• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dạ khúc Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dạ khúc Việt

    Dạ Khúc- Nguyễn Mỹ Ca - Trần Văn Trạch


    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=Vhtk1V3VPOE"]YouTube - Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn-Dạ Khúc[/ame]



    ******************************

    Thứ Năm, 20/08/2009

    Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca





    Phần lớn những bài Dạ Khúc (Seranade) thường được viết trên nhịp 3/4 như Dạ Khúc của Schubert, của Torcelli... Trừ Dạ Khúc của Nguyễn Văn Quỳ viết trên nhịp 4/4 và điệp khúc chuyển đổi qua nhịp 3/4 dồn dập và có hơi hướng gipsy.

    Nguyễn Mỹ Ca lại khác. Ông soạn Dạ Khúc theo nhịp 3/4, trên âm giai Do trưởng, uyển chuyển và trong sáng. Bài hát mở đầu như một nỗi bâng khuâng:
    Gió gây hương nhớ,
    Nâng tiếng đàn xa đưa, sầu vương vấn
    Gây mơ khóc trên dây tơ...

    Câu hát gợi nhớ tiếng vĩ cầm réo rắt, tiếng tơ chạm nhẹ như gió lướt qua. Đoạn mở chỉ dài 18 trường canh, để chuyển qua điệp khúc:
    Đàn ai lên cung oán tang tình, gieo hờn
    Đàn ai lên cung oán xế xang, gieo buồn
    Bồn chồn trong đêm tối, lần dò chân theo lối mấp mô...

    Rồi ông tài tình chuyển đoạn, từ trưởng qua thứ, và thứ qua trưởng, mỗi câu lại đi xuống từng nửa cung, như tiếng lòng gửi gấm trong tiếng đàn, thê thiết, đê mê đến đổ lệ. Và câu nhạc vút lên sau cùng như tâm hồn cũng muốn vút bay lên vầng trăng xa...
    Ôi cung đàn réo, vang đêm trường
    Giây tơ gào gió, đê mê lòng.
    Lệ tràn vì đâu, bao tình tê tái
    Nương làn gió, bay tìm ánh trăng sao...

    Hãy đặt chúng ta vào thời điểm của thập niên 40, thời kỳ phôi thai của tân nhạc, khi các tác giả còn dùng nhạc Tây để hát thành bài Ta... Hay là viết ca khúc trên cung Re thứ ảm đạm, nhàm chán. Thời ấy, chỉ hay là nhờ lời ca mà thôi, chứ nhạc thuật thường còn non nớt. Nhớ lại như vậy, chúng ta mới thấy Nguyễn Mỹ Ca vô cùng uyên bác và vững vàng về nhạc thuật.

    Nguyễn Mỹ Ca là người tỉnh Bà Rịa tại miền Nam của chúng ta. Ông mất sớm, nên ta không biết ngoài Dạ Khúc, ông còn để lại tác phẩm nào không, nhưng thiết nghĩ chỉ cần một bài thôi cũng đủ cho đời nhớ mãi.
    Quỳnh Giao nghe rất nhiều ca sĩ trình bày Dạ Khúc Nguyễn Mỹ Ca. Từ Mộc Lan, Châu Hà đến Thái Thanh, Mai Hương. Từ Anh Ngọc, Ngọc Long đến Duy Trác, Sĩ Phú... Nhưng theo ý riêng không ai hát bài này thấm thía và tình cảm bằng nghệ sĩ Trần Văn Trạch.

    Khi trình bày Dạ Khúc, cũng như nhiều bài khác, Trần Văn Trạch hát rặt giọng Nam. Ông không bao giờ bắt chước giọng Bắc để hát như đa số ca sĩ phải làm vào thời ấy. Vì thế mà ngoài giọng hát có âm lượng đặc biệt, cách trình bày mới gợi cảm làm sao... ông phải là “gió gây hương nhớ”, mà là “gió gây hương nhớ”, nghe nó nhẹ hơn, êm hơn và duyên dáng hơn nhiều. Phải chăng vì Nguyễn Mỹ Ca là người miền Nam, nên cách trình bày đặc biệt Nam kỳ của Trần Văn Trạch mới “tới” như thế?

    Giống như hiếm thấy ai hát “Hướng Về Hà Nội” hơn Duy Trác vì chất Bắc của giọng ca vừa kể. Cũng như phải là người Huế như Hà Thanh thì hát “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Hữu Mục mới là tuyệt!

    Bây giờ, còn ai có thể ngân lên câu Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca để mình nhớ lại một lời ngân lấp lánh trong đêm dài ở miền Nam thân yêu?


    [url="http://www.viettvonline.com/2009/090820/DoiSong/d.html"][COLOR=black]Link


    *****************************

    Dạ Khúc

    Tân nhạc Việt Nam từ trước tới nay đã có không ít nhạc sĩ chọn đề tài về đêm để viết. Chỉ tính riêng thế hệ nhạc sĩ thứ nhất, thứ hai đã thấy có Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Duy, Nguyễn Văn Quỳ với ca khúc mang tựa đề Dạ khúc. Dạ khúc của Phạm Duy được viết lời từ tác phẩm Serenade của Schubert (năm 1948); của Nguyễn Văn Quỳ (sáng tác trong thập niên 1950), cả hai đều mang giai điệu phảng phất buồn, nhưng để lại một nỗi u sầu ám ảnh thì phải kể đến Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca (sáng tác 1945).



    (Nguyễn Mỹ Ca)
    Gió gây hương nhớ
    Nâng tiếng đàn xa đưa
    Sầu vương vấn
    Gây mơ khóc trên dây tơ
    Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
    Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng

    Nếu buổi chiều về làm lòng người có tâm trạng u buồn thêm sầu muộn thì màn đêm tĩnh mịch lại gợi về những hoài niệm, đối diện với nỗi nhớ lẫn cô đơn… một mình một cõi. Những từ cổ “Cô phòng”, “mơ mòng” vừa gợi lên tâm trạng, vừa gợi không gian, cả thời gian cũng nhuốm màu xưa cũ…

    Gác nguyệt nọ mơ mòng vẻ mặt,
    Lầu hoa kia phảng phất hơi hương
    (Chinh phụ ngâm)






    Tôi chỉ mới được nghe 3 người hát tác phẩm này, gồm Duy Trác, Võ Anh Tuấn và Khánh Ngọc, mỗi người đều thả một hồn riêng. Ở bản thu của Võ Anh Tuấn (trong CD Tình ca Việt Nam 1970), nghe giọng hát như líu từng từ lại tạo cảm giác chòng chềnh, nghẹn ngào, mấp mô và thật cô liêu trong biển tối cảm xúc…
    Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
    Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
    Bồn chồn trong đêm tối
    Lần dò chơn theo lối mấp mô

    Trước khi thích chất giọng Anh Ngọc tôi đã say mệ giọng ca của Duy Trác, và giờ vẫn vậy. Tôi bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên khi nghe ông hát, chất giọng baritone thật trầm ấm trong từng lời ca. Tất cả những yêu thương, xót xa, buồn thương, trầm tư… hiện về đầy chân thật! Ở Dạ khúc, nhiều người chọn bản thu âm của ông trong CD Giã từ (phát hành năm 1995), dù độ tuổi đã khá cao nhưng chất giọng của ông vẫn không mấy khác xưa, có chăng là thấm thêm những thăng trầm của cuộc sống…

    Cũng như nhiều nhạc sĩ đương thời, Nguyễn Mỹ Ca cũng bị tiếng đàn ám ảnh. Dẫu tiếng đàn hay tiếng lòng thì nó cũng chỉ diễn tả một nỗi niềm nhung nhớ…
    Ôi cung đàn réo vang đêm trường
    Giây tơ gào gió đê mê lòng
    Lệ tràn vì đâu?
    Bao tình tê tái
    Nương làn gió bay tìm ánh trăng sao.

    Có lẽ khi nghe Duy Trác hát, người ta mới thấy hết nỗi buồn thấm đọng trên từng câu chữ, từng lời ca… Tác phẩm này một thời rất được ưa chuộng ở Hà Nội. Sau Dạ Khúc, Nguyễn Mỹ Ca còn viết thêm Tiếng dân cày, và rồi ông mất trong kháng chiến (năm 1946).
    Cung đàn ai oán không biết rồi ai gảy, ai than sao vẫn còn vang vọng…

    Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
    Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
    Bồn chồn trong đêm tối
    Lần dò chơn theo lối mấp mô…






    WAL
    09/03/2009



    Tải nhạc:
    Dạ khúc – Duy Trác
    Dạ khúc – Võ Anh Tuấn
    Dạ khúc – Khánh Ngọc
    Tải sheet






    *******************************

    Có vài điểm đáng biết về lờì bản Dạ Khúc của NMC

    Nguyễn Mỹ Ca chết khá sớm, lúc chỉ có 29 tuổi
    Cũng nên nhắc là Hoàng Mai Lưu viết tắt của 3 người:
    Hoàng tôi không rõ là ai, hình như là Huỳnh Văn Tiểng
    Mai là Mai Văn Bộ
    Lưu là Lưu Hữu Phước
    Người đặt lời dùng chữ "chơn" chứ không phải "chân".

    DẠ KHÚC
    nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)
    lời Hoàng Mai Lưu

    Gió gây hương nhớ
    Nâng tiếng đàn xa đưa
    Sầu vương vấn
    Gây mơ khóc trên dây tơ
    Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
    Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng

    Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
    Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
    Bồn chồn trong đêm tối
    Lần dò chơn theo lối mấp mô

    Ôi cung đàn réo vang đêm trường
    Giây tơ gào gío đê mê lòng
    Lệ tràn vì đâu ?
    Bao tình tê tái
    Nương làn gío bay tìm ánh trăng sao .

    Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
    Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
    Bồn chồn trong đêm tối
    Lần dò chơn theo lối mấp mô

    Tài Liệu Tham Khảo: Dạ Khúc, nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)-lời Hoàng Mai Lưu, Tinh Hoa Huế ấn hành 1953

    ( Phamanhdung.Dactrung.net)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 03-09-2009, 07:01 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Dạ Khúc -Nguyễn Văn Quỳ



    Dạ Khúc

    Nhạc Sỹ: Nguyễn Văn Quỳ
    Trình bày: Mai Hương


    Đêm về trong bước phong sương, lùa gió phũ phàng
    Ai cười kiếp sống mong manh, lệ thắm cung đàn
    Ai cất chén mong say sưa quên hận sầu
    Mơ bóng dáng xưa trong tiếng tơ ngập ngừng, ai oán.

    Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà
    Lan thầm xơ xác im nghe sương chìm băng giá
    Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn
    Hòa theo cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng vẳng xa.

    Còn tiếc khi hoa lòng tươi sắc dương
    Ngời ánh mắt in hình xuân trắng trong
    Mái tóc xanh ngát hương đời
    Gió dịu hiền nhẹ rung lên ngàn lời thơ
    Niềm trinh ngất ngây trong bao đợi chờ.

    Nhưng ngày xanh thắm mau phai tàn áng mây vàng
    Cây buồn xao xuyến thương hoa rã rời theo gió
    Màu đêm lạnh lùng lấp cánh nhung mịn màng
    Giọt sương sầu nặng lá... thầm buông.


    ---

    Cùng với Dạ khúc của NS Nguyễn Mỹ Ca, bài Dạ khúc của NS Nguyễn Văn Quỳ là hai bài Dạ khúc hay nhất Việt Nam, theo NS Phạm Duy và giới âm nhạc.


    ---



    Nguyễn Văn Quỳ (sinh năm 1925) là một nhạc sĩ Việt Nam. ông chuyên viết những bản sonate giành cho giàn nhạc giao hưởng, còn lại thì có 4 ca khúc nổi tiếng: Nhớ trăng huyền xưa, Dạ khúc, Bóng chiều, Chiều cô thôn.

    Nguyễn Văn Quỳ sinh tại Hà Nội. Tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954.

    Sau hiệp định Genève, ông ở lại giảng dạy về hòa âm tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội, từ năm 1956 đến 1978. Cho đến nay, ông đã hoàn thành được 9 bản Sonate và nhiều hợp xướng, dạ khúc...

    ông được trao giải nhì (không có giải nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonate số 4, năm 1995 và bản Sonate số 8, năm 2005.

    Hiện ông sống ở phố Nguyễn Quang Bích, Hà Nội.

    .(cyvee.com)


    ********************

    Một đêm Valentine đặc biệt

    Nguyễn Thụy Kha

    Năm nay, lễ Valentine ở Hà Nội thật đặc biệt. Ngày chất ngất dần lên đêm. Khi ánh đèn thành phố bật sáng cuối hoàng hôn thì cũng là khi các nam thanh nữ tú đổ ra đường nườm nượp, hân hoan. Trước cửa Nhà thờ Lớn Hà Nội, một sàn diễn nhạc trẻ sôi động đã cuốn hút người nghe chật cứng ngã ba Lý Quốc Sư - Nhà Thờ. Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là ở phòng gương Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra cuộc trình diễn bản sonata số 9 của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ.



    Nghệ sĩ Nguyễn Văn Quỳ và
    nữ nghệ sĩ Isabelle Durin.

    Nguyễn Quỳ năm nay đã vào tuổi 82. Chính Nhà thờ Lớn thời xa xưa đã là nơi ông từng đứng trong giàn hát thánh ca, là nơi dung dưỡng tình yêu âm nhạc trong ông.

    Nhắc đến Nguyễn Văn Quỳ là người yêu nghệ thuật ở Hà Nội nhớ đến những thước phim giải phóng thủ đô có một người đeo guitar hát vang bài hát "Hà Nội giải phóng" của mình tại ngã ba Hàng Gai - Hàng Ngang.

    Âm nhạc của ông đã để lại nhiều ấn tượng

    trong các thế hệ Hà Nội. Tuổi thơ thì líu lo "Bầu trời xanh xanh". Tuổi yêu đương thì mơ mộng một "Dạ khúc". Có lẽ Nguyễn Văn Quỳ là nhạc sĩ có bài hát thuộc loại hay nhất về ngành giáo dục với cái tên rất dài "Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu".
    Nhưng giữa đội ngũ các nhạc sĩ sáng tác ca khúc khá đông đảo ấy, tự nhiên Nguyễn Văn Quỳ rẽ vào một lối riêng đơn độc với việc sáng tạo những bản sonata viết cho violon và piano. Và cái tên "Ông Quỳ xônát" bắt đầu được đồng nghiệp quen dùng để gọi ông từ ngày đó.
    Chọn một cuộc chơi âm thầm và dị biệt như thế giữa đám đông, không phải là không tránh khỏi những xầm xì vặt vãnh: "Xôi lành" còn chẳng ăn ai chứ nữa là "xôi nát". Nguyễn Văn Quỳ mặc tất cả, cứ lặng lẽ đi với khát vọng bỏng cháy, hồn nhiên: "L.V.Beethoven đã viết 9 sonata cho violon và piano thì tôi cũng cố gắng như thế theo bước bậc tiền nhân".
    Và đến đêm Valentine ở tuổi 82, Nguyễn Văn Quỳ viên mãn bởi ước mơ đã đạt được. Lần đầu tiên, bản sonata số 9 của ông đã được vang lên tại phòng gương Nhà hát Lớn Hà Nội. Đặc biệt nhất là nó lại được trình diễn bởi một nữ nghệ sĩ violon người Pháp còn rất trẻ - Isabelle Durin.



    Isabelle Durin trong buổi biểu diễn.

    Vào tháng 11.2004, Isabelle Durin đã từng trình diễn bản sonata số 7 của Nguyễn Văn Quỳ tại Hà Nội. Còn đêm Valentine này, là bản sonata số 9. Cùng trình diễn với Isabelle Durin cả hai lần là nữ nghệ sĩ piano Trần Ngọc Bích - giảng viên Nhạc viện Hà Nội.

    So với các bản sonata từ số 1 với ba chương có tiêu đề: "Ánh sáng", "Tình yêu", "Hạnh phúc" qua các số khác từ 2 đến 8, bản sonata số 9 của Nguyễn Văn Quỳ là bản sonata của một nhạc sĩ đã đạt độ "lão nhi".
    Chưa bao giờ nghe những nét nhạc hồn nhiên và ngây thơ đến thế trong những bản sonata trước của Nguyễn Văn Quỳ, bản nào cũng đau đáu những câu hỏi, rơm rớm những bi kịch.
    Nữ nghệ sĩ Isabelle Durin dường như rất hiểu Nguyễn Văn Quỳ. Nếu ở bản sonata số 7, Isabelle Durin đã để lại một ấn tượng trình diễn tràn đầy kỹ thuật với những ngón chơi điêu luyện thì ở bản sonata số 9 lại là một buông thả như một hơi thở dài nồng nàn dư vị tiếc nuối những tươi sáng, những ngon xanh đã dần qua, dần xa trong đời người.
    Nghe trong giai điệu thấy đã nhuyễn vào nhau những "Lưu thuỷ, "Bình bán" với thánh ca. Nghe trong giai điệu thấy nỗi đời đã lan toả tới trời cùng, đất cực nghi ngút dần phận phúc, sương khói từng khơi vơi.

    Ngoài cửa Nhà hát Lớn, đông chật các cặp nam thanh nữ tú đứng hóng gió se lạnh sau tiết Nguyên tiêu. Nhưng để đi lên những bậc thềm đời người tới phòng gương soi bóng tầm vóc mình thì có lẽ họ cũng sẽ phải trải qua không biết bao nhiêu Valentine nữa để có một đêm Valentine đặc biệt năm nay như nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ.
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 07-11-2011, 02:18 AM. Lý do: Sửa chi tiết nguồn nhạc
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Dạ lai hương - Phạm Duy -Thái Thanh


      [ame="http://www.youtube.com/watch?v=-g1n13e_r8Q"]YouTube - Da lai huong Pham Duy[/ame]


      Dạ lai hương
      (Huế 1953)

      Đêm thơm như một dòng sữa
      Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà
      Hiu hiu hương tự ngàn xa, bỗng quay về
      Dạt dào trên hè, ngoài trời khuyạ
      Đường đêm sao yên vui, người đi quen lối,
      Tình trai nở bốn phương trời !
      Đàn em trong cơ ngơi,
      Nhờ đêm đưa tới những ai làm ngát hoa đời
      Nhẹ bàn chân, hương đêm ơi !
      Nhẹ bàn chân, hương đêm ơi !

      Lung linh trăng lại về nữa
      Cánh gió đưa hương ngả đầu mây phất phợ
      Đêm thơm không phải từ hoa
      Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu Thái Hòạ
      Đời ngon như men say tình lên phơi phới
      Đẹp duyên người sống cho ngườị
      Đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái
      Góp chung mật sống lâu dàị
      Nhịp bàn tay nhân gian ơi !
      Nhịp bàn tay nhân gian ơi !

      Đêm đêm trước khi ngủ kỹ
      Lũ chúng em ân cần cầu hương lúc tân kỳ.
      Đêm thơm thêm một lần nữa
      Rồi hẹn nhau thương nhớ.

      *********************

      ........... lần này tôi ở Huế khá lâu. Tôi có đủ thời giờ để biết Huế hơn xưa, biết yêu những con đường thật nhỏ và yên tĩnh (yêu nhất con đường mang tên Âm Hồn) dẫn tôi đi vào những căn nhà êm đềm và gặp cuộc sống rất thầm lặng.....tôi có nhiều cảm hứng để soạn bài Dạ Lai Hương:

      Đêm thơm như một giòng sữa
      Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà...

      Những ngày ở Huế (1953) , tôi cảm thấy đời ngon như men say và vui như ong bay. Vì tình (tình đây là tình người) lên phơi phới, tôi xin được nhẹ bàn chân, nhẹ bàn tay để nâng niu mật sống lâu dài. Soạn bài hát thơm tho này cũng là để nhớ tới mẹ một ngày Hưng Yên xa xôi nữa. Về sau, lần nào trở về Huế, tôi cũng cảm thấy đêm thơm như trong bài Dạ Lai Hương vậy.

      ................(Hồi ký Phạm Duy - tập 3 )

      ********************







      SỰ RA ĐỜI NHỮNG TÌNH KHÚC PHẠM DUY - Ngữ Yên



      Trong âm nhạc, nếu nói Trịnh Công Sơn là phù thuỷ về ngôn ngữ thì Phạm Duy chính là phù thuỷ về âm thanh, điều nầy quả không ngoa.

      Những ai am hiểu nhạc Phạm Duy sẽ thấy ngay những ca khúc của ông đầy chất kĩ thuật từ khúc thức, tiết điệu, chuyển cung (modulation)… rất sáng tạo, đa dạng… có thể đơn cử một số bài tiêu biểu như: Áo anh sứt chỉ đường tà (Cung Cm – Cmaj - Am), Nghìn trùng xa cách (Cmaj – Cm - Gmaj),Trả lại em yêu (Fmaj – Amaj), Thà như giọt mưa (Gm – Bmaj), Còn chút gì để nhớ (Cmaj – Eb)…
      Trong cuộc đời âm nhạc, ông đã sáng tác khoảng một ngàn bài hát… Những ca khúc ra đời trong mỗi hoàn cảnh khác nhau:

      Mùa hè năm 1948 ở chợ Đại - Cống Thần, Phạm Duy lênh đênh trên con thuyền giữa dòng sông Đáy, ông quen một người con gái tên Hiếu cũng là một người mê văn nghệ, Phạm Duy ôm đàn guitar ngồi hát mạn thuyền, trôi trên con thuyền tình nầy cùng người đẹp và ông đã soạn bài Tiếng đàn tôi:
      Mênh mông lả ơi
      Thuyền về tới bến mê rồi
      Khoan khoan hò ơi
      Dặt dìu trong tiếng đàn tôi…

      (Bài nầy chúng ta rất quen thuộc qua tiếng hát Elvis Phương sau nầy)
      Cuộc tình tạm bợ không bền lâu, sau đó hai người chia tay.

      Thời kháng chiến ông có xuống vùng Gio Linh – Quảng Trị để diễn. Thực dân Pháp đã đàn áp dân làng ở đây, chúng giết nhiều người dân trong đó có 12 người mẹ. Ông xúc động soạn ra bài Mười hai lời ru để ghi lại tội ác nầy:
      miền Trung yêu dấu có một bài ru
      vọng từ quê mẹ là nơi căm thù
      …………………….
      Mười hai người mẹ
      Giặc bắt ôm con
      Thả trôi xuôi dòng…


      Ngoài 12 bà mẹ hi sinh dân làng đã kể cho ông nghe một câu chuyện dã man của giặc Pháp : Bà mẹ có người con đi dân quân bị giặc Pháp bắt chặt đầu treo giữa chợ, không ai dám ra lấy, rốt cuộc bà mẹ lẳng lặng ra lấy đầu con đem về chôn, ông sáng tác bài Bà mẹ Gio Linh:
      Mẹ già tưới nước trồng rau
      Nghe tin xóm làng kêu gào
      Quân thù đã bắt được con
      Đem ra giữa chợ cắt đầu
      Nghẹn ngào không nói một câu
      Mang khăn gói đi lấy đầu…


      Bài Gánh lúa về với giai điệu mượt mà nhịp nhàng thường sau nầy chúng ta hay nghe hát hợp ca được sáng tác vào mùa đông năm 1950 khi vợ ông sanh đứa con đầu lòng ở chợ Neo. Ngồi bế con ở trong quán Thăng Long (quán của ông già nhạc sỹ Phạm Đình Chương) thấy hàng ngàn dân công kĩu kịt gánh lúa ủng hộ chiến trường, ông hứng khởi soạn một bài có dạng dân ca mới nhịp điệu rất vui:
      Mênh mông mênh mông sóng lúa mênh mông
      Lúc trời rạng đông ư rạng đông
      Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
      Bước đều mà quanh gánh ư nặng vai
      …………………………………………………………………
      gánh gánh gánh , gánh thóc về
      gánh gánh gánh, gánh thóc về
      gánh về, gánh về
      gánh về, gánh về…..


      Bài Thuyền viễn xứ được sáng tác năm 1953, lúc Phạm Duy chân ướt chân ráo từ Hà Nội vào Sài Gòn, phổ thơ một cô em gái nhạc sĩ mới quen bán vải ở chợ Bến Thành lúc đó. Bài thơ nói lên tâm trạng, nỗi niềm một người phải xa xứ rời bỏ bến Đà Giang thân yêu ngày nào…
      Chiều nay sương khói lên khơi
      Thuỳ dương rũ bóng tơi bời
      Làn mây hồng pha ráng trời
      Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người…


      Thời gian sau đó, ông anh Nguyễn Đức Quỳnh (người anh tinh thần ) làm báo ngoài miền Trung có rủ Phạm Duy ra Huế chơi, chàng nhạc sỹ lãng tử nầy đã lang thang nhiều đêm trên những con đường nhỏ yên tịnh của xứ thần kinh. Một hôm chủ nhân con đò sông Hương tên Mụ Tôn đã mời ông xuống đò nghe hát, nàng ca kỹ tên Ngọc Tuý đã kết tình cùng ông. Người ca kỹ trong khoang thuyền nhỏ và tiếng hát ngân xa trên mặt nước… đã làm ông hứng khởi sáng tác bài Dạ Lai Hương:
      Đêm thơm như một dòng sữa
      Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà….
      Hương thơm không phải từ hoa
      Mà bởi lòng ta thiết tha tình yêu thái hoà….
      Đời ngon như men say
      Tình lên phới phới…


      Sau đó ông đi Pháp học nhạc (1954 ), cả gia đình tiễn ông tại bến Sáu Kho (Sài Gòn). Những ngày lênh đênh trên tàu Marseillaise vượt Ấn Độ Dương, ông nhớ nhà, nhớ con, nhớ quê hương… Phạm Duy đã sáng tác bài Ngày trở về :
      Ngày trở về
      Anh bước lê trên quảng đường đê
      Đến bên luỹ tre
      Nắng vàng hoe vườn rau
      Trước hè cười đón người về…

      (khi ông về nước đã lấy tên bài hát nầy đặt cho chương trình Đêm nhạc Phạm Duy đượctổ chức tại nhà hát Hoà Bình - TP HCM năm 2006):

      Vào những năm 60 Phạm Duy và ban nhạc gia đình Thăng Long cộng tác rất mạnh ở mọi lãnh vực từ đài phát thanh, phòng trà, hãng đĩa hát, đại nhạc hội… Ông thường đến trình diễn ở các phòng trà Đức Quỳnh đường Cao Thắng, phòng trà Trúc Lâm đường Ngô Tùng Châu. Thấy các phòng trà làm ăn được nên người bạn kiến trúc sư Võ Đức Diên bèn mở phòng trà Anh Vũ bên đường Bùi Viện và mời Phạm Duy làm người dẫn chương trình văn nghệ (thời ấy chưa có dùng từ MC)… Thời gian nầy ông có soạn bài Phố Buồn nói lên cuộc sống buồn tẻ nghèo nàn của lớp người lao động thành thị:
      Đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em
      Bùn lầy không quên bôi thêm lối ngõ không tên
      ……………………………
      nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen
      một ngày công lao không cho biết đến hương đêm
      em bước chân qua thềm
      mưa vẫn rơi êm đềm
      và chỉ làm phố buồn thêm…


      Bài hát với điệu Tango được mọi người biết đến nhiều nhờ giọng hát nỉ non của ca sỹ Thanh Thuý, sau đó đã tái bản đến tám lần. Bài hát có vần điệu rất lạ thể hiện cách chơi chữ ngộ nghĩnh của ông:… Giọt mưa mưa rơi tí tách, mưa tuôn dưới vách, mưa qua mái rách, mưa như muốn trách, mưa yêu áo rách

      Về phổ thơ Phạm Duy đã từng thành công với các bài thơ hay một thời như: Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông của Lưu Trọng Lư, Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ, Ngậm ngùi của Huy Cận, Mộ khúc của Xuận Diệu, Tình quê của Hàn Mặc Tử, Tiễn em, Bên ni bên nớ của Cung Trầm Tưởng, Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư, Thà như giọt mưa của Nguyễn Tất Nhiên…

      Nhưng thành công nhất (theo ông nói) vẫn là bài Ngậm ngùi, lần đầu ra mắt công chúng qua tiếng hát Anh Ngọc, rồi đến nữ ca sỹ Lệ Thu với giọng hát ngọt ngào sang trọng đã làm cho bài hát bất tử… Nó đã tồn tại suốt mấy chục năm liền, được hát liên miên. Kể cả các ca sỹ mới ra lò ở Mỹ (1991) dù tiếng Việt nói còn lọng ngọng vẫn hát tốt bài hát nầy (như ca sỹ Thuỳ Dương chẳng hạn…)

      N.Y (Tây Ninh)

      (blog.timnhanh.com)
      Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 09-09-2009, 03:07 AM.
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Nhặt Cánh Sao Rơi - Nhạc sĩ :Vũ Thành -

        Trình bày : Kim Tước


        [ame="http://www.youtube.com/watch?v=QB1e5bIHxRk"]YouTube - Nhặt Cánh Sao Rơi (Vũ Thành) - Kim Tước ca[/ame]


        Nhặt Cánh Sao Rơi - Vũ Thành

        Chiều phai nắng rụng lá khô bên thềm
        Chiều vương khói nhạc lắng buông êm đềm
        Gió chiều nhẹ rung ngàn cây thoáng vương khúc ly ca
        Nhắc bao ngày qua khuất mờ
        Gây bao niềm thương nhớ

        Người năm trước còn nhớ chăng đêm nào
        Đầu xanh tóc tình lứa đôi dạt dào
        Bạn ngồi bên tôi tay nắm tay tim nghẹn ngào
        Lặng nhìn trời xanh thẳm đẹp muôn ánh sao

        Tay trong tay đôi lòng xao xuyến
        Ta cùng theo dõi ánh sao rời ngôi long lanh
        Ta cùng nhau ước tương lai đẹp tươi
        Sống bên nhau ngàn năm
        Dù đường đời muôn lối

        Nhưng đêm nay sao trời vẫn sáng
        Ngân hà đôi hướng có riêng mình tôi
        lắng buồn đoái nhìn ngàn sao thờ ơ
        áng mây buông lững lờ
        Bới trong tro tàn tìm ánh sao xưa

        Màn sương nhuốm lạnh gió heo may về
        Màn đêm xuống chạnh nhớ bao lời thề
        Bạn còn lạc loài phương Bắc sống trong thương đau
        Đêm sao canh dài mộng thấy nhau.


        **************************
        Vũ Thành nhặt cánh sao rơi - Quỳnh Giao


        Từ lâu, khi trời vào Thu là Quỳnh Giao lại nhớ đến một số nghệ sĩ đã quá vãng của tân nhạc. Có lẽ vì Phạm Ðình Chương sinh vào Tháng Mười Một và mất vào 01 Tháng Tám. Hay vì Vũ Thành, vĩnh biệt chúng ta vào ngày 15 Tháng Mười? Gần đây hơn cả, có Giáo Sư Nguyễn Phụng, giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ.
        Trong số này một người có những cống hiến đáng kể nhất mà ít được biết tới chính là Vũ Thành.

        Còn Vũ Thành? Ở nhà nhiều người không biết đã đành. Ngoài này, có người lầm ông với Vũ Thành An.

        Vũ Thành sáng tác không nhiều, khoảng hai chục bài, trong đó có nhiều bài là nhạc không lời nên bị lỗ. Muốn trình bày các nhạc khúc ấy, như Cạn Một Hồ Trường hay Thụy Khúc - sáng tác cuối cùng trước 1975 - thì phải cả một ban nhạc. Tiền đâu và ai nghe?

        Nhạc có lời thì ngoài Giấc Mơ Hồi Hương mà ai cũng có thể nhớ hoặc hát, lại thường hát sai, theo nhận xét của chính ông, các bài khác đều thuộc loại bất hủ, nhưng đòi hỏi trình độ của người hát: Nhặt Cánh Sao Rơi, Nhớ Bạn, Say Nhạc Canh Tàn, Gió Thoảng Hương Duyên, Gửi Áng Mây Hàng, Tình Xuân, v.v... Bao giờ đông đảo người nghe có thể hiểu và yêu được nhạc Vũ Thành thì chúng ta có còn giữ được các tác phẩm ấy không?

        Nỗi đam mê cho chính ông là viết nhạc thì Vũ Thành viết rất ít, cân nhắc từng lời với từng giai điệu. Mỗi ca khúc của ông lại là một phiến kim cương lóng lánh. Vũ Thành là người trong ba năm liền đã đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật, bộ môn âm nhạc, mà chẳng nói ra nên giờ này không còn mấy ai nhớ.

        Ông thành công nhiều hơn trong nỗi đam mê cho nghệ thuật: có Vũ Thành, đài phát thanh Sài Gòn có các ban nhạc nổi tiếng của Nghiêm Phú Phi, Hoàng Trọng, Văn Phụng, có những chương trình Phạm Duy, Anh Ngọc, Nguyễn Ðình Toàn, những tiết mục giờ này nhiều người còn nhớ, như Văn Học Nghệ Thuật của Trần Dạ Từ, Phan Lạc Phúc, như Trước Ðèn Ðọc Sách của Mai Thảo, những vở kịch có giá trị của Vi Huyền Ðắc hay Ðinh Xuân Hòa. Sài Gòn một thời trở nên thanh nhã cũng nhờ những người khó tính như ông.

        Công phu nhất là những nỗ lực của Vũ Thành để gây dựng được các dàn nhạc đại hòa tấu, giúp Việt Nam góp mặt với năm châu thế giới. Có ảnh hưởng lâu dài và rộng rãi nhất chính là nỗ lực hòa âm và phối khí các ca khúc trình bày cho người nghe hơn là cho người xem.

        Sáng tác một ca khúc, nhạc sĩ chỉ cần một dòng nhạc và lời ca. Khi trình bày, người ta cần cả phần hòa âm cho ban nhạc và cho người hát. Một số nhạc sĩ đã có thể vừa viết ca khúc vừa soạn lấy hòa âm, như Phạm Ðình Chương, Hoàng Trọng hay Cung Tiến. Nhiều người khác thì chuyên viết hòa âm, như Nghiêm Phú Phi hay Hồ Ðăng Tín hoặc Lê Văn Thiện, Lê Văn Khoa. Trong số này, Vũ Thành là người soạn hòa âm với kích thước công phu nhất vì chiều sâu văn hóa lẫn nghệ thuật âm nhạc.

        Ở đây, tôi xin được nói qua về vai trò quan trọng của người hòa âm . Thính giả khi thưởng thức một bản nhạc thường ghi nhận hai điều khiến họ thích thú: giọng hát của ca sĩ và tác giả của bài hát . Tên của tác giả đôi khi cũng bị bỏ quên hoặc bị lầm lẫn, huống hồ là người viết hoà âm cho ca khúc ấy . Nhưng nếu nghe lại cũng chính ca sĩ và bài hát đó không có phần hoà âm phối khí cho giàn nhạc, chắc chắn sự thích thú giảm thiểu đến 80% . Tôi xin ghi ra ví dụ: Ban hợp ca Thăng Long nếu không có Phạm Đình Chương viết hoà âm và bè cho từng giọng ca, thì thử tưởng tượng những giọng ca vàng ấy sẽ hát ra sao ? Có nghệ thuật không nếu họ đồng ca một giọng như một toán quân trong quân trường …."

        Vũ Thành là người âm thầm làm cho tác phẩm của người khác trở nên hay hơn. Ông là người muốn nhặt cánh sao rơi cho cả một thời.

        Sau 1975, ông sống như người ẩn dật tại miền Ðông Hoa Kỳ. Sao đã rơi tan tành, chỉ còn những mảnh vụn tứ tán ông không thể nhặt được nữa. Lúc cuối đời, ông lâm trọng bệnh, tai đã hỏng, mắt bên phải bịt dải khăn đen vì không điều chỉnh được hướng nhìn, thanh quản bị hư, ông vẫn thều thào nói về nhạc và chỉ nói về nhạc.

        Vũ Thành là tay guitar cứng cỏi và cũng là cây sáo điêu luyện từng ngồi “ghế đầu” của dàn nhạc giao hưởng đầu tiên của Việt Nam. Truyện Kim Dung có một đoạn cảm động trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Hai người, một đàn một sáo, cùng tấu lên một khúc cuối trước khi lìa đời. Vũ Thành rất thích truyện ấy và tin rằng Kim Dung am hiểu sâu sắc về âm nhac.

        Quỳnh Giao thì tin rằng Vũ Thành đã một mình một đàn một sáo tấu lên một khúc cho đến khi sao rụng rồi thong dong bước qua cõi khác. Ðau buồn nhất là cho những người còn lại.
        Không còn nhớ đến cánh sao rơi, đành chơi với mấy mảnh thủy tinh vụn...



        (cothommagazine.com)
        Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 18-09-2009, 03:09 AM.
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Dạ Khúc Cho Tình Nhân -Lê Uyên Phương





          .
          Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 14-06-2010, 09:21 AM.
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          • #6

            Dạ khúc Việt

            Mơ về nơi xa lắm - Phú Quang - Ngọc Anh




            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Một Hà Nội ngây ngất nắng
            Một Hà Nội run run heo may.
            Dạ khúc đêm nay.
            Một mình em, một mình ta.
            Tiếng lá rơi vô tình bên khung cửi.
            Em bơ vơ, ta thẫn thờ mong nhớ.
            Một giọt sương rơi như giọt nước mắt buồn.
            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Em cô đơn, căn phòng trống cô đơn
            Dạ khúc đêm nay
            chẵng thể nào dang dở
            Trong nỗi khát khao
            Em chầm chậm quay về.
            Ta mơ thấy em Ở nơi kia xa lắm
            Một Hà Nội ngây ngất nắng
            Một Hà Nội run run heo may.
            Dạ khúc đêm nay Một mình em, một mình ta.
            Tiếng lá rơi vô tình bên khung cửi
            Em bơ vơ, ta thẫn thờ mong nhớ
            Một giọt sương rơi như giọt nước mắt buồn.
            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Em cô đơn, căn phòng trống cô đơn
            Dạ khúc đêm nay chẵng thể nào dang dở
            Trong nỗi khát khao
            Em chầm chậm quay về.


            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Một Hà Nội ngây ngất nắng
            Một Hà Nội run run heo may.
            Dạ khúc đêm nay
            Một mình em, một mình ta.
            Tiếng lá rơi vô tình bên khung cửi
            Em bơ vơ, ta thẫn thờ mong nhớ
            Một giọt sương rơi như giọt nước mắt buồn.
            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Em cô đơn, căn phòng trống cô đơn
            Dạ khúc đêm nay chẵng thể nào dang dở
            Trong nỗi khát khao
            Em chầm chậm quay về.
            Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
            Một Hà Nội ngây ngất nắng
            Một Hà Nội run run heo may.
            Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 14-06-2010, 09:17 AM.
            Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

            Comment

            • #7

              Dạ Khúc - Nguyễn Văn Quỳ

              Gửi UKH Dạ khúc của Nguyễn Văn Qùy với giọng hát Trần Thái Hoà




              Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom