Ý nghĩa Đại lễ Vu Lan
Cư Sĩ Nguyễn Đức Can
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mỗi năm cứ gần đến trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu lá vàng rụng xuống, lá xanh trồi lên, bông hoa lá bắt dầu chớm nở, sau một mùa oi bức, nóng nực của cái nóng mùa hè. Thời tiết thay đổi thì lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị tổ chức đại lễ Vu Lan, đó là mùa “Báo ân cha Mẹ”, lễ Vu-Lan đã để lại từ ngàn xưa mà Đức Mục-Kiền-Liên là tiêu biểu, gương mầu, suốt cả nghìn đời mà Đức Phật đã để lại, cho hàng Phật tử để lấy đó làm gương noi theo.
Danh từ Vu Lan là phiên âm từ chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ này là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu đựng thức ăn dâng cúng. Còn gọi là Ô-lam-ba-noa. Dịch là đảo huyền, chỉ nỗi đau khổ cùng cực. Kinh Vu Lan Bồn do ngài Trúc Pháp (Dharmaraksa) dịch từ chữ Phạn ra chữ hán vào thế kỷ thứ ba. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bẩy đời gọi là cửu huyền thất tổ, nếu ai đã làm những điều tội lỗi ở trần gian, khi ngủ dấc ngàn thu thì bị đầy vào ngã quỉ, sẽ nhờ ân đức Tam Bảo được thoát khỏi cảnh địa ngục, được sanh về các cõi an lành khác.
Trong dân gian dựa vào đó, nên có một niềm tin vào các vong hồn bị đầy đọa vào cảnh ngục tù ở dưới âm phủ đã được cứu thoát ra khỏi địa ngục, nên các vong hồn này đang đói ăn, khát uống, bởi vậy người trên trần gian có bổn phận mua sám các lễ vật, thức ăn, cúng các vong linh đang bơ vơ đói khát. Nhưng đây chỉ là một ý nghĩa còn ý nghĩa quan trọng hơn hết đó là lòng hiếu thảo của những người con đối với các bậc sinh thành.
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao, vằng vặc như sông dài, rực tỡ như mặt trời, tỏ rõ như ánh trăng ràm. Lúc thiều thời tôi đã được học thuộc lòng các câu ca dao, truyền bá trong dân gian như sau :
“Ơn cha cao như núi thái sơn
Đức mẹ hiền sâu rộng biển khơi
Dù cho dâng cả một đời
Cũng không trả được ơn trời sinh ra.”
Hay là :
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đức Phật đã dậy cho ta rằng : “Tâm hiếu tức là tâm Phật . Hiếu Đạo vô phi Phật Đạo”. Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật.” vì vậy mà đạo Phật xác định : Cùng cực điều thiện không có gì hơn hiếu, cùng cực điều ác không có gì hơn bất hiếu.
Đã là con người, từ đấng thánh hiền đến người thường dân ai ai cũng phải có một cha, một mẹ sinh ra, chính cha, mẹ đã san sẻ một phần mắu, thịt để tạo nên hình hài của mỗi người con. Công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Cha không bút nào tả xiết.
Trong kinh Mục-Liên Xám Pháp, Đức Phật đã nói. Trong con người ta có 12 bệnh, bệnh căn sâu nặng không được thấy Phật. A Nan hỏi Phật : Đó là bệnh gì ? Đức Phật trả lời : “Không kính cha mẹ, đó là một bệnh; Ngu si tạo ác, đó là hai bệnh; Gian xảo điêu ngoa; đó là ba bệnh. Lời nói hại người, đó là bốn bệnh. Hay tìm lỗi người; đó là bệnh thứ năm. Giết hại chúng sinh; đó là căn bệnh thứ sáu. Không biết hổ thẹn: đó là bệnh thứ bẩy. Ham mê sắc dục; đó là bệnh thứ tám. Kiêu ngạo khinh người; đó là chín bệnh. Phạm tội không hối; là bệnh thứ mười. Khen mình chê người; là bệnh thứ mười một. Không biết lợi hại; là bệnh thứ mười hai.”
Trong kinh Thi Phụ cũng có một đoạn như sau : Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thiên ân, hiệu thiên võng cực (Cha sinh ra ta, Mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, khác nào như trời cao, khôn cùng) như một lời tuyên ngôn về Hiếu Đạo. Còn khi đề cập đến công ơn từ mẫu thì đã có công thức chín chữ Cù lao: “Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục, Cố, Phục, Phúc”. Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn) dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (là xem tính tình mà chỉ bảo), phúc (là bảo vệ),. Ở Trung Hoa cũng đã có quyển sách “Thập nhị tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Ở Việt Nam ta cũng còn có những câu ru con của các bà mẹ xưa kia như :
“Ru hời, ru hỡ, ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Làm con trước phải đền công sinh thành.”
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được những vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ hiền”
Lễ Vu Lan nay không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử mà là một nghĩa vụ thiêng liếng nhất của mọi người con hiếu hạnh, ( không phân biệt tôn giáo, sác tộc) đối với các bậc sinh thành. Từ các bậc Thánh Hiền đến người thường dân đã là con người ai cũng có cha, mẹ sinh ra. Người Mỹ họ có ngày Father’s day và ngày Mother’day, nhưng Việt Nam ta có cả một mùa Vu Lan để các con, cháu có dịp báo hiếu. Trong các hàng đệ tử của Đức Phật có Ngài Mục Kiền-Liên tiêu biểu cho sự hiếu thảo vô biên, nên còn được tôn xưng là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên”, ngài có thần thông cao nhất trong số 10 đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.. Ngài đã chứng đươc sắu phép thần thông : 1)-Thấy mọi vật trong vũ tru. (thiên nhãn thông). 2)-Nghe được mọi thứ tiếng ở kháp nơi, (thiên nhĩ thông). 3)-Biết chuyện đời trước, hiện tại và sau này của mình cũng như của mọi người, (túc mạng thông)- 4)-Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì, (tha tâm thông). 5)-Biết đi đến khắp nơi, biến hóa nhanh như chớp mắt, (thần túc thông). 6)-Trong sạch hoàn toàn, dứt bỏ hết các trìu mến, không còn chấp ngã. (lậu tận thông).
Một hôm Ngài nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngã quỉ, không được ăn uống, ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, lấy tay trái che miệng bát cơm, tay phải bốc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được. Ngài Mục Kiền Liên trở về Bạch với Phật. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên “tự lực” không thể cứu được, muốn cứu mẹ, con phải nhờ đến “ tha lực” của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau :
Đến ngày rằm tháng bẩy là ngày mãn hạn tự tứ của chư tăng, hãy vì ông bà, cha mẹ bẩy đời nhiều kiếp hay các bậc sinh thành hiện tiền, sắm sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ.
Đức Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế , Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngã quỉ, được sanh lên cõi trời. Do đó, Đại lễ Vu Lan xuất phát từ thời gian đó cho đến ngày nay hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bẩy là mọi người dân Việt, nếu những ai hiểu và sống trong một gia đình có truyền thống dân tộc thì đều tham gia tổ chức lễ Vu Lan để có dịp báo ân sinh thành, cha mẹ hiện tiền, cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc và xoá tội vong nhân.
Theo truyền thống của Phật Giáo hàng năm quí chư Tăng, Ni nhập hạ trong thời gian ba tháng kể từ ngày Đản Sanh của Đức Phật cho đến ngày rằm tháng bẩy âm lịch với mục đích vân tập về một nơi để tu tập đó là mùa kiết hạ, trong dịp ba tháng kiết hạ có dịp ôn tập lại các giới luật, tu tập đạo hạnh và tu học kiến thức phật pháp. ngày hạ nạp (mãn hạ) gọi là ngày Tự Tứ có nghĩa là Pravaranà (thuật ngữ) tiếng Phạn là Bát-thích-bà cách dịch cũ là Tự tứ, cách dịch mới là Tuỳ ý. Nghi thức vào ngày cuối cùng của thời kỳ an cư kiết hạ, ngày đó mọi người đều tự nêu ra các tội lỗi mà mình đã mác phải (tự kiểm) trước các tỳ kheo khác và tự xám hối nên gọi là Tự Tứ.
Trên đây là ý nghĩa của mùa Vu-Lan, một ngày lễ quan trọng của dân tộc Việt Nam và nhất là những người phật tử cần phải thể hiện ra chữ “HIẾU” trong dịp đại lễ Vu Lan hàng năm để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người con hiếu hạnh...
Cư Sĩ, Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can
Cư Sĩ Nguyễn Đức Can
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mỗi năm cứ gần đến trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu lá vàng rụng xuống, lá xanh trồi lên, bông hoa lá bắt dầu chớm nở, sau một mùa oi bức, nóng nực của cái nóng mùa hè. Thời tiết thay đổi thì lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị tổ chức đại lễ Vu Lan, đó là mùa “Báo ân cha Mẹ”, lễ Vu-Lan đã để lại từ ngàn xưa mà Đức Mục-Kiền-Liên là tiêu biểu, gương mầu, suốt cả nghìn đời mà Đức Phật đã để lại, cho hàng Phật tử để lấy đó làm gương noi theo.
Danh từ Vu Lan là phiên âm từ chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ này là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu đựng thức ăn dâng cúng. Còn gọi là Ô-lam-ba-noa. Dịch là đảo huyền, chỉ nỗi đau khổ cùng cực. Kinh Vu Lan Bồn do ngài Trúc Pháp (Dharmaraksa) dịch từ chữ Phạn ra chữ hán vào thế kỷ thứ ba. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bẩy đời gọi là cửu huyền thất tổ, nếu ai đã làm những điều tội lỗi ở trần gian, khi ngủ dấc ngàn thu thì bị đầy vào ngã quỉ, sẽ nhờ ân đức Tam Bảo được thoát khỏi cảnh địa ngục, được sanh về các cõi an lành khác.
Trong dân gian dựa vào đó, nên có một niềm tin vào các vong hồn bị đầy đọa vào cảnh ngục tù ở dưới âm phủ đã được cứu thoát ra khỏi địa ngục, nên các vong hồn này đang đói ăn, khát uống, bởi vậy người trên trần gian có bổn phận mua sám các lễ vật, thức ăn, cúng các vong linh đang bơ vơ đói khát. Nhưng đây chỉ là một ý nghĩa còn ý nghĩa quan trọng hơn hết đó là lòng hiếu thảo của những người con đối với các bậc sinh thành.
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao, vằng vặc như sông dài, rực tỡ như mặt trời, tỏ rõ như ánh trăng ràm. Lúc thiều thời tôi đã được học thuộc lòng các câu ca dao, truyền bá trong dân gian như sau :
“Ơn cha cao như núi thái sơn
Đức mẹ hiền sâu rộng biển khơi
Dù cho dâng cả một đời
Cũng không trả được ơn trời sinh ra.”
Hay là :
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đức Phật đã dậy cho ta rằng : “Tâm hiếu tức là tâm Phật . Hiếu Đạo vô phi Phật Đạo”. Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật.” vì vậy mà đạo Phật xác định : Cùng cực điều thiện không có gì hơn hiếu, cùng cực điều ác không có gì hơn bất hiếu.
Đã là con người, từ đấng thánh hiền đến người thường dân ai ai cũng phải có một cha, một mẹ sinh ra, chính cha, mẹ đã san sẻ một phần mắu, thịt để tạo nên hình hài của mỗi người con. Công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Cha không bút nào tả xiết.
Trong kinh Mục-Liên Xám Pháp, Đức Phật đã nói. Trong con người ta có 12 bệnh, bệnh căn sâu nặng không được thấy Phật. A Nan hỏi Phật : Đó là bệnh gì ? Đức Phật trả lời : “Không kính cha mẹ, đó là một bệnh; Ngu si tạo ác, đó là hai bệnh; Gian xảo điêu ngoa; đó là ba bệnh. Lời nói hại người, đó là bốn bệnh. Hay tìm lỗi người; đó là bệnh thứ năm. Giết hại chúng sinh; đó là căn bệnh thứ sáu. Không biết hổ thẹn: đó là bệnh thứ bẩy. Ham mê sắc dục; đó là bệnh thứ tám. Kiêu ngạo khinh người; đó là chín bệnh. Phạm tội không hối; là bệnh thứ mười. Khen mình chê người; là bệnh thứ mười một. Không biết lợi hại; là bệnh thứ mười hai.”
Trong kinh Thi Phụ cũng có một đoạn như sau : Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thiên ân, hiệu thiên võng cực (Cha sinh ra ta, Mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, khác nào như trời cao, khôn cùng) như một lời tuyên ngôn về Hiếu Đạo. Còn khi đề cập đến công ơn từ mẫu thì đã có công thức chín chữ Cù lao: “Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục, Cố, Phục, Phúc”. Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn) dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (là xem tính tình mà chỉ bảo), phúc (là bảo vệ),. Ở Trung Hoa cũng đã có quyển sách “Thập nhị tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Ở Việt Nam ta cũng còn có những câu ru con của các bà mẹ xưa kia như :
“Ru hời, ru hỡ, ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Làm con trước phải đền công sinh thành.”
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được những vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ hiền”
Lễ Vu Lan nay không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử mà là một nghĩa vụ thiêng liếng nhất của mọi người con hiếu hạnh, ( không phân biệt tôn giáo, sác tộc) đối với các bậc sinh thành. Từ các bậc Thánh Hiền đến người thường dân đã là con người ai cũng có cha, mẹ sinh ra. Người Mỹ họ có ngày Father’s day và ngày Mother’day, nhưng Việt Nam ta có cả một mùa Vu Lan để các con, cháu có dịp báo hiếu. Trong các hàng đệ tử của Đức Phật có Ngài Mục Kiền-Liên tiêu biểu cho sự hiếu thảo vô biên, nên còn được tôn xưng là “Đại Hiếu Mục Kiền Liên”, ngài có thần thông cao nhất trong số 10 đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.. Ngài đã chứng đươc sắu phép thần thông : 1)-Thấy mọi vật trong vũ tru. (thiên nhãn thông). 2)-Nghe được mọi thứ tiếng ở kháp nơi, (thiên nhĩ thông). 3)-Biết chuyện đời trước, hiện tại và sau này của mình cũng như của mọi người, (túc mạng thông)- 4)-Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì, (tha tâm thông). 5)-Biết đi đến khắp nơi, biến hóa nhanh như chớp mắt, (thần túc thông). 6)-Trong sạch hoàn toàn, dứt bỏ hết các trìu mến, không còn chấp ngã. (lậu tận thông).
Một hôm Ngài nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngã quỉ, không được ăn uống, ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, lấy tay trái che miệng bát cơm, tay phải bốc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được. Ngài Mục Kiền Liên trở về Bạch với Phật. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên “tự lực” không thể cứu được, muốn cứu mẹ, con phải nhờ đến “ tha lực” của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau :
Đến ngày rằm tháng bẩy là ngày mãn hạn tự tứ của chư tăng, hãy vì ông bà, cha mẹ bẩy đời nhiều kiếp hay các bậc sinh thành hiện tiền, sắm sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ.
Đức Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế , Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngã quỉ, được sanh lên cõi trời. Do đó, Đại lễ Vu Lan xuất phát từ thời gian đó cho đến ngày nay hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bẩy là mọi người dân Việt, nếu những ai hiểu và sống trong một gia đình có truyền thống dân tộc thì đều tham gia tổ chức lễ Vu Lan để có dịp báo ân sinh thành, cha mẹ hiện tiền, cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc và xoá tội vong nhân.
Theo truyền thống của Phật Giáo hàng năm quí chư Tăng, Ni nhập hạ trong thời gian ba tháng kể từ ngày Đản Sanh của Đức Phật cho đến ngày rằm tháng bẩy âm lịch với mục đích vân tập về một nơi để tu tập đó là mùa kiết hạ, trong dịp ba tháng kiết hạ có dịp ôn tập lại các giới luật, tu tập đạo hạnh và tu học kiến thức phật pháp. ngày hạ nạp (mãn hạ) gọi là ngày Tự Tứ có nghĩa là Pravaranà (thuật ngữ) tiếng Phạn là Bát-thích-bà cách dịch cũ là Tự tứ, cách dịch mới là Tuỳ ý. Nghi thức vào ngày cuối cùng của thời kỳ an cư kiết hạ, ngày đó mọi người đều tự nêu ra các tội lỗi mà mình đã mác phải (tự kiểm) trước các tỳ kheo khác và tự xám hối nên gọi là Tự Tứ.
Trên đây là ý nghĩa của mùa Vu-Lan, một ngày lễ quan trọng của dân tộc Việt Nam và nhất là những người phật tử cần phải thể hiện ra chữ “HIẾU” trong dịp đại lễ Vu Lan hàng năm để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người con hiếu hạnh...
Cư Sĩ, Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can
Comment