• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

“Giai điệu màu” của Phan Vũ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • “Giai điệu màu” của Phan Vũ

    “Giai điệu màu” ở tuổi 83


    TT - Triển lãm tranh cá nhân mang tên Giai điệu màu của họa sĩ Phan Vũ vừa khai mạc sáng 15-8-2009, tại gallery Tự Do (53 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TP.HCM). Ở tuổi 83 nhưng xem ra tranh của ông vẫn còn rất hồn nhiên, nên thơ và lãng mạn.




    Họa sĩ Phan Vũ bên tác phẩm Cô dâu -
    Ảnh: H.SƠN

    Đó có thể là một góc phố mùa đông Hà Nội, một thoáng Đà Lạt mộng mơ, một chút chờ đợi, nhớ nhung bên vườn trăng, sóng nhạc, cơn say... Mỗi bức tranh như một bài thơ.

    “Tôi muốn kéo những bức tranh của tôi đến gần những bài thơ của tôi. Một cái gì như chút bi tráng tự sự với những màu sắc rực rỡ, đối lập, nhưng lại có độ trầm tạo thành nỗi buồn dịu êm...”, họa sĩ - nhà thơ Phan Vũ tâm sự như thế về những tác phẩm của mình trong triển lãm lần này. Triển lãm kéo dài đến 26-8-2009.



    Vườn trăng

    Đến năm 70 tuổi, ông mới bắt đầu cầm cọ và đến với hội họa, đến với niềm vui mới của cuộc đời mình mà ông gọi là “tình yêu mới của cuộc đời”.


    Sóng nhạc

    Phan Vũ vẽ nhiều, ông vẽ được bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Đến nay, ông đã thực hiện 4 cuộc triển lãm tranh cá nhân. Và trong triển lãm mang tên Giai điệu màu lần này, ông giới thiệu 26 tác phẩm sơn dầu, khổ trung bình 100 x 100cm, với những bố cục đầy chất thơ như các tác phẩm: Cao nguyên, Một thoáng Đà Lạt, Cào xé, Mặt trời đỏ, Nhà bên sông, Mùa đông, Hoa đào, Ngẫu hứng…

    Tự hoạ



    Đợi chờ

    Họa sĩ Phan Vũ cho biết, triển lãm lần này là những tác phẩm mang dấu ấn của ông nhiều nhất, ông vẽ chính mình nhiều nhất, vì ông nhận thấy đã đủ sức thể hiện hết bản thân mình qua từng nét cọ. Ông tâm sự: “Tôi muốn kéo những bức tranh của tôi đến gần những bài thơ của tôi. Một cái gì như một chút bi tráng tự sự với những màu sắc rực rỡ, đối lập, nhưng lại có độ trầm tạo thành nỗi buồn dịu êm”.

    Hình trong bài là những bức tranh trưng bày tại triển lãm.


    Những đôi mắt trần gian



    Vợ tôi

    Bài, ảnh: Hiền Nhi


    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 16-08-2009, 07:25 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Phan Vũ và cuộc chơi màu sắc

    Phan Vũ và cuộc chơi màu sắc
    15/08/2009


    PNO - Kể từ một ngày ở tuổi 70, lần đầu tiên căng tờ giấy dó, dùng bột màu vẽ những bức tranh trừu tượng, đến nay Phan Vũ đã trải qua 14 năm mê đắm với cuộc chơi màu sắc.

    Bắt đầu từ trừu tượng, cho đến nay Phan Vũ vẫn thiên về trừu tượng, nhưng không nệ phong cách và trường phái, mà thường vẽ tự do theo ngẫu hứng. Những bức tranh mang tên: Những ngọn cụt, Phố đông, Khi mặt trời đỏ, Cào và xé, Ngẫu hứng v.v… với ý tưởng, đường nét, màu sắc “không giống ai” gây sự chú ý, tò mò cho người xem. Đã có một bài báo phân tích về những bức tranh này với những nhận định: “bố cục ngẫu hứng…”, “sự buông thả hồn nhiên…”, “phi lý trong cấu trúc…”, “những gì khó nắm bắt nhưng thơ mộng…” v.v… Kể ra đó cũng là những lời khen tặng thiện chí của người viết…





    Phan Vũ đã bộc bạch: “…Tôi muốn kéo những bức tranh đến gần những bài thơ của tôi. Một cái gì như chút tự sự bi tráng với những màu sắc rực rỡ đối lập nhưng lại có độ trầm tạo thành nỗi buồn dịu êm…”. Có thể thấy sự lãng mạn và niềm khắc khoải của Phan Vũ hợp trong một thể duy nhất để thành thơ hoặc thành tranh.
    Tất nhiên, tư duy sáng tạo hội hoạ và tư duy sáng tạo thơ ca luôn khác biệt. Nếu thơ Phan Vũ là những câu chữ bình dị nhưng sâu sắc thì màu sắc trong tranh Phan Vũ lại sặc sỡ, gần siêu thực.
    Với cuộc triển lãm cá nhân lần thứ 4 mang chủ đề “Giai điệu màu” (từ 15/8 đến 26/8/2009 tại Gallery Tự Do - 53 Hồ Tùng Mậu, quận 1), Phan Vũ đã bày 27 bức tranh sơn dầu, phần nhiều là những ô vuông khổ 100 x 100cm.

    Về những bức tranh của cuộc triển lãm này,đã có nhiều người nhận định: “…Có sự hòa quyện chặt chẽ trong ý tưởng và cả trong phương pháp thể hiện, cho dù có nhiều tính trang trí nhưng lại đậm tính ẩn dụ, tranh Phan Vũ đã có độ chín, độ bền…”. Quả thật, qua từng cuộc triển lãm, tranh Phan Vũ luôn có những sự chuyển biến, những cái mới.
    Trong sáng tạo nghệ thuật, Phan Vũ là người luôn xóa bỏ để tìm tòi. Cuộc chơi màu sắc của Phan Vũ còn hứa hẹn nhiều bất ngờ.











    Diễm Chi

    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      “Vẽ” như “thơ”!

      “Vẽ” như “thơ”!



      SGTT - Triển lãm Giai điệu màu của Phan Vũ khai mạc lúc 10h sáng 15.8 và kéo dài đến 26.8; nhưng tác phẩm thì được trưng bày từ thứ hai 10.8 tại phòng tranh Tự Do (53 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TP.HCM). Phan Vũ được biết tiếng như một nhà thơ, nhưng ông vốn là một đạo diễn, một người viết kịch bản... Đọc nhiều bài thơ của ông người ta nói có chất phim, kiểu thơ của tài tử điện ảnh người Pháp là Jacques Prévert; nay xem tranh của ông, tôi lại thấy đầy chất thơ.

      Phan Vũ viết bài thơ đầu tiên vào năm 1956, cùng thời với những kịch bản phim và sân khấu của ông trình làng. Những bài thơ “kể chuyện” và tuyến tính, như Hà Nội phố chẳng hạn, đã được nhìn với con mắt của người quay phim, nhấn mạnh vào âm thanh và bố cục hình ảnh.

      Khi bước sang hội hoạ, ông lại lấy thủ pháp điện ảnh đã được thi ca hoá để bố cục tranh vẽ, một kiểu hoà trộn rất khó nắm bắt, nhưng thơ mộng. Trong triển lãm Giai điệu màu lần này, ông cũng bày 26 tác phẩm sơn dầu, khổ trung bình 100 x 100cm, với những bố cục đầy chất thơ như Cao nguyên, Một thoáng Đà Lạt, Cào xé, Mặt trời đỏ, Nhà bên sông, Mùa đông, Hoa đào, Ngẫu hứng… Bởi tất cả được ông đặt vào trong bố cục đầy ngẫu hứng, không gian một chiều, như nhìn từ trên cao xuống; điểm nhìn này dễ được chấp nhận trong cấu trúc của thơ tự do, nhưng trong hội hoạ thì có vẻ như thiếu sự gắn kết hữu cơ. Tuy nhiên, khi xem tranh Phan Vũ, ít ai quên được tư cách nhà thơ của ông, nên sự hồn nhiên và phi lý này cũng dễ được chấp nhận, như là một phần của sự sinh động, tìm tòi sáng tạo. Đó là chưa nói, trong bối cảnh mỹ thuật ngày càng chuyên nghiệp hoá, nhiều tác phẩm đang vin vào sự kỹ thuật hoá đến khô khan về bố cục, thì một bộ phận người xem vẫn thích cái gì đó lỏng lẻo, tự do.



      Cao nguyên, 100 x 80cm

      Sự biểu hiện, ấn tượng hay trừu tượng, nếu có ở trong tác phẩm của Phan Vũ, cũng là do cái khát khao kể chuyện thơ bằng tranh, làm cho nó ngẫu nhiên chạm đến các kỹ thuật đó. Nhiều bức Phan Vũ vẽ diễn ý, nhưng bố cục lại hoàn toàn “lạc ý”, vẽ như không vẽ. Nhìn diện mạo bên ngoài của Phan Vũ, thấy ông gồ ghề, bặm trợn… nhưng có vẻ như trong tâm hồn ông chỉ có một chữ yêu, một chữ chơi miên viễn. Ông vẽ tranh cũng là để bày cuộc chơi, bày cuộc đi, không khởi thuỷ và chẳng chung cuộc. Phan Vũ, nếu có là một hoạ sĩ, thì cũng là hoạ sĩ “vô mưu”, “vô lợi” và “vô ý”.

      Tranh của Phan Vũ, tuy rộn ràng và nhiều màu sắc hơn, nhưng vẫn gợi cho người xem nghĩ về một hoạ sĩ vẽ thơ trước đây: Trần Trung Tín (1933 – 2008). Một người làm thơ lận đận nên chuyển sang vẽ tranh để giải khuây, suốt một thời gian dài chẳng mấy người nghĩ ông biết vẽ, nhưng đến nay thì tranh của ông đang được thị trường quốc tế đánh giá rất cao. Không phải ai cũng được như Trần Trung Tín, nhưng hy vọng về một đời thơ như Phan Vũ sẽ thành tựu điều gì đó qua tranh vẽ, là thiện ý mà người xem nên rộng lòng.

      Hiền Hoà




      Hoa đào, 115 x 115cm





      Mặt trời đỏ, 100 x 100cm


      sgtt.com

      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Mỗi bức tranh như một bài thơ



        Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ

        Chương một

        1.
        Em ơi! Hà Nội - phố!
        Ta còn em mùi hoàng lan
        Còn em hoa sữa .
        Tiếng giày gọi đường khuya
        Thang gác cọt kẹt thời gian
        Thân gỗ ...
        Ta còn em màu xanh thật đêm
        Ngôi sao lẻ
        Xào xạc chùm cây gió
        Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
        Lá thư quên địa chỉ.
        Quay về ...

        2.
        Ta còn em một gốc cây
        Một cột đèn
        Ai đó chờ ai ?
        Tóc cắt ngang
        Xõa xõa bờ vai ...
        Ta còn em ngã ba nào ?
        Chiếc khăn quàng tím đỏ,
        Khuôn mặt chưa quen
        Bỗng xôn xao nỗi khổ!
        Góc phố ấy mở đầu
        Trang tình sử! ...

        3.
        Ta còn em con đường vắng
        Rì rào cơn lốc nhỏ
        Gót chân ai qua mùa lá đổ ?
        Nhà thờ Cửa Bắc,
        Chiều tan lễ,
        Chuông nguyện còn mãi ngân nga ...

        Chương hai

        6.
        Ta còn em khúc tự tình ca
        Đôi chim khuyên gọi nhau
        Trong bụi cỏ
        Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá,
        Tiếng ve ra rả mùa hè ...
        Còn em đường cũ Cổ Ngư
        La đà,
        Cành phượng vĩ.
        Hoàng hôn xa đến tự bao giờ,
        Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.
        Những bước chân tìm nhau
        Rất vội,
        Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
        Cuộc tình hờ
        Bỗng chốc
        Nghiêm trang ...

        Chương ba

        9.
        Ta còn em đường lượn mái cong
        Ngôi chùa cũ,
        Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương
        Ai đó ngồi bên gốc đại,
        Chợt quên ai kia
        Đứng đợi bên đường.

        Chương bốn

        10.
        Em ơi! Hà Nội - phố!
        Ta còn em đám mây in bóng rồng bay
        Cổng đền Quan Thánh
        Cờ đuôi nheo ngũ sắc
        Còn em dãy bia đá
        Nhân hình hội tụ
        Rêu phong gìn giữ nét tài hoa ...

        ***

        Ta còn em tiếng trống tan trường
        Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
        Đôi guốc cao mài mòn đại lộ,
        Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa .
        Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
        Lặng lẽ theo em về phố ...

        11.
        Ta còn em những ánh sao sa,
        Tia hồi quang
        Chớp chớp trên đường
        Toa xe điện cuối ngày,
        Áo bành tô cũ nát ...
        Lanh canh! Lanh canh!
        Tiếng hàng ngày hay hồi âm
        Thuở chiềng khua ? ...

        Ta còn em ngọn đèn khuya
        Vùng sáng nhỏ
        Bà quán mải mê câu chuyện
        Nàng Kiều
        Rượu làng Vân lung linh men ngọt
        Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
        Những chàng trai say suốt mùa ...

        Chương năm

        13.
        Ta còn em cánh cửa sắt
        Lâu ngày không mở.
        Nhà ai ?
        Qua đó.
        Bâng khuâng nhớ tuổi học trò
        Còn em giàn thiên lý chết khô,
        Cỏ mọc hoang trong vườn nắng,
        Còn em tiếng ghi-ta
        Bập bùng
        Tự sự
        Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
        Xập xòa
        Kỷ niệm.
        Đêm Kinh Kỳ thuở ấy,
        Xanh lơ ...

        17.
        Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
        Nhuộm đỏ
        Cô gái gặp nắng hanh.
        Chợt hồng đôi má
        Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
        Một chút xanh hơn
        Trời Hà nội hôm qua ...
        Ta còn em cô hàng hoa

        Gánh mùa thu
        Qua cổng chợ
        Những chùm hoa tím
        Ngát
        Mùa thu ...

        Chương sáu

        18.
        Em ơi! Hà Nội - phố!
        Ta còn em một màu xanh thời gian
        Chợt nhòe,
        Chợt hiện
        Chợt lung linh ngọn nến,
        Chợt mong manh
        Một dáng
        Một hình

        20.
        Ta còn em một phút mê cuồng
        Người nghệ sĩ lang thang hè phố
        Bơ vơ
        Không nhớ nổi con đường.
        Ngay trước cổng nhà mẹ cha
        Còn em một bóng chiều sa
        Những câu thơ, những bức tranh
        Đời đời
        Lỡ dở ...

        Chương bảy

        21.
        Em ơi! Hà Nội - phố!
        Ta còn em những giọt sương
        Nhòa nhòa bóng điện
        Mặt nước Hồ Gươm
        Một đêm trở lạnh.
        Cánh nhạn chao nghiêng
        Chiều cuối,
        Giã từ...

        23.
        Em ơi! Hà Nội - phố!
        Ta còn em cánh tay trần
        Mở cửa
        Mùa Xuân trong khung:
        Giò phong lan
        Điệp vàng rực rỡ
        Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
        Đường phố dài
        Chi chít chồi sinh
        Màu ước vọng in hình
        Xanh nõn lá ...
        Ta còn em,
        Hà Nội - phố, em ơi!
        Ta còn em,
        Em ơi! Hà Nội, phố ...



        In tác phẩm đầu tay ở tuổi 81

        Nhắc đến Phan Vũ, nhiều người biết ngay ông là tác giả của tiểu trường ca Em ơi, Hà Nội phố. Bài thơ này ra đời vào năm 1972 giữa những trận bom B52 rải thảm xuống thủ đô. Em ơi, Hà Nội phố sau này còn lan tỏa rộng hơn trên giai điệu của nhạc sĩ Phú Quang.

        Giữa những tháng ngày bom đạn, bão lửa đó, khi rất nhiều văn nghệ sĩ sáng tác phục vụ chiến trường thì Em ơi, Hà Nội phố gần như lạc nhịp trong dàn đồng ca. Nhưng chính vì sự “lạc nhịp” này mới thật là Phan Vũ với điệp khúc “Ta còn em...”. Ông cho biết: “Em ơi! Hà Nội phố thể hiện sự khắc khoải, hoang mang của tôi khi tình yêu Hà Nội đang đứng trước những tàn phá khủng khiếp mà nhiều thứ có thể bị mất đi. Ta còn em... là còn Hà Nội của quá khứ hòa trộn vào hiện tại lúc đó...”.

        Từ ngày Em ơi, Hà Nội phố ra đời đến nay đã có rất nhiều dị bản. Những dị bản truyền miệng đã đành, in trên sách báo cũng rất nhiều dị bản. Ngay cả bản in trong tập Phan Vũ thơ cũng là một dị bản do Phan Vũ chép lại theo trí nhớ, và đó là “dị bản chính thức”. Phan Vũ thơ NXB Văn học in năm 2007 là tác phẩm đầu tay vào năm ông nhà thơ tròn 81 tuổi (Phan Vũ sinh năm 1926). Đây cũng là một sự kiện lạ với một tác giả có tên trong Hội Nhà văn VN vào những ngày đầu thành lập từ nửa thế kỷ trước (năm 1957). Phan Vũ thơ ra đời do một “fan” thuyết phục và tài trợ để Phan Vũ in.

        Gần như mỗi bài thơ đều gắn liền với một sự kiện nào đó trong đời tác giả. “Tôi không làm thơ theo kiểu tưởng tượng vịnh lá, tả hoa... Tôi chỉ viết ra giấy khi có những sự việc ám ảnh day dứt hay chấn động đời mình” - nhà thơ tâm sự. Phan Vũ cười xuề xòa khi nói chuyện với tôi, rằng ông không hiểu tại sao nhiều người gọi ông là nhà thơ đến thế. Thường thì ông làm thơ kiểu ngẫu hứng trong các cuộc nhậu rồi “xuất bản miệng” tức thì. Nếu bài thơ ngẫu hứng đó viết ra giấy, sau khi đọc xong trong hơi men nồng, thường thì ông “hóa vàng” ngay tại chỗ. Bạn bè, đa phần là bạn vong niên, gọi đùa cách đốt thơ của Phan Vũ là nghệ thuật trình diễn thơ mà mãi sau này loại hình trình diễn như vậy mới xuất hiện ở ta. Cuộc sống một kiếp người với hơn 80 năm có phải là quá dài để nhìn thấy nhiều giá trị đổi thay? Trong đó, không có gì là vĩnh hằng, kể cả thơ!


        .thethaovanhoa.vn






        Dương cầm trong căn nhà đổ




        “Tôi muốn kéo những bức tranh của tôi đến gần những bài thơ của tôi. Một cái gì như một chút bi tráng tự sự với những màu sắc rực rỡ, đối lập, nhưng lại có độ trầm tạo thành nỗi buồn dịu êm...” (tự sự của Phan Vũ)
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Em ơi Hà Nội phố

          Phan Vũ -Phú Quang -Hồng Nhung


          [ame="http://www.youtube.com/watch?v=Zt7B7X7-VpI"]YouTube - Em ơi Hà Nội phố[/ame]
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6



            Họa sĩ Phan Vũ bên bức tranh “Những ngọn cụt” mà ông thích nhất trong triển lãm của mình. Ảnh: An Dung

            Ba cô gái” với đường nét, màu sắc hài hòa duyên dáng.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom