• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bức Họa Trên Tường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bức Họa Trên Tường

    Mạch Long Ðàm, người Giang Tây, với hiếu liêm họ Chu đều là khách trọ ở kinh đô. Ngẫu nhiên cùng dạo chơi một cảnh chùa. Ðiện Phật, giải vũ, phòng tăng đều không lấy gì làm rộng rãi. Chỉ có một vì sư già trụ trì trong đó, thấy khách vào bèn xốc áo ra đón, rồi dẫn khách đi xem khắp đó đây. Trong điện có tô tượng Chí Công, hai bên tường đều vẽ vời rất tình xảo, nhân vật thảy đều như sống thật. Tường bên Ðông vễ bức "Thiên nữ rắc hoa", ở trong có một thiếu nữ buông mái tóc thề, tay cầm bông hoa, miệng hé cười, đôi môi anh đào muốn nhấp nháy, làn sóng mắt dường như đung đưa.

    Chàng Chu chú mục giây lâu, bất giác như bị mất hồn, bàng hoàng thờ thẫn. Rồi thân thể bỗng nhiên phơi phới, như cưỡi trên mây mù, thoắt cái đã bay lên đến bức tường.

    Nhìn thấy lầu gác trùng trùng không phải là cõi trần. Một vị sư già đang thuyết pháp ở trên tòa, những người mặc áo hở vai vây xung quanh đông vô kể.

    Chu cũng đứng lẫn vào trong số đó. Một chốc, tựa như có người ngầm kéo vạt áo, quay lại thì ra cô thiếu nữ có mái tóc thề, đang vừa cười vừa quay đi. Chàng lập tức trở gót bước theo.

    Qua những hành lang quanh co thì có môt căn phòng nhỏ. Chu ngập ngừng không dám tiến nữa nhưng thiếu nữ đã quay đầu lại, đưa bông hoa trong tay lên vẫy gọi, chàng liền bước theo vào.

    Trong phòng tịnh không có người, chàng vội ôm chầm lấy, nàng cũng không kháng cự gì lắm, bèn cùng nhau giao hoan thỏa thích.

    Xong rồi nàng đóng cửa ra đi, dặn Chu đừng hỏi. Ðến đêm lại đến.

    Cứ thế được hai hôm, các bạn gái nàng biết được, cùng nhau tìm thấy chàng, liền trêu trọc nàng rằng:

    - Cậu bé trong bụng đã lớn tướng mà con để mái tóc bồng bồng, cũng học đòi làm gái còn son ư?

    Rồi bảo nhau đưa cho nàng nào trâm, nào hoa tai, bắt nàng cuốn ngược tóc lên.

    Cô gái thẹn thùng, không nói lời nào. Một nàng bảo:

    - Chị em ơi, tụi mình đứng đây lâu, kẻo người ta mất vui.

    Cả bọn liền cười và bỏ đi. Chàng nhìn lại nàng, thì tóc mây đã búi cao lên, vành tóc phượng buông thấp xuống, so với cô gái để tóc thề lúc trước lại càng xinh đẹp gấp bội.

    Nhìn quanh không có ai, bàn dắt nhau bước vào cuộc ân ái.

    Hương lòng rạo rực, lạc thú đang nồng, thì bỗng đâu nghe tiếng ủng da cồm cộp rất dữ, dây xích và khóa kêu loảng xoảng, cộng thêm tiếng quát tháo, tiếng cãi cọ huyên náo.

    Nàng kinh hoàng nhỏm dậy, cùng với chàng đều ghé mắt nhìn trộm ra ngoài, thì thấy một vị sứ giả mặc áo giáp vàng, mặt đen như sơn, tay cầm khóa, tay nắm chùy, đám thiếu nữ xúm xít xung quanh.

    Sứ giả nói:

    - Ðã đủ chưa?

    Có tiếng đáp:

    - Ðủ cả rồi.

    Sứ giả lại nói:

    - Nhược bằng có chứa chấp người hạ giới thì lập tức bảo nhau cùng khai ra, chớ để phải hối về sau.

    Cả bọn đồng thanh đáp:

    - Không có đâu!

    Sứ giả quay người, đưa cặp mắt cú vọ nhìn quanh, tựa hồ tìm ra kẻ đang nấp.

    Cô gái cả sợ, mặt xám như tro, thảng thốt bảo chàng:

    - Mau trốn xuống gầm giường.

    Rồi mở cánh cửa ngách bên tường lẻn đi mất.

    Chu nằm bẹp xuống, không dám thở.

    Giây lát nghe tiếng ủng đi vào trong phòng rồi lại đi ra.

    Chẳng bao lâu tiếng huyên náo xa dần, bụng đã yên, nhưng ngoài cửa vẫn có tiếng người qua lại bàn bạc.

    Chu cứ thấp thỏm như thế giờ lâu, đến lúc bên tai như có tiếng ve kêu, trong mắt nẩy đom đóm, tình trạng ngỡ không chịu nổi nữa, chỉ còn cố lắng tai để đợi nàng về, cuối cùng cũng không còn nhớ thân mình từ đâu mà đến đây.

    Bấy giờ Mạnh Long Ðàm đang đứng trước điện thờ chớp mắt đã không thấy Chu đâu, ngờ vực hỏi Nhà Sư.

    Vị sư cười đáp:

    - Ði nghe thuyết pháp rồi.

    Mạnh Long Ðàm hỏi:

    - Ở đâu?

    Nhà Sư đáp:

    - Không xa.

    Một chốc Nhà Sư bèn gõ ngón tay lên tường mà gọi to lên rằng:

    - Ông đàn việt họ Chu, đi chơi lâu thế, sao chẳng quay về?

    Liền thấy giữa bức họa trên tường có hình của Chu, đang đứng nghển cổ lắng tai, chừng như nghe ngóng.

    Nhà Sư lại gọi tiếp:

    - Ông bạn cùng đi đợi lâu rồi đấy.

    Thế rồi Chu bồng bềnh từ trên tường bay xuống, lòng lạnh như tro, người cứng đờ như gỗ, mắt trừng trừng, chân bủn rủn.

    Mạnh đâm hoảng, sẽ sàng hỏi han.

    Thì ra lúc đó Chu đang núp dưới giường, bỗng nghe tiếng gõ vang như sấm, vội chui ra khỏi phòng để nghe ngóng tình hình.

    Cả hai cùng ngước nhìn cô gái nhón hoa thì mái tóc vặn hình ốc đã cuốn cao lên, không còn xõa tóc nữa.

    Chu khiếp sợ, vái vị sư già mà hỏi duyên cớ.

    Nhà Sư cười đáp:

    - Ảo là do mình sinh ra, bần đạo làm sao giải thích được!

    Chu ỉu xìu mất cả khí thế.

    Mạnh sợ hãi không còn tự chủ nổi, vội đứng dậy lần bậc thềm ra về.


    Bồ Tùng Linh
    ((¯*:·..·:**:·..·:**:·..·:**~Tam Lang~**:·..·:**:·..·:**:·..·:*¯))
    Similar Threads
  • #2

    Đôi tượng Phật

    Chiều dần
    buông, khách vãn chùa lần lượt ra về, chùa Bảo Quang trở lại ninh tịnh,
    yên ắng. Pháp sư Trí Thông bảo đám đệ tử hồi phòng ngơi nghỉ, còn tự
    mình quét dọn nhà chùa, phủi sạch bụi bặm trần ai, xua tan mọi huyên
    náo nóng nực của cả một ngày.

    Khi đến bên tượng đồng Phật Tổ
    tọa ở hậu điện, làn chổi của Trí Thông khẽ chạm vào thân hình một người
    đang nằm co ro trên nền chùa và do đó khiến anh ta tỉnh giấc.</font>
    “Lạ thật,
    đến giờ này mà vị khách còn chưa chịu về?”. Trí Thông suy ngẫm, nghi
    hoặc. Người khách vội vàng đứng dậy, lễ phép thưa trình: “Tượng Phật
    đây vô cùng hiền từ sinh động, thần thái siêu phàm, thoạt trông đã
    không nén nổi cảm xúc nên vội vàng ghi lại đôi ba nét quý giá này. Đang
    khi lim dim suy nghĩ và thể hội hết vẻ đẹp diệu kỳ của pho tượng thì
    lạc vào cõi mộng lúc nào không hay và làm sư thầy bận tâm, thật có lỗi,
    dám xin sư thầy xá tội”.</font>
    Trí Thông
    đảo mắt nhìn người khách ăn bận giản dị, thân hình gầy gò với cặp kính
    trắng che đôi mắt long lanh, trên tay còn cả tập ký họa, nhà sư mỉm
    cười:“Con có thể cho ta xem những họa phẩm kia không?”.</font>
    “Dạ không
    dám, mong sư thầy đừng cười”, nói đoạn, người khách đưa cho Trí Thông
    tập ký họa. Quả nhiên trên trang giấy mỏng manh, những đường nét sinh
    động, hiền từ và cả thần thái siêu phàm của pho tượng Phật Tổ được khắc
    họa. Xem xong, ánh mắt Trí Thông ôn hòa trở lại, nhà sư hỏi: “Tượng
    Phật trong chùa có đến cả trăm, cớ sao con chỉ thích vẽ mỗi pho tượng
    này?”.</font>
    Người
    khách tươi cười: “Có thể con còn ngu dại, mong sư thầy bỏ qua, con mới
    dám nói… Theo con, các tượng khác đều là phàm tục, chỉ mỗi pho tượng
    này còn mang được đôi phần tiên khí.
    Đầu óc Trí Thông bừng nóng, nhà sư nắm tay người khách, “Đi theo ta”, dẫn về phòng riêng của mình.

    Trí
    Thông mời khách ngồi, dâng trà và nói: “Con thật có kiến giải, ta xem
    như thượng khách. Con thấy đấy, trong chùa này ngoài pho tượng đồng
    Phật Tổ, còn lại đều là giả!”.
    “Đều là giả?”, người khách vặn hỏi.</font>
    “Những
    tượng Phật mà người trụ trì trước ta để lại, mười mấy năm nay đã hư
    hỏng, phải dựng mới. Nhưng thợ bây giờ khác trước xa, hồi ấy, tâm trung
    hữu Phật, thành tâm điêu khắc, bàn tay và tấm lòng là một, tạo nên
    tượng phẩm. Còn ngày nay, tâm trung vô Phật, chỉ nặn được hình hài mà
    không mang được thần sắc, âu cũng để lừa dối kẻ tục nhân. Những hoành
    phi, thư pháp treo ở đây cũng thế, toàn là bản sao, chính bản đã đưa về
    bảo tàng di tích (!) và đến cả hòa thượng cũng giả… con ạ (!)”.</font>
    “Sao? Hòa thượng cũng giả”.</font>
    “Ăn chay,
    mặc thiền mà lòng không quy Phật thì làm sao gọi là hòa thượng được? Ta
    có vài chục đệ tử nhưng chân tâm hướng Phật thì đã dễ mấy ai. Thân kề
    bên Phật mà lòng mong trần tục, cho nên họ cũng xem những Phật kia là
    giả, đều do đất đắp dựng và không cung kính”.</font>
    Người
    khách gật đầu lia lịa: “Sư thầy có lý, song những thứ giả ấy cũng không
    ngăn được tấm lòng thành của khách hành hương, mấy năm trở lại đây, nhà
    chùa vẫn đông vui, hương khói vẫn ấm áp kia mà?”.</font>
    “Cho nên
    ta không thể nhẫn tâm dùng cái giả để đánh lừa cái thật của mọi người.
    Nhưng trong những đoàn người hành hương vãn chùa đã mấy ai phân biệt
    được thật, giả?”. Nói đến đây Trí Thông đột nhiên đứng dậy: “Hiếm ai
    như con, có đôi mắt tinh tường, ta sẽ đưa con xem một cái thật nữa”.</font>
    Lát sau
    Trí Thông từ phòng trong bước ra, tay ôm hộp cẩm. Nhà sư mở hộp, lần
    giở lớp lụa mỏng thì hiện ra tượng Phật bằng ngọc, tư thế nằm nghiêng,
    đầu gối trên tay, kích thước cỡ bằng cuốn sách nhưng nom như hài nhi sơ
    sinh, sáng long lanh và vô cùng diễm lệ.
    Người khách kinh ngạc, vội vàng đứng lên, mắt đắm vào ngọc Phật, hai tay giơ ra mà không dám chạm vào vật quý.

    “Sao con?”.</font>
    “Tuyệt
    phẩm, vừa thoát khỏi trần tục, vượt lên thần khí, lại quy phục tự
    nhiên, con ngỡ Người sẽ nói điều gì, không dám chạm vào, sợ làm Người
    đau”.

    Lòng Trí Thông xốn xang như lửa cháy, hận một điều là kẻ tu hành nên không tỏ bày tâm đắc cùng bạn tri âm kia.

    “Con biết không? Ngọc phật bao giờ cũng thành đôi, pho kia còn tuyệt mỹ hơn pho này nữa”.
    “Cầm
    bằng sư thầy cho xem ngọc Phật cả đôi thì dù cho từ hôm nay mắt con có
    vì thế mà mù lòa, không còn thấy gì nữa, con cũng cam lòng”.</font>
    Trí Thông vui mừng khôn tả, nhà sư lướt đi như bay, ôm ra hộp thứ hai…</font>
    … Khói trà vẫn nghi ngút tỏa lan, nhưng “kẻ tri âm” và ngọc Phật thì không còn nữa, vỏ hộp cẩm rơi xuống nền chùa.</font>
    Màn đêm buông xuống, chùa Bảo Quang ninh tịnh như bao năm xưa không dấu chân người.</font>
    Trí Thông
    mặt tràn lệ chảy, quỳ trước tượng Phật, mong tìm được một lời đáp từ
    trong khóe mắt và nụ cười hiền từ của Ngài, vì sao trên thế gian trần
    tục này, người ta xem cái giả là chân thật mà thờ phụng, chiêm ngưỡng,
    ngược lại cái thật lại cho là giả dối mà vứt bỏ, chối tư.

    PHAN PHONG(Theo Tuyển tập Truyện ngắn Trung Quốc) </font>

    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Hoạ Bì

      Thoáng nhìn La sát hóa Tây Thi

      Chỉ cốt nga mi vẽ hợp thời

      Tươi đẹp ngoài da thâm độc cốt

      Trông đây sắc tướng thấy mà ghê.

      Vương Sinh ở Thái Nguyên, sáng sớm đi đường gặp một người con gái ôm chăn áo đi một mình, có vẻ rất khó nhọc. Sinh vội đuổi theo, thì là một cô gái đẹp, tuổi đôi tám, lấy làm ưa thích lắm, hỏi:

      - Tại sao còn đêm tối mà lủi thủi đi một mình?

      Nàng nói:

      - Người đi đường chẳng giải được nỗi buồn, mất công hỏi làm gì?

      Sinh nói:

      - Có việc gì lo buồn? Nếu tôi giúp được, không từ chối.

      Nàng buồn bã mà rằng:

      - Cha mẹ tham của bán tôi cho nhà giàu, bị vợ cả quá ghen, sáng tối chửi đánh không thể chịu nổi nên phải trốn đi.

      Sinh nói:

      - Nhà tôi cũng không xa, xin mời cô hạ cố.

      Nàng mừng rỡ đi theo. Sinh mang hộ khăn gói, dẫn nàng về nhà. Cô gái nhìn quanh không thấy ai, hỏi:

      - Chàng không có người nhà hay sao?

      Sinh đáp:

      - Đây là phòng đọc sách.

      Nói:

      - Chỗ này tốt lắm. Nếu chàng thương xin giữ kín đừng cho ai biết.

      Sinh nhận lời, bèn cùng nàng giao hoan. Rồi vẫn giấu trong phòng kín, qua mấy ngày mà không ai biết. Sinh ngầm nói cho vợ hay. Vợ họ Trần, có ý ngờ nàng là hầu thiếp của nhà quan, khuyên chồng đuổi đi, Sinh không nghe. Một hôm Sinh ra phố, ngẫu nhiên gặp một đạo sĩ. Nhìn thấy Sinh, liền kinh ngạc hỏi:

      - Gặp sự gì vậy?

      Sinh trả lời là không. Đạo sĩ nói:

      - Tà khí quấn quýt khắp người, sao lại bảo là không?

      Sinh lại hết sức biện bạch, đạo sĩ bỏ đi mà rằng:

      - Mê hoặc thay! Ở đời có người chết đến nơi mà không tỉnh ngộ!

      Sinh thấy lời nói quái lạ hơi nghi, nhưng lại nghĩ: “Nàng đẹp đẽ như thế, sao lại có thể là yêu quái được”.

      Cho là đạo sĩ mượn chuyện cầu cúng để kiếm ăn. Một lát, đến thư phòng, thấy cổng đóng không vào được. Sinh nghi, bèn trèo tường vào thấy cửa buồng cũng đóng. Nấp ở ngoài cửa sổ mà nhìn, thấy một con quỷ rất nanh ác, mặt xanh, răng chĩa ra như răng cưa, đang trải một tấm da người ở trên giường, cầm bút vẽ và bôi màu lên, xong rồi quăng bút, cầm tấm da như hình xốc áo rồi khoác vào người, hóa ra một mỹ nhân. Thấy tình trạng ấy, sợ quá khẽ bò lom khom mà ra, vội đi tìm đạo sĩ, không biết là ông ta đi đâu. Tìm khắp nơi thì gặp ở ngoài cổng Đông, vội quỳ xuống xin cứu. Đạo sĩ nói:

      - Xin ta trừ bỏ nó thì con quỷ ấy cũng khổ, vì kiếm cái để thay thế, ta cũng không nỡ hại kiếp sống của nó.

      Bèn trao cho Sinh cái phất trần, bảo treo ở cửa buồng ngủ. Lúc chia tay, đạo sĩ hẹn gặp lại Sinh ở miếu Thanh Đế.

      Sinh về, không dám vào thư phòng, bèn ngủ ở buồng trong, treo phất trần ở cửa. Vào khoảng canh một, nghe ngoài có tiếng lục đục, chính mình không dám ngó ra, sai vợ ra xem. Trần thị thấy người con gái đến, từ đằng xa nhìn thấy phất trần không dám tiến bước, đứng lại mà nghiến răng, hồi lâu rồi đi. Một chốc quay trở lại, mắng:

      - Đạo sĩ dọa ta, nhất định không phải, chẳng lẽ miếng ăn vào miệng rồi lại nhả ra hay sao?

      Đoạn nàng lấy cây phất trần bẻ gãy nát, phá cửa mà vào, trèo lên giường, xé rách bụng Sinh moi lấy quả tim rồi đi. Trần thị kêu cứu, đầy tớ cầm đèn vào soi thì Sinh đã chết, máu ở ngực chảy lênh láng. Trần thị sợ hãi, khóc không thành tiếng.

      Sáng hôm sau, sai người đi tìm báo tin cho đạo sĩ, ông nổi giận mắng:

      - Ta đã thương nó, mà con quỷ còn dám làm như vậy ư?

      Lập tức theo người em về nhà thì cô gái đã đi đâu mất, ngẩng đầu nhìn quanh bốn phía rồi nói:

      - May mà nó trốn chưa xa.

      Hỏi:

      - Nhà phía Nam là nhà ai?

      Người em nói:

      - Đó là nhà tôi.

      Đạo sĩ nói:

      - Hiện nay nó ở nhà ông.

      Người em ngạc nhiên bảo là không có. Đạo sĩ nói:

      - Có người nào lạ đến nhà không?

      Đáp:

      - Tôi đi ra miếu Thanh Đế nên không biết, để về hỏi đã.

      Đi một lát, trở lại thưa:

      - Sáng nay có bà già đến xin làm mướn. Vợ tôi giữ lại, hiện vẫn còn ở đó.

      Đạo sĩ bảo:

      - Nó đấy.

      Bèn cùng đi về, cầm thanh kiếm gỗ đứng giữa sân gọi to:

      - Nghiệt quỷ đâu? Trả lại phất trần cho ta!

      Mụ già ở trong nhà hoảng hốt, thất sắc, chạy ra cửa toan trốn. Đạo sĩ đuổi theo chém, mụ ngã lăn ra. Tấm da người đứt tuột ra ngoài, hiện nguyên hình con quỷ dữ nằm thở như heo. Đạo sĩ cầm kiếm gỗ chặt đứt đầu, thân nó biến thành một đám khói đặc ùn ùn một đống trên mặt đất. Đạo sĩ lấy ra một cái hồ lô mở nắp, đặt vào trong đám khói, lập tức khói cuồn cuộn chui vào hồ lô như miệng người hút hơi, trong nháy mắt là hết. Đạo sĩ đóng nắp lại cất vào bao. Mọi người xúm vào xem tấm da, thấy chân tay mặt mũi đủ cả. Đạo sĩ cuộn lại như cuộn tranh, cũng bỏ vào bao rồi từ biệt đi.

      Trần thị đón ở cổng vái lạy, khóc xin phép hồi sinh cho chồng, đại sĩ từ tạ là không làm nổi. Trần thị càng đau đớn, nằm phục xuống đất không dậy. Đạo sĩ ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói:

      - Thuật của tôi cũng cạn, thực không thể làm cho người chết sống lại. Tôi xin mách cho một người, hoặc giả có thể cứu được, đi cầu tất có hiệu quả.

      Hỏi:

      - Ai?

      Nói:

      - Ở chợ có người điên thường nằm ở trên đống phân, thử van nài xem, nếu có làm nhục phu nhân cũng chớ có giận.

      Người em vẫn biết có một người ăn mày như thế, bèn từ biệt đạo sĩ cùng chị dâu đi ra chợ. Thấy một người ăn xin ngả nghiêng ca hát ở trên đường, nước mũi rỏ dài ba thước, dơ bẩn không thể tả được. Trần thị quỳ xuống mà tiến đến trước mặt. Người ăn mày cười mà nói:

      - Người đẹp yêu ta chăng?

      Trần thị kể rõ nguyên nhân, lại cười lớn mà rằng:

      - Người nào cũng làm chồng được, hà tất phải cứu sống hắn?

      Trần thị cố nài nỉ, người ăn mày quát:

      - Lạ thay! Người chết mà cứ xin ta cứu làm cho sống lại. Ta là Diêm vương hay sao?

      Giận dữ lấy gậy đánh Trần thị, nàng cố nhịn đau, luôn miệng cầu khẩn. Người ở chợ vây kín như bức tường, có vẻ bất bình thay cho nàng. Người ăn mày khạc đờm dãi ra đầy vốc tay để vào miệng Trần thị, bảo:

      - Ăn đi.

      Trần thị mặt đỏ bừng, có vẻ khó chịu. Lại nhớ đến lời dặn của đạo sĩ, bèn cố nuốt, thấy vào trong cổ, vướng như lọn bông gòn, ừng ực mà xuống, ngừng đọng lại ở trong ngực. Người ăn mày cười lớn mà nói:

      - Người đẹp yêu ta thay!

      Đoạn đứng dậy đi không ngoảnh lại. Đi theo thấy vào trong miếu, Trần thị khẩn khoản cầu cứu, không thấy đâu nữa, tìm kiếm trước sau tuyệt không có dấu vết. Vừa thẹn vừa oán mà về. Đã thương chồng chết thảm, lại hối phải ăn đờm, vật mình khóc lóc thảm thiết, chỉ muốn chết ngay. Sắp sửa lau máu liệm xác, gia nhân đứng xa mà nhìn, không ai dám lại gần. Trần thị ôm thây chồng, thu vén ruột gan, vừa làm vừa khóc, khóc quá khản cả tiếng, cúi đầu xuống muốn ọe. Bỗng thấy ở trong ngực, cục đờm kết vọt ra, chưa kịp cất đầu lên, nó đã rơi vào trong ngực chồng.

      Kinh hãi nhìn xem thì chính là quả tim người, còn phập phồng đập, hơi bốc như khói. Vội vàng lấy hai tay khép kín ngực chồng lại, hết sức ôm và đè lên. Hơi nghỉ một chút là hơi nóng lập tức lại ùn ùn ở vết thương bốc ra. Lấy lụa buộc chặt vết thương lại, tay xoa không ngừng. Xác chết dần dần thấy nóng, lại lấy chăn phủ lên. Đến đêm mở ra coi, bắt đầu có hơi thở. Đến sáng thì Sinh sống lại, nói rằng:

      - Bàng hoàng như giấc mộng, chỉ thấy ở tim đau nhói thôi.

      Nhìn vào vết thương, thấy vảy đóng như đồng tiền, dần dần khỏi hẳn.
      Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom