• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lời cho cỏ lau

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lời cho cỏ lau

    Lời cho cỏ lau

    Này, cỏ lau
    Này cỏ lau, nếu có ai đó đem đến cho ta một nỗi buồn, ta không thèm nhận, nỗi buồn ấy sẽ thuộc về ai? Sẽ thuộc về người đã mang nó lại.

    Này cỏ lau, mọi việc xảy ra trong cõi đời này đều không phải vô tình. Dòng chảy nhân quả tràn trên mọi vật. Cho nên, khi ai đó mang nỗi buồn đến cho ta, nếu phải là của ta, thì ta hãy nhận, nhận để hiểu, nhận để nhớ ra mình, nhận còn để chia sẻ với người. Nhưng cũng có những nỗi buồn không phải của ta, thì ta không nhận, và ta mong rằng, người kia sẽ không khư khư giữ lấy nỗi buồn mà sẽ nhanh chóng nhận ra việc mang nỗi buồn đến cho người khác là sai lầm.

    Này cỏ lau, còn một lúc nào ta sống trong tình trạng chưa giác ngộ đều có khả năng tạo nghiệp. Vấn đề là ta cố gắng tạo thiện nghiệp hơn là ác nghiệp. Nhưng này cỏ lau, để phân biệt thiện nghiệp với ác nghiệp cũng không đơn giản, cùng một hành tác, nhưng sẽ là thiện nghiệp ở mặt này và ác nghiệp ở mặt kia.
    Vậy thì làm sao nhận biết?

    Này cỏ lau, hãy nhận biết từ trong chính bản tâm của mình. Hãy tập cách nhận biết từ bên trong, để xem mỗi động tác của ta là hành vi tốt hay xấu.

    Này cỏ lau, đừng tham cầu sẽ làm nhiều thiện nghiệp, chỉ cần nhận rõ bản tâm mình. Tại sao vậy? Bởi vì khi nhận rõ bản tâm, mới biết mình không là gì cả, mình bao lâu nay đã thọc tay vào nhân quả quá nhiều, tạo nghiệp quá nhiều, và rốt cuộc, tất cả những điều đó để làm gì?

    Ta làm thiện nghiệp cho người này nhưng lại là ác nghiệp của người khác, ta đem niềm vui đến chỗ này nhưng chỗ khác lại không vui. Làm vừa lòng sếp thì có thể mất lòng đồng nghiệp, làm vừa lòng đồng nghiệp thì e sếp bực mình, nghe theo người quen thì người sơ trách móc, quan tâm đến người sơ thì sự tham cầu của bè bạn nổi lên….

    Này cỏ lau, sống là việc khó.

    Này cỏ lau, có bao giờ ta suy nghĩ rằng: Tại sao ta lại xuất hiện ở cõi đời này? Ta từ đâu đến? Suy ngược về trước bao nhiêu thế hệ, những cha mẹ, ông bà tằng tổ vân vân, đâu là chỗ khởi đầu của ta?

    Này cỏ lau, thế thì ta là cái gì vậy? Mà có thật là có ta hay không? Nếu đã có những câu hỏi ấy tồn tại, mà ta không trả lời được, thì vấn đề lớn nhất của ta vẫn chưa được giải quyết. Và tất cả những hành vi của ta khi chưa trả lời được câu hỏi ấy, vẫn là những hành vi trong khuôn khổ vô minh.

    Này cỏ lau, đời người ngắn ngủi lắm, nếu cứ đeo đẳng chuyện hơn thua, được mất, sướng khổ, vinh nhục, thì bao giờ mới có thời gian để trả lời những câu hỏi cơ bản kia?

    Hãy về đi, này cỏ lau!
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Thương người

    Thương người

    Này cỏ lau,
    Nếu không hiểu rõ bản chất của con người, mà tự nhận mình thương người ư? Đó là giả dối. Bởi phải hiểu rõ bản chất của con người, mới biết bản chất của tình thương là gì. Tình thương chân thật phát sinh từ tâm địa rộng lượng dưới sự soi sáng của trí tuệ. Tình thương, nếu không có trí tuệ làm tia sáng chỉ đường, thì tình thương ấy dễ rơi vào ngộ nhận.

    Này cỏ lau, tình thương chân thật là gì?
    Tình thương chân thật luôn song hành cùng với sự tiến bộ. Khi người ta chưa được mình thương và khi người ta được mình thương, phải có sự tiến bộ rõ ràng. Ngược lại, khi nhận tình thương của ai đó, mình phải thấy được đó là nguồn động lực để mình tiến bộ.

    Không có ai thương, mình vẫn có thể tự thân vận động để tiến bộ, nhưng có tình thương của một người, của nhiều người, của mọi người xung quanh, sự tiến bộ của mình sẽ đầy đủ hơn.

    Do vậy, cỏ lau, thương người và nhận tình thương của người theo nghĩa chân chính là góp mặt vào với sự tiến bộ của cộng đồng. Điều này chỉ có thể thực hiện khi có sự hiểu nhau, nếu không hiểu nhau, tình thương không có cơ sở để tồn tại, và hành vi được gán cho là tình thương trong điều kiện không hiểu nhau, là giả tạo.

    Càng thông hiểu nhau, tình thương càng có cơ sở để bền chặt và phát triển tốt hơn. Hiểu nhau sâu sắc, sẽ có sáng tạo trong việc duy trì tình thương và giúp nhau tiến bộ. Hiểu nhau, chính là ánh sáng trí tuệ sơ khai để tình thương con người tồn tại một cách chân thực.

    Này, cỏ lau, nếu ta không rèn luyện sự sáng suốt bằng trí tuệ để hiểu nhau, mà ta đặt tình thương trên cơ sở cảm tính, thì bản thân tình thương ấy trở thành lơ lửng, tác dụng theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Bởi tình thương thể hiện bằng hành động, nên nếu không có một tình thương đúng đắn, thì hành động rất dễ phạm sai lầm.

    Không hiểu nhau tất sẽ không nhận ra những tính xấu và tính tốt của người gần gũi. Không nhận ra tính xấu và tính tốt, mà vì nhân danh "thương người" nên cứ thương đều hết cả. Điều này chẳng may có tác dụng trợ giúp cho tính xấu của bạn mình ngày càng phát triển. Như vậy là tình thương không trí tuệ. Tình thương như thế không làm cho người được thương tiến bộ, trái lại, nó có tác dụng ngược giúp cho người bạn mình tự tin hơn để mà… sai.

    Này cỏ lau, thương người như thế, cầm bằng hại người.
    Đó là chỉ nói mức độ thương nhau thông qua quan hệ bình thường, tức trong khuôn khổ sự hiểu nhau. Còn nói rộng ra, bản chất con người phức tạp hơn nhiều. Sự vô minh của mình và của người là điều đáng thương nhất. Bởi điều đáng thương nhất ấy mà ta phải suy nghĩ sâu sắc khi khởi lên tình thương. Rằng tình thương ấy dựa trên cơ sở nào? Có nhằm giúp cho người ta thương tiến bộ chăng? Suy rộng ra hết cả, khi ta còn vô minh, còn bị tham sân si giằng kéo, đắm chìm trong nghiệp quả, thì làm sao ta có thể đặt để tình thương đúng đắn được?

    Này cỏ lau , nên chi, một mặt ta giữ tâm từ bi dưới ánh sáng trí tuệ, thương người trên cơ sở thấu hiểu các mặt tốt xấu, để hạn chế tính xấu, phát huy tính tốt, cùng nhau tiến bộ. Mặt khác, ta phải tinh tấn tu tập, rèn luyện trí tuệ, nhằm thấy rõ cội nguồn bản chất con người, khi đó, tình thương chính là hạnh nguyện của mỗi người.

    Này cỏ lau, khi chưa hiểu bản chất con người, mà luôn tỏ ra thương người mọi nơi mọi lúc, là ta đang tạo nghiệp đấy. Than ôi!!!
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Giết sâu - cứu lúa

      Giết sâu - cứu lúa
      Này cỏ lau,
      Tư tưởng Nho gia có một ý thế này: "sát nhất miêu, cứu vạn thử" ,đồng nghĩa có câu "giết một con sâu, cứu vạn bông lúa". Ấy là nói về thái độ sống của con người: lựa chọn một cách sống sao cho đúng đạo.
      Sự sống của bông lúa có ích hơn sự sống của con sâu ăn lúa, bởi vậy nên việc giết sâu để cứu nguy cho lúa - cũng là giúp cho con người - là việc nên làm. Đó là tư tưởng Nho gia.

      Tư tưởng này, nếu nhìn ở góc độ nhà Phật, thì cũng không khác nhau lắm. Bởi nếu xét trên bình diện chúng sinh, tất cả đều bình đẳng. Con sâu có sự sống của con sâu, bông lúa có sự sống của bông lúa, tất cả đều bình đẳng. Con sâu ăn lúa để duy trì sự sống, con người ăn thịt cũng để duy trì sự sống. Bởi sự sống mà có chuyện con người săn chim, chim bắt sâu, sâu ăn lúa v.v.. Bởi thế Phật dạy: còn sinh tử thì còn nghiệp. Bởi sự sống mà chúng sinh tạo nghiệp, rồi thọ nghiệp, liên tu bất tận, đắm chìm trong sinh tử luân hồi.

      Này cỏ lau, làm sao có thể không tạo nghiệp khi chúng ta vẫn còn trong sinh tử? Thấy sâu phá lúa, ta có giết không? Con sâu có nghiệp của con sâu, nghiệp con sâu là ăn lúa, cũng giống như nghiệp lúa là bị sâu ăn. Ta thọc tay vào giết sâu, cứu lúa, là thọc tay vào vòng nhân quả của sâu và lúa. Như thế liệu có được không? Giết sâu là tạo ác nghiệp, nhưng cứu lúa là gieo thiện nghiệp. Tại sao biết đó là ác nghiệp, tại sao biết đó là thiện nghiệp? Chẳng qua ta tự suy xét bằng tâm trí của ta. Điều này rất dễ sai. Và ngay cả việc tích thiện nghiệp cũng không phải là cách để giải thoát ta khỏi vòng sinh tử luân hồi. Còn nghiệp, là còn luân hồi, kể cả ta còn nhiều... thiện nghiệp.

      Thế mà, có người cứ nghĩ không sát sinh là tích thiện nghiệp. Tích thiện nghiệp là tốt, nhưng nếu thấy sâu ăn lúa, mà không giết sâu, thì ta đang đồng lõa với cái xấu. Đồng lõa với cái xấu, thỏa hiệp với tiêu cực, bàng quan nhìn cái ác phát triển… không phải là thái độ của người tu tập. Đó là chưa kể, thỏa hiệp với cái xấu, cái ác còn là tạo ác nghiệp, càng thêm đắm chìm trong sinh tử luân hồi.

      Này cỏ lau, cứ tạo cho mình một khả năng sáng suốt để nhận biết và xử lý mọi việc theo cách tốt nhất có thể. Bởi vì khi đó, chính ta sẽ biết giết sâu cứu lúa là nên hay không nên, chính ta sẽ biết đấu tranh chống tiêu cực là cần thiết hay không cần thiết. Đó là sự thể hiện hành vi tự nhiên, thông qua sự nhận biết của bản thân. Cũng giống như người làm chủ bản thân, khi cần thiết thì mượn tiền để kinh doanh, rồi hoàn trả sòng phẳng, phát triển cuộc sống. Những người cực đoan không mượn tiền kể cả khi cần thiết để giữ tiếng "không nhờ vả ai" hoặc người lợi dụng lòng tốt của người khác để mượn tiền và không trả, cũng đều không sáng suốt.
      Chấp vào việc nhất thiết phải tạo thiện nghiệp bằng cách không sát sanh, không làm mất lòng ai, là điều lẩn thẩn. Chúng ta còn sống giữa cuộc đời, dẫu ăn chay những cũng đánh chén biết bao loài vi khuẩn, vi trùng, Đánh chén biết bao mầm sống của các loại sinh linh. Còn sống giữa cuộc đời, một bước chân có thể dẫm chết hàng ngàn sinh vật sống. Thế mà lại nghĩ rằng ăn chay để tạo thiện nghiệp không sát sinh ư? (Ăn chay có ý nghĩa khác, sẽ bàn sau với cỏ lau).
      Trong 5 điều ngăn cấm của nhà Phật, có cấm sát sinh. Nhưng nghĩa này không đơn giản. Có một con vi trùng đang gây cho ta căn bệnh tiêu chảy, ta có từ bi không diệt nó, để tích thiện nghiệp chăng? Tham tích thiện nghiệp cũng là tham, mưu lợi để mau thành chánh quả lại càng tham lam bậc nhất. Người tu tập phải loại bỏ hết tham dục. Quá trình loại bỏ tham dục là tự nhiên, nếu "tham bỏ cái tham", thì cũng là lẩn quẩn. Muốn giảm thiểu tính tham cầu thì không cách nào khác là phải rèn luyện trí tuệ. Để sự nhận biết cuộc sống được tinh tế, chân thật hơn.

      Này cỏ lau, không chỉ là chuyện giết sâu, trong lịch sử có vua Trần Nhân Tông cầm quân đại phá giặc Nguyên. Dưới tay ông, có vạn người chết. Đó cũng là sát sinh đấy, cỏ lau à. Nhưng cũng dưới tay ông, có vạn người được cứu, có cơ đồ nước Việt không mất đi. Đó chẳng phải là thiện nghiệp sao? Người trí tuệ và dũng cảm như vua Trần Nhân Tông, mới dám xung phong lãnh đạo quan quân, chịu nghiệp sát nhân để đem lại hoà bình cho trăm họ.
      Thiết nghĩ, đó không phải là hành động tính toán cân phân để mưu lợi, đó là hành vi tự hiển lộ khi cơ duyên đầy đủ tương ứng với trí tuệ hiện có. Nhưng câu hỏi lớn của cuộc đời không dừng lại ở chiến thắng ngoại xâm, đem lại hoà bình cho trăm họ. Hạnh phúc chân thật là ở chỗ giải quyết được sinh tử, thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, phát triển trí tuệ viên mãn. Do đó mà, Trần Nhân Tông lìa ngai vàng đi cầu đạo. Khi cầm quân đánh giặc là tự nhiên, lúc bỏ ngai vàng đi cầu đạo cũng là tự nhiên. Người đam mê danh lợi không chia sẻ với hành vi ứng xử như vậy được.

      Này cỏ lau, thiện nghiệp và ác nghiệp thường không thể phân định được. Cùng trong một hành vi, có thể mang lại hai hiệu ứng trái ngược nhau cho hai nhóm đối tượng khác nhau. Bởi thế, thiện nghiệp hay ác nghiệp cũng đều không có nghĩa lý gì?
      Chẳng qua vì có thân nên mới có nghiệp. Thân còn trong sinh tử luân hồi, thì tránh sao khỏi tạo nghiệp và thọ nghiệp. Đã sinh ra làm người, là có thân, lại đem cái tâm trí hữu hạn của mình để phân định đâu là thiện nghiệp, đâu là ác nghiệp, nhằm phục vụ cho ý định tích thiện nghiệp trừ ác nghiệp, đều là lẩn thẩn. Vì sao vậy? Vì những gì tâm trí quyết định, đều nằm trong khuôn khổ của thân. Mà còn trong khuôn khổ của thân, thì còn đầy đủ các "nguy cơ" tạo nghiệp.

      Này cỏ lau, dẫu rằng hễ còn trong vòng sống - chết là còn tạo nghiệp và thọ nghiệp, nhưng chính phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra phương pháp để giải quyết tất cả những chuyện đó.
      Tất cả những phương pháp của phật Thích Ca đều chỉ nhằm vào một mục đích: chỉ ra con đường giải thoát loài người khỏi vòng sinh tử luân hồi. Bởi thế, người tu là người quyết tâm thực hiện việc giải quyết sinh tử luân hồi cho mình. Chỉ bằng cách đó, mới hy vọng không còn tạo nghiệp và thọ nghiệp nữa.

      (dongtac.net)
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom