• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Từ Công Phụng, phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Từ Công Phụng, phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam

    Từ Công Phụng, phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam
    Du Tử Lê

    chutluulai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Một trong những nét đặc thù của sinh hoạt tân nhạc miền Nam, 20 năm, theo tôi là sự xuất hiện, như những mảnh đất tân-bồi-nghệ-thuật của lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai - Những người sinh trong khoảng 1940.
    Ảnh hưởng từ những thành tựu văn chương mang ý nghĩa dứt khoát bước ra khỏi vạch phấn tiền chiến; nỗ lực đoạn tuyệt mọi diễn tả có tính khuôn sáo, đã khô cứng, đã cliché; lớp nhạc sĩ trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, ở miền Nam, cũng cho thấy sự thành công huy hoắc của họ - Nhất là lãnh vực tình ca, với những ca từ mà, người thưởng ngoạn khó tìm thấy nơi những tình khúc thời tiền chiến.

    Theo nhạc sĩ Cung Tiến, Việt Nam không có âm nhạc thuần túy, hiểu theo nghĩa nhạc không lời mà, chúng ta chỉ có những ca khúc. Cho nên ca từ của một ca khúc trở thành linh hồn, yếu tố quyết định giá trị, sự tồn tại của ca khúc ấy.

    Nói về ảnh hưởng của thi ca đối với âm nhạc miền Nam 20 năm trước đây, một lần, đã lâu, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang cũng đồng ý rằng, nhờ những đổi mới tích cực của thi ca mà ca từ của tân nhạc đã có những chuyển biến đáng kể.

    Tôi vẫn nghĩ, nếu không có những cuộc “cách mạng” chữ nghĩa một cách táo bạo của một số thi sĩ ở cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, đưa thi ca miền Nam tới những biển trời chói chan cảm thức mới - Ðể sau đó, âm nhạc được chắp cánh, bay tới những biên cương tự do phơi phới; thì không ai có thể đoán biết, bao giờ tình ca miền Nam mới đoạn tuyệt được tàng cây, bóng lớn của tình khúc tiền chiến.

    Một trong những thi sĩ có công làm cuộc cách mạng khá rốt ráo ở lãnh vực chữ nghĩa với thể so sánh và liên tưởng, theo tôi là Nguyên Sa.

    Một Nguyên Sa, thơ tình, với những câu thơ như “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/như con mèo ngái ngủ trên tay anh/đôi mắt cá ươn sắp sửa xe mình/để anh giận sao chả là nước biển!...” trong bài “Nga”. Hoặc “...Nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly/của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi/những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau/với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh/như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn..” trong bài “Paris”. (1)

    Ngay cả câu thơ (như lời tiên tri về định mệnh chính mình), của nhà thơ Quách Thoại, trước khi mất: “Rưng rưng mùa hoa gạo/lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo”; (2) cùng một số nhà thơ khác, tất cả, cộng lại, đã làm thành những nhát rìu phá tung nhiều ngục tù ngôn ngữ sáo mòn từ tiền chiến.

    Trước Nguyên Sa, tôi không thấy ai đem người yêu của mình so sánh với “chó/mèo”! Ðôi mắt của người yêu khi hờn dỗi, được ông ví von với “đôi mắt cá ươn”! Cũng trước ông, tôi chưa thấy ai đem những “người phu đổ rác,” “những thùng rác,” những “đinh”, những “búa” ra làm nhân chứng cho cuộc chia tay giữa hai người yêu nhau. Trước Quách Thoại, tôi cũng chưa thấy ai mang vào trong thơ họ, cụm từ “chết trần truồng không cơm áo”

    Lý do? Rất dễ hiểu: Ðó là những hình ảnh không thơ. Không đẹp theo quan niệm thi ca cũ.

    Một khi những hình ảnh được coi là không thơ, không đẹp vốn hiếm thấy xuất hiện trong dòng thơ tình thời tiền chiến; thì người ta sẽ càng khó tìm thấy chúng hơn nữa, trong những tình khúc cùng thời điểm.

    Nhìn lại ca từ những tình khúc tiền chiến, ngay giai đoạn cực thịnh của phong trào lãng mạn, khi nói tới người nữ, người ta chỉ thấy những những mô tả chung chung, mờ nhạt, không cá tính. Vì thế, các nhạc sĩ thường bị “đụng hàng” khi so sánh người yêu của họ, một cách ước lệ như: “Em hay nàng” đẹp như tranh! “Em hay nàng” đẹp như thơ! Cụ thể hơn một chút thì, họ ví nhan sắc người nữ đẹp như trăng, như sao, như hoa tươi, như nắng sớmà Nghĩa là những so sánh, những ví von rất mơ hồ. Rất “huề vốn”!

    Lại nữa, khi mô tả dung nhan người yêu, đa số các nhạc sĩ chú tâm vào vài điểm khôngà hiểm hóc, như tóc, môi, mắt. Do đó, chúng ta có hàng loạt tóc mây, tóc thề, tóc (dài như) suối. Về đôi mắt người nữ, thì chúng ta cũng có hàng loạt mắt buồn, mắt hồ thu, hay mắt mơ huyền. Còn môi thì chúng ta có môi tiên nữ, môi thắm, môi son, môi quyến rũ.

    Làm như dung nhan hay thân thể phụ nữ, chỉ có mấy điểm đó đáng ca ngợi. Ngoại giả, những phần còn lại đều xấu! Phải quên đi! Không nên nhắc tới! Trong khi thực tế, từ lâu, đa số đã “đồng thuận” với nhau rằng: Nét đẹp, sự quyến rũ tự nhiên của bộ ngực, vòng eo, tay, chân, dáng đi của người phụ nữà là những gì ta không dễà“nhắm mắt. Bỏ qua!”

    Tuy nhiên, ở thế hệ nhạc sĩ thứ hai của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, lãnh vực tình khúc, những giới hạn hay, những úy kỵ kể trên, đã được vượt qua.

    Lần đầu tiên, giới thưởng ngoạn gặp được trong tình ca của các nhạc sĩ lớp tân- bồi-âm-nhạc này, nhiều hình ảnh mới, lạ bất ngờ, như “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, trong tình khúc Trịnh Công Sơn - Như “Em rơi vào đời tôi/tình yêu em khôn lớn trong dịu dàng” Hoặc “Dòng sông đang thì thầm trong tóc những khúc nhạc tình” trong các ca khúc nhan đề “Như Ngọn Buồn Rơi” và, “Tình Tự Mùa Xuân” của họ Từ.

    Trước Trịnh Công Sơn, tôi không thấy nhạc sĩ nào nhân cách hóa “sỏi đá” để nói lên khao khát có nhau của đôi lứa. Trước Từ Công Phụng, tôi cũng chưa thấy một nhạc sĩ nào “vật thể hóa” người yêu khi ông dùng động tự “rơi” hoặc, nhân cách hóa dòng sông, để dòng sông có thể “thì thầm” trong tóc. Và, nếu tình khúc tiền chiến chỉ ghi nhận hình ảnh người nữ từ đầu tới cổ thì, qua một vài bài thơ phổ nhạc, ông cũng đã mang được nhiều phần khác của người nữ vào trong ca khúc của mình.

    Một đặc điểm khác, tôi nghĩ, cũng nên ghi lại. Ðó là: Trước khi chúng ta có truyền hình vào cuối thập niên 1960, khởi đầu, đa số các nhạc sĩ thường nhờ tới các làn sóng phát thanh, để phổ biến sáng tác của mình. Nhưng một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai, như Từ Công Phụng, đã không chọn đi qua chiếc cầu gập ghềnh, gian nan này.

    Nhiều tình khúc Từ Công Phụng được cất lên từ sân trường, các giảng đường đại học; trước khi chúng “xuống đường” bước về đại chúng. Lớp thính giả đầu tiên của Từ Công Phụng là thanh niên, sinh viên. Họ đón nhận ông, như đón nhận một phát ngôn nhân tình yêu gần gũi, đằm thắm nhất của họ. Họ cũng tìm thấy hình bóng, trái tim họ, trong cả những tình khúc chia, lìa, phụ rẫy nhất, của họ Từ.

    ------------
    Chú thích:
    (1) Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1 Tháng Ba, năm 1932 tại Hà Nội. Ông mất ngày 18 Tháng Tư, năm 1998, tại miền Nam California. Cả hai bài thơ được trích dẫn, đều nằm trong “Thơ Nguyên Sa” tập 1. Tổ hợp Gió, xuất bản lần thứ 6, Saigon, 1971.
    (2) Nhà thơ Quách Thoại sinh năm 1929 tại Huế. Ông mất ngày 7 Tháng Mười Một, năm 1957 tại Saigòn.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #16

    Tình đã bay xa- Lệ thu

    [flash=Page not found]quality=high width=520 height=410 parameter=parameter_value[/flash]

    Comment

    • #17

      Tác giả 'Mắt lệ cho người' mắc ung thư thời kỳ cuối

      VnExpress - Thứ Tư, 2/6/2010




      Tác giả 'Mắt lệ cho người' mắc ung thư thời kỳ cuối


      Người nhạc sĩ hải ngoại có vẻ mặt hiền lành hủy chuyến bay về Việt Nam, hát khai trương phòng trà Tiếng Xưa, vì phải vào đợt điều trị thứ hai căn bệnh quái ác. Tuy thế, ở Từ Công Phụng vẫn nhiều ý chí bám vào cuộc sống. Nhạc sĩ Từ Công Phụng tự tình

      Thông tin được bà Xuân Hòa, chủ phòng trà Văn Nghệ (TP HCM) chia sẻ. Chị Hòa kể, nhận được tin từ một người bạn thân ở Mỹ, chị đã liên lạc với gia đình nhạc sĩ qua điện thoại. Vợ của Từ Công Phụng, bà Janine Ái xác nhận chồng mình đang điều trị căn bệnh ung thư mật thời kỳ cuối.
      Trong nước mắt, bà Janine nói với người bạn ở Sài Gòn: "Thấy anh Phụng không được khỏe đã lâu, nhưng giờ bác sĩ mới xác nhận. Mấy hôm nay, anh ít ngủ. Nhiều đêm giật mình thức dậy, thấy anh ngồi nhìn mình và nói: 'Anh không muốn chết, anh phải sống với em'".

      Chính Từ Công Phụng cũng thừa nhận ông đang bị bệnh rất nặng. "Mình bị đến thời kỳ thứ tư rồi, nặng lắm và đang xạ trị lần hai. Còn phải xạ trị 6 lần nữa. Mình muốn về khai trương phòng trà Tiếng Xưa của bạn mà sức khỏe không cho phép", nhạc sĩ nói với bà Xuân Hòa. Tuy thế, niềm tin vào sự sống vẫn còn đầy trong lòng ông. Dù giọng nói yếu ớt, Từ Công Phụng vẫn khẳng định: "Anh phải sống".

      Nhạc sĩ Từ Công Phụng sinh tại Văn Lâm, Ninh Thuận, là cử nhân luật. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1960, sang định cư tại Mỹ vào năm 1980. Năm 2003, mười ca khúc của Từ Công Phụng đã được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng, Giọt lệ cho ngàn sau, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Lời cuối và Kiếp dã tràng.

      Ngoài những tác phẩm tình ca đi sâu vào lòng người, nhạc sĩ Từ Công Phụng còn nổi tiếng là người đàn ông yêu vợ hết mực. Ông đã viết ca khúc Giữ đời cho nhau và Tạ ơn em để tặng người vợ Janine.

      Nhạc sĩ về thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 1998. 10 năm sau, ông mới trở lại với tư cách nghệ sĩ, hát cho khán giả quê nhà nghe vào tháng 5/2008. Trước lần về Việt Nam này, Từ Công Phụng cũng đã trải qua một cơn bạo bệnh phải lên bàn mổ.

      K.H.



      Như Ngọn Buồn Rơi

      Như mùa thu trút lá vàng
      ngậm ngùi em khóc cho tuổi thơ qua mau
      hồn nhiên cũng rơi khỏi tầm tay với xa
      trên từng thung lũng buồn
      em lệ nhòa trên tóc

      Trên từng thung lũng buồn
      từng thung lũng buồn
      mùa thu đã trở mình trên gót nhỏ
      dìu em đến người
      bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc

      Trên từng cơn lốc mềm
      hồn em đã ngủ vùi trong tiếng thở
      tình tôi cũng mù theo cơn lũ nào
      là lần em đã khóc cho tình yêu

      Em như ngọn buồn rơi
      tuổi thơ ngây đã xếp chân môi hồng
      em rơi vào đời tôi
      tình yêu em khôn lớn trong dịu dàng

      ôi nỗi dịu dàng nào đã ngời sáng
      trên môi người
      trên từng cơn lốc xoay đời
      thuyền tình đã đắm trong vòng tay u mê

      Dù ta có đi trên nghìn thu đắng cay
      trên từng nỗi khốn cùng
      nhưng tình đôi ta biết bao giờ nguôi ...


      .
      Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 02-06-2010, 07:57 PM.
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #18

        Nhạc sĩ Từ Công Phụng tuy bệnh, nhưng vẫn lạc quan yêu đời



        Tin từ thân nhân nhạc sĩ Từ Công Phụng cho biết nhạc sĩ đang bị ung thư gan ở thời kỳ cuối, nên tình trạng sức khỏe hết sức hiểm nghèo. Qua cuộc điện đàm, nhạc sĩ Từ Công Phụng nhìn nhận căn bệnh đã làm ông mệt nhiều, “Tuy nhiên không đến nỗi nào, vì vừa được bà xã lái xe hơi qua nhà con nấu phở ăn, trở về...”






        Nhạc sĩ Từ Công Phụng, tuy nhiên ông cũng có một tiếng hát nồng nàn trời cho,
        nên cũng thường hát các tác phẩm do ông sáng tác. (Hình: Tư liệu)



        Tác giả của bài hát bất hủ “Bây giờ tháng mấy?” từ đúng nửa thế kỷ qua (1960) cho biết tiếp là sau khi đi thăm Orange County, California (mà nhạc sĩ Từ Công Phụng có dành cho báo Nguoi Viet online một cuộc phỏng vấn vào hôm 28 tháng 2), hồi tháng 3 (2010) trở về Portland, ông cảm thấy khó chịu, có vẻ đau nơi bụng, nên quen như thường lệ ông uống các thứ thuốc trị bệnh quen thuộc, nhưng suốt mấy ngày không thấy hết, ông quyết định uống loại thuốc nặng hơn, tức thuốc trụ sinh, nhưng vẫn không thấy thuyên giảm.

        Vì càng ngày càng thấy đau nơi bụng hơn, nên Từ Công Phụng, nay đã 67 tuổi (sanh ngày 27 tháng 7 năm 1943 tại Phan Rang, Ninh Thuận) đã được gia đình khẩn cấp đưa vào bệnh viện để tìm nguyên do, và sau khi khám nghiệm và chụp hình bụng, các bác sĩ đã nhìn thấy vật lạ ở trong gan, quyết định lấy nước ở trong gan ra thử, và sau khi nghiên cứu đã kết luận là Từ Công Phụng bị ung thư gan từ lâu, “và nay có thể đã ở thời kỳ cuối...”

        Mặc dù được cho biết rõ bệnh trạng như trên, nhưng Từ Công Phụng không tỏ ra âu lo mấy, vì các bác sĩ đã nhiệt tình chữa trị ngay cho nhạc sĩ này (qua 2 lần xạ trị, mà lần đầu kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ, và lần thứ nhì kéo dài hai tiếng, và sắp tới sẽ còn các lần kế tiếp...) nên Từ Công Phụng vẫn tỏ ra lạc quan yêu đời, bình tĩnh tiếp xúc với mọi người đến thăm, khiến ít ai biết được bệnh trạng của ông.

        Từ Công Phụng, cùng thời với các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn... còn nghĩ rằng thái độ lạc quan, vui vẻ với đời, còn có thể cứu được ông, còn hơn là bi quan, lo sợ, chán nản... khiến căn bệnh càng sớm kết liễu đời mình hơn...

        Trong cuộc điện đàm kéo dài đến gần nửa tiếng đồng hồ, nhạc sĩ Từ Công Phụng còn nhắc lại một cách bình thản, là với tuổi của ông, thì bệnh hoạn cũng là điều bình thường thôi, có gì mà phải lo... vì ai mà chẳng phải qua các giai đoạn sinh, lão, bệnh...

        Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng tốt nghiệp Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn, vào học trường Quốc Gia Hành Chánh (“nhưng không tốt nghiệp, vì tôi không thích làm quan...” theo chính lời nói của Từ Công Phụng, nhưng rất khắng khít với các cuộc họp mặt của các cựu sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh, đang sống lưu vong ở hải ngoại).

        Năm 1975 bị kẹt lại và đến năm 1980 mới theo làn sóng thuyền nhân vượt biên được.

        Từng có thời gian ở Marengo, tiểu bang Iowa, nhưng sau đó chuyển đến Portland, Oregon, mở một nhà in nhỏ, vừa làm chủ vừa làm thợ và sống cho tới nay.

        Trong suốt nửa thế kỷ qua, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã sáng tác được khoảng 100 ca khúc, đa số là tình ca, với nhiều ca khúc đi sâu vào lòng người, và ngay ở trong nước hiện nay, mặc dù chưa được phép hát nhiều ca khúc, nhưng vẫn được dân chúng phổ biến lan rộng, như Mùa Thu Mây Ngàn, Lời cuối, Giữ gìn cho nhau, Tuổi xa người, Mùa Xuân Trên Ðỉnh Bình Yên, Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người, Mãi mãi bên em, Kiếp dã tràng, Ðêm không cùng, Như chiếc que diêm... (L.T.)



        Comment

        • #19

          Hương Bình thương người nhạc sỹ này và rất cảm mến những lời nhạc cũng như giọng hát trầm ấm có vẻ hơi quê mùa của ông..và càng cảm động khi thấy ông là một người đàn ông rất mực yêu thương vợ với những nhạc phẩm Tạ ơn em mà ông đã làm cho người vợ yêu quý của ông..dần dần những nhạc sỹ tài hoa ra đi hết , những nhạc phẩm của ông khi nghe cảm thấy thật nhẹ nhàng sâu lắng những note nhạc dìu dặt

          "Mưa soi dấu chân em qua cầu
          Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
          Đời em đã khép
          Đi vội vàng
          Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
          Như cánh chim khuất ngàn
          Như cánh chim khuất ngàn
          Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu..."

          lời nhạc của ông thấy được một cái gì quý phái và sang trọng

          "Xin em hãy cho tôi tạ tình
          Khi em đã đi qua khoảng đời tôi
          Dù một khoảng khắc sớm phai tàn
          Và lệ em rớt trên môi nhạt
          Đôi mắt em rất buồn
          Đôi chúng ta rất buồn
          Vạn câu tình cũ
          Xin gửi cho đời..."


          Cầu xin ơn trên cho ông sẽ vượt qua được tất cả những nỗi đau...HB

          Comment

          • #20

            MVX còn nhớ bài "Bây giờ tháng mấy" trước năm 75, hồi đó bài này bạn bè MVX sửa lời bài hát là "Bấy giờ mấy tháng rồi hả em "..

            Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
            Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
            Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,
            Cách nhau một lần thôi
            Tâm hồn mình đâu lẻ loi.

            Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
            Anh đi tìm màu hoa em cài
            Chiều nay nhớ em rồi và nhớ
            Áo em đẹp màu thơ,
            Môi tràn đầy ước mơ.

            Mai đây anh đưa em đi về,
            Mưa giăng chiều nắng tàn
            Cho buốt lạnh chúng mình.
            Em ơi, thôi đừng giận anh nữa,
            Nhìn nhau buồn vời vợi,
            Để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.

            Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
            Anh đi tìm mùa xuân trên đời
            Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
            Mắt em đẹp trời sao
            Cho mình thương nhớ nhau

            Comment

            • #21

              Nhạc sĩ Từ Công Phụng và chương trình nhạc thính phòng “Tình Ca Muôn Thưở”






              Houston: Khi chúng tôi viết bản tin này thì, chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Tình ca muôn thuở” do đài VOVN tổ chức tại Houston, Texas chiều Chủ Nhật, ngày 10 tháng 10 vừa qua, đã hạ màn, đã rời xa tiền trường ba ngày rồi!


              Tuy nhiên, hơn một người trong số 1,500 khách tham dự tin rằng dư âm hay, “hậu địa chấn” của chương trình này, sẽ còn vang vọng rất lâu….Có khi nó sẽ còn tiếp ngân nga cho tới khi cặp vợ chồng nhạc sĩ Phương Hoa-Đăng Khánh “chịu không thấu,” phải loan báo sẽ tổ chức một chương trình nhạc thính phòng khác, vào năm…2011 hay 2012. Đối với những người không mua được vé hoặc ở xa, không thể tham dự chương trình thì, câu hỏi:




              -Điều gì, tại sao một chương trình nhạc thính phòng lại có thể để lại sau lưng những hồi chuông hân hoan dài lâu đến như vậy?Câu hỏi đã cất lên kia, chờ đợi một trả lời thỏa đáng. Và, sau đây là những “giải mã” theo chúng tôi, đáng ghi nhận nhất, đi ra từ những người có bề dầy kinh nghiệm tổ chức, cũng như từ những khán giả vốn khó tính
              .- Ghi nhận đáng kể đầu tiên là: Khi quyết định tổ chức chương trình “Tình ca muôn thuở” vợ chồng nhạc sĩ Đăng Khánh – Phương Hoa đã loại bỏ hoàn toàn yếu tố thương mại.
              Châm ngôn của họ là: Nghệ thuật. Nghệ thuật. Và, nghệ thuật. (Giống như phương châm của những người làm công việc mua, bán nhà cửa, có lương tâm là: Location. Location & Location vậy.)
              Vì mục đích duy nhất của ban tổ chức chỉ là hai chữ “Nghệ Thuật, ”nên họ cũng không dùng bất cứ một tên tuổi nào làm sức “hút” cho chương trình. Ba ngày trước ngày trình diễn, khi vé đã “sold out,” lúc đó, một bản tin nhỏ từ ban tổ chức mới được phổ biến chính thức.
              - Ghi nhận đáng kể thứ hai, vẫn theo những người có thẩm quyền thì, đó là sự toàn hảo (hiếm khi đạt được) và “ăn ý” giữa ba thành tố quan trọng: Ban nhạc. Ca sĩ. Nội dung.
              Yếu tố ban nhạc ở đây, xin hiểu gồm luôn cả phần hòa âm, phối khí. Với 12 nhạc sĩ, đa số đến từ miền nam California, tự nguyện đặt mình dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Hoàng Công Luận, họ không chỉ chứng tỏ tinh thần đồng đội mà, còn mỗi cá nhân còn bừng bừng những ngọn lửa đam mê qua từng ca khúc.


              Yếu tố ca sĩ, nếu quý vị biết, đó là: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Trần Thu Hà, Vũ Khanh, Quang Tuấn và Ngọc Hạ; thì chúng tôi tin quý vị sẽ chỉ thấy tiếc là đã không thể tham dự chương này.
              Và yếu tố thứ ba, nội dung thì, như chủ đề của chương trình là “Tình ca muôn thuở” đã minh thị, là những tình khúc mà giá trị tự thân của mỗi sáng tác, đã được thời gian cay nghiệt thực chứng!
              Đó là những ca khúc của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Khánh, Lê Hoàng Long, Anh Bằng, Tuấn Khanh, Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Đức Huy, Lê Hựu Hà và, Nguyên Bích.
              Tuy nhiên, người sắp xếp nội dung đã cố tình cho thấy sân khấu không chỉ hoàn toàn là nỗ lực tái hiện nhiều thời kỳ tân nhạc Việt Nam đã qua mà, nội dung còn mở ra, phóng chiếu tới tương lai, những tia sáng nghệ thuật lấp lánh, xuyên qua 2 sáng tác mới của Đăng Khánh. Đó là “Biển sầu mênh mông” và “Mắt em vương giọt sầu.” Hai ca khúc này đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của khán giả hiện diện.


              Mặc dù cả ba yêu tố quan trọng cộng thêm phần phụ lực cần thiết của MC, đã đồng quy về một điểm. Điểm cao nhất. Điểm nghệ thuật… Nhưng tâm bão thực sự lại nằm nơi sự hiện diện của nhiều văn nghệ sĩ, đồng thời cũng là tác giả của một số ca khúc có trong chương trình, như nhạc sĩ Cung Tiến, về từ Minnesota; Từ Công Phụng, về từ Porland, Oregon; Trần Dạ Từ và Du Tử Lê về từ Orange County và, hai nhạc sĩ cư ngụ sẵn tại địa phương là Đăng Khánh và Nguyên Bích.
              Đôi ba quan sát viên khác cũng đề cập tới sự tham dự với tư cách thân hữu của nhiều tên tuổi đáng kể, đến từ những nơi rất xa, như nữ tài tử Kiều Chinh; Nhà thơ Nhã Ca; giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason (Hoa Thịnh Đốn) v.v…
              Cũng chỉ riêng với chương trình này, khán giả lại được thấy tâm bão của tâm bão, là giây phút nhạc sĩ Từ Công Phụng được Producer Phương Hoa mời lên sân khấu, tâm sự với bằng hữu và khán giả về những ngày mấp mé vực tử sinh của ông.


              Những giọt lệ ngập ngừng đi ra từ những nghẹn ngào của họ Từ, khi nói về căn bệnh ung thư gan, thời kỳ thứ tư của mình…
              Ông kể, giữa khi ông chấp nhận phần số thượng đế đã định sẵn cho mỗi người thì, cuối cùng ông đã vượt qua được nhờ tình bằng hữu, nhờ tình thương yêu của khán thính giả khắp nơi và, nhất là nhờ sự tận tụy quên thân mình của người bạn đời của ông, liên lủy nhiều tháng qua.
              Một nghìn năm trăm khán giả hiện diện trong hý viện, một lần nữa, lại nghẹn ngào theo tác giả “Giọt lệ cho nghìn sau, ” khi ông cất tiếng hát ca khúc “Ơn em” (thơ Du Tử Lê), để tặng người bạn đời của ông, lúc đó, cũng đã có mặt trên sân khấu…


              Lần này, ngoài những giọt lệ chân tình của Từ Công Phụng, người ta còn thấy những giòng lệ rưng rưng xúc động trên khuôn mặt hạnh phúc của người bạn đời của họ Từ nữa…


              (Bài của nhà thơ Du Tử Lê)

              Comment

              • #22

                Co nghe lần đầu bản Trên ngọn tình sầu của Từ Công Phụng qua giọng hát Xuân Sơn - có biệt danh Công chúa điền đô - pre 75 ," ... môi thâm khô từ thuở định hôn người - trời nắng hạ khi không mà đổ rét -Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt - sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa... " Ko ai hát hay hơn Xuân Sơn bài này và những bài Giấc mê đời , Trăng sáng vườn chè , Cô hàng nước ... và nhiều người cũng nghĩ thế....


                Mời các bạn cùng nghe : Link

                ***************

                Nguyên Sa - trên ngọn tình sầu


                tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngát tạnh
                con dế buồn tự tử giữa đêm sương
                bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
                em ở đó bờ sông còn ấm cát
                con sóng tình vỗ mãi một âm quên

                Bài Trên Ngọn Tình Sầu mà tôi nghe là một bài thơ của Du Tử Lê, Từ Công Phụng phổ nhạc. Tiếng hát mang đến cho tôi con dế buồn, bầy sẻ cũ, bãi cát còn ấm chỗ, con sóng tình vỗ mãi một âm quên, là tiếng hát tuyệt vời của Xuân Sơn.

                Nhiều người cho rằng tiếng hát Xuân Sơn hay nhất là thời ở Việt Nam, trong cuốn Ngô Thụy Miên một, Văn Phụng hòa âm. Một số người khác nghĩ rằng Xuân Sơn của thời kỳ Giọt Nắng hồng, thời kỳ Nhìn Những Mùa Thu Đi, thời kỳ Việt Nam, là bông hoa hé nụ, là vầng trăng thượng tuần. Xuân Sơn thời kỳ hải ngoại với Thoi Tơ, với Cô Hàng Nước của tiếng hát Xuân Sơn, Trung Nghĩa hòa âm mới là vầng trăng ngày rầm, là bông hoa nở nhụy.

                Tôi thì tôi vẫn thích nhất Trên Ngọn Tình Sầu, Xuân Sơn hát tác phẩm của nhà thơ bạn tôi và của nhạc sĩ họ Từ. Trong bài thơ phổ nhạc này có tiếng cello đi theo giọng ca của Xuân Sơn. Tiếng cello dầy đặc thung lũng, vực sâu, bóng đêm, đáy biển tương phản với tiếng lục huyền cầm sắc, trong veo trời không mây, nắng thủy tinh của Trung Nghĩa. Chính ở giữa biển sâu tưởng chừng không đáy và trời cao đến ngoài trời đó, nghẹn ngào, nức nở giọng ca của Xuân Sơn.

                Nhiều người về sau cũng hát Trên Ngọn Tình Sầu, nhưng không có ai mang vào được giọng ca tâm sự của con dế mèn buồn đã phải chọn giờ khắc đêm sương lạnh để tự tử. Không ai diễn tả được sự im lặng của bầu trời buổi bình minh lúc bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ. Không ai dấu chứa được trong thanh quản nỗi ngậm ngùi của Du Tử Lê khi em ở đó, bờ sông còn ấm cát, con sóng tình vỗ mãi một âm quên...

                Giọng hát của Xuân Sơn vẫn được những người trong nghề xếp vào loại giọng đồng. Giọng đồng ấm áp, giọng kim sắc và mỏng. Tôi không phải là một người của âm nhạc, cho nên tôi vẫn nghe thấy có nhiều kim loại khác lạ hơn chất đồng trong giọng hát Xuân Sơn. Có những âm thanh ấm áp và dầy. Nhưng sao nhiều lúc tiếng hát của Xuân Sơn như dao cắt cả thịt da, gan ruột, có lúc nhọn hoắt đâm thấu suốt vào tim. Tiếng đàn lục huyền cầm của Trung Nghĩa thích hợp lắm cho tiếng hát Xuân Sơn, cũng chính vì những nét sắc của giây tơ có tính chất của đàn lục huyền cầm, Trung Nghĩa sử dụng tới mức được đời tặng cho danh hiệu mười ngón tay vàng.

                Tại sao nhiều người hát Trên Ngọn Tình Sầu mà chỉ có Xuân Sơn làm cho tôi rung động? Vì bản hòa âm với nhạc cụ chính yếu lục huyền cầm của Trung Nghĩa? Vì Xuân Sơn đã đến với Tình Sầu trong một giờ hứng khởi? Vì trong thớ cổ của Xuân Sơn cũng có bầy chim sẻ đã lặng lẽ bỏ đi, cũng có con dế mèn tự tử trong một đêm sương nào đó? Phải chăng nhạc của Từ Công Phụng vốn dĩ kén người hát, kén người hòa âm? Phổ thơ Du Tử Lê, nhạc Từ Công Phụng cũng kén cả người thưởng ngoạn? Xúc động vì một thương tóc để đuôi gà, hai thương em ăn nói mặn mà mà lại có duyên... là một xúc động đến ngay. Mười Thương là ca dao, nhạc Phạm Đình Chương, đi ngay vào tâm hồn người ta. Tâm hồn nào cũng mở lớn để tiếp đón tóc đuôi gà, má lúm đồng tiền. Thật ra, cánh cửa tâm hồn không cần phải mở ra. Mười Thương từ ngoài đi vào không cần cửa mở vì nó đã ở sẵn bên trong. Thoáng thấy tóc đuôi gà, người ta đã thấy tiếng nói mặn mà, tiếng nói vừa cất lên, mới nghe thấy, chưa kịp nhìn đã thấy má lúm đồng tiền, thấy em dịu hiền như sao hiền mùa thu. Nhưng con dế tự tử trong đêm sương, bầy sẻ cũ qua đời lặng lẽ, người thiếu nữ bỏ đi, vừa bỏ đi, bờ sông còn ấm cát, con sóng tội nghiệp vỗ về một âm thanh bị bỏ quên. Thi sĩ đã tới bờ sông nơi Nhỏ, (tiếng của Du Tử Lê,) đã bỏ đi, sờ tay lên mặt cát biết nàng vừa bỏ đi, cùng với sóng vỗ về âm thanh bị ruồng bỏ, âm thanh gì đó, lời hứa hẹn ngàn đời, tiếng yêu anh hay lời khởi đầu tình tự?



                .................................................. ...........

                Bây giờ thì tôi biết chất men nào trong bài thơ phổ nhạc đưa tôi tới những cơn say kỳ lạ đó. Nhạc trỗi lên, đoạn intro vừa dứt, giọng hát của Xuân Sơn vừa khởi đi với Hạnh phúc tôi, hạnh phúc tôi... là trí tưởng tượng cất cánh bay.
                Thật ra, đó không phải là trí tưởng tượng chính thống, tưởng tượng sáng tạo. Đó là loại tưởng tượng liên tưởng bay lượn trên vùng đất của ký ức. Cũng phải nói rõ tưởng tượng liên tưởng này là một tưởng tượng rời. Thưởng ngoạn âm nhạc đó cũng là một thưởng ngoạn rời. Như hai nhánh nhập vào nhau làm thành một dòng lớn.

                Bây giờ tôi biết thơ phổ nhạc khác hơn. Nó càng không phải là nhạc. Nó là một thực thể độc lập. Thơ có để dành chỗ cho trí tuệ, nhất là những người biết rõ nghề lựa chữ. Trí tuệ mang lại sự sửa soạn chính xác, biết lục bát này tới, biết tám chữ kia đã vượt qua thời kỳ tình thứ nhất. Nhưng thơ phổ nhạc không có chỗ nào cho trí tuệ ý thức. Nó làm cho người thưởng ngoạn bị bốc đi, mang trên đôi cánh liên tưởng bay qua những biển cả, những núi non, những bình nguyên mỗi lần mỗi khác. Cơn say mang lại bởi thơ phổ nhạc giống như say khi ngâm thơ. Gọi đọc thơ trong lặng im, thưởng ngoạn đầy trí tuệ là ý thức, thì ngâm thơ và nghe ngâm thơ đã là con đường đưa vào tiềm thức. Thơ phổ nhạc Trên Ngọn Tình Sầu trong đó, giống như thơ ngâm. Nghe thơ phổ nhạc giống như nghe ngâm thơ. Làm say, làm mơ hồ, làm trôi xuôi theo dòng liên tưởng, làm nhập đồng, làm mê sảng trong một cường độ mạnh, trên một kích thước to rộng hơn nhiều.

                NGUYÊN SA
                (Trích Âm Nhạc Và Tôi,)
                Tạp chí Thế Kỷ 21, số 29, Tháng Chín, 1991


                Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 13-11-2010, 07:32 PM.
                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #23

                  CÒN MỘT BUỔI CHIỀU
                  Từ Công Phụng



                  [flash=Link]quality=high width=460 height=80 parameter=parameter_value[/flash]

                  Chiều về im vắng
                  mây trắng bay, mây trắng bay trên làn tóc diễm huyền
                  Còn chiều nay nữa
                  nắng vẫn vương, nắng vẫn loang vàng vọt trên hè phố
                  Em có nghe giọt buồn rơi vào mắt
                  Nghe lối xưa mưa lạc vào thương nhớ
                  Trong khoảng chiều buồn ngơ ngác đợi ai

                  Đợi mùa thu tới
                  mưa hắt hiu, mưa hắt hiu trên thành phố u buồn
                  Còn chiều nay nữa
                  anh ước ao, anh khát khao được làm muôn ngàn nắng
                  Sẽ xóa tan một trời mây trầm lắng
                  Cho dáng em không hao mòn năm tháng
                  Ước mơ này xin đừng chắp cánh bay xa

                  Mùa thu mây thấp
                  cúi xuống hôn làn tóc
                  vướng víu trên tầm tay
                  đưa em về lối này
                  Làm sao anh biết
                  trời mùa thu cứ rơi rơi hoài
                  Giọt nước mắt muôn đời
                  làm rét mướt hồn anh ...

                  Nên ...
                  Còn chiều nay nữa
                  em nói đi, em khóc đi cho cạn hết u sầu
                  Rồi ngày mai sẽ
                  xa vắng nhau, nghe bước chân lạc loài trên hè phố
                  Nghe dáng em gợi buồn lên ngày tháng
                  Mang ước mơ trong bao mùa thương nhớ
                  Thương tuổi trẻ lưu đày trong kiếp lẻ lo
                  i
                  Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 13-11-2010, 07:33 PM.

                  Comment

                  • #24

                    ÂM THẦM MƯA
                    Thơ Tuệ Nga - Nhạc từ Công phụng



                    [flash=Link]quality=high width=460 height=80 parameter=parameter_value[/flash]


                    Em về gọi nắng sau hè
                    Lâu rồi nắng cũng chẳng về với em
                    Con chim làm tổ vườn bên
                    Cũng bay mất dạng từ đêm bão lùa

                    Lệ người nhỏ lạnh sông mưa,
                    em ngồi đợi nắng đong đưa sợi buồn
                    Nhưng sao nắng vẫn biệt tăm
                    Em tôi hong tóc âm thầm mưa bay

                    Quê hương sao mãi đọa đày
                    Trùng trùng thăm thẳm phương mây u hoài
                    Cuối vườn còn sót nụ mai
                    Cánh hoa hay cánh sầu dài trong em

                    Ngồi đây hồn những hắt hiu
                    Trong chiều tịch mịch trong chiều cô liêu
                    Em về gọi nắng bao mùa
                    Lâu rồi nắng cũng chẳng lùa vào song

                    Một giòng sông nhớ mênh mông
                    Mi em ngấn lệ một đời thương thân
                    Chiều mưa âm thầm mưa
                    Hồn em âm thầm mưa

                    chút gì còn lại trong em
                    chút gì còn lại trong tôi
                    chút hồn luân lạc sầu phơi cuối đời



                    Đã chỉnh sửa bởi Hương Bình; 13-11-2010, 07:29 PM.

                    Comment

                    • #25

                      TRÊN NGỌN TÌNH SẦU
                      Thơ Du tử Lê - Nhạc Từ công Phụng


                      [flash=Link]quality=high width=460 height=80 parameter=parameter_value[/flash]



                      Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi
                      Từ những ngày con nước về
                      Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau
                      Tay vuốt mặt không cùng
                      Bầy sẻ cũ hom hem
                      Chiều mái xám rêu xanh
                      Trời êm cao chân nhỏ
                      Cũng không về trên dòng sông tội lỗi

                      Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
                      Môi thâm khô từ thuở định hôn người
                      Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
                      Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
                      Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa

                      Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa
                      Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần
                      Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
                      Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người

                      Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
                      Còn dế buồn tự tử giữa đêm sương
                      Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
                      Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
                      Con sóng tình vỗ mãi một âm quen

                      Comment

                      Working...
                      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom