• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone

    Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone

    Các nhà khoa học Mỹ khẳng định khí gây cười đã trở thành mối họa lớn nhất đối với tầng ozone của trái đất.

    Nitơ oxit (N2O) là chất khí gây mê, giảm đau không màu có vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Nó được tạo ra từ phân động vật, quá trình xử lý rác thải, phân bón hóa học, động cơ đốt trong và các ngành công nghiệp. N2O không cháy nhưng có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống và có thể gây ngạt. Giới chuyên gia gây mê nha khoa thường gọi N2O là khí gây cười.

    Theo Telegraph, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất.

    Nghị định thư Montreal 1987 cấm việc sản xuất các hóa chất phá hủy tầng ozone, trong đó có CFC. Song N2O không thuộc đối tượng điều chỉnh của thỏa thuận này.

    “Sự suy giảm nhanh chóng của CFC trong 20 năm qua là một câu chuyện thành công trong lĩnh vực môi trường. Nhưng khí N2O đang là kẻ thù đáng sợ nhất của tầng ozone”, tiến sĩ Akkihebbal Ravishankara, một chuyên gia của Cục quản lý đại dương và khí quyển Mỹ, phát biểu với Telegraph.


    Ảnh minh họa lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực. Ảnh: nasa.gov.

    Ravishankara cùng nhiều nhà khoa học của Cục quản lý đại dương và khí quyển Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác động của N2O đối với khí quyển trong những năm qua.

    Tầng ozone bảo vệ động vật, thực vật và con người khỏi những tác động có hại của tia cực tím từ mặt trời. Nếu tầng ozone bị bào mòn, nguy cơ mắc bệnh ung thư da của con người sẽ tăng lên, số lượng hải sản và sản lượng nông nghiệp sẽ giảm.

    Hoạt động của con người tạo ra khoảng 1/3 lượng khí N2O trên toàn cầu. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ.

    Tiến sĩ Ravishankara cùng các cộng sự cảnh báo rằng, nếu các chính phủ không ra tay thì N2O sẽ tiếp tục là chất hủy hoại tầng ozone mạnh nhất trong suốt thế kỷ 21. Việc giảm lượng khí N2O sẽ giúp tầng ozone phục hồi, đồng thời góp phần ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu (vì N2O cũng là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính).

    Minh Long
    Tôi yêu tiếng nước tôi

    Audio Truyện Kiều
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom