• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bài ca Hoàng Sa – Trường Sa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bài ca Hoàng Sa – Trường Sa

    Bài ca Hoàng Sa – Trường Sa



    Đã qua hơn sáu mươi mùa Thu, kể từ mùa Thu lịch sử 1945, nước Việt Nam đã chấm dứt được ách nộ nệ, kiếp lầm than kéo dài suốt 80 năm. Nay non sông đã liền một dải. Đồng bào ta từ Nam chí Bắc, hay ở bất cứ chân trời, góc biển nào đều hướng về Thăng Long – Hà Nội trái tim thân yêu của cả nước. Nơi mà một ngàn năm trước, vị vua anh minh Lý Thái Tổ đã nhìn thấy lồng lộng thăng thiên bóng rồng bay, rạng rỡ uy danh con Hồng, cháu Lạc.

    Và, trong lòng mỗi chúng ta lại ngân rung khúc khải hoàn bi tráng của Cha, Ông một thời mở nước, dựng nước và giữ nước.

    Bài ca Hoàng Sa – Trường Sa của nhà báo, nhạc sỹ Nguyễn Văn Chính được Công ty UTITRADE LIMITED tài trợ, nhạc sỹ Tùng Phương phối khí, do hợp ca nam nữ thể hiện, đã cùng hòa chung trong dàn đại hợp xướng của nhân dân ta, thề quyết sinh tử đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.


    Phần lời nhạc:

    Bài ca Hoàng Sa – Trường Sa
    Nhạc và lời : Nguyễn Văn Chính (Nguyễn Chính)
    Phối âm : Tùng Phương

    Hãy nói với muôn đời sau về Hoàng Sa thiêng liêng,
    về Trường Sa thiêng liêng.
    Hãy luôn khắc ghi trong tim rằng,
    máu xương cha ông đã thấm vào đảo xanh thiêng liêng.

    Hoàng Sa – Trường Sa.
    Hoàng Sa – Trường Sa.

    Lên vượt lên chiến thuyền !
    Vang ầm vang pháo gầm,
    quân reo dậy trời biển Đông.
    Hồn thiêng sông núi, cháu con Tiên , Rồng.

    Hoàng Sa – Trường Sa.
    Hoàng Sa – Trường Sa.

    Vang ầm vang trống dồn !
    Cha ông xưa phá giặc, Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa.
    Ngàn năm bất khuất, chiến công oai hùng.
    Hồn thiêng sông núi, cháu con Lạc Hồng.

    Hoàng Sa- Trường Sa.
    Hoàng Sa – Trường Sa.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Thứ lỗi cho sự "tự tiện" này !

    Quán này luôn ngưỡng mộ những "tấc lòng với quê hương".


    +_+_+_+_+__+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+ _+_+_+_

    +_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_+_ +_+_+_
    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 02-10-2009, 10:08 AM.

    Comment

    • #3

      Giang-Son-To-Quoc-Noi-Lien



      HopCaDacTrung
      nhấn vào hình để nghe nhạc


      Đã chỉnh sửa bởi anh-tran; 03-05-2010, 08:29 PM.

      Comment

      • #4

        Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ





        .





        Tháng 4/2010 , Chính quyền Trung Quốc vừa điều động hai tàu ngư chính tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một trong hai tàu tham gia tuần tra có khối lượng tới 4.450 tấn. Đây là tàu ngư chính to và nhanh nhất của Trung Quốc. Trước kia nó từng là một tàu chiến.



        Tàu ngư chính phiên hiệu 311, một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.



        .
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Hịch Hoàng Sa

          LÒNG YÊU NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA BÀI "HỊCH HOÀNG SA"

          - "Ta thường nghe: Lê Lai đem mình chết thay, cứu thoát cho Thái Tổ; Quang Ky mặc áo chiến bào, bảo về cho Trung Trực; Hữu Chỉnh lập kế, báo thù cho chủ; Văn Cầu chặt tay để cứu nạn cho nước. Phụng Hiểu một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tôn đánh bại phản loạn Tam Vương; Nguyễn Biểu một bầy tôi xa, miệng mắng Trương Phụ, không chịu khuất phục nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

          Các ngươi vốn dòng văn tướng, chưa tường lịch sử, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Pháp, Mỹ gần đây mà nói: Võ Nguyên Giáp là người thế nào? Hoàng Văn Thái, tham mưu của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem 13 trung đoàn, 1 tiểu đoàn đương đầu với quân Pháp đường đường hơn chục đại đội mà vẫn giành chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt năm châu, khiến cho nhân dân Việt Nam đến nay còn đội ơn sâu, tên tuổi đến nay còn lưu tiếng tốt!

          Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra chẳng phải thời loạn lạc, lớn lên ít gặp buổi gian nan. Ngày nhìn bọn Tàu đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà xuyên tạc lịch sử; đem tấm thân dê chó mà ở lại Hoàng Sa. Ỷ mệnh Hồ Cẩm Đào mà đòi lập Tam Sa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu chí nguyện quân mà lấn biên giới, để vét kiệt đất ta có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

          Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu giặc Tàu; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

          Các ngươi ở lâu trong hòa bình, ăn no mặc ấm, cuộc sống không thiếu thứ gì. Miền Trung bão lụt thì Bắc - Nam dốc lòng quyên góp. Miền Bắc thiếu điện, dân chúng lầm than thì Trung - Nam chia sử. Miền Nam sập cầu thì Trung - Bắc tiếc thương... Lúc hoạn nạn thì cùng nhau sẻ chia; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với khu vực chăm lo dân chúng, Châu Á săn sóc cho nhân dân, nào có kém gì?

          Nay các ngươi ngồi nhìn đảo mất mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Nhập trứng gà Tàu bùng phát H5N1 mà không biết tức; lây nhiễm SARS từ bọn Tàu khựa mà không biết căm, thấy hải quân Tàu giết ngư dân ta rồi gán cho cái tiếng là "cướp biển" mà không biết thù. Có kẻ lấy việc đánh người làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo tham ô để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến người mẫu để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò vui thú mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Tàu khựa tràn sang thì xe 5 tỷ không đủ đâm thủng xe tăng của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Building nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; hàng họ lắm không ích gì cho việc quân quốc. Chứng khoán dẫu lắm không mua được đầu giặc; robot tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ tất cả chúng ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những biệt thự của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

          Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc lập Tam Sa của Tàu khựa làm nguy; nên lấy vụ thảm sát Thiên An Môn làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt bắn súng, khiến cho ai nấy đều giỏi như Xuân Vinh, mọi người đều tài như Trung Hiếu, có thể bắn trúng Ôn Gia Bảo dưới cửa khuyết, làm tan sọ Tào Cương Xuyên ở Bắc Kinh. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

          Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

          Vì sao vậy? Giặc Tàu khựa với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?
          Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."
          (Phỏng theo Hịch Tướng Sĩ - Trần Hưng Ðạo)

          Lọ mọ tìm được bài HỊCH HOÀNG SA - POST lên Anh em đọc và cảm nhận. Không phải MVX viết đâu nha - Nay đọc được bài viết pha chút hài nhưng có phần bi, là tui khoái rồi. Dù sao ĐỨC THÁNH TRẦN cũng mỉm cười thấy rằng thanh niên nước Việt vẫn nồng nàn yêu nước.


          "Nếu một mai ai có hỏi
          Ải nam Quan bảo rất xa
          Còn Hoàng Sa nếu ai muốn biết
          Tôi lặng người chỉ tít Trung Hoa"
          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 16-06-2011, 06:55 PM.

          Comment

          • #6

            .


            Bài Cho Hải Ðảo Hờn Căm

            Phạm Lê Phan



            Lời biển gọi cuối năm
            Hờn căm trừng mắt lửa
            - Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa ...
            Mẹ Ðứng mũi Sơn Chà
            Gủi hồn ra Ðông Hải
            Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy
            Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
            Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu
            Lòng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy
            Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:
            - Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?
            Con cháu mẹ
            Năm mươi đứa làm anh hùng của bể
            Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
            Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
            Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
            Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược
            Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi
            "Trèo lên đỉnh núi mà coi
            Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời".
            Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi!
            Gót nhi nữ ra khơi
            Ðạp tan luồng sóng dữ
            Chém cá tràng kình, rạng danh liệt nữ
            Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân!
            Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
            Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
            Ðắm biển mò châu phơi rừng tìm ngọc
            Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai
            Máu mỡ no nê muông thú một bầy
            Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt
            Nước độc rừng thiêng một đi là một chết
            Vạn người đi, không một bóng ma về
            Ðá Trường Sơn con khắc ngập câu thề:
            "Ðòi nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!"
            Bạch Ðằng xưa nghẹn giòng muôn xác giặc
            Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh
            Tóc thú đuôi sam - gươm dáo Việt tung hoành.
            Vó ngựa Lý, Lê từng phen đạp Tống
            Ngọn dáo Ðinh, Trần vạch cõi Nam uy dũng,
            Ðầu Mãn Thanh vờn kiếm lộng Quang Trung.
            Trải an nguy son sắt vẫn một lòng
            Mỗi tấc đất một chiến công oanh liệt
            Mỗi tên người một anh hùng, nữ kiệt
            Mỗi gốc cây muôn xác quỉ vùi sâu
            Dòng Việt Nam chưa hề biết cúi đầu
            Dù giặc Bắc bạo tàn hơn súc vật!
            Hồn Nam Hải cuối năm
            Lạnh căm căm hơi bấc
            Bởi thương con mẹ lên đỉnh Sơn Chà
            "Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa
            Khôn thiêng nối gót mẹ cha mà về".
            Hãy đứng thẳng mà đi
            Hởi đàn con từng khua sôi biển cả
            Cất cao đầu uống lời thề sông Hóa
            Hàm Tử, Vân Ðồn, Tây Kết, Chương Dương,
            Vươn chiến công kim cổ Bạch Ðằng Giang
            Xô cuồng vọng Bắc Kinh vào biển máu!
            Xưa ông cha mình giết Liễu Thăng, Hoằng Tháo
            Ðánh gục đầu Tôn Sĩ Nghị , Thoát Hoan.
            Giờ bè lũ Mao lại xâm phạm biên quan
            Xua hải tặc cuồng điên lên cướp đảo
            Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa yêu dấu
            Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
            Tổ quốc ta một tấc cũng tim gan
            Xương thịt đứt thì tim gan đau xót!
            Hỡi đàn con của Cửu Long bất khuất
            Ngạo nghễ trên vai hồn An Lộc, Tam Biên
            Mang trong tim giòng máu thép Trị Thiên
            Lời phạt Bắc thét run hồn biển cả.
            Chiều cuối năm, một mối thù chưa trả
            Xuân sắp về - trời bỗng nặng nề mưa ...
            Gia Ðịnh, chiều 30 Tết Giáp Dần (22-01-1974)

            Phạm Lê Phan


            *******************

            Cập nhật: 08:23 GMT - thứ năm, 29 tháng 4, 2010

            Hoàng Sa, Trường Sa thời VNCH



            Ông Nguyễn Đình Đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam


            Vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong các mối quan tâm lớn của người Việt, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

            Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau trận hải chiến 19/01/1974, khi 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trong lúc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này.

            Đài BBC nói chuyện với nhà sử học lão thành Nguyễn Đình Đầu về chính sách của Việt Nam Cộng hòa đối với Hoàng Sa - Trường Sa:

            Ông Nguyễn Đình Đầu: Thời VNCH, Hoàng Sa - Trường Sa nằm ở miền Nam nên thuộc chủ quyền của VNCH, cho tới năm 1975.
            Từ mấy trăm năm về trước, Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Khi người Pháp tới, thì quản lý là nhân danh Việt Nam, do vậy chủ quyền đối với hai quần đảo này vẫn thuộc về Việt Nam.
            Tôi biết là trên cả hai nơi này, đều đã có các nghiên cứu, khảo sát khí tượng học từ rất lâu rồi. Riêng Hoàng Sa, là đảo có nhiều chim, nhiều phân chim, nên người Việt Nam trong những năm 60-70 còn khai thác phân chim khối lượng lớn ở đó.
            Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 1974 Trung Quốc đã có hành động quân sự để chiếm Hoàng Sa.

            BBC: Hồi đó, ông đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Phản ứng của chính quyền và dư luận lúc đó ra sao ạ?

            Ông Nguyễn Đình Đầu: Ngay lập tức chính phủ VNCH đã lên tiếng phản đối, đưa vấn đề Hoàng Sa ra quốc tế. Lúc đó họ có quan hệ với Liên Hiệp Quốc và các nước mà người ta gọi là các nước tự do.
            Lúc ấy ở miền Nam, tôi cứ tưởng rằng Trung Quốc lấy Hoàng Sa để giao lại cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cho Bắc Việt. Nhưng không ngờ, họ chiếm là chiếm đứt luôn đất của mình.
            Mà tôi cho rằng vào thời điểm ấy, nhiều người cũng nghĩ như tôi, là Trung Quốc lấy Hoàng Sa cho VNDCCH.
            Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà VNDCCH không có phản ứng gì.

            BBC: Thưa ông, có cáo buộc là chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu đã "làm mất Hoàng Sa", không hiểu ông nghĩ sao?

            Ông Nguyễn Đình Đầu: Không đơn giản như thế. Lúc ấy, có quân đội VNCH được giao nhiệm vụ giữ Hoàng Sa, và đã có kháng cự mãnh liệt (với quân Trung Quốc).
            Bên VNCH bị chìm một số tàu, thương vong thì cả hai phía đều bị nhiều.

            BBC: Để khẳng định lại chủ quyền với các quần đảo đã mất, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?

            Ông Nguyễn Đình Đầu: Có hai vấn đề - đối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sử học... như chúng tôi, thì chúng tôi đưa ra những bằng chứng, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
            Chúng tôi có nhiều tư liệu bản đồ của cả Trung Quốc và các nước, trong đó nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, và Việt Nam có chủ quyền ở Biển Đông. Tất nhiên tài liệu của Việt Nam trong các thời kỳ cũng nói như vậy. Đó là trách nhiệm của chúng tôi công bố những tài liệu đó.
            Còn vấn đề giải quyết tranh chấp trên thực tiễn ra sao thì lại thuộc về phạm vi chính trị.



            .
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 01-05-2010, 09:46 PM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #7

              Trái Tim Việt Nam


              [flash=Page not found"></embed></object>]quality=high width=596 height=36 parameter=parameter_value[/flash]


              T_Q
















              Comment

              • #8


                1) Vùng dậy anh em ơi!
                Vùng dậy chị em ơi!
                Non nước đang mong đợi từng người
                Giặc Bắc kia tham lam mù tối
                Tàu chúng đang bao vây đảo khơi
                Người chúng đang xâm nhập mọi nơi
                Trên núi cao, đất sâu, biển khơi...

                Hoàng Sa lên sấm sét
                Giáng xuống quân ngoại xâm
                Miền Nam, quân anh dũng
                Đã viết trang sử xanh (*)

                Trường Sa khơi sóng biếc
                Cuốn hết quân tàn hung
                Việt Nam gương anh dũng
                Quét hết quân thù chung!

                2) Vùng dậy anh em ơi!
                Vùng dậy chị em ơi!
                Quân ác đem dân lành đợ hoài
                Một miếng cơm đong bằng đọi máu
                Một kiếp sinh không hơn củ khoai
                Tựa chó trâu trong chuồng đoạ đày
                Ai đoái thương kiếp dân Việt này!

                Cùng Dân Oan tiến tới
                Tháo hết gông cùm xưa
                Cùng anh em đưa lối
                Đất nước qua Tự Do!

                Việt Nam quen tranh đấu
                Sống chết ta ngại đâu!
                Vì tương lai em cháu
                Quyết tiến lên cùng nhau!

                3) Vùng dậy anh em ơi!
                Vùng dậy chị em ơi!
                Muốn đánh tan quân thù đời đời
                Phải quét cho quê nhà sạch bóng
                Bọn ác gian đang làm khổ dân,
                Rồi nắm tay Trong, Ngoài một lòng
                Dân nước Nam tiến lên một dòng!

                Vùng lên như bão táp
                Cuốn hết quân sài lang
                Đoàn thanh niên Áo Trắng
                Chí lớn theo triều dâng!

                Liềm cong ta kéo xuống
                Búa lớn nung thành vôi
                Nhìn ra xem thế giới
                Hãy tiến lên bạn ơi!..



                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 16-06-2011, 06:40 PM.

                Comment

                • #9

                  Tiếng Hát Vang Lên Trong Đêm Tối
                  Hình hài, một con người
                  Nhưng có phải là con người hay không
                  Mà sau mươi năm hơn, sông hờn núi hận
                  Đất trời, ngập lệ oán than
                  Tiền đồ một dân tôc
                  Đang rơi vào vực sâu
                  Mà chủ nghĩa hoang vu
                  Lại là đáy vực sâu
                  Bao nhiêu năm trời
                  Vẫn vẫy vùng trong tội lỗi, u mê
                  Ôi dân tộc mãi thấp hèn
                  Đất nước cứ lầm than
                  Bao thế hệ, đi vào ngõ cụt, không lối ra
                  Từng dòng suối, khu rừng
                  Gục đầu dâng hết cho ô bang
                  Đỉnh cao trí tuệ, là tột đỉnh dã man
                  Là tột đỉnh nghèo nàn
                  Đầy tham nhũng, bất công
                  Sáng suốt và thông minh
                  Là đàn áp độc tài
                  Là tráo trở khôn lường
                  Là máu nhuộm quê hương
                  Hình hài, một con người,
                  Nhưng có phải là con người hay không
                  Mà đuổi cùng giết tận
                  Đào bới những nấm mồ
                  Trên đường lạc bước lưu vong
                  Mẹ Việt Nam ơi, mẹ Việt Nam ơi
                  Có câu kinh nào, dễ hiểu và thứ tha
                  Cho con xin khấn tặng một nhóm người
                  Mà dân tộc này phải dấu trong lòng
                  Một nỗi nhuốc nhơ.
                  [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=BTn8ntLOhY0"]YouTube - &#x202a;Bất Hạnh một Dân Tộc Nhạc Nguyễn Trần Lê Minh&#x202c;&rlm;[/nomedia]

                  (Nhạc Nguyễn Quyết Thắng - Du Ca)
                  Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 16-06-2011, 07:10 PM.

                  Comment

                  • #10

                    BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

                    Comment

                    • #11

                      Phát hiện sách giáo khoa thời vua Tự Đức dạy về Hoàng Sa

                      VnExpress – Thứ năm, ngày 23 tháng sáu năm 2011

                      Giảng viên Trần Văn Quyến, Khoa Xã hội, ĐH Phú Xuân Huế, vừa công bố phát hiện bản đồ trong Khải đồng thuyết ước, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán thời vua Tự Đức, có vẽ về Hoàng Sa.


                      Phần đảo Hoàng Sa được khoanh ô vuông &#x …
                      Phát hiện đặc biệt này được tác giả công bố trong bài viết: “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” trong khuôn khổ đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng” do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện và sắp được nghiệm thu.
                      Giảng viên Quyến cho biết, sách được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu Tự Đức thứ 6 (1853) và được sử dụng trong tất cả trường học ngay từ đầu đời Tự Đức cũng giống như sách giáo khoa ngày nay.
                      Sách dạy nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân) với nhiều ưu điểm như dạy sử Việt Nam, những ghi chép về sản vật, kiến thức về xã hội (nhân sự, niên hiệu nước Việt Nam qua các đời); thiên nhiên (thiên văn, địa lý); cách tu dưỡng bản thân. Sách có hình vẽ bản đồ Việt Nam, mặt trời, mặt trăng, thân thể con người… Vì là sách giáo khoa nên đã được khắc nhiều lần trải qua các triều vua.
                      hoang sa
                      Bản đồ Hoàng Sa trong Khải đồng thuyết ước có tên là "Bản quốc địa đồ" thuộc các trang 15-16 của sách. Trên bản đồ ghi vị trí các tỉnh, ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long. Sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc từng tỉnh
                      "Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ Hoàng Sa Chử, có nghĩa là bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, giảng viên Quyến nói.
                      Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, đây là một tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Khải đồng thuyết ước là sách giáo khoa in dưới triều Tự Đức, dùng để dạy cho trẻ em, trong đó có in hình bản đồ Đại Nam và trên đó ghi rõ địa danh Hoàng Sa chử (bãi Hoàng Sa). Điều này chứng tỏ triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền biển đảo của tổ quốc và đưa vấn đề này vào sách giáo khoa để giáo dục trẻ em.
                      "Với việc phát hiện sách Khải đồng thuyết ước, lần đầu tiên chúng ta biết được có một cuốn sách giáo khoa của chế độ phong kiến đã đề cập đến chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì thế, tôi cho rằng phát hiện này rất có ích, nhất là đối với việc tuyên truyền giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ”, TS. Trần Đức Anh Sơn khẳng định.
                      Ngày 15/6 vừa qua, giảng viên Trần Văn Quyến đã có bài tham luận về hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử tại hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa”. Trong đó, việc công bố bản đồ Việt Nam trong sách Khải đồng thuyết ước có vẽ về Hoàng Sa được đánh giá cao.
                      Văn Nguyễn
                      -ÔNG TRỜI CÓ MẮT ! Sử sách đã ghi lại và đưa vào sách giao khoa giảng dậy , nghìn năm xưa vẫn còn đó . Chứng cứ sát thực , cần phổ biến thông tin này rộng khắp , hãy cho thế giới biết Hoàng sa va Trường sa là của VN không ai có thể làm thay đổi được sự thật này .
                      Bộ GD&ĐT Cần đưa vào sách giáo khoa địa lý VN để giảng dậy cho thế hệ ngày nay và mai sau, phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ mảnh đất, biển đảo thuộc chủ quyền Tổ quốc Việt nam !
                      Cám ơn Giảng viên Trần văn Quyến đã cho thông tin kịp thời, xin nhà nước Vn hãy cho in ấn thành nhiều tiếng Quốc ngữ và chuyển tải thông tin trên báo mạng thế giới, khẳng định chủ quyển của VN là nói có sách không như những lời vu cáo và bịa đặt của nhà cầm quyền china.
                      Đất nước VN mãi mãi là chủ quyền của nhân dân VN, không cho bất kỳ kẻ thù nào xâm lược
                      -Từ Triệu, Đinh, Lý , Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán , Đường , Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương..." Bình Ngô Đại Cáo( Cáo Bình Ngô) của Nguyễn Trãi. Chắc chúng ta, mỗi người dân Đất Việt khi được cắp sách đến trường đều sẽ mãi không quên câu nói " bất hủ" này! Đó là niềm tự hào dân tộc, là trang sử chói lọi của Đại Việt. Tổ Tiên chúng ta đã dựng lên một Đại Việt huy hoàng với những trang sử chói lọi, với những bậc anh hùng kiệt xuất...Còn chúng ta, những thế hệ con cháu ngày nay, chúng ta phải làm gì để " xứng đáng" với truyền thống đó ?
                      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 23-06-2011, 01:15 AM.

                      Comment

                      • #12

                        Ngàn Năm Thăng Long, một mốc điểm cao quí của lịch sử dân tộc, đã trở thành biểu tượng của khoe khoang phung phí, của lòng chai đá trước cảnh khốn cùng của dân nghèo trên cả nước, và của những khối óc nô lệ sẵn sàng quì gối trước từng đòi hỏi của Bắc kinh.

                        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 22-07-2011, 06:12 PM.

                        Comment

                        • #13

                          Comment

                          Working...
                          X
                          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom