• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương


    TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG
    Tôn Nữ Hỷ Khương tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương , sinh năm 1937 tại Vỹ Dạ (Huế) là con của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Bà đã xuất bản các tập thơ Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Hãy cho nhau (2004), Nước vẫn xanh dòng (2004) và hồi ký Hồi ức cha tôi (1996, tái bản 2002)...



    Đọc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

    Từ xưa đến nay có muôn ngàn câu thơ lưu luyến qua bao thế hệ. Nhưng có những câu thơ mà cứ đọc lên ai cũng cảm thấy lòng mình rung động, xao xuyến, êm ái, nhẹ nhàng, nghe rồi nhớ mãi không quên, vì thơ đã đi thẳng, đi sâu vào lòng người. Đó là trường hợp của thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.

    Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nói lên được bằng vần điệu những tâm tư thầm kín của mọi người, cũng đã cho thấy rõ con người của tác giả, là luôn coi trọng chữ Tâm:

    “Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm
    và nhất niệm báo ân – đừng báo oán.”


    Và cả đời đã sống vì tình, một thứ Tình Người rộng rãi bao la:

    “Trước sau chỉ một chút tình,
    Thiết tha, trân trọng để dành cho nhau.”


    Khi vui luôn có nhau trong tình tri kỷ. Lúc buồn cũng có nhau trong tình tương ái tương thân, nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt, cho nhau những nụ cười, những niềm vui, những ngọt bùi, để khi theo quy luật tự nhiên, luật vô thường, mọi vật đều có thể mất đi, thì “chỉ có Tình Thương để lại đời!”.

    Trong thi phẩm của Tôn Nữ Hỷ Khương tôi tin rằng những bài thơ này sẽ lưu lại trong lòng mọi người nay và cả mai sau.

    GSTS Trần Văn Khê
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 19-08-2009, 08:04 PM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #16

    Hãy sống vị tha - đừng vị kỷ

    Con đọc thơ cha thọ bảy mươi
    Vần thơ tự thuật để lưu đời:
    "Thuở ra sân khấu không làm rộn,
    Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi" (1).

    Mới hôm nào con khoanh tay đọc,
    Cha lắng nghe, thích thú mỉm cười.
    Thoáng chốc bóng câu qua cửa sổ,
    Tuổi con chừng sắp đến bảy mươi!

    Đời người nhanh quá! Ôi nhanh quá!
    Ngày tháng vèo trôi... cách lướt song...
    "Hãy sống vị tha - đừng vị kỷ" (2)
    Lời cha khắc ghi đậm bên lòng.

    Bến đời - nhiều đục, ít trong (3)
    Mong sao giữ được ấm nồng trước sau.
    Niềm Tin Yêu vẫn thấm sâu,
    Cho Tình Thương mãi ngát màu thời gian.


    Mùa Báo Hiếu tháng Bảy (tháng 8/2003)
    (1) Thơ tự thuật của Phụ thân được nhiều người thuộc và nhắc nhở.
    (2) Lời Phụ thân thường khuyên dạy.
    (3) Câu hò của Phụ thân đã thành ca dao: "Một vũng nước trong mười dòng nước đục".
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #17

      Nước vẫn xanh dòng

      Kính tưởng niệm húy nhật năm thứ 32
      của Phụ thân (19/02 Quý Dậu 1993).

      Thêm một lần nữa Xuân lại về,
      Gió Xuân giục giã mối tình quê.
      Băm hai năm chẵn rời xa Huế,
      Rét mướt nghe chừng vẫn tái tê!

      Buổi chiều hôm ấy… chiều Xuân ấy,
      Cha vẫn tươi cười nghe hát ca.
      Vẫn nhắc mỗi lời, khen mỗi chữ,
      Nét tinh anh đậm vẻ nhu hòa.

      Rồi nhẹ nhàng Cha lặng lẽ đi,
      Khắc khoải lòng con phút biệt ly.
      Mắt khép như còn say giấc ngủ,
      Hồn thiêng đã tới cõi huyền vi.

      Thời gian ngát đượm tình sông núi,
      Lưu cho đời biết mấy giai chương:
      Nam Bình, Cổ Bản, Hành Vân điệu,
      Mái đẩy ru êm giấc mộng trường.

      Thơ rằng thơ vọng bốn phương,
      Lời rằng vàng ngọc lời thường khắc ghi.
      Chữ rằng ấy chữ tương tri,
      Tình rằng tình thật diệu kỳ, mênh mông…

      Hương Giang nước vẫn xanh dòng,
      Ngự Bình trăng vẫn soi lòng cố nhân



      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #18

        Thư cho anh

        Anh ơi!
        Quê hương ta khói lửa ngập trời
        Nay thêm lụt bão tơi bời
        Màn trời chiếu đất bao người khổ đau.
        Nước cuốn trôi mau
        Gió về tới tấp
        Chung sức nhau chôn lấp của lẫn người.
        Khắp một dải miền Trung yêu mến
        Thảy tiêu điều, tan nát, tả tơi!

        Anh ơi!
        Nơi xa xôi anh có thấu
        Những cảnh đau lòng đang nung nấu quê hương.
        Cuộc tang thương biến đổi thật khôn lường,
        Từ chữ có tới chữ không trong chớp mắt:
        Do hiểm họa tai ương trời xếp đặt,
        Do lòng người tráo chác đổi thay.
        Bao nhiêu đắng cay
        Bao nhiêu tủi nhục
        Đám dân quê vẫn chịu đựng âm thầm...
        Bao nỗi khổ tâm
        Bao điểu bỉ ổi
        Khiến cho người trí thức phải hờn căm!

        Anh ơi!
        Non nước trời Nam mấy ngàn năm lịch sử
        Trên bước đường sinh tử sẽ về đâu?
        Nam Quan đến mũi Cà Mau
        Bao giờ nối lại nhịp cầu yêu thương?
        Thương là thương...
        Thương lắm anh ơi!


        Đông Giáp Thìn
        (tháng 11/1964
        )

        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #19

          Nhớ Cố Đô

          Thêm một lần xuân lại đến,
          Chín năm ròng rã xa quê.
          Ấp yêu bao tình thương mến
          Lồng theo tâm sự gửi về...

          Huế buồn, Huế thơ, Huế mộng
          Mỗi khi nhắc Huế nghe lòng:
          Xót xa, bồi hồi, xúc động
          Ngậm ngùi, xao xuyến, bâng khuâng...

          Nằng ngày xuân không sưởi ấm,
          Tình người cô phụ não nề,
          Mấy vành khăn tang còn thấm
          Lệ sầu... héo hắt, ủ ê!

          Xuân về khói hương nghi ngút,
          Chập chờn bia mộ, ảnh hình...
          Nhạc chiều âm thanh vi vút,
          Vướng hồn tử sĩ anh linh.

          Cố đô ơi! Thương nhớ lắm!
          Tình quê gửi áng mây hàn.
          Mừng gặp Đông quân cho nhắn:
          Xuân này, tô điểm giang san.
          Sáng soi cuộc đời u tối,
          Máu xương, bom đạn ngừng rơi.
          Cho TÌNH THƯƠNG YÊU mở lối,
          HẬN THÙ xóa bỏ người ơi!

          Lấp đi nỗi sầu xuân trước,
          Dập đi ngọn lửa bạo tàn.
          Cùng nhau cần xin, nguyện ước:
          Nước non sống cảnh bình an.

          Cố đô ơi! Thương nhớ lắm!
          Sầu xuân dâng kín tâm hồn.
          Bên cánh mai vàng, lặng ngắm...
          tình quê dõi bóng hoàng hôn...


          Sài Gòn Xuân Canh Tuấn, 1970.

          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #20

            Nắng lạc phương nào?


            Một chiều xuân êm êm,
            Nắng dịu xuyên qua rèm
            Ánh sắc vàng rực rỡ
            Sưởi ấm cõi lòng em.

            Em mơ thấy cuộc đời
            Đẹp như cánh hồng tươi
            Em dệt tình lý tưởng
            Xây đắp mộng ngày mai.

            Bỗng dưng trời trở gió
            Nắng vội biến sau rèm
            Phút đầu còn lấp ló
            Rồi chợt chết im lìm!

            Em ngẩn ngơ tìm nắng
            Nhưng nắng khuất nơi nao?
            Chỉ thấy chiều hoang vắng
            Và nghe gió lao xao…

            Buồn trông cảnh nhà thương
            Lá úa rơi ngập đường
            Hiu hiu làn gió thoảng
            Em ngỡ thu vừa sang.

            Một mối sầu man mác
            Len lỏi chiếm hồn em
            Như hơi thu bát ngát
            Gieo giá lạnh vào tim!

            Bâng khuâng em luyến tiếc
            Màu nắng chói tưng bừng
            Giữa bầu trời xanh biếc
            Dào dạt khúc tình xuân…

            Nắng lạc phương nào ơi hỡi nắng?
            Về đây sưởi ấm lại lòng ta!


            Bệnh viện Huế - một chiều trở gió
            (những ngày phụ
            thân lâm bệnh – xuân 1961)
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #21

              Đồng điệu

              Dầu xa xôi cách trở
              Khi đá biết tuổi vàng
              Hoa cảm thông cùng nở
              Chung trên một phím đàn
              Thì không phân biệt già hay trẻ,
              Không vị người hèn với kẻ sang.

              Mến nhau qua giọng hát
              Nhớ nhau qua không gian…
              Cảm nhau qua tiếng nhạc
              Tìm nhau qua thời gian…
              Dặt dìu cung điệu yêu thương ấy,
              Chung một đường tơ trỗi nhịp nhàng.

              Trông nhau qua màu sắc
              Hẹn nhau qua giấc mơ
              Tin nhau qua ánh mắt
              Gặp nhau qua vần thơ…
              Nước, mây, trăng, gió, tình lai láng,
              Đồng điệu ai ơi, hãy đợi chờ…


              *******************************

              (Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
              Thiên hạ hà nhân bất thức.....)
              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              • #22

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
                Còn gặp nhau...

                Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
                Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
                Lợi danh như bóng mây chìm nổi
                Chỉ có tình thương để lại đời.


                Hiện tượng thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

                Bài viết được đăng lúc 10:43 AM, 10.02.2010



                Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - Ảnh: diendan.songhuong.com.vn

                HÀ VĂN THỦY

                Có thể nói nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã tạo nên một hiện tượng thơ, nhiều tập thơ của bà được in với số lượng lớn, tác quyền bà thường nhận sách mà không nhận tiền, những nơi in thơ cho bà vẫn dành cho bà những niềm ưu ái. Công ty Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt (First News) in tiếp hai năm hai cuốn Hãy Cho Nhau - Nước Vẫn Xanh Dòng (2004 - 2005).

                Năm 2006, First News đã đưa thơ Hỷ Khương lên lịch.

                Đặc biệt năm 2008 có rất nhiều mẫu lịch in thơ bà. Trong đó có lịch Bloc treo, khổ A3 với nhiều bài thơ nhỏ viết dưới dạng thư pháp do Công ty An Hảo phát hành. Ngoài ra cũng có nhiều nhà sách in lịch đủ kiểu, 7 tờ viết thư pháp, lịch để làm 53 tuần, lịch 12 tháng để bàn, có nơi để tên, có nơi không để tên, có những cuốn agenda in toàn thơ Hỷ Khương không xin phép v.v…

                Đặc biệt năm 2009, First News cho in loại lịch 7 tờ bài thơ Còn Gặp Nhau với số lượng rất lớn và rất đẹp. Những gian hàng viết thư pháp cũng viết thơ Hỷ Khương bán rất nhiều: trên lụa, trên mành trúc, trên giấy gió, trên dĩa v.v… các nhà hàng cũng treo rất nhiều thơ Hỷ Khương.

                Cách đây 4 năm, một hôm nhà thơ nhận được một cuộc điện thoại của một người lạ: “Chị Hỷ Khương ơi! Người ta khắc thơ của chị lên đá bán trong hội hoa xuân đẹp lắm, cứ mỗi tảng đá 200 dollars. Tôi muốn mua mà không đủ tiền, nhưng họ không đề tên”. Hỷ Khương hỏi lại: “Không để tên sao anh biết thơ Hỷ Khương”, người đàn ông trả lời: “Ai mà không biết”. Bẵng đi mấy tuần qua, một hôm tình cờ mấy bạn học cũ Đồng Khánh đi cúng 49 ngày Ni sư Trí Hải ở chùa, lúc về một bạn nói: “Mình có đem máy chụp hình, nghe nói hội hoa xuân hoa đẹp lắm mà ngày mai bế mạc rồi, chúng ta vào đó chụp vài tấm hình chơi”. Hỷ Khương nghe thế mới nhớ lại chuyện thơ viết trên đá… Hỷ Khương nói với bạn: “Nghe nói có gian hàng thư pháp lấy thơ Hỷ Khương khắc trên đá bán trong hội hoa xuân”. Thế là các bạn rất vui và cùng vào hội hoa tìm… chỉ rất nhanh các bạn đã tìm thấy một dãy đá có khắc hai câu thơ Hỷ Khương: “Lợi danh như bóng mây chìm nổi - Chỉ có tình thương để lại đời!”. Giá bán mỗi bức 200 dollars. Có cả khung lồng kính, tranh thêu, cũng 2 câu thơ trên, giá một triệu rưỡi. Bỗng một người đàn bà xuất hiện: “Thưa chị, chị có phải là chị Hỷ Khương không?”. Hỷ Khương cười. Bà ta nói tiếp: “Em thấy chị trên sách, trên báo, trên ti vi… vợ chồng em nói ngày mai bế mạc sẽ chọn một viên đá đem biếu chị giữ kỷ niệm!”. Hỷ Khương chưa kịp trả lời thì một bạn đã nói ngay: “Chúng tôi có sẵn xe, xin chị cho đem ra dùm”. Thế là viên đá có hai câu thơ được đưa về nhà. Trên đường đi, năm người bạn nhìn nhau vừa cười vui mà vừa chảy nước mắt khi nghe một bạn nói: “Đây là Ni sư Trí Hải đưa chúng mình vào đây, và đem viên đá về cho Hỷ Khương, vì lúc sinh thời Ni sư vẫn bảo: “Thơ Hỷ Khương là thơ tải đạo…”. Viên đá ngẫu nhiên trở thành một kỷ vật đối với Hỷ Khương, ai đến thăm cũng chụp hình với đá. Bây giờ số người đã tăng gấp bội. Các bạn cứ trách nhà thư pháp không để tên, nhưng bây giờ Hỷ Khương thấy phải biết ơn người ấy: một vị kiến trúc sư rất tài hoa và nổi tiếng.

                Một giai thoại khác khá thú vị. Một hôm Hỷ Khương đi ăn cơm tại một nhà hàng ở Sài Gòn với gia đình GS-NS Hoàng Cương, Giám đốc Nhạc viện thành phố. Lúc này có ca sĩ Bích Hồng cũng là giảng viên khoa thanh nhạc. Bích Hồng bỗng nhiên vui câu chuyện và đọc: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui!”. Bên kia bàn có đôi nam nữ ăn mặc thời trang đang ăn. Bất ngờ chàng thanh niên đứng dậy đọc tiếp: “Chuyện đời như nước chảy hoa trôi. Lợi danh như bóng mây chìm nổi. Chỉ có tình thương để lại đời”. Quá đổi ngạc nhiên, Bích Hồng hỏi: “Sao em lại thuộc bài thơ này?”. Chàng trai nhẹ nhàng trả lời: “Tết vừa rồi em tới viếng chùa, một vị sư cho em bao lì xì, trong đó có 4 câu thơ, thấy hay, em học thuộc”. Hỏi ra mới biết thanh niên này là một Việt kiều về làm việc tại Việt . Rồi vào ngày hội Nguyên Tiêu 2007, Hỷ Khương dự hội thơ Thành phố, tổ chức tại Thảo Cầm Viên. Vì có việc, Hỷ Khương phải về sớm. Ra ngõ, lên taxi, người lái xe hỏi: “Cô ơi! Ở đó làm gì mà ca vui vậy?”. Hỷ Khương trả lời: “Hội nhà văn Thành phố tổ chức hội thơ”. “Thưa cô, em có nhớ mấy câu thơ của nhà thơ Tôn Nữ gì đó Còn gặp nhau…”. Hỷ Khương hỏi: “Anh muốn có bài thơ đó không?”. “Muốn quá chớ, nhưng làm sao mà có được?” Người lái xe trả lời. Tới nhà Hỷ Khương mời anh này vào nhà, tặng sách, có ghi tên Lê Quang Trung hẳn hoi, anh ta vô cùng xúc động và cám ơn rối rít khi biết được người khách đi xe chính là tác giả bài thơ anh thích.

                Ông Mai Chí Thọ, một vị đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Bộ Chính trị đương thời trong một bức thư gởi cho Quốc hội ngày 16.11.2006, đăng báo Người Đại Biểu Nhân Dân: “Với niềm cảm xúc và niềm tự hào dân tộc trào dâng, không thể kìm chế được, tôi xin nêu thêm mấy dòng thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương, nhà thơ nữ đương thời mô tả nét cao đẹp của nền văn hóa đạo đức Việt Nam bằng những lời thơ tuyệt vời, khó có thể đôn hậu và nhân văn hơn thế nữa:

                Sống trên đời gắng giữ trọn chữ Tâm.
                Và nhất niệm báo ân đừng báo oán.

                Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,
                Chuyện đời như nước chảy hoa trôi,
                Lợi danh như bóng mây chìm nổi.
                Chỉ có tình thương để lại đời.

                Còn gặp nhau thì hãy cứ thương,
                Tình người muôn thuở vẫn còn vương.
                Chắt chiu một chút tình thương ấy,
                Gửi khắp muôn phương, vạn nẻo đường.

                Có thể kể ra đây nhiều giai thoại về thơ Hỷ Khương. Năm 2004 thơ Hỷ Khương lên lịch. Một người Hà Lan sang Việt làm từ thiện, thấy lịch đẹp với hình ảnh con đò trên sông cùng những dòng chữ bay bướm vui mắt, ông mua mấy cuốn. Về nước gặp một người Việt gốc Huế lấy chồng Hà Lan. Cô này giảng giải ý nghĩa bài “Còn gặp nhau”. Cô là học trò của nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Trong dịp về thăm Huế cô kể cho thầy An nghe. Thầy cho cô mượn những tập thơ của Hỷ Khương photocopy và cho địa chỉ của Hỷ Khương. Ông bạn Hà Lan cùng cô này dịch bài thơ ra tiếng Hà Lan với niềm thích thú. Gửi về cho Hỷ Khương những bức thư đầy chân tình và trân trọng. Cũng năm 2004, khi tập thơ “Hãy Cho Nhau” ra đời, nhà giáo Thân Trọng Sơn đã dịch ra tiếng Pháp, được rất nhiều người khen tặng. Trong số này có một vị giáo sư người Bỉ, nguyên cố vấn sư phạm Hiệp hội Pháp Ngữ TP. Hồ Chí Minh đã vô cùng xúc động và ngợi ca những tư tưởng trong tập thơ.

                “…Tôi đọc bản dịch của anh (dịch thơ Tôn Nữ Hỷ Khương) thích thú vô cùng, thích thú với hai điều tâm đắc: cảm động trước sự ân cần của anh và tìm thấy trong tuyển tập cái hồn Việt mà tôi tưởng đã có thể tiếp cận trong vòng 5 năm qua…”.

                Một vị hòa thượng nói: “Phật dạy sắc sắc không không”, đôi khi có vẻ cao siêu, người đời có thể không hiểu thấu. Thơ của Hỷ Khương cụ thể hơn nên dễ đi vào lòng người”.

                Có điều rất vui và thật bất ngờ, sáng ngày 23.12.2007, tôi mở máy nhận điện thư thì trong hộp thư có bài Còn gặp nhau. Bạn tôi, một võ sư từ nửa vòng trái đất gửi về cho tôi thay lời mừng Noel và năm mới.

                Hơn 20 năm trước, tôi gặp chị Tôn Nữ Hỷ Khương tại nhà nữ sĩ Mộng Tuyết, đường Nguyễn Trọng Tuyển (TP.HCM). Trong không khí trầm mặc của Vương Giả Hương Đình còn vương hơi thở thi sĩ Đông Hồ, cô Bảy Mộng Tuyết cho tôi biết câu hò Chiều chiều trước bến Văn Lâu là của cụ Ưng Bình và Hỷ Khương chính là nàng quận chúa, con gái bậc vương tôn thi nhân đó. Được cô Bảy cho đọc thơ xướng họa của hội thơ Quỳnh Dao mà Hỷ Khương là thành viên trẻ nhất, tôi nhận ra nàng quận chúa vương triều cuối mùa là người có hồn thơ, có tấm lòng nhân hậu.

                Năm tháng qua đi. Rồi một lúc nào đó, tôi nhận ra: Hỷ Khương đã tự làm nên hiện tượng thơ. Dù muốn, dù không, đó cũng là một hiện tượng. Thơ Hỷ Khương là chỉ dấu chia thơ Việt thành hai dòng. Một bên là những nhà thơ hàn lâm, bác học với siêu thực, hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức… ngất ngưởng trên đỉnh Thi sơn, chen vai thích cánh bước vào Điện Panthéon Giao Chỉ. Một bên là thơ ca dân dã, tự nhiên nhi nhiên, như con chim thấy lòng vui thì hót. Những nhà thơ vô danh của dân lân dân ấp tìm được nàng quận chúa làm người phát ngôn cho mình: những vần thơ chân chất, hồn hậu. Tôi không dám cho thơ nào cao hơn, sang hơn thơ nào nhưng hiểu rằng: Chính Hỷ Khương tạo nên một định nghĩa của thơ. Hình như điều này kéo thơ ca gần lại hơn với cuộc đời?

                Tới đây, những câu hỏi nảy sinh: tại sao những người có chỗ đứng rất khác nhau trong xã hội lại yêu thơ Hỷ Khương? Và bài thơ nào của bà được yêu thích nhất? Câu thứ nhất phải cân nhắc. Câu thứ hai đạt đồng thuận cao: Còn gặp nhau! Bài thơ không hề có đổi mới cách tân gì về ngôn từ, vần điệu. Cả đến ý nghĩa cũng xưa như trái đất. Bạn và tôi, có lẽ không biết bao lần chúng ta từng nghĩ gần như thế, chuyện tưởng xưa cũ không còn gì để bàn. Nhưng rồi Còn gặp nhau xuất hiện, chúng ta như tỉnh ngộ mà nhận ra rằng đó là cách đơn giản nhất, chân thành nhất nhưng chính xác nhất nói lên niềm sâu thẳm của tâm linh Việt. Và ta bỗng nhớ ra, ta đã từng nghĩ gần như thế, nói gần như thế! Vì vậy, bài thơ là của ta, thuộc về ta. Yêu thơ Hỷ Khương cũng chính là ta yêu ta! Điều này lý giải cho câu hỏi đầu.

                Không khỏi có người cho rằng, chỉ là sự ăn may, bài thơ làm quá dễ, không hề dụng công! Ít dụng công thì có thể. Nhưng ăn may thì không. Hỷ Khương đã dụng cái lớn hơn ngàn lần dụng công: dụng Tâm! Có lẽ bà phải tu cả đời hay nhiều đời nên mới có được tâm Phật để nói lên lời Phật!

                Phải chăng đó cũng là cái ý nghĩa của sự tồn tại của bà với tư cách nhà thơ trên cõi đời này? Với những câu thơ đi vào lòng người như vậy, thơ Hỷ Khương đã có hộ khẩu thường trú nơi cõi vĩnh hằng, giống như những câu “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” của thân phụ bà. Âu, đó cũng là lẽ công bằng của tạo hóa huyền vi!

                Một sáng chủ nhật bạn tôi, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thị Thanh Xuân, ở tuổi xưa nay hiếm, từ phía đông thành phố Sài Gòn gọi cho tôi: “Buồn quá. Mình cảm thấy đời quá chừng vô nghĩa. Sống như vậy để làm gì nhỉ?!...”. Đã trải qua những cảm giác hư vô về cuộc đời, tôi an ủi bạn. Lát sau bạn tôi nói: “Hỷ Khương tài thật đấy. Làm sao mà cô ấy sống hồn nhiên yêu đời như vậy được? Mà cuộc đời cô ấy có sung sướng gì đâu. Phải hàng chục năm nuôi mẹ già ốm, lại thằng con bệnh tật. Vậy mà cô ấy vẫn sống vui. Mỗi khi gặp cô ấy, mình như được xua đi bao phiền muộn!”.

                Tôi hiểu, trong người phụ nữ nhỏ nhắn mà bạn tôi cảm phục mang chiều sâu của cả một nền văn hóa.

                H.V.T

                (02-2010)
                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-02-2010, 07:43 AM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom