Sự tích Ngũ Hành sơn
Lý Thường Trân
Tới Việt Nam người ta hay nhắc đến Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của Quảng Nam mà người dân Quảng Nam không ít thì nhiều cũng một lần tham quan 5 ngọn núi Ngũ Hành được liệt vào trong di tích văn hóa lịch sử của đất nước.
Khách du lịch đến Ngũ Hành Sơn không khỏi ngạc nhiên về cảnh trí thiên nhiên kỳ lạ in ra như một bức tranh cảnh của Trung Hoa dồn dập xuất hiện trên bãi biển Đà Nẵng làm cho du khách phải chóa mắt và có cảm tưởng như tự mình không làm sao dừng chân để thưởng thức hết cảnh đẹp của non nước này.
Ngũ Hành Sơn là cụm 5 hòn núi ở cách thành phố Đà Nẵng chừng 5 cây số về phía Đông Nam trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hòa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụm núi này có 5 hòn mang tên: hòn Kim, hòn Mộc, hòn Thủy, hòn Hỏa, hòn Thổ. Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ là năm ngón tay vì từ trên không nhìn xuống thì thấy như năm ngón tay ấn xuống đất, người dân Quảng Nam thì gọi nó là Núi Non Nước, và người Pháp ghi trên bản đồ địa dư và đặt tên nó là Núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho nó.
Người Chàm lúc còn cai trị phần đất Quảng Nam đã giải thích 5 hòn núi này là do vỏ trứng của Thần Kim Quy (rùa vàng) sinh ra do một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông thuật lại. Một hôm thấy Nữ Thần Naga mang cho một cái trứng, để Thần Kim Quy cất giữ từ phía sông Đà Nẵng để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái rồi Thần Kim Quy cho ẩn sĩ một cái móng rùa thì trứng này trở thành to lớn một cách kỳ dị.
Thế rồi một hôm, sau giấc ngủ say, ông lão tỉnh mộng bỗng thấy một thiếu nữ từ trong trứng bước ra, các vỏ trứng nứt ra trở thành 5 trái núi tức là Ngũ Hành Sơn. Vua Chàm nghe câu chuyện ấy cưới thiếu nữ làm vợ, còn ẩn sĩ kia cưỡi Kim Quy biến lên trời.
Khi nói đến Ngũ Hành Sơn, nhiều người hay liên tưởng đến Ngũ Hành Sơn đã nói trong truyện Tây Du Ký gồm 5 ngọn núi đè Tôn Ngộ Không ở đầu và hai tay chân do Đức Quan Âm trừng phạt vì tội ngạo mạn đã quấy nhiễu Thiên Cung nên có danh là Tề Thiên Đại Thánh, trên có dán đạo bùa lục tự Đại Minh Chơn Ngôn (Án Ma Ni Bát Mê Hồng) cho đến khi Hòa Thượng Huyền Trang đi thỉnh kinh ở Thiên Trúc ngang qua Ngũ Hành Sơn được Tôn Ngộ Không kêu cứu, nên Đường Huyền Trang đã cầu xin Đức Quan Âm tha tội cho Tề Thiên để y đi theo bảo hộ Đường Tăng trên đường đi Ấn Độ. Ngũ Hành Sơn này là cụm núi 5 hòn ở miền Tây Trung Quốc trong dãy Ngũ Đài Sơn và Trường Bạch Sơn.
Theo địa chất học, thì người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa và mài dũa mãi vào những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị làm cho những hòn núi có những sắc thái đặc thù của nó khiến ta liên tưởng đến bàn tay sắp đặt huyền diệu của Tạo Hóa. Trong thời kỳ người Chàm còn ngự trị ở vùng đất này, họ đã dùng nơi đây làm một trung tâm sùng bái theo tín ngưỡng của họ mà ngày nay còn lưu lại một di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá trên các vách của Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.
Sau cuộc Nam tiến dưới thời Vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ 15 người Chàm bị đẩy lui vào phía Nam, Ngũ Hành Sơn từ đó được tu bổ và xây dựng thành một thắng cảnh của nước Việt. Dưới thời Tây Sơn, Ngũ Hành Sơn bị tàn phá nhiều, vì quân Tây Sơn nghi là người Chàm đem vàng và quả quý cất dấu trong kho tàng của Ngũ Hành Sơn. Tin truyền Chúa Nguyễn Ánh có lần bị thất trận với Tây Sơn ở Quảng Nam, Ngài đã chạy ẩn trốn ở Ngũ Hành Sơn và nhờ một vị tiên chỉ đường thoát nạn và cứu quân sĩ khỏi đói, vì thế sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Ngài phong tước cho núi này nhất là hòn Thủy Sơn. Đến đời Vua Minh Mạng, thì Nhà Vua đã nhiều lần viếng Ngũ Hành Sơn, và cho xây dựng thêm chùa Tam Thai và điện Hoa Nghiêm, đúc chuông và đúc nhiều tượng Phật và tu sửa các chùa đến bị hư hại. Trong thời gian dưới triều Gia Long, người ngoại quốc được phép viếng Ngũ Hành Sơn một cách dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức việc thăm viếng Ngũ Hành Sơn rất khó khăn vì chính sách bài Pháp. Qua thời Pháp đổ quân lên cửa biển Đà Nẵng năm 1859, việc đi lại bị khó khăn hơn, nên những kẻ hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và Ngũ Hành Sơn trở lại tình trạng điêu tàn đổ nát.
Ngũ Hành Sơn hay Núi Non Nước, tỉnh Quảng Nam có 5 hòn núi mang tính chất đặc sắc tạo thành một thắng cảnh đặc biệt của đất nước Việt Nam. Núi tuy không cao đến tuyệt vời nhưng danh tiếng Ngũ Hành Sơn tỏa ra khắp nơi đều biết. Về mặt thiên nhiên, Ngũ Hành Sơn đã cung ứng các nguồn mỹ cảm và điêu cảm đưa những người du ngoạn, hay mặc khách tao nhân nhiều thích thú vui say, đầy cảnh non xanh nước biết. Về mặt tâm linh, cảnh Ngũ Hành Sơn làm cho khách viếng cảnh thấm nhuần các phong thái trầm tư mặc tưởng, tự nhiên thấy mình rũ sạch bụi trần, để đi đến cảnh thoát khỏi vòng tục lụy, nên có câu:
Vọng Hải Đài vui hứng gió nhơn
Thân cuộc trần ai chưa rũ sạch
Vân Thông động mặc dù nhẹ tách
Lạch Đào Nguyên thắng cảnh nào hơn
Sau khi thưởng thức đầy đủ về cảnh trí thiên nhiên, du khách sẽ dành thời gian để viếng động Tàng Hơn, động Hoa Nghiêm và nhất là Huyền Không Động. Động Hoa Nghiêm đượm vẻ thanh u, trầm lặng, gạn lọc tất cả những vọng động lăng xăng nhộn nhịp dừng ngay trước cửa động để bước vào trong nhìn lên một tượng Phật cao lớn hiện ra với cặp mắt lim dim từ, bi, hỷ, xả của Đức Đại Bi Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. Động Huyền Không với danh xưng bao hàm ý nghĩa huyền diệu của cái Không, một cái Không đầy thanh tịch trang nghiêm, truyền thông bao cảm xúc “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”, cái không để đạt đến Đạo Quả Viên Thành. Xem như vậy, thắng cảnh thắng cảnh Ngũ Hành Sơn không những đã dành cho du khách bốn phương một nơi thưởng ngoạn thiên nhiên giải trí thanh tao, mà còn là nơi phước địa chung linh thường xuất hiện các vị tiên nhân, thần thánh để cứu nhân độ thế. Nơi đây được dành cho các bậc xuất thế chơn tu, tham thiền nhập định, một địa điểm lý tưởng để tu tập, chứng cao diệu quả, và cũng tại nơi đây, chí sĩ Trần Cao Vân một nhà cách mạng uyên bác, kiên cường, trụ cột của cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, đã được một tiên nhân xuất hiện điểm đạo, và truyền trao một thiên thư kỳ bí, thuyết giảng Trung Thiên Dịch nhắm hình thành thuyết Trung Thiên Dịch là triết thuyết chủ trương trung hòa tứ giai, nhất quán chơn truyền khai minh điểm hóa một nền đại đạo tại Việt Nam, tổng hợp một nền văn hóa hàm chứa tinh hoa của Tam Giáo Đồng Nguyên.
Theo sự giải thích của các nghiên cứu sư về địa lý phong thủy Việt Nam, thì Ngũ Hành Sơn tuy mọc gần bờ biển song được xem như một chi nhánh của dãy Trường Sơn hùng vì có nhiệm vụ quân bình giữa hai miền Nam Bắc của đất nước, quy tụ các long mạch phát huy một nền văn hóa trên 4000 năm lịch sử. Bản đồ Việt Nam hình chữ S, phía Bắc xòe ra như một thúng lúa, phía Nam tỏa ra như một thúng gạo, và miền Trung cong như một đòn gánh để gánh hai thúng hai đầu. Về sơn thủy, miền Bắc có núi Tam Đảo (núi Ba Vì, số 3) thuộc tỉnh Vĩnh Yên, miền Nam thì có núi Thất Sơn (7 núi, số 7) tại tỉnh Châu Đốc, còn Ngũ Hành Sơn (5 cụm Ngũ Hành, số 5) ở tỉnh Quảng Nam thuộc vị trí trung tâm của đất nước, với con số 5 là con số có tính chất “trung hòa” giữa số 3 và số 7, theo phân số 3+7=10 chia 2=5, bởi thế, qua bao biến chuyển của đất nước, qua bao nhiêu chế độ chính trị, các nhân vật lãnh đạo đất nước đều sinh trưởng và xuất phát từ miền Trung, từ Vua, Chúa, Tổng Thống, Chủ Tịch Nhà Nước, kể cả các lãnh tụ cách mạng danh tiếng của Dân tộc. Với vị trị trung hòa nói trên, Ngũ Hành Sơn là nơi hội tụ ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, một phước địa chung linh, động thiên thắng thưởng, danh lam thắng cảnh, thủy tú sơn kỳ, nhất quán chơn truyền, đoàn kết được các lực lượng dân tộc Việt Nam thành một khối duy nhất, không phân biệt xu hướng, tín ngưỡng, địa phương, để đúc kết thành một nền văn hóa nhân bản toàn diện làm phương hướng phát triển vẻ vang cho đất nước.
Như vậy, Ngũ Hành Sơn không còn là một thắng cảnh riêng của tỉnh Quảng Nam, của miền Trung mà còn là một thắng cảnh lịch sử vô cùng quan trọng của đất nước Việt Nam, ảnh hưởng xâu xa và trực tiếp vận mệnh của Quốc Gia Dân Tộc Việt.
Lý Thường Trân
Tới Việt Nam người ta hay nhắc đến Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của Quảng Nam mà người dân Quảng Nam không ít thì nhiều cũng một lần tham quan 5 ngọn núi Ngũ Hành được liệt vào trong di tích văn hóa lịch sử của đất nước.
Khách du lịch đến Ngũ Hành Sơn không khỏi ngạc nhiên về cảnh trí thiên nhiên kỳ lạ in ra như một bức tranh cảnh của Trung Hoa dồn dập xuất hiện trên bãi biển Đà Nẵng làm cho du khách phải chóa mắt và có cảm tưởng như tự mình không làm sao dừng chân để thưởng thức hết cảnh đẹp của non nước này.
Ngũ Hành Sơn là cụm 5 hòn núi ở cách thành phố Đà Nẵng chừng 5 cây số về phía Đông Nam trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hòa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụm núi này có 5 hòn mang tên: hòn Kim, hòn Mộc, hòn Thủy, hòn Hỏa, hòn Thổ. Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ là năm ngón tay vì từ trên không nhìn xuống thì thấy như năm ngón tay ấn xuống đất, người dân Quảng Nam thì gọi nó là Núi Non Nước, và người Pháp ghi trên bản đồ địa dư và đặt tên nó là Núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho nó.
Người Chàm lúc còn cai trị phần đất Quảng Nam đã giải thích 5 hòn núi này là do vỏ trứng của Thần Kim Quy (rùa vàng) sinh ra do một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông thuật lại. Một hôm thấy Nữ Thần Naga mang cho một cái trứng, để Thần Kim Quy cất giữ từ phía sông Đà Nẵng để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái rồi Thần Kim Quy cho ẩn sĩ một cái móng rùa thì trứng này trở thành to lớn một cách kỳ dị.
Thế rồi một hôm, sau giấc ngủ say, ông lão tỉnh mộng bỗng thấy một thiếu nữ từ trong trứng bước ra, các vỏ trứng nứt ra trở thành 5 trái núi tức là Ngũ Hành Sơn. Vua Chàm nghe câu chuyện ấy cưới thiếu nữ làm vợ, còn ẩn sĩ kia cưỡi Kim Quy biến lên trời.
Khi nói đến Ngũ Hành Sơn, nhiều người hay liên tưởng đến Ngũ Hành Sơn đã nói trong truyện Tây Du Ký gồm 5 ngọn núi đè Tôn Ngộ Không ở đầu và hai tay chân do Đức Quan Âm trừng phạt vì tội ngạo mạn đã quấy nhiễu Thiên Cung nên có danh là Tề Thiên Đại Thánh, trên có dán đạo bùa lục tự Đại Minh Chơn Ngôn (Án Ma Ni Bát Mê Hồng) cho đến khi Hòa Thượng Huyền Trang đi thỉnh kinh ở Thiên Trúc ngang qua Ngũ Hành Sơn được Tôn Ngộ Không kêu cứu, nên Đường Huyền Trang đã cầu xin Đức Quan Âm tha tội cho Tề Thiên để y đi theo bảo hộ Đường Tăng trên đường đi Ấn Độ. Ngũ Hành Sơn này là cụm núi 5 hòn ở miền Tây Trung Quốc trong dãy Ngũ Đài Sơn và Trường Bạch Sơn.
Theo địa chất học, thì người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa và mài dũa mãi vào những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị làm cho những hòn núi có những sắc thái đặc thù của nó khiến ta liên tưởng đến bàn tay sắp đặt huyền diệu của Tạo Hóa. Trong thời kỳ người Chàm còn ngự trị ở vùng đất này, họ đã dùng nơi đây làm một trung tâm sùng bái theo tín ngưỡng của họ mà ngày nay còn lưu lại một di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá trên các vách của Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.
Sau cuộc Nam tiến dưới thời Vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ 15 người Chàm bị đẩy lui vào phía Nam, Ngũ Hành Sơn từ đó được tu bổ và xây dựng thành một thắng cảnh của nước Việt. Dưới thời Tây Sơn, Ngũ Hành Sơn bị tàn phá nhiều, vì quân Tây Sơn nghi là người Chàm đem vàng và quả quý cất dấu trong kho tàng của Ngũ Hành Sơn. Tin truyền Chúa Nguyễn Ánh có lần bị thất trận với Tây Sơn ở Quảng Nam, Ngài đã chạy ẩn trốn ở Ngũ Hành Sơn và nhờ một vị tiên chỉ đường thoát nạn và cứu quân sĩ khỏi đói, vì thế sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Ngài phong tước cho núi này nhất là hòn Thủy Sơn. Đến đời Vua Minh Mạng, thì Nhà Vua đã nhiều lần viếng Ngũ Hành Sơn, và cho xây dựng thêm chùa Tam Thai và điện Hoa Nghiêm, đúc chuông và đúc nhiều tượng Phật và tu sửa các chùa đến bị hư hại. Trong thời gian dưới triều Gia Long, người ngoại quốc được phép viếng Ngũ Hành Sơn một cách dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức việc thăm viếng Ngũ Hành Sơn rất khó khăn vì chính sách bài Pháp. Qua thời Pháp đổ quân lên cửa biển Đà Nẵng năm 1859, việc đi lại bị khó khăn hơn, nên những kẻ hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và Ngũ Hành Sơn trở lại tình trạng điêu tàn đổ nát.
Ngũ Hành Sơn hay Núi Non Nước, tỉnh Quảng Nam có 5 hòn núi mang tính chất đặc sắc tạo thành một thắng cảnh đặc biệt của đất nước Việt Nam. Núi tuy không cao đến tuyệt vời nhưng danh tiếng Ngũ Hành Sơn tỏa ra khắp nơi đều biết. Về mặt thiên nhiên, Ngũ Hành Sơn đã cung ứng các nguồn mỹ cảm và điêu cảm đưa những người du ngoạn, hay mặc khách tao nhân nhiều thích thú vui say, đầy cảnh non xanh nước biết. Về mặt tâm linh, cảnh Ngũ Hành Sơn làm cho khách viếng cảnh thấm nhuần các phong thái trầm tư mặc tưởng, tự nhiên thấy mình rũ sạch bụi trần, để đi đến cảnh thoát khỏi vòng tục lụy, nên có câu:
Vọng Hải Đài vui hứng gió nhơn
Thân cuộc trần ai chưa rũ sạch
Vân Thông động mặc dù nhẹ tách
Lạch Đào Nguyên thắng cảnh nào hơn
Sau khi thưởng thức đầy đủ về cảnh trí thiên nhiên, du khách sẽ dành thời gian để viếng động Tàng Hơn, động Hoa Nghiêm và nhất là Huyền Không Động. Động Hoa Nghiêm đượm vẻ thanh u, trầm lặng, gạn lọc tất cả những vọng động lăng xăng nhộn nhịp dừng ngay trước cửa động để bước vào trong nhìn lên một tượng Phật cao lớn hiện ra với cặp mắt lim dim từ, bi, hỷ, xả của Đức Đại Bi Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. Động Huyền Không với danh xưng bao hàm ý nghĩa huyền diệu của cái Không, một cái Không đầy thanh tịch trang nghiêm, truyền thông bao cảm xúc “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”, cái không để đạt đến Đạo Quả Viên Thành. Xem như vậy, thắng cảnh thắng cảnh Ngũ Hành Sơn không những đã dành cho du khách bốn phương một nơi thưởng ngoạn thiên nhiên giải trí thanh tao, mà còn là nơi phước địa chung linh thường xuất hiện các vị tiên nhân, thần thánh để cứu nhân độ thế. Nơi đây được dành cho các bậc xuất thế chơn tu, tham thiền nhập định, một địa điểm lý tưởng để tu tập, chứng cao diệu quả, và cũng tại nơi đây, chí sĩ Trần Cao Vân một nhà cách mạng uyên bác, kiên cường, trụ cột của cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, đã được một tiên nhân xuất hiện điểm đạo, và truyền trao một thiên thư kỳ bí, thuyết giảng Trung Thiên Dịch nhắm hình thành thuyết Trung Thiên Dịch là triết thuyết chủ trương trung hòa tứ giai, nhất quán chơn truyền khai minh điểm hóa một nền đại đạo tại Việt Nam, tổng hợp một nền văn hóa hàm chứa tinh hoa của Tam Giáo Đồng Nguyên.
Theo sự giải thích của các nghiên cứu sư về địa lý phong thủy Việt Nam, thì Ngũ Hành Sơn tuy mọc gần bờ biển song được xem như một chi nhánh của dãy Trường Sơn hùng vì có nhiệm vụ quân bình giữa hai miền Nam Bắc của đất nước, quy tụ các long mạch phát huy một nền văn hóa trên 4000 năm lịch sử. Bản đồ Việt Nam hình chữ S, phía Bắc xòe ra như một thúng lúa, phía Nam tỏa ra như một thúng gạo, và miền Trung cong như một đòn gánh để gánh hai thúng hai đầu. Về sơn thủy, miền Bắc có núi Tam Đảo (núi Ba Vì, số 3) thuộc tỉnh Vĩnh Yên, miền Nam thì có núi Thất Sơn (7 núi, số 7) tại tỉnh Châu Đốc, còn Ngũ Hành Sơn (5 cụm Ngũ Hành, số 5) ở tỉnh Quảng Nam thuộc vị trí trung tâm của đất nước, với con số 5 là con số có tính chất “trung hòa” giữa số 3 và số 7, theo phân số 3+7=10 chia 2=5, bởi thế, qua bao biến chuyển của đất nước, qua bao nhiêu chế độ chính trị, các nhân vật lãnh đạo đất nước đều sinh trưởng và xuất phát từ miền Trung, từ Vua, Chúa, Tổng Thống, Chủ Tịch Nhà Nước, kể cả các lãnh tụ cách mạng danh tiếng của Dân tộc. Với vị trị trung hòa nói trên, Ngũ Hành Sơn là nơi hội tụ ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, một phước địa chung linh, động thiên thắng thưởng, danh lam thắng cảnh, thủy tú sơn kỳ, nhất quán chơn truyền, đoàn kết được các lực lượng dân tộc Việt Nam thành một khối duy nhất, không phân biệt xu hướng, tín ngưỡng, địa phương, để đúc kết thành một nền văn hóa nhân bản toàn diện làm phương hướng phát triển vẻ vang cho đất nước.
Như vậy, Ngũ Hành Sơn không còn là một thắng cảnh riêng của tỉnh Quảng Nam, của miền Trung mà còn là một thắng cảnh lịch sử vô cùng quan trọng của đất nước Việt Nam, ảnh hưởng xâu xa và trực tiếp vận mệnh của Quốc Gia Dân Tộc Việt.