• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

CHƯƠNG TRÌNH "CA KHÚC VIỆT NAM" của Nhạc Sĩ Thanh Trang

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CHƯƠNG TRÌNH "CA KHÚC VIỆT NAM" của Nhạc Sĩ Thanh Trang

    CHƯƠNG TRÌNH "CA KHÚC VIỆT NAM" của Nhạc Sĩ Thanh Trang


    Nhạc Sĩ Thanh Trang đã trả xong nợ áo cơm từ tháng ba năm nay. Về hưu, ngoài thì giờ vui thú điền viên, chơi đùa với các cháu, rong chơi các bãi biển và đô thị quanh miền Nam Cali, hiện Ông vẫn dành nhiều thì giờ để làm những việc mà Ông thật sự yêu thích đó là viết lách và sáng tác, biên khảo về âm nhạc.

    Ông viết bài hàng ngày cho tờ báo Người Việt ở Cali [url="http://www.nguoi-viet.com/"][B][U][SIZE=2]Attention Required! | Cloudflare trong các mục về Khoa Học, Sức Khỏe và Kinh Tế dưới bút hiệu Trang Nguyễn hay Tr.N. (được biết thuở còn ở Trung học, Ông theo Ban Khoa Học Thực Nghiệm nên vẫn còn để ý và thích thú về các đề tài này).

    Vào đầu tháng 8, 2009 Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America - VOA) đã mời Ông cộng tác một tiết mục mới có tên là CA KHÚC VIỆT NAM (CKVN). NS Thanh Trang có trí nhớ rất tốt, Ông đã đàn và hát nhiều ca khúc từ thuở niên thiếu và đã có dịp tiếp xúc, nói chuyện với nhiều nhạc sĩ lão thành. Chương trình CKVN sẽ được Ông giới thiệu và cho ý kiến những trích đoạn từ những bản nhạc của Tân Nhạc Việt Nam do chính Ông lựa chọn.

    Gần đây, Nhạc sĩ Quốc Dũng trong xứ và Ca sĩ Khánh Ly ở hải ngoại đã có những nhận định không mấy lạc quan cho nền âm nhạc Việt Nam: nhạc sáng tác thì rất nhiều mà giá trị để tồn tại theo thời gian thì là một dấu hỏi to tướng! Xin mời đọc các bài sau đây:

    1. Nhạc sĩ Quốc Dũng: Âm nhạc đang đi vào quỹ đạo của chòm sao xấu! (pdf)

    2. Khánh Ly: Bên Đời Hiu Quạnh (pdf)

    Do đó, theo ý của riêng tôi, việc làm của NS Thanh Trang là một việc làm rất cần thiết để thính giả, nhất là người trong xứ, có dịp nghe lại những dòng nhạc hay từ giai điệu đến lời ca.

    Chúc mừng Nhạc Sĩ Thanh Trang đã về hưu, mong Ông được nhiều sức khỏe để tiếp tục phục vụ Văn Hóa Nghệ Thuật. Cũng xin chúc chương trình Ca Khúc Việt Nam được sự đón nhận nồng nhiệt từ thính giả bốn phương.

    Phan Anh Dũng (9 tháng 8, 2009 - Richmond, Vỉrginia USA)
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......
    Similar Threads
  • #2

    Chương trình "Ca khúc Việt Nam" (CKVN) do Nhạc Sĩ Thanh Trang thực hiện đuợc phát sóng hàng tuần vào sáng thứ Bảy lúc 01:00 pm (EDT) hoặc 10:00 am (PDT), tức 10g00 đêm thứ Bảy tại Việt Nam.

    Để nghe "Live": từ trang [URL="http://www.voatiengviet.com bấm"][B][U]Link ,bấm vào "Nghe chương trình mới nhất" (bên trái), chương trình CKVN sẽ rơi vào phút thứ 40 của chương trình phát thanh vào giờ đó.
    Chương trình cũng sẽ đuợc phát thanh lại vào ngày Chủ Nhật theo thời khóa biểu phát thanh của ngày Chủ Nhật, mục "Nhạc".



    Đây là nơi lưu trữ các chương trình đã phát thanh, xin bấm vào tên chương trình để nghe:
    (mỗi chương trình dài khoảng 15 phút)

    Tháng 8, 2009: CKVN_080109 / CKVN_080709 / CKVN_081509 / CKVN_082209/ CKVN_082909

    Tháng 9, 2009: CKVN_090509 / CKVN_091209



    Chương trình “Ca khúc Việt Nam”, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
    Thanh Trang thực hiện - Buổi phát thanh đầu tiên - 01 tháng 08 2009
    Chương trình “Ca khúc Việt Nam” phát thanh trên làn sóng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ vào mỗi thứ Bảy hàng tuần do Thanh Trang thực hiện xin kính chào quý thính giả.

    (Nhạc nền)
    Quý thính giả nghe Đài thân mến. Đây là buổi phát thanh đầu tiên qua Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, với chương trình “Ca khúc Việt Nam” do Thanh Trang thực hiện. Trong khuôn khổ của khung giờ phát thanh cho chương trình không quá mươi mười lăm phút thì ở buổi phát thanh đầu tiên này chúng tôi coi như chủ yếu để thính giả bốn phương có dịp làm quen với tính cách của chương trình và tuy không nhìn thấy nhau nhưng cũng xin quý vị coi như hôm nay là buổi phát thanh để chúng tôi “ra mắt” quý vị.

    Như quý thính giả thấy đấy, tôi không đặt tên chương trình là “Âm nhạc Việt Nam” mà chỉ gọi đơn giản là “Ca khúc Việt Nam”. Lý do chủ yếu là bởi từ trên dưới 80 năm nay, kể từ khi nền Tân Nhạc Việt Nam ra đời, từ trong đến ngoài nước chúng ta chỉ nghe chủ yếu là những bài hát do ca sĩ hát. Tân Nhạc Việt Nam chưa có thói quen nghe nhạc không lời với những dàn nhạc chuyên trình tấu nhạc không lời, cho dù giai điệu nơi không biết bao nhiêu ca khúc Việt Nam từ bấy đến nay, và theo thiển ý, phải nói là tuyệt vời, chả có thua kém bất cứ loại gọi là “nhạc nhẹ” nào trên thế giới.

    Mà nói đến diện ca khúc thì từ thuở phôi thai của nền Tân Nhạc Việt Nam cho đến nay, có một điều căn bản tưởng cũng cần đuợc nêu lên như sau:
    Thuở ban đầu, phương tiện “chuyên chở” tác phẩm của những bậc kỳ cựu trong Tân Nhạc không gì khác hơn là các Đài Phát Thanh, từ Hà Nội vào đến Huế, rồi vào đến Sài Gòn.

    Ngày chúng tôi còn nhỏ, lớn lên ở Sài Gòn trong Nam vào đầu thập niên 50 thì chủ yếu có Đài Phát Thanh Pháp Á. Những Ca Khúc của Văn Cao, Phạm Duy, Việt Lang, Tô Vũ, Nguyễn Mỹ Ca, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Dzoãn Mẫn, Anh Việt, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Giác, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích v.v.. mà chúng tôi nghe để rồi thuộc nằm lòng và từ đấy yêu thích âm nhạc thì không từ đâu khác hơn là Đài Phát Thanh Pháp Á, mà sau đấy, giữa thập niên 50 thì, ở trong Nam, trở thành Đài Phát Thanh Quốc Gia. Tác phẩm của những nhạc sĩ Tân Nhạc sau năm 54 không còn nghe phổ biến ở miền Bắc thì chúng tôi vẫn thường có dịp nghe lại ở trong Nam.

    Sau lớp nhạc sĩ đi tiên phong với những tác phẩm vẫn thường đuợc mệnh danh là “Ca khúc Tiền Chiến”, hàm ngụ cái ý là ta có một lớp “nhạc sĩ Tiền Chiến” thì những nhạc sĩ có tên tuổi về sau như Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Hòang Thi Thơ, Vũ Thành, Văn Phụng, Tuấn Khanh, Đan Thọ v.v.. thực chất cũng gieo âm hưởng qua những bài hát của mình hơi hướng của phong cách “nhạc Tiền Chiến khi xưa”!

    Cũng vì thế mà ở Đài Phát Thanh thời ấy các trưởng ban nhạc vẫn không ai khác hơn là các nhạc sĩ có tên tuổi như vừa nêu. Các vị ấy đều tương đối có đuợc sự thỏai mái trong việc định liệu, sắp xếp những bài hát cho chương trình của mình; và do vẫn còn liên hệ chặt chẽ về mặt tâm tưởng, cảm xúc với thế hệ đàn anh liền ngay trước đó cho nên người ta vẫn tiếp tục nghe đi nghe lại tác phẩm một thời của Hòang Giác, Dzoãn Mẫn, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, v.v.. và v.v..

    Không vậy thì làm sao một người vào lứa tuổi thanh thiếu niên như người thực hiện chương trình hầu quý vị ngày hôm nay đây lại có thể nghe đuợc những bài hát thật cũ kỹ của một Nguyễn Xuân Khoát, một nhạc sĩ trong hàng hàng tiền bối của Tân Nhạc Việt Nam?

    Chúng tôi xin mạn phép đơn cử một ví dụ điển hình và cụ thể:
    Liệu có bao nhiêu người thuộc thế hệ trẻ ngày hôm nay nhận ra giai điệu nơi bài hát “Chờ đợi bình minh” như tôi xin đàn để minh họa như sau:
    (Trích đoạn solo piano “Chờ đợi bình minh” )

    Vừa rồi là đoạn nhạc mở đầu bài “Chờ đợi bình minh” của Nguyễn Xuân Khoát! Tiếp đây chúng tôi lại xin đàn một đoạn nhạc nơi bài “Quãng đuờng mai” của Nguyễn Hữu Ba, cũng với tính cách minh họa :
    (Trích đoạn solo piano bài “Quãng đuờng mai” )

    Ngoại trừ lứa tuổi nay đã trên sáu mươi và xưa kia thích nghe ca khúc Việt Nam theo kiểu không nhất thiết cứ hâm mộ riêng một lọai bài hát nào hay một tác giả nào, thì chúng tôi e rằng chẳng mấy ai ngày hôm nay còn biết hay nhận ra hai đoạn giai điệu như vừa đuợc minh họa !
    (Nhạc nền)

    Vậy thì sau cái thời các đài phát thanh đóng vai trò chủ chốt trong việc phổ biến những ca khúc đuợc các nhạc sĩ trưởng ban nhạc lọc lựa để đến tai thính giả nghe đài; vào cái thời khi mà máy thu băng chưa đuợc rộng khắp chứ chưa nói gì đến những phương tiện tinh xảo như ngày hôm nay, mà các mạng trên “Internet” mỗi ngày một chiếm lĩnh địa hạt ca khúc, và cũng chưa nói gì đến các “shows” về ca múa hát – chúng tôi không xử dụng thuần hai chữ “ca hát” mà dùng ba chữ “ca múa hát” là bởi như quý thính giả đều thấy, ở các “shows” ngày nay người ta vừa hát vừa múa, mà xem ra có khi chủ yếu là để múa biểu diễn chứ không còn để hát – thì những tác phẩm xa xưa, xưa không có nghĩa là cũ kỹ kém hay mà thường khi là ngược lại là đàng khác - cứ thế mà dần dần bị quên lãng !

    Người ta giải thích rằng sở dĩ có tình trạng như thế là bởi “giới thưởng ngoạn”, khán thính giả người ta thích như thế ! Cũng có người lại giải thích rằng giới phục vụ quần chúng cứ có từng ấy món đưa ra thì trước sau gì quần chúng cũng quen với từng ấy món rồi không biết gì khác ngoài từng ấy món thì làm sao họ có thể thích cái gì khác cho đuợc ?
    Đấy là một đề tài mà những ai quan tâm đến nghệ thuật, đến văn hóa nói chung đều có thể tham gia bàn bạc.
    (Nhạc nền)

    Quý thính giả thân mến! Ca khúc Việt Nam xưa và nay có những gì khác lạ ? Nhìn đi, ngoảnh lại, ngần ấy trăm, nghìn, chục nghìn ca khúc xoay quanh những gì ? Số lượng tuy nhiều nhưng nội dung cũng không ngoài những ca khúc mang tính đấu tranh, ca khúc nói về tình yêu con người trong đó có tình quê hương, tình đồng loại, tình đôi lứa. Thường khi thì những ca khúc đều xoay vào một nội dung duy nhất, nhưng cũng lại thường khi chẳng kém là những tình cảm đó đều được trộn lẫn với nhau. Có khác chăng là cách thể hiện giai điệu cùng ngôn từ qua thời gian vẫn có khác đi không ít. Khác để hay hơn hay khác để kém đi thì lại là cả một đề tài khác nữa !

    Chương trình “Ca khúc Việt Nam” ở đây không nhắm vào việc giới thiệu những ca khúc cho đuợc trọn vẹn ! Trước hết là khuôn khổ thời gian hạn hẹp không cho phép người thực hiện chương trình làm điều đó, cho dù có muốn hay thích đi nữa. Ngoài đấy ra, còn điều căn bản hơn là thị trường ca hát ngày nay ở trong cũng như ngoài nước chỉ có thừa chứ không thiếu các CDs hay DVDs về ca hát. Trên “Internet” cũng không hiếm các “mạng”, các “blogs”, các “Trang nhạc” đủ mọi thể loại.

    Riêng trong buổi phát thanh mở đầu của ngày hôm nay, chúng tôi – nhân đề cập đến cái “xưa” và cái “nay” xin đuợc trích hai đoạn ca khúc với tính cách minh họa nội dung về tình quê hương từ 2 ca khúc mà trích đoạn đầu tiên là bài “Tình quê hương” của Việt Lang khi xưa:
    (Trích đoạn “Tình quê hương” của Việt Lang)

    Quý thính giả vừa nghe trích đoạn bài “Tình quê hương” của Việt Lang do Thanh Trang đàn và hát. Tiếp đấy là trích đoạn bài “Quê hương là người đó” , thơ Du Tử Lê do Phạm đình Chương phổ nhạc, nam danh ca Anh Ngọc hát vào đầu thập niên 90. Tình quê hương ở đây không còn chỉ là nỗi gắn bó với làng thôn quê quán của mình. Tình quê hương là đi theo nỗi gắn bó với một con người cụ thể nào đấy ở quê hương nơi mình vẫn hằng sinh sống !
    (Trích đoạn “Quê hương là người đó” )

    Quý thính giả vừa nghe trích đoạn bài “Quê hương là người đó”, thơ Du Tử Lê do Phạm Đình Chương phổ nhạc qua tiếng hát Anh Ngọc.
    Chương trình “Ca khúc Việt Nam” xin tạm ngưng nơi đây và xin gửi đến quý thính giả nghe Đài lời chào thân ái, và hẹn gặp nhau lại trong chương trình phát thanh vào thứ Bảy tuần tới!

    Thanh Trang
    ( Nhạc nền và dứt )


    (cothommagazine)
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 19-09-2009, 11:31 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      SÀI GÒN 1961 Trong Mắt Em
      Hình Ảnh John Dominis LIFE
      Nhạc "Sài Gòn Nhớ Sài Gòn Thương" của Thanh Trang
      Quang Tuấn trình bầy
      JAMESVOOS 2009 thực hiện


      [ame="http://www.youtube.com/watch?v=srw3JTnRtSI"]YouTube - SÀI GÒN 1961Trong Mắt Em[/ame]
      Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

      Comment

      • #4

        Duyên Thề - Thanh Trang


        [ame="http://www.youtube.com/watch?v=RPbreXjwtAI"]YouTube - DUYEN THE voi Ha Mai Diep[/ame]
        Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

        Comment

        • #5

          Tiếc Thu - Thanh Trang - trình bày: Thung Lũng Hồng


          [ame="http://www.youtube.com/watch?v=HkX9qcqIRTY"]YouTube - Tiếc Thu[/ame]
          Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom