• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bia đá

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bia đá

    Bia đá
    Hồ Đình Nghiêm
    “Trăm năm bia đá cũng mòn
    Bia chai cũng bể chỉ còn bia ôm”
    Ca dao Việt-nam đương đại

    chutluulai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Mới sáu giờ, mặt trời đã rụng xuống sau chùa. Cây cao niên và tường rêu ngói ẩm như biết thu hút bóng tối. Tà dương dâng tràn. Những chân mây tím thẫm thôi bay, những bóng điện bắt đầu thắp sáng, lung linh phố phường phía bên kia sông. Sông là giãi lụa xanh uốn lượn ôm lấy chùa, đò trôi ngang thảng hoặc nhưng tuyệt chẳng một lần cập bến. Chùa đoạn lìa với mọi thứ, hoặc mọi vật đều chẳng muốn phá vỡ nỗi tịch lặng của chùa chiền. Buổi chiều, do đó, ngây dại một nỗi buồn. Trầm tịch bóng hoàng hôn xâm thực từ tốn cái khuôn viên luôn chôn chặt thứ không gian đầy u ẩn.

    Muốn xuống sông lấy nước, những chú tiểu phải bước đủ bốn mươi chín bậc cấp bằng đá. Gánh nước lên theo lộ trình cũ và con tim co thắt có khi đếm lộn, mệt mề dốc đứng vã mồ hôi. Những tảng đá trũng khuyết như minh chứng giùm: Đã có biết bao sư rời chùa với viên mãn một quá trình tu tập. Sông không bao giờ cạn, cũng như việc học vốn vô đáy, bởi thế chữ viên mãn chỉ là một cách nói đầy ước lệ. Ai cũng hiểu núi này cao thì ắt hẳn sẽ có núi khác cao hơn, trùng điệp.

    Khi dứt tiếng chuông chiều, nghe lời dặn ban sáng của sư trụ trì, chú tiểu An Lạc đi hết chiều dài khoảng sân cát hai bên nhờ nhợ từng bụi hoa trắng mọc cách khoảng như đứng chỉ đường. Một bóng đen ngồi trên tảng đá lớn, chẳng vọng động như người với đá chỉ là một, dính liền tựa hình khối một bức tượng. Ngồi đâu lưng nhưng biết nguồn cơn của làn gió nhẹ vừa xô tới. Nói mà chẳng quay đầu:

    - Con ngồi xuống, kề cận bên ta.

    - Dạ.

    - Con ở đây được mấy năm rồi?

    - Dạ, hơn mười năm.

    - Hai năm trước, vì cứu người thầy đã bơi qua dòng sông. Con còn nhớ không?

    - Con còn nhớ. Lúc ấy trời vừa sáng, và hình như đang mùa mưa lũ. Trời lạnh.

    - Ừ, đã hai năm. Sông nước ngoài kia vẫn thế mà sức khỏe thầy thì tuồng như hao hụt, xuống thấp, gần cạn kiệt. Nói dại miệng chứ giờ này nhác trông có ai sẩy chân vùng vẫy dưới sông e thầy bất lực chỉ có nước đứng hô hoán. Con có biết bơi không?

    - Dạ không. Hoặc đúng hơn con chưa thử qua. Sông chỉ đẹp ở bề mặt, phía dưới nó chứa đầy những hiểm nguy. Phải không, thưa thầy?

    - Giải thích thì phải dài dòng, phải lấy sở học mà minh chứng. Tạm thời, con hiểu như vậy cũng chẳng có gì sai trái. Bản thân của sự vật đều luôn có ở đó hai mặt. Sáng, tối. Đẹp, xấu. Hiền lành, dữ tợn…

    Sắc màu nhờ nhợ đã rút đi, bóng tối vây chặt lấy họ. Sông trôi dưới kia như con mãng xà đen đúa yên lặng trườn mình ngang qua. Biết chắc đó là sông vin nhờ vô con đò có thắp ngọn đèn dầu di động đốm lửa đỏ quạch chòng chành theo tay chèo ngược gió. Chú tiểu ngó theo, cho đến khi đốm sáng khuất lấp sau đám lau sậy mọc rậm tựa một tấm màn tre. Hai năm trước, sư trụ trì đã thất bại trong việc cứu người. Chẳng tường tận nguyên nhân, nhưng sau đó mọi người nhìn ông đóng cửa căn phòng hậu liêu để tự nhốt mình ngồi diện bích cả tháng trời. Tịnh khẩu, không nói năng. Sự im lặng như một sám hối, đồng thời khiến người ta nghĩ tới điều gì thật khúc mắc của nội tình. Nghĩ trong lòng nhưng chẳng một ai đưa ra câu hỏi.

    - Con đã qua phía bên kia sông lần nào chưa?

    - Dạ chưa.

    Chú tiểu trả lời. Thị trấn bên ấy như một thế giới khác, xa xăm. Giờ này thì nó lung linh đèn đuốc tựa một bức tranh nửa hiện thực nửa như ảo ảnh.

    - Thế mười năm loanh quanh ở đây con chưa hề một lần rời chùa?

    - Dạ có chứ. Nhưng chỉ đi xuống chợ phía dưới chân núi. Con theo mấy anh gánh rau quả đi đổi gạo muối. Mùa hè nào chùa mình cũng thu hoạch được nhiều hoa màu.

    - Ư, phải. Thế thì con lãnh hội được điều gì ở mỗi một lần xuống núi?

    - Con không hiểu ý thầy…

    - Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tiếp xúc với người bên ngoài con thấy sao?

    - Hình như đa số họ chẳng mấy thiện cảm với bọn con. Ở chợ, con nghe họ nói những điều chướng tai, không hay.

    - Chuyện gì?

    - Họ bảo tất cả những cặp trai gái, những đôi vợ chồng lên đứng chụp ảnh với cảnh chùa thảy đều bị li tán chia lià đổ vỡ sau đó. Chùa mang điềm bất thường cho lứa đôi.

    - Thật sao? Họ còn ác khẩu điều gì khác?

    - Có người nói hoàng hôn nghe tiếng chuông chùa thì bỏ đũa chẳng buồn ăn cơm, đêm nằm trằn trọc những muốn nổi loạn đi làm chuyện xằng bậy Tiếng chuông vang dội đi xa, rót vào lòng người những thông điệp ám tối, xúi dục tựa ma qủi. Chùa từng là nơi ẩn náu an toàn cho bọn sinh viên tụ tập, lên Trường sơn, đi theo mặt trận giải phóng…

    - Mô Phật! Đất nước tuy yên tiếng súng nhưng lòng dạ con người giờ này tao loạn đến mức không tưởng nổi. Mạt pháp!

    - Còn chuyện này thầy cho phép con mới nói ra.

    - Ngần này tuổi, thầy đã trải qua biết bao điều gần như oan uổng. Thảy đều nghiệp chướng. Con chớ ngại ngần.

    - Họ đồn đãi với nhau thầy là nhà sư quốc doanh. Con không hiểu chữ quốc doanh, nhưng mơ hồ nhận ra đó là chữ chẳng mấy đẹp, đầy ác ý.

    Nhà sư cúi đầu, tay lần chuỗi hạt, giây lát sau thở dài:

    - Thầy yêu qúi vô cùng câu nói của Thích ca: “Cái cuộc đời mà mình luôn bất bình này chưa chắc đã hiện hữu, niềm đau khổ hằng dấy lên trong tâm cũng vì mộng tưởng mà ra!” Con hãy nhớ lấy một điều, có những lời mình phải trân trọng cất giữ trong hồn, cũng như có những lời mình phải biết bỏ ngoài tai, cố quên đi. Hôm nay đây thầy gặp riêng con để chỉ nhờ con giúp thầy một chuyện. Con là người nhỏ tuổi nhất trong chùa nhưng là người thầy đặt nhiều lòng tín nhiệm. Có những sự việc mà thành đạt được, căn nguyên là do ở tính hồn nhiên. Con có sẵn lòng giúp thầy không?

    - Thưa thầy, trong tất cả những bài học con gắng sức thông hiểu thì giúp người có lẽ là bài học đầu tiên. Xin thầy cho phép con được trả chút công ơn thầy từng cưu mang dưỡng dục.

    - Con xuống núi, đường đi khổ ải nhiều chông gai và cạm bẫy, con có sờn lòng không?

    - Đó là một cách thực hành những điều mình đã học. Qua đó con sẽ trưởng thành. Xin thầy hãy cho con cơ hội.

    - Tốt. Thầy không nhìn lầm người. Thầy đã viết sẵn một lá thư. Thầy đã vẽ sẵn một bức họa đồ. Cảnh vật, địa hình có thể sẽ đổi khác, cho nên để con dễ tiếp cận mục tiêu, thầy có ghi chú thêm những thông tin, những chi tiết. Bấy lâu dè xẻn được một số tiền, thầy sẽ trao hết cho con lận lưng làm hành trang ngày mai đi dọ hỏi giùm thầy tung tích một người thất lạc từ hơn hai mươi năm. Một tháng trời cả đi lẫn về, liệu thời gian ấy có đủ cho con không? Một tháng. Bởi thầy biết cơ thể của mình chẳng thể chịu đựng lâu hơn. Thầy tự gia hạn sự có mặt ở cõi trầm luân này đúng ba mươi mốt ngày. Thầy đợi chờ tin vui từ con. Gắng giúp thầy mở rộng nụ cười lần cuối.

    - Con xin gắng sức.

    - Thầy thật băn khoăn, bất an vì đã đặt lên vai con thứ trọng trách quá nặng nề. Thầy đặt tên cho con là An Lạc. Con hiểu hai chữ ấy không?

    - Dạ hiểu.

    - Không bao giờ con làm ta thất vọng cả. Con là người học trò yêu mến nhất mà ta có. Con muốn hỏi điều gì không, hở An Lạc?

    - Thưa thầy, điều duy nhất con muốn hỏi là mười năm trước, ai là người mang con đến gửi chùa này?

    - Con muốn truy tầm lí lịch? Ừ, thầy xin trả lời. Đó là một người đàn ông. Ông hứa sẽ trở lại nhưng mãi bặt tăm. Ông ấy là cha con, ông nhờ thầy chăm sóc bởi quanh ông chẳng còn ai. Ông đã khóc khi quay lưng rời chùa.

    - Ổng đi đâu?

    - Cha con là sĩ quan. Ông thua trận, ông lẫn trốn một thời gian và sau rốt ông quyết định đi trình diện chính quyền mới. Đã mười năm, thầy nghĩ cha con đã chết, bởi người ta, không ai có thể chịu đựng một bản án vô thời hạn ở chốn rừng thiên núi độc. Nếu điều đó sai thì còn tình phụ tử. Một kẻ làm cha… Con hiểu không? Có điều gì khuất tất mà mình chẳng thể ngờ được. Đau khổ lắm! Đoạn trường lắm! Thôi con chuẩn bị đi ngủ là vừa, lấy sức cho ngày mai.


    An Lạc mỗi ngày ăn hai bữa. Mỗi bữa một vắt cơm chấm mè rang muối. Trước khi ăn đọc một câu chú, một đoạn kinh và đưa tay rà soát cái ruột tượng mà thầy cẩn thận khâu vá cho đúng với số đo trên cơ thể An Lạc. Dấu kín trong người tựa một trang kinh huyền nhiệm. Chú lấy am miếu hoang tàn mà nghỉ ngơi, nương nhờ vô nghĩa trang vắng tẻ mà ngủ ngáy. Chú nguyện với Thổ địa, sẽ chịu muôn vàn đớn đau trong chuyến xuất hành này miễn đánh đổi được một kết quả như lòng mong mỏi của thầy. Ngày thứ ba, theo bản đồ thầy vẽ, An Lạc đến được thị trấn Đông Tây. Chỗ này phát triển sầm uất, nhà cao cửa rộng, những bảng hiệu sáng đèn chớp nháy rậm rật và luôn sôi động cuốn hút đủ mọi âm thanh. Tiếng rao hàng, tiếng chửi rủa tru tréo, tiếng người lớn cười, tiếng con nít khóc, tiếng động cơ xe gắn máy nổ chát chúa… Ở chùa không khí trong lành, tịch lặng ngưng đọng; ở cõi ta bà này nhiều bụi bặm và quá loạn mùi đồ ăn hỗn tạp chiên xào củi lửa, khói dật dờ vây đầy lối đi xanh xám mù mờ. Người ở phố thị nên ăn vận có phần diêm dúa, bước ra từ tường cao cổng kín xiêm y màu mè toàn hàng độc tuồng muốn khoe của, lại có hạng khố rách áo ôm, vô gia cư, đàn đúm lại mà ăn ngủ vỉa hè coi cảnh màn trời chiếu đất là chuyện hẳn nhiên chẳng quan hoài tới nghịch cảnh, không để tâm tới số phần rớt mồng tơi. Cho nên bức tranh phồn hoa đô hội kia tuyệt đối không hài hòa, xấu xa sự cách biệt hố sâu giữa hai giai cấp. Nhìn vào biết ngay chân tướng ai là kẻ thắng đứa nào là kẻ xuội lơ đầu hàng. Áo màu lam hai ba chỗ vá, bụng chẳng bao giờ no cơm đạm bạc, An Lạc tự biết phận mình cũng gần như thành phần bị bóc lột, cho nên chú lẫn tránh những lối có đồn bót cửa quyền có cơ quan nhà nước bài trí sự hung hãn của họ qua sắc màu đỏ thắm. Chú sợ bạo lực, thậm chí những điều nhỏ nhặt cũng làm lòng chú hoang mang, tỉ như bắt gặp hình ảnh con chim hoảng loạn bị nhốt trong lồng chật, dáo dác tiếng kêu nghe ai oán, não lòng.

    Dò đúng với bản đồ, An Lạc dừng chân ngó người đàn ông ngồi thu lu bên cái tủ nhỏ bày bán những bao thuốc lá ngoại quốc. Sau lưng ông, căn nhà mở rộng cửa và đó là một tiệm ăn đang hồi đông khách.

    - Thưa chú cho con hỏi. An Lạc nhỏ nhẹ gióng tiếng dò chừng.

    - Muốn xin một chỗ ngồi bán vé số phải không?

    - Dạ không. Con chỉ xin hỏi cô Phạm thị Thuận Hóa có còn ở trong ngôi nhà ấy không?

    - Chẳng biết. Quán nhậu đó toàn cả bọn đàn ông ăn tục nói phét. Dường như chốn ấy không phải là nơi đàn bà lai vãng. Chủ tiệm tên Nguyễn Thần Kinh chứ nào có ai là Thuận Hóa? Có lộn chỗ không?

    An Lạc tần ngần, dõi trông, tỏ vẻ rối trí.

    - Không tin, có thể mạnh dạn vào trong ấy mà hỏi.

    - Thưa chú, họ đang ăn thứ gì vậy?

    - Có đi học không? Hay mù chữ? Chẳng thấy chữ viết to đùng bay bướm nơi tấm bảng ấy sao? “Cờ Tây. Ở đây chuyên trị Cầy tơ”.

    - Cầy tơ là giống gì?

    - Chú em người miền nào trôi sông lạc chợ tới đây? Người Kinh hay dân tộc thiểu số? Họ ăn nhậu thịt chó đấy. Cầy là tuất là khuyển là chiendog là gâu gâu. Không chó thì là gì?

    - Tội lỗi! Chó mà cũng bị làm thịt nữa sao? Thật là bất nhân!

    - Thôi đi ông thánh. Nó ngon tới độ nhức răng. Ngon hết biết! Dân nhậu đang hoảng vì chúng khan hiếm dần. Người ta xực cho tới hồi chúng tuyệt chủng luôn.

    - Khi Phật rũ bỏ mọi thứ, ngồi tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề, trong muôn loài, chó là con vật đến bên Phật sớm nhất.

    - Thôi đi ông cụ non. Ý cụ nói gì chúng cháu đếch hiểu.

    - Có nghĩa là trong muôn loài, chó là con vật thiết thân nhất, có thiện cảm với loài người. Trung thành, một dạ thương yêu chủ có khi hơn cả người đối với người. Và con người thì đã thui chột cảm tính, đánh mất tánh bản thiện Tội lỗi!

    - Thưa tiá. Tiá ngôn ở đây thì chẳng sao, chớ bước lên ba bậc cấp của quán nhậu ấy mà ăn nói linh tinh kiểu đó chúng úynh cho bỏ mẹ. Đánh đến rách cái lai quần vẫn cứ hồ hỡi đánh. Có sáng mắt sáng lòng thì sớm đi cho con nhờ.

    Người đàn ông xua tay như đuổi tà trong khi có kẻ mặt đỏ từ trong quán bước ra:

    - Lấy cho tôi bao ba số đại ca.

    - Hôm nay bảnh vậy? Mua nguyên bao.

    - Ừ, của đút lót, mình hút thế chó nào được. Nghe qua tên Mắt Bò chưa?

    - Sao đây? Một thứ thực đơn hay bảng hiệu một tiệm nhậu?

    - Làm gì có. Mắt Bò, cái tay này tuổi trẻ tài cao, đang khuấy động võ lâm đây.

    - Ủa, sao ngồi hóng tin ở đây mà tôi lại chẳng hay biết.

    - Thằng này con vô thừa nhận, hồi trước nó ở viện dục anh, chẳng học hành, kiếm cơm bằng cách đi làm ở lò sát sanh. Ôi, chuyện này dài, kể hết cũng khô hơi luôn.

    - Cứ kể nghe chơi. Đánh đổi bằng điếu thuốc. Này, hút đi.

    - Ừ, tôi thích sòng phẳng. Anh biết lò sát sanh rồi chứ gì? Là nơi chuyên hạ heo bò, xẻo thịt bán cho chợ búa. Bò là con vật kỳ lạ, nó linh cảm biết trước cái chết đang gần kề và nó khóc anh ạ. Cái thằng mang hỗn danh Mắt Bò kia động lòng hay sao thì mình chẳng rõ, hễ thấy con bò nào khóc thì nó đưa tay ra chùi rồi lại dụi vào mắt mình. Cứ thế ròng rã lao động mười năm trong lò sát sanh, giờ này hai con mắt nó biết nhìn xuyên thấu qua thế giới khác.

    - Là sao? Chuyện hoang đường kỳ ảo thế?

    - Nó thấy sự chuyển dịch đi lại người của cõi âm. Tóm tắc, nó thấy ma như cơm bữa. Ngán chưa? Người đời không tin. Người đời trắc nghiệm và nó phán không sai trật một mảy may.

    - Chẳng hạn?

    - Chẳng hạn ông cố hoặc bà nội anh chết tự thuở nào. Anh chỉ còn giữ hình ảnh của tiền nhân ở trong mấy cuốn album, anh cắc cớ tìm nó, bảo mày có ngon tả hình dáng ông cố bà nội tao coi. Nó nhắm mắt trong phút giây rồi nói rành rọt tựa hồ nó từng xem mấy tấm ảnh cũ kỹ kia. Y phục cắt may kiểu cọ ra sao. Dấu vết dị hình trên mặt như thế nào. Chột, sẹo, nám, tàn nhan nốt ruồi, râu ria, tay chân mình mẩy nói ngọn ngành không chừa một phân ly. Đúng y bon.

    - Nó ờ đâu giờ này?

    - Giờ này nó ở trong ngôi nhà to nhất đường Hai tháng Chín. Đời nó phất và nó sắp thành đại gia. Và có lẽ nó sẽ mang cái tên khác. Mắt Bò thì nghe kinh, mấy em người mẫu chân dài nghe cũng thấy ớn.

    - Chuyện thấy ma qủi mà cũng mang lại sự sang giàu sao cha nội?

    - Sao không? Ngoài Hà-nội người ta có tiền đô từng va-ly, người ta vào tìm nó hỏi thăm con em họ trong chiến tranh chống Mỹ xác thân vùi dập chỗ nào? Ôi dào, kinh doanh kiểu đó phải thuê người hiền lành như chú em này ngồi đếm bạc giúp nó. Đếm mỏi tay.

    An Lạc hỏi:

    - Nếu tìm người thân thất lạc hai mươi năm mà người ấy chưa chết thì liệu ông Mắt Bò có biết cách chỉ đường không?

    - Em hỏi câu gì ngặt nghèo thế? Nó có phải công an đâu. Nó không chơi với người sống, nó mặn người chết hơn.
    Ông bán thuốc lá bình phẩm:

    - Trường hợp thằng Mắt Bò thuộc loại ngoại lệ. Nó đâu có mong mỏi cái ngày giàu sang này. Có nghĩa là nó chẳng rắp tâm lựa chọn, mặc cho cuộc đời đẩy đưa. Nếu được chọn lựa, tao lựa nước mắt con gì đó bôi vô mắt mình để chỉ mong có biệt nhãn nhìn xuyên thâu áo quần của chị em phụ nữ đi qua lại dập dìu trên con đường này.

    - Tội lỗi!

    Người bán thuốc cười ré lên.

    - Sao mày ưa xài chữ ấy thế? Xã hội này ai cũng mang tội ngập đầu, ai cũng xuống tới bảy tầng địa ngục. Ma qủi ngon cơm hơn bọn mình, bởi họ chết ở cái thời điểm thanh bình ngày xa xưa. Mày hiểu không? Mày mặc áo lam như kiểu gia đình Phật tử, vậy chớ mày biết câu đời là bể khổ tình là giây oan không?

    - Thôi, chào chú con đi.

    - Phải. Đi tìm thân nhân là vừa. Đứng láng cháng ở đây cả mày lẫn tao đứa nào cũng phải nực gà, nổi nóng.

    Trời xuống sắc, hoàng hôn chờ chực đàng sau những cao ốc, đợi những ngọn đèn đường sẽ đồng loạt cháy đỏ. Thành phố này quá lớn rộng và An Lạc thấy chúng sinh, thấy bản thân đều nhỏ bé, tựa giọt nước mắt rơi vào lòng biển cả, tựa hạt bụi xô giạt trong gió, tựa chiếc lá trong rừng thu đổi màu. Tung tích của Thuận Hóa cũng thế, là con cá nằm dưới một dòng sông mênh mông chảy chẳng bến bờ. Giờ này, chữ duyên trong nhà Phật là chữ có khả năng mang tới niềm tin cho An Lạc. Chú biết chắc cuối cùng chú sẽ đối diện với người mà chú hằng khấn nguyện xin được gặp mặt. Khi người ta trang bị một lòng thành để đi tìm, họ vượt qua những gian khó và họ sẽ nhìn thấy điều ẩn khuất chờ đợi. Đó là một sự trả công tất yếu.

    Ngày thứ năm, theo thông tin của một người đàn bà giặt chiếu bên sông, An Lạc lên đò trôi nổi tới thị trấn Bắc Nam. Chú đã rút từ ruột tượng tờ bạc thứ ba dùng để trang trải vào những việc chẳng thể dè xẻn, tằn tiện. So với những phố phường từng bỏ lại sau lưng, thị trấn này xô bồ, đông đúc và hỗn tạp hơn vạn lần. Người da trắng, người da màu, dân ngoại quốc tứ xứ cũng chen vai thích cánh đi đứng loạn xị giữa phố. Sành điệu và ma mãnh gấp trăm lần An Lạc. Trong đám đông nếu có ai muốn kiếm ra một đứa người nước ngoài, họ sẽ đồng loạt đưa tay chỉ vào bộ mặt ngơ ngác của An Lạc: Nó đấy. Nếu không đúng, hẳn nó vừa từ dưỡng trí viện trốn chạy ra. Nó hiện thân của thứ quá khứ mà ta muốn chôn vùi. Nhìn nó, ta buộc lòng phải hồi tưởng lại vết cắt thương đau của năm 75. Hoảng loạn, tả tơi. Mặt cắt không còn hột máu. Tán loạn, đổ vỡ, phân lìa, ly loạn. Trù dập, tù tội, cưỡng bức. Một vết thương không bao giờ thành sẹo. Đã bao nhiêu năm trôi qua, sao tự dưng giữa đời sống đương đại văn minh vật chất này lại lòi ra một thằng người “cũ kỹ” dường ấy?. Sao nó có thể sống sót? Sao nó có thể bắt kịp với thời đại? Ngôn ngữ nó dùng cũng thế. Nhỏ nhẹ, lễ độ, phép tắc. Những thứ mà chúng ta đã đánh rơi theo chiều dài lịch sử, từ đổi mới cho tới kinh tế thị trường.

    - Dạ thưa thím, cho con hỏi cô Thuận Hóa có phải thuê nhà ở đây không?

    - Dạ thưa bác, làm ơn chỉ giùm con lối nào để đến đường Cách mạng tháng Tám?

    - Dạ thưa anh, em nhận sự ủy thác của một người và em hứa chu toàn công chuyện để người ấy an lòng đi vào giấc ngủ ngàn thu.

    - Dạ thưa cô, để con gánh nước giúp cô. Con quen việc ấy rồi. Con không lấy tiền trả công đâu. Chi xin cô chỉ bày ngõ nào đến đường Nam kỳ khởi nghĩa.

    Ngày thứ tám, An Lạc đứng trước một cánh cửa đóng kín. Cửa đen đúa, chạng vạng làm nó thêm thẩm màu. Gõ đi, cửa sẽ mở. An Lạc nhớ, hình như câu đó nằm trong Thánh kinh. Ngay tình mà nói, kinh Phật hay kinh Koran, thảy đều có những điểm trùng hợp tựa thế. Đã là kinh sách, chẳng ai nhẫn tâm rao truyền xúi dục những điều sai lầm cho chúng sinh. Biên tập lại, hoàn chỉnh nốt những điều tốt lành, càng xa những điều hoang tưởng càng qúy. Người ta đọc, trí tuệ được khai mở và tùy nhân duyên phẩm hạnh đức độ của từng người, họ tiếp nhận chúng, thực hành và giúp bản tính ngày một hoàn thiện. Không nở bề ngang cũng mạnh bề dọc. An Lạc gõ. Từ nhẹ nhàng đến mạnh tay. Khoảng năm phút thì cửa mở. Phía ngoài tối, phía trong thắp sáng ngọn đèn néon dài tám tất, tô một đường viền rạng ngời quanh cơ thể người con gái. Người ấy tay còn nắm chốt cửa, cô vẫn đứng án lối chờ đợi tiếng xưng hô của người khách đường đột.

    - Dạ thưa chị cho em hỏi có cô Thuận Hóa ở nhà không?

    - Em là ai? Nhìn em, đoán chắc là kẻ vừa vượt ngàn dặm đến đây. Em tên chi?

    - Dạ thưa em tên An Lạc. Dạ đúng, em trú thân ở một nơi xa xôi, hẻo lánh.

    - Vậy chớ em tìm Thuận Hoá với mục đích chi? Duyên do đâu mà em biết có một người mang tên Thuận Hoá?

    - Có người nhờ cậy, có người bày đường, có người mong mỏi ngóng tin, có người viết thư cho cô Thuận Hoá. Xin chị giúp em, có cô Thuận Hoá đó không?

    - Chị là Thuận Hoá đây. Tên đó chị đã xoá sổ, tự khai tử, giờ này chị tên Mộng Hằng. Chị thật ngỡ ngàng khi đã quá lâu mới có người thốt lên hai chữ Thuận Hoá. Thuận Hoá tựa như Sài-gòn vậy, thay tên đổi họ mất rồi. Ấy chết, vào nhà hẳn nói.

    Người con gái đóng cửa. Nhà nhỏ, có vẻ như cô sống một mình. Đồ vật không nhiều, có vẻ như cô chẳng mấy khá giả. Ngọn đèn xanh lét trên trần soi xuống vóc vạc cô làm An Lạc chẳng dám quan sát lâu. Cảm nhận có điều gì bất an đứng chờn vờn đâu đó. Cô mặc đồ ngủ, mỏng như giấy quyến dùng vấn thuốc lá, chẳng có nội y
    gì cả. Lơ đễnh hết biết. An Lạc nuốt nước miếng, người nóng như thể đứng sát lò nướng bánh mì. Sao chủ nhân không chảy mồ hôi, tỏ vẻ khó chịu. Quen với khí hậu bất thường đó ư?

    - Em có vẻ khát, để chị rót nước em uống. Em biết uống bia không?

    - Tội lỗi! Thưa chị, cho em ly nước lạnh thì em mang ơn.

    - Kỳ cục. Em xuất thân từ đâu mà ăn nói dường như khác thường.

    - Đây là lá thư em vượt ngàn dặm đường để mang tới cho chị đây. Vất vả khó nhọc như tảng đá trên vai giờ đây được trút bỏ xuống. Em rất hạnh phúc khi được đứng gần chị bởi cứ tưởng sẽ mất nhiều thời gian mới tìm gặp mặt. Chị hãy đọc lá thư phong kín này rồi chị sẽ thông rõ ngọn ngành, đầu giây mối nhợ.

    - Đưa đây. Chị sẽ đọc. Nhưng trước tiên chị có một đề nghị chẳng biết An Lạc có đồng tình không? Em nên lui nhà sau để tắm rửa kỳ cọ bụi đường, chị biết An Lạc đã kinh qua nhiều gian nan. Người ta nói: Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, điều ấy không sai nhưng cần bổ túc thêm, là cơ thể đó cần phải sạch sẽ. Đúng không?

    - Dạ, đội ơn chị. Em tính bày tỏ nguyện vọng nhưng lại sợ chị mắng. Em xin phép được tắm táp.

    - Lui đây, chị chỉ chỗ. Cái khóa nước nằm kia, cái vòi sen trên ấy. Trước khi mở nước An Lạc nhớ kéo tấm màn ny-lông lại. Trong hộp nhựa đó có đựng cục xà phòng. Cái khăn lông này chị mới thay, sạch, đừng ngại. Chớ sợ tốn nước, cứ xài thoả thích. Chị lên đọc lá thư đây.

    An Lạc thực thi theo những điều chị Thuận Hoá bày vẽ. Lần đầu tiên, chú tiếp cận với những thứ lạ lùng. Ở chùa, khi tắm, chú lội xuống sông, sâu tới ngang thắt lưng. Đứng giặt áo quần, dùng nó để quất từng luồng nước vào cơ thể. Hoặc không thì sau sân chùa, gần cội mai già có giếng nước mát, múc từng gàu lên, nhắm mắt dội xuống cơ thể nẩy nở của thằng con trai vừa kịp vỡ tiếng.

    An Lạc mở hộp nhựa, trong đó cục xà phòng màu hồng có khắc nông hình dáng con chim bồ câu. Hương mùi nhẹ toả và khi chà xát vào da thịt nó trơn tuột nổi bong bóng những luồng gợi cảm khó giải thích. Mùi thơm của nó mang đầy sự tăm tối u mê, bắt chú phải mân mê hưởng thụ thứ thống khoái chợt ùa tới. Chú sờ dương vật mình và kinh hãi thấy nó thay đổi khác thường. Nó như hăm he muốn đòi hỏi, vượt thoát điều cấm kỵ trái khuấy. Tội lỗi! An Lạc lẩm bẩm. Chú phải tự đánh thắng lấy bản thân. Chú tắt nước và chú nguyện sẽ sớm rời khỏi chốn này, về chùa chóng ngày nào tốt ngày đó. Nơi đây đầy bất trắc, chú chẳng an tâm, sợ quá trình tu tập của mình sẽ chóng bị hủy diệt.

    Đêm ấy, khi thức trên giường, đầu An Lạc nhức đau như bị ai dùng gậy đánh lén vào trán. Cơ thể rã rời tựa hồ vừa bơi qua sông rộng. Giường nệm êm ái thơm tho và hiện tại nó nhăn nhàu xộc xệch tả tơi. Nó là tấm gương soi rọi, qua đó An Lạc nhận biết toàn thân chú đang trần truồng. Từ đỉnh đầu đến gót chân, thần kinh nối liền ngang dọc thảy bải hoải, mạch máu chạy tán loạn rần rần, chuyên chở thứ cảm giác nửa mệt mỏi nửa mê say thích thú. Đầu óc An Lạc mụ mị, chú thực không nhìn ra chân tướng của sự vật, của nguồn cơn, của tỉnh thức hay mộng ảo chiêm bao. Trên đầu giường có thắp ngọn đèn vàng bóng nhỏ yếu watts, luồng sáng ấy như biết đổi hướng tập trung soi rọi vào cơ thể Thuận Hoá. Cô từ nhà vệ sinh bước ra. Không một mảnh vải dính da và đích thị cô là nguyên nhân, làm dấy lên trận động
    đất khốc liệt thật hoang đường. An Lạc nằm bưng mặt, thổn thức. Chú biết người chú vừa bị tổn thương, cái giống vật biểu tượng cho con trai đã thực sự sức mẻ. Chú khóc, từ nhỏ tiếng cho đến òa vỡ chất ngất. Chiếc gối có thêu hàng chữ mộng đẹp đã sũng nước mắt người con trai mười bốn tuổi đương thì.

    - Sao lại khóc? Hãy nhớ cho mình đã vừa hoá thân thành thằng đàn ông rồi. Một
    thằng đàn ông, nó không có quyền nhỏ lệ trước mặt đàn bà. Em hiểu không?

    - Chị đã làm gì tôi?

    - Chị biết em mệt mỏi nên giúp em ngủ ngon bằng cách cho em uống thuốc ngủ.

    - Rồi sau đó? Chị biết tôi là người tu hành sao nở ra tay bức hại đời tôi?

    - Bức hại. Ai bảo thế? Đã không mang ơn người ta còn dở thói ăn quàng nói xiên. Muốn ngủ với gái trẻ đẹp như chị người ta phải tốn bao nhiêu em biết không? Em là An Lạc, hãy khai tử cái tên ấy đi, chị gọi em là Khoái Lạc. Đã sướng chưa?

    - Tội lỗi. Có lẽ khi về chùa tôi sẽ không dám xuống tắm sông, sợ xác thân này làm ô uế dòng sông thơ mộng kia mất.

    - Mô Phật. Em càng nói chị càng yêu mến em. Chi đọc truyện Liêu trai thấy ma nữ muốn trẻ mãi không già thì chỉ có cách tìm trai tân bắt về để hút lấy dương khí. Cũng như trong Tây du ký, ma nữ hồ ly tinh đều thèm khát được ăn thịt Đường tăng. Chúng nó bảo thịt da kẻ tu hành đều bổ dưỡng, ngon không bút mực nào tả xiết. Em là kẻ tu hành, chị rất muốn mình được là ma nữ. Cuộc đời này chẳng có gì vui thú, chúng ta sum vầy đêm bảy ngày ba thì có chết xuống địa ngục cũng cam lòng.

    - Giết người có nhiều cách, xin chị đừng giết tôi bằng kiểu lạ lùng kinh khủng ấy. Nếu còn sót chút từ bi trong lòng xin chị hãy cho tôi sớm về chùa. Viết cho thầy tôi một lá thư để chứng minh là tôi có tìm đúng người thầy ngóng tin. Tội lỗi. Cứu người hơn xây am, xin chị cho An Lạc này một lối đi.

    - Em biết ông sư trụ trì trên chùa ấy là ai không? Là bố chị đấy. Trong thư ông cũng dùng lời lẽ lâm ly y như em vậy. Một người cha vô trách nhiệm như thế không nên đón nhận sự hồi âm. Đừng tơ tưởng. Ông vất mẹ con chị bơ vơ giữa cuộc đời điên đảo này, muốn sinh tồn chị phải làm nghề bán bia ôm. Em hiểu chữ bia ôm là gì không? Sớm ngày mai em về chùa, hãy thoát y trước mặt ông ấy. Em chính là lá thư mà ta đã cào cấu ngang dọc vết xước trên da thịt tối nay. Là ẩn ngôn, là thông điệp mà khi xem qua ông sẽ ngộ. Đời có vay có trả, chị nguyện sẽ ở đây tới mãn đời đợi ngày trở lại của em. Muốn chém muốn giết muốn làm tình làm tội làm mưa làm gió tùy ý. Đời ta bất hạnh từ nhỏ, xác thân này nằm trong vòng tay của biết bao thằng đàn ông. Ta không cạo đầu xuống tóc nương thân vào cửa Phật cũng là chuyện lạ!


    Mất ba ngày di chuyển, An Lạc về lại đường xưa lối cũ. Cảnh vật vẫn thế chỉ có lòng người luôn đổi thay, biến tướng. Sông kia vẫn vậy, êm đềm chẳng gợn sóng chỉ có tâm người mãi vọng động những sân si vô thường. An Lạc đứng dưới bậc thềm lòng chưa quyết có nên tìm gặp thầy để loan tin. Khi sự hồn nhiên vuột mất tâm thức ta còn đó nỗi dằn vặt khôn nguôi, nghe chuông đổ lòng những thêm bấn loạn khó nắm giữ niềm an lạc thảnh thơi. Râu ria mọc lún phún dưới cằm, An Lạc trông già đi, đến độ khi soi bóng xuống nước, sông kia vốn hững hờ cũng phải cau có bề mặt, sóng đồng tâm loang ra. Không phải đâu. Sóng ấy có do bởi một người vừa xuống múc nước làm khuấy động đó thôi. Người ấy múc đầy hai thùng nước, quay đầu lại rồi đực mặt khi ngó thấy An Lạc:

    - Ủa, em đã về rồi ư?

    - Dạ phải. Em mới về.

    - Mất bao lâu? Trông em giờ này đã trưởng thành như một kẻ lạ, một người của phố phường.

    - Thầy vẫn khoẻ?

    - Ô hay. Anh thật sơ ý! Đáng trách, đáng trách! Em xuống núi hai hôm thì thầy trở bệnh. Mọi người cố giữ bình tĩnh để tìm ra hai phương án: Thứ nhất, khẩn cấp đưa thầy xuống bệnh viện tỉnh. Thứ hai, đánh điện kêu cứu Thượng tọa Đại đức. Lại phải biểu quyết lần nữa sau khi nghe nhà thương loan tin phải mang thầy vào bệnh viện chuyên khoa để mổ tim. Sau khi biểu quyết, mọi người thống nhất với ý kiến của Thượng tọa: Muốn đấu tranh với thần chết buộc lòng chúng ta phải cho thầy ăn nhiều thịt cá cùng chất bổ dưỡng. Thầy ngã mặn, điều ấy cần cho sức khoẻ. Cơ thể phải chứa nhiều vitamin mới có sức chống chọi với phẩu thuật, với bệnh tình.

    - Và thầy đã phá giới?

    - Bắt buộc. Thực đơn nghe lâm ly bi đát, ngày hai bữa phải uống sữa ăn trứng gà cá saumon Alaska hấp với đậu Hòa-lan, thịt bò bíp-tết cùng khoai tây nghiền với bơ. Tráng miệng bánh kem caramel hoặc sữa chua. Đầu bếp do cái ông gì đó chuyên nấu cho khách sạn ba sao dưới phố. Cẩn thận và bí mật không nên để lộ ra bên ngoài. Đệ tử chúng mình tối tối gia tăng giờ trì chú tụng kinh mong thầy sớm bình phục. Chùa này thiếu mặt thầy thì chẳng còn gì để nói. Thôi, hãy theo anh lên chùa.

    - Em chưa lên được. Anh không thấy chuyện này kỳ cục sao?

    - Sao vậy? Kẻ tu hành chẳng nên chấp nê những điều nhỏ nhặt. Tùy hoàn cảnh, mình phải biết co giãn để đi cho hết con đường sạn đạo. Ông Lão Tử có nói:”Người sáng suốt nghe đạo thì gắng sức mà thi hành, người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tăm tối nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa?” Em đang nực cười hay sao đây?

    - Đạo ấy là đạo gì?

    - Đạo trường tồn. Nghệ thuật sống.

    - Anh giải thích chẳng được minh bạch. Em phải đi nhìn mặt thầy. Nhà thương nào hả anh?

    - Bệnh viện Trung ương.

    Trong ruột tượng còn sót chút tiền. Điều đó làm An Lạc chẳng ngần ngại, xẳng xái là đằng khác. Chú đi xuống núi như điệu bộ một cậu học trò vất sách vở xuống đất để đi săn đuổi những cánh bướm bay chập chờn trên đồi cỏ mượt. Lòng chú đã đổi, âm thầm chú nào hay. Nghe thầy ngã mặn thay vì lo âu, chú lại thấy sảng khoái. Chú đã ngủ với đàn bà, có thánh mới hiểu được cơ thể sung mãn giờ này đang thay da đổi thịt từng phút giây. Cứ nhắm mắt trong chốc lát, chú lại thấy rõ mười mươi đường nét có trên cơ thể Thuận Hoá. Tóc cô ta như rong rêu làm rối trí kẻ đang bơi. Ngực cô ta mềm mại, hạ thể cô ta ướt át; và toàn thể đó là thứ gì hoàn chỉnh nhất mà tạo hoá đã tốn công nhào nặn ra. Không có nước, cá chết. Không có đàn bà, có lẽ trái đất này sẽ hiu quạnh tựa như ngày tận thế.

    Giữa đường, có cặp tình nhân cho xe gắn máy chạy chậm lại. Người điều khiển xe thắng đứng, chống một chân, tắt máy và cả hai cùng rời khỏi nệm xe.

    - Này bạn hiền, chúng tôi nhờ tí việc.

    Người đàn ông nói với tay vẫy. Sau lưng, lấp ló một mặt hoa da phấn. Người đàn bà cười, nụ cười thân thiện. Nụ cười kéo bước chân An Lạc lại gần.

    Trong tay người đàn ông đong đưa chiếc máy ảnh:

    - Mái chùa cong vút đâm lên trời xanh. Có thấy không? Uy nghi thật. Em hãy đứng sát bên anh. Rồi, nhờ bạn chụp cho bọn tôi một tấm ảnh.

    - Hai ba pose càng tốt. Người đàn bà thêm thắt, tay ôm cứng một bên hông nhân tình.

    - Trước khi chụp tôi xin thành thật đưa ra lời cảnh báo.

    An Lạc ngó lên mái chùa, nương thân trong đó nhưng chưa một lần chú để tâm ngắm bóng dáng đồ sộ của nó, nhất là đứng ở vị thế của ngoại giới như lần này.

    - Xin nghiêng mình lắng nghe. Người đàn ông đùa cợt.

    - Chưa có lứa đôi nào hạnh phúc khi lên đây chụp ảnh. Họ trở về, gây gỗ, mắng nhiếc và chia tay. Anh chị nghĩ sao?

    - Cóc nghĩ gì cả. Cứ bấm máy đi. Nhớ hô một hai ba để bọn tôi chuẩn bị nụ cười.

    Ánh flash nháy lên.

    - Tuyệt vời. Cám ơn bạn hiền. Đừng quan ngại. Áp phe mười lăm ngàn thôi. Đám cưới giả. Bảo lãnh sang Mỹ thì đường ai nấy đi. Hạnh phúc là điều bọn chúng tôi sợ hãi nhất. Chùa có linh thiêng đừng bắt bọn tôi phải sống keo sơn như đôi uyên ương. Mẹ kiếp. Đám cưới giả! Ngực cô dâu cũng giả. Rốt cuộc thì cõi ta bà này cái gì cũng láo lếu khốn nạn!

    Tiếng xe gắn máy rú lên, phun khói lui sau rồi chạy vòng vo theo con đường độc đạo uốn lượn quanh sườn núi. Màu trắng của chiếc áo người đàn bà mặc phất phơ, ở xa trông tựa như tờ giấy vàng mã cúng người khuất mặt lặng lẽ bay trong chiều.

    Chuông chùa mệt mỏi gióng tiếng. Trầm, nặng, đục đuổi theo chân An Lạc đang sải bước.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom