ nhỏ cứ thấy trống hoang, lạnh ngắt. Năm năm, rồi mười năm, tốn biết bao nhiêu là tiền thầy, tiền thuốc, Đông Y, Tây Y đủ cả, nhưng chẳng ăn thua gì. Hai người đều buồn nản buông xuôi, nhưng họ lại càng yêu thương nhau hơn. Nếu niềm vui của Mai là những học trò nhỏ, cùng hai buổi lên lớp, thì Đàn lại mê mẩn với những khẩu súng săn. Nhưng những chuyến săn của Đàn cũng thưa dần, vì nhiều khu rừng đã bị người ta phá trụi. Muông thú cũng chỉ còn có ở những khu rừng sâu, muốn săn phải đi xa cả nửa ngày đường. Chúng ngày càng khôn, phát hiện được dấu chân chúng, cũng phải vất vả rình rập nhiều đêm liền, mà nhiều khi vẫn thất bại. Người bạn săn xấu số kia kém Đàn cả chục tuổi, cũng rất mê đi săn. Chưa phải thiện sạ lắm, nhưng tài phát hiện và phán đoán hướng con mồi của anh ta, thì Đàn cũng phải nể. Thấy rồi là anh ta quên hết mọi chuyện, cứ bám theo con mồi như bị thôi miên … Cái đêm bất hạnh ấy, không ngờ anh ta lại xuất hiện ngay tại nơi con mồi sẽ đến uống nước, do chính anh ta chỉ chỗ để Đàn mai phục…
Chứng mất ngủ hành hạ lão Đàn đến khốn khổ. Bao nhiêu là thuốc, nặng nhẹ đủ cả vẫn không trị nổi. Đêm nay cũng vậy, mãi gần ba giờ sáng lão mới thiếp đi. Nhưng chưa dập cái bã dầu, lão đã ú ớ bật dậy, mồ hôi vã ra. Vợ lão vội lấy khăn lau mặt cho lão, rồi hỏi “lại thấy máu à ?”. Lão ngước cặp mắt còn thất sắc nhìn vợ gật đầu : Ừ, máu !
Sau chiến tranh, những người lính còn sống sót trở về đều mang theo chiến công. Vào những ngày lễ, ngày tết, trên ngực họ đỏ rực những tấm huân chương. Đã chiến tranh thì phải chém, giết. Mỗi chiến công của người lính đều nhuộm đỏ máu. Hồi mới lấy nhau, trong khi sửa soạn gắn những tấm huân chương vào bộ quân phục lưu niệm, để chồng đi dự mít tinh, Mai hỏi Đàn “ Mình cũng được nhiều huân chương, chẳng thua gì mấy bác trong làng”. Đàn trả lời vợ với giọng đầy tự hào :
- Đúng vậy ! Nhưng tớ không giết ai cả.
Thấy vợ ngớ ra, Đàn giải thích thêm :
- Mình biết không, tổ săn của bọn tớ phải lo thực phẩm tươi sống cho cả trăm con người. Công việc nguy hiểm cũng chẳng kém gì bọn đi đánh nhau. Cũng có đứa hy sinh, hay mất chân, mất cẳng vì đụng phải mìn. Có đứa bị thú dữ tấn công, rồi mất tích luôn. Có đứa nằm mai phục chờ thú, bị rắn độc cắn chết cứng, mấy ngày sau mới tìm thấy xác … Lính đánh nhau theo mùa chiến dịch còn có thời gian nghỉ, chứ bọn tớ phải vào rừng sâu cả bốn mùa. Mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa thì khốn nạn lắm, khổ như chó, vắt nhiều như vãi trấu, bò rào rào …
Rồi Đàn kể cho Mai nghe, Đàn được lần lượt lên chức tổ phó, tổ trưởng, tiểu đội phó, rồi tiểu đội trưởng như thế nào. Tất cả, đều gắn với những thành tích ghê người của một tay thiện sạ. Họng súng bách phát, bách trúng của Đàn đã trở thành nỗi kinh hoàng của những đàn khỉ, đàn vọoc, những đàn nai, hươu. Những loài thú dữ tợn như hổ, như gấu, kể cả voi nữa cũng chịu chung số phận như thế. Đơn vị của Đàn đóng ở đâu, là các loài thú ở đó đều phải bạt xa. Đàn còn kể, có những con vọoc, con khỉ bị bắn khi đang còn cho con bú, hoặc về mổ ra mới biết đang mang thai. Đàn được suy tôn là chiến sỹ thi đua nhiều năm liền, cũng bởi số lượng thú rừng bị tiểu đội của anh ta bắn hạ. Thì ra là như vậy. Mai nghe mà rùng mình, hỏi lại :
- Sao các anh ác thế ?
- Thì hồi đó nó vậy. Nó đểu thế, biết làm sao được.
Từ rất lâu nay, thấy vợ chồng Mai đều khỏe mạnh mà không có con, người làng Cát đều bảo là do quả báo, vì Đàn là kẻ sát sinh. Đàn chỉ trầm ngâm, không nói gì. Còn Mai, càng ngày càng tin là có sự trừng phạt của ông giời. Mai rất thương chồng, vì tuy ít học, nhưng bản thân Đàn vốn là người hiền lành, chất phác, tốt bụng. Khi Đàn vô ý gây án mạng, tuy không nói ra, nhưng Mai cũng cho là do quả báo. Nhất là sau khi nghe Đàn kể lại cái giấc mơ tái đi, tái lại, khiến Đàn khiếp đảm, la hét , thì Mai càng tin hơn. Đàn kể, đại ý rằng, giữa rừng Trường Sơn trời nắng gắt, Đàn vác súng đi săn. Đàn đi hết rừng này đến rừng khác, mà không gặp được một con thú nào. Cổ họng Đàn cháy khô vì khát. Đi mãi, đi mãi mới thấy một con suối xanh trong chảy trước mặt, Đàn mừng quá chạy đến, lấy tay bụm nước uống, nhưng thấy tanh ngòm, mặn chát, nhìn xuống thì thật vô cùng kinh hãi, đó là cả một dòng suối máu…
***
Bệnh mất ngủ của lão Đàn ngày càng trầm trọng. Người lão gầy đét, hai mắt trũng sâu. Thầy thuốc bảo, phải chuyển đi ở nơi khác, may ra mới chữa khỏi. Thế là, chẳng phải bàn cãi gì nhiều, vợ chồng lão Đàn liền bán nhà chuyển về bên ngoại dưới xuôi.
Làng Thắm quê Mai chuyên nghề dệt lụa, chỉ cách Hà Nội có mấy chục cây số. Được bà con phía ngoại giúp đỡ, cuộc sống của vợ chồng lão Đàn đã nhanh chóng ổn định. Vợ lão xin nghỉ hưu non, sắm thêm mấy khung dệt nữa, tùng tiệm cũng đủ sống. Sức khỏe lão Đàn đã có dấu hiệu hồi phục. Chứng mất ngủ đã bớt. Những cơn mê sảng, kinh hãi cũng thưa dần. Từ ngày ở tù, lão Đàn đã cố quên đi những khẩu súng săn, niềm đam mê đã theo lão suốt thời trai trẻ, từng mang lại cho đời binh nghiệp của lão những vinh quang. Vả lại, mấy thứ đồ chơi hủy hoại sự sống rất đáng sợ ấy, đã bị tịch thu hết rồi, có nhớ, có tiếc, cũng chả để làm gì. Nhưng, có một thứ mà vợ chồng lão Đàn có muốn quên đi, dùng sự yêu thương nhau, hay lấy công việc để khỏa lấp đi, cũng không được. Đó là sự khao khát được nghe tiếng gọi bố, gọi mẹ. Từ khi về làng Thắm, vào những ngày mồng một, ngày rằm, vợ chồng lão Đàn vẫn cùng nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, người làng Thắm xì xào “ Vợ chồng nhà Đàn già khú đế, còn đẻ đái thế đ… nào được nữa mà cũng bày đặt …”. Họ đã lầm. Vợ chồng Đàn khấu đầu cửa phật chỉ cốt xin cho lòng dạ được thanh thản. Nhất là với lão Đàn, giờ đã ngót lục tuần rồi, mới thấy thấm thía lời răn của các cụ xưa, “ ăn được của rừng, rưng rưng nước mắt”. Nhớ hồi mới giải ngũ về, Đàn cứ vô tư, bô bô khoe khoang chiến tích bắn hạ thú rừng với ông chú họ. Nghe xong, tưởng ông chú sẽ tròn mắt thán phục, nhưng mặt ông chú họ của Đàn lại tái nhợt đi và bảo rằng, “ Bọn tao đi săn, chỉ là thú chơi. Cả năm mới bắn hạ vài ba con, gọi là có chút hương vị rừng. Chúng mày bắn như vậy khác gì là tận diệt chúng …”. Lúc ấy, Đàn chẳng để ý gì. Còn bây giờ thì lão đã hiểu ra rồi …
Bà Mai giẫy nảy, khi nghe chồng bàn việc lên trại giam xin một đứa con nuôi sắp mãn hạn tù, trai gái gì cũng được. Bình tĩnh ngồi nghe vợ dùng lý lẽ phản đối quyết liệt xong, lão Đàn mới ôn tồn phân giải :
- Tôi với bà tuổi này rồi, làm sao chăm nổi đứa ẵm ngửa, thời buổi trò chơi điện tử tùm lum như thế, làm sao để mắt được đến đứa choai choai. Còn mấy năm cuối đời, tôi muốn tạ lỗi với giời đất, xin tu tâm, cố gieo lấy được một quả phúc, chả lẽ bà lại không bằng lòng ? Đâu phải cứ ở tù là xấu cả. Tôi ở rồi tôi biết, có nhiều cảnh đời, oan khiên, ngang trái lắm.
Thế rồi vào một buổi trưa, trời nắng chang, sau mấy ngày đến tận trại giam X tìm hiểu về, lão Đàn đã oang oang réo vợ từ ngoài cổng. Lão mừng như người bắt được của, dúi vào tay vợ tập hồ sơ :
- Đây ! Bà đọc đi, đúng là trời cho mình rồi. Thằng này khá lắm. Đọc kỹ hồ sơ xong, nhìn thấy hắn là tôi ưng ngay.
- Thế ông chưa nói chuyện được với nó à ?
- Chưa, tay giám thị bảo phải xem ý nó thế nào đã chứ.
Vốn tính cẩn trọng, bà Mai lật giở từng trang hồ sơ, do lão Đàn xin sao của trại giam mang về. Vừa đọc, bà vừa lấy bút đánh dấu những chỗ cần phải hỏi lại chồng. Sau khi nghe lão Đàn nói rõ từng điểm một, bà Mai cũng mừng ra mặt. Bà nghĩ, chẳng lẽ ông giời cứ bắt tội vợ chồng mình mãi. Rồi bà cũng phấp phỏng chờ …
***
Trưởng giám thị trại giam X đã ở tuổi nghỉ hưu. Suốt gần hai mươi năm đảm trách công việc ở đây, ông biết rất rõ lai lịch của Lương Mậu Thân, người bị kết án tử hình lúc chưa đầy hai mươi tuổi, vì can tội vận chuyển chất ma túy…
Trong một ngày hỗn loạn hồi tết Mậu Thân 1968, Cô nhi viện Sài Gòn nhận được một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên hè phố. Nên người ta mới đặt luôn tên đứa bé như vậy. Còn “Lương”, là lương thiện, lương tâm, chứ không phải họ của cậu ta. Biến cố 1975 xảy ra, người Mỹ bỏ chạy. Những đứa trẻ trong Cô nhi viện tan tác hết. Đứa bị mang theo đi di tản. Đứa bỏ trốn. Lương Mậu Thân bị cuốn vào lũ trẻ bụi đời. Nó là đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh, gan dạ, dễ bảo, lại đọc thông viết thạo, nhưng cục tính, nên thường được đám đàn anh giao cho việc đưa một thùng hàng, gồm quần áo, đồ trang sức, mỹ phẩm … từ Sài Gòn ra một thành phố ở miền Trung, rồi lại nhận một gói hàng khác đã được niêm phong kín, từ đó mang về. Khi bị bắt, nó mới biết lâu nay nó bị lừa. Nó không ngờ mình đã vô tình gián tiếp, góp phần hủy hoại đồng loại, bằng thứ chất độc vô cùng tác hại đó. Nhưng pháp luật vẫn là pháp luật, những kẻ như nó phải bị nghiêm trị. Lúc mới bị bắt, nó đã được xem những cuốn phim về hậu quả đáng sợ của chất ma túy. Người và cảnh trong phim đã làm nó nhiều lần bật khóc. Nó bị đưa về trại giam X để chờ thi hành án. Trại X nằm bên bờ một con suối rộng, có cây cầu khỉ bắc qua chỗ thác nước, phía dưới là vực sâu, nước cuồn cuộn chảy, tung bọt trắng xóa. Trong một lần được ra suối tắm, nó đang mê mải nhìn hai tù nhân đang oằn lưng gánh củi qua cầu, thì thật bất ngờ cây cầu gẫy rời ra, cả hai đều rơi xuống vực. Không kịp cởi quần áo, nó lao thẳng xuống từ độ cao hơn mười mét. Cả hai tù nhân đều được nó cứu sống. Còn nó thì bị gãy chân phải. Do có hành động dũng cảm cứu người trong cơn hiểm nghèo này, Lương Mậu Thân được hạ mức án xuống còn chung thân. Thoát chết, Lương Mậu Thân như được sinh ra lần nữa. Nhờ tuổi trẻ và sức khỏe, nó thường xuyên vượt định mức lao động của trại và chăm chỉ theo học các lớp bổ túc văn hóa dành cho tù nhân. Nó rất có năng khiếu về các môn tự nhiên. Hôm được nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học bổ túc văn hóa, nó mừng như một đứa trẻ. Có người bạn tù bảo nó “mày chung thân, thì bằng cấp làm đ… gì ”. Nó không nói lại, nhưng trong bụng thì vui, vui đến mấy ngày liền…
Tin Lương Mậu Thân bị bắn trọng thương nhanh chóng lan ra khắp trại X. Chuyện xảy ra thật bất ngờ. Chiều ngày một tết dương lịch, cả trại được nghỉ. Sân bóng chuyền huyên náo tiếng hò reo. Một tù nhân phạm tội giết người tìm cách trốn trại. Bị cán bộ trực ban phát hiện truy đuổi, hắn chạy thục mạng về phía hàng cây to, định vượt rào tẩu thoát. Người cán bộ trực ban đuổi kịp, dùng võ thuật quật hắn ngã xuống. Nhưng tên này cũng là tay cao thủ, nên vật lộn chống trả quyết liệt. Nghe tiếng hô, Lương Mậu Thân ngồi đọc sách gần đó chạy đến, thì thấy người cán bộ trực ban và tên trốn tù đã buông nhau ra. Tên trốn tù đã cướp được khẩu súng ngắn của người trực ban. Hắn lên đạn và chĩa thẳng súng vào anh ta bóp cò. Nhanh như cắt, Lương Mậu Thân lao đến chắn giữa hai người. Súng nổ. Thân lăn ra bất động. Rất may, người cán bộ trực ban cũng đã kịp thời đá văng khẩu súng khỏi tay tên trốn tù …
Thân nhanh chóng được chở đi cấp cứu trong cơn nguy kịch. Viên đạn trúng ngực trái, chỉ cách quả tim chưa đầy một phân. Sau phẫu thuật, đến ngày thứ ba Thân mới tỉnh lại. Khi thấy mấy người bạn tù, và mấy cán bộ trại nước mắt đầm đìa vây quanh, Thân khẽ mỉm cười và nước mắt cũng ứa ra. Cũng lại nhờ sức khỏe và tuổi trẻ, Thân hồi phục khá nhanh. Ai cũng bảo, vậy là thằng Thân có quý nhân phù trợ, lại cao số lắm, có cho vào cối giã nó cũng không chết được. Sau vụ này, Thân được hạ mức án tù xuống còn 10 năm và được xét đặc sá ngay, vì Thân cũng đã thụ án được 6 năm, quá nửa thời gian rồi.
***
Thấy Thân thập thò ngoài cửa phòng, ông trưởng giám thị liền gọi :
- Thân đấy hả, vào đây.
- Thưa, bác cho gọi cháu ?
- Ừ , đơn xin ở lại làm công nhân của cậu cấp trên đang xét, chắc là được thôi, mà cậu đã nghĩ chín chưa ?
- Thưa, cháu nghĩ kỹ lắm rồi. Cháu không bố mẹ, không quê hương, không thân thích, không nhà cửa, thì cháu còn biết về đâu được.
Ông trưởng giám thị liền thân mật nói với Thân, như nói với con trai :
- Đấy, đấy ! chính cái chỗ tứ cố vô thân ấy mới là chuyện đau đầu đấy. Nhưng mày còn trẻ, lại giỏi giang, có trí, ở lại trại làm mấy việc linh tinh, rồi vợ con vào nữa là thúi chí, uổng lắm con ạ. Cậu trực ban được mày chắn đạn cho, bảo mời mày về, gả em gái cho mày, rồi cho ở rể luôn.
Nhưng, bác thấy vẫn không ổn lắm. Hay là mày về dưới xuôi, gần Hà Nội ?
- Thôi, thôi bác ơi ! Cháu có ai quen biết ở dưới đó đâu, lại nghề ngỗng chả có thì sống làm sao, chẳng lẽ lại lang thang, lại …
Không để Thân nói hết, ông trưởng giám thị mắng át luôn :
- Nghề ở đâu ? Nghề ở hai bàn tay này này. Làm thằng đàn ông là cứ phải thi thố cho hết cái tài, cái chí với thiên hạ, mới không là thằng hèn, con ạ !
Thân không dám nói gì, ngồi im. Ông trưởng giám thị cũng ngồi im. Lát sau, ông nhìn Thân, gật gật đầu rồi hạ giọng :
- Mày đã hai lăm tuổi rồi, sắp “tam thập nhi lập” mà vẫn lêu têu, nhưng có chí và biết tu tỉnh thì không bao giờ là muộn cả. Nghe bác nói đây, có hai vợ chồng già người làng Thắm, cái làng này dệt lụa nổi tiếng lắm. Họ không có con, muốn được nhận mày về làm con nuôi. Họ lên đây từ mấy tuần trước. Trại cũng đã cho người về tận nơi tìm hiểu kỹ và làm việc với địa phương. Nói chung là rất thuận. Bác chỉ muốn điều tốt cho mày, chứ mày đi, cả trại này ai cũng tiếc. Bác cho đây cũng là duyên ông trời định thế. Nếu mày chịu, bác sẽ báo cho vợ chồng người ta .
- Vậy, cháu xin nghe theo bác.
Comment