Ninh Bình - vùng đất tiềm năng du lịch
Written by Nguyễn Đức Long
Ninh Bình là tỉnh ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ, có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc – Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt liên vận quốc tế qua Trung Quốc tới các nước Liên Xô cũ được khai thông, việc đón tiếp khách của thị trường du lịch phía Bắc (Trung Quốc, Đông Âu, Tây Âu) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình tăng trưởng nguồn khách du lịch quốc tế.
Trên bình diện tổng thể về kinh tế, Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Và về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình.
Thủ đô Hà Nội là điểm đến, là một trong những đầu mối của du lịch Việt Nam. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 90km, có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian nên không bị tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…) đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát triển.
Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Bình giao lưu, phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các
thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10 - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh - Tiền Lê - Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ… Những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa…
Xung quanh vùng đất Cố đô Hoa Lư còn có những di tích, những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hấp dẫn du khách, đó là khu Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam, sau động Hương Tích ở Hà Nội). Đền Thái Vi là nơi in đậm dấu tích của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần. Cách đó không xa, khu hang động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thuỷ, có phủ Khống, phủ Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng. Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)” (quả chuông nặng 36 tấn); “Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng đồng nặng 100 tấn); “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” (mỗi pho tượng đồng nặng 50 tấn); “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m).
</SPAN>
Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, đèo Tam Điệp, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu…
Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…
Về lễ hội, Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng. Theo thống kê, cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Đức Thành Nguyễn, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, hội đền Dâu…
Về văn hoá ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan…
Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch hấp dẫn.
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Ninh Bình tự hào có Vân Long – khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với hơn 30 loài động vật và thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Dục Thuý Sơn (núi Non Nước), còn được mệnh danh là “Núi Thơ” – có lẽ không một ngọn núi nào trên đất nước ta lại được khắc nhiều thơ như vậy. Con số gần 40 bài thơ có niên đại trải suốt 8 thế kỷ (từ thế kỷ 13 đến nay) có đủ sức thuyết phục du khách?. Hay vườn Quốc gia Cúc Phương - vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục; có cây Chò ngàn năm tuổi; có động Người Xưa, nơi sinh sống của người Việt cổ. Rồi suối khoáng Kênh Gà, nơi có mỏ nước khoáng quý mang nhiều giá trị y học đang được đầu tư khai thác phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ của con người… Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình.
Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, Ninh Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – tín ngưỡng tâm linh, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giả trí, du lịch khảo cứu và sưu tầm, du lịch hội nghị, hội thảo…
Hiện nay, Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư; Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình, khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương; Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình – khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - chùa Địch Lộng - động Hoa Lư; Khu du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên; Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.
Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước..
(Nguồn: NinhBinhtourism.com.vn)
Written by Nguyễn Đức Long
Ninh Bình là tỉnh ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ, có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc – Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt liên vận quốc tế qua Trung Quốc tới các nước Liên Xô cũ được khai thông, việc đón tiếp khách của thị trường du lịch phía Bắc (Trung Quốc, Đông Âu, Tây Âu) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình tăng trưởng nguồn khách du lịch quốc tế.
Trên bình diện tổng thể về kinh tế, Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Và về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình.
Thủ đô Hà Nội là điểm đến, là một trong những đầu mối của du lịch Việt Nam. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 90km, có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian nên không bị tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…) đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát triển.
Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Bình giao lưu, phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Toàn cảnh Cố đô Hoa Lư
Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các
thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư, vùng đất là kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10 - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh - Tiền Lê - Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ… Những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa…
Hang động Tràng An
Xung quanh vùng đất Cố đô Hoa Lư còn có những di tích, những danh lam thắng cảnh thơ mộng, hấp dẫn du khách, đó là khu Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Tam Cốc đẹp nổi tiếng và Bích Động được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam, sau động Hương Tích ở Hà Nội). Đền Thái Vi là nơi in đậm dấu tích của hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nơi thờ bốn đời vua nhà Trần. Cách đó không xa, khu hang động sinh thái Tràng An, nơi hội tụ nhiều nhất các động nước trên diện tích hàng ngàn hec-ta, với 31 thung, 50 hang động xuyên thuỷ, có phủ Khống, phủ Đột, đền Nội Lâm nổi tiếng. Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)” (quả chuông nặng 36 tấn); “Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng đồng nặng 100 tấn); “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” (mỗi pho tượng đồng nặng 50 tấn); “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m).
</SPAN>
Tỉnh Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản, là tiềm năng, tài nguyên du lịch, điển hình như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Gia Phương, động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, đèo Tam Điệp, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu…
Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang…
Lễ hội Cố đô Hoa Lư
Về lễ hội, Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng. Theo thống kê, cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Đức Thành Nguyễn, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, hội đền Dâu…
Về văn hoá ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan…
Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch hấp dẫn.
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Ninh Bình tự hào có Vân Long – khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với hơn 30 loài động vật và thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Dục Thuý Sơn (núi Non Nước), còn được mệnh danh là “Núi Thơ” – có lẽ không một ngọn núi nào trên đất nước ta lại được khắc nhiều thơ như vậy. Con số gần 40 bài thơ có niên đại trải suốt 8 thế kỷ (từ thế kỷ 13 đến nay) có đủ sức thuyết phục du khách?. Hay vườn Quốc gia Cúc Phương - vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục; có cây Chò ngàn năm tuổi; có động Người Xưa, nơi sinh sống của người Việt cổ. Rồi suối khoáng Kênh Gà, nơi có mỏ nước khoáng quý mang nhiều giá trị y học đang được đầu tư khai thác phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ của con người… Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó trở thành những điểm nhấn của du lịch Ninh Bình, tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình.
Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, Ninh Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – tín ngưỡng tâm linh, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giả trí, du lịch khảo cứu và sưu tầm, du lịch hội nghị, hội thảo…
Hiện nay, Ninh Bình có 7 khu du lịch chính là: Khu du lịch sinh thái Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư; Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình, khu du lịch Vườn Quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương; Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình – khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - chùa Địch Lộng - động Hoa Lư; Khu du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên Thắng - hồ Đồng Thái - động Mã Tiên; Khu du lịch vùng ven biển Kim Sơn.
Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước..
(Nguồn: NinhBinhtourism.com.vn)