Chiều ngóng mưa qua
Phạm Quang Phước
chutluulai" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Lại thêm một buổi sáng, cũng rất bình thường như tất cả những buổi sáng bắt đầu cho một ngày tôi đã trải qua. Sáng ở phố nhỏ cũng chỉ được bắt đầu bằng những dấu hiệu quen thuộc, có thay đổi chăng là màu trời ngày mưa, ngày nắng, còn thảy đều trầm trầm buồn buồn khiến mọi người nơi nầy không ai có thể vui thú hay tạo cho mình được một nỗi vui thú giả tạo. Tôi đã phải sống qua bao nhiêu buổi sáng như thế kể từ ngày rời bỏ nội trú để về làm đời sống một đứa con gái có cái bề ngoài hiền lành. Làm sao tôi có thể biết được tôi sẽ phải đương đầu với bao nhiêu buổi sáng nữa sau nầy, ở quãng ngày sắp tới, của mình?
Thức giấc sau một đêm có lẽ rất dài, đêm ngủ tôi không mộng mị gì hết,dù ban ngày có bao nhiêu chuyện tôi gặp và nghĩ có thể mình sẽ gặp lại trong mơ. Đêm ngủ dù không ngon giấc, nhưng trong giấc ngủ đã không hề có mộng mị, tôi nghĩ đó là dấu hiệu tốt lành cho đời mình( không biết tôi nghĩ đúng hay sai khi vẫn cho rằng mộng mơ làm con người trở thành những kẻ bất tài, hụt với trước thực tế). Tôi bắt đầu một ngày của mình bằng những công việc tôi đã làm sáng hôm qua: đi cầu, đánh răng, rửa mặt… Những việc hết sức đáng ghét nhưng không làm không được. Như có hôm tôi cố ý bỏ quên một trong nhiều công việc đó để xem mình sẽ như thế nào? Nhưng tôi thấy chỉ cần bỏ một công việc nhỏ thôi, tôi sẽ rất khó chịu không thể yên ổn sống hết một ngày (chẳng hạn không đánh răng, miệng lưỡi đắng nghét hôi hám…) Như thế, bây giờ tôi phải tuần tự làm những việc mà thật tình tôi không muốn bắt mình phải làm, nếu được.
Xong việc, trời chưa nắng, thành phố còn ngái ngủ, thức giấc rất ít dù trời nắng đẹp. Tôi đến ngồi trước bàn phấn của chị Hiếu để sửa soạn trang điểm. Buồn cười một điều: dù không phải đi đâu, không dự một cuộc vui nào mỗi sáng tôi cũng ngồi trang điểm một cách tỉ mỉ. Có nhiều ngày, việc nầy chiếm hết của tôi hàng giờ đồng hồ. Đến nỗi chị Hiếu tưởng lát nữa tôi đi chơi với Khoa hay ít nhất cũng theo chị ra chợ để phụ mua bán. Nhưng chị đã ngạc nhiên hết sức khi thấy trang điểm xong tôi ở riết trong nhà làm những việc lặt vặt hoặc ngồi đọc sách cho đến bữa ăn trưa. Có lần hình như không chịu được nữa, chị Hiếu bảo, tôi chịu, không thể nào hiểu nổi cô. Không có gì cần cũng phấn son cẩn thận, để chui vào bếp. Sao thế? Tôi nửa đùa nửa thật đáp con gái trời sinh ra là phải biết làm dáng cho cái lũ đàn ông vây quanh chúng ta nổi điên hết cả. Vả lại chị nghĩ coi không ngồi kẻ mắt bôi môi em phải làm gì cho chóng qua một ngày nản đến chết được ở đây? Chị Hiếu lắc đầu bảo chứ không phải cô có cái tâm khác người sao. Như thế là tự đày đọa mình chứ tốt lành gì. Bây giờ, ngồi trước tấm gương tròn lớn nhìn khuôn mặt mình mệt mỏi không dấu vết phấn son tôi nghĩ chị Hiếu có thể đã nói đúng, nhưng cũng đúng phần nào thôi. Tôi đang sống trong gia đình rất trầm lặng và ngoan ngoãn. Mọi người thân yêu đã dành cho tôi những mến thương mà tôi nghĩ mình là kẻ may mắn hết sức mới được những người thân yêu như thế. Nhưng sao tôi cứ tưởng như chung quanh mình không có nỗi cảm thông nhỏ nhoi nào khả dĩ cho tôi bớt cảm thấy trống vắng, dù có là vòng tay bao bọc hết mực là má. Đem điều nầy nói với chị Hiếu chị bảo cô đừng có nghĩ bậy. Giữa những người thương yêu mình mà còn kêu thế sau này cô còn muốn gì hơn nữa đây. Ồ, chị Hiếu, chị không thể nào hiểu em được đâu. Bởi yêu thương khác mà cảm thông khác (Tôi cũng chẳng hiểu mọi người phải đối xử với tôi như thế nào mới gọi là thông cảm?).
Bên trái tôi: không có gì hết. Bên phải tôi: không có gì hết. Quay nhìn lại sau lưng cũng chẳng có gì ngoài quãng ngày nội trú yên ổn (mà không hiểu có yên ổn hay không) có ba đem xe tới đón cùng với má hay em Minh mỗi chiều thứ bảy. Cả một khoảng không tẻ nhạt như vậy nhiều lúc tôi không đủ can đảm ngẩng đầu nhìn về phía trước. Ở đó là đoạn đời khuất lấp tôi sắp đi tới có Khoa ân cần đón đưa với lụa là khăn dài áo cưới hay còn những xáo trộn nào khác khiến tôi lao đao? Cũng đôi khi tôi tự hỏi mình vốn luôn đơn độc hay tự đẩy mình vào một chỗ đơn độc như chị Hiếu nói. Nhưng dù gì thì tôi cũng đã sợ hãi và trốn chạy nó bằng cách xích gần lại đời sống của kẻ khác: vui đùa vói mấy đứa bạn học cũ, tập sống yên phận như chị Hiếu… Nhưng rồi có bằng cách nào rồi cuối cùng tôi cũng lại trở về với cái vỏ ốc riêng lẻ của mình. Tôi và những người thân yêu chỉ như một con đường tầu, rất gần gũi nhưng không bao giờ gặp nhau dù có đến cuối bến. Chị Hiếu, anh Khoa, sao chung quanh em lại có thể vắng không như vậy? Khoa, cả anh nữa, sao không tìm cách khỏa lấp nỗi trống vắng đang trùng điệp vây hãm và làm em ngộp thở trong đó?
Trang điểm xong tôi rời bàn phấn với khuôn mặt rực rỡ (nhưng nếu không phấn son khuôn mặt tôi vẫn rực rỡ dưới mắt đàn ông như thường). Tôi quét dọn nhà cửa. Công việc nầy tôi cũng chỉ làm như một thói quen do đó không ham thích mà cũng chẳng chán nản. Lạ chưa, căn nhà làm chỗ cho tôi ẩn thân những ngày dài từ bao năm qua mà sao nó với tôi vẫn xa lạ? Chị Hiếu đã thức giấc đang sửa soạn bữa ăn sáng cho cả nhà. Da mặt chị đỏ hồng bên bếp lửa. Tôi dựng chổi trong một góc bếp dù chưa quét xong khoảng sân phía trước nhà. Tôi hỏi chị Hiếu:
- Chị thức hồi nào mà em không biết?
Vẫn loay hoay những thức ăn trên chảo, chị nói:
- Lo làm đẹp còn biết trời trăng mây nước gì nữa. Thấy cô soi gương tôi cũng sốt ruột.
Tôi dùng khăn lau chén đũa đặt ra bàn trong lúc chị Hiếu đem chảo cơm ra khỏi bếp. Chị nói:
- Tính làm hột gà với bánh mì nhưng cơm chiều qua còn lại nhiều thành ra phải chiên. Bỏ đi phí quá.
Ngừng tay làm việc tôi nhìn chị Hiếu. Buổi sáng chưa trang điểm, mặt không phấn son nhưng đỏ hồng vì bếp lửa, những giọt mồ hôi lấm tấm hai bên thái dương, như thế làm sao có thể biết được đây chị đã có thời tiêu tiền không đếm và chị là đầu đề câu chuyện cho những kẻ ăn không ngồi rồi ở nơi nầy đàm tiếu. Tôi muốn nói với chị Hiếu vài lời dịu ngọt như chị thường nói với tôi. Nghĩ như thế nhưng đến lúc cất tiếng đó lại là một câu nói không ăn nhập gì đến điều tôi đang nghĩ trong đầu:
- Lát nữa em với chị đi chơi không?
Chị Hiếu hỏi lại một cách lơ đãng vì chị biết tôi thường có những câu hỏi đột ngột như vừa rồi. Tôi đáp:
- Xuống Đ.H. cho em thăm con bạn, nhân tiện mua thơm về ăn.
- Cô cũng có bạn ở dưới đó sao?
Tôi gật đầu, chị tiếp:
- Để coi. Tôi cũng thích thơm Đ.H. lắm. Mình mua ít trái về bán luôn.
Bữa ăn sáng đã được dọn lên chiếc bàn ở sân sau,dưới một giàn bầu đã rụng hết lá còn trơ những cành khẳng khiu, nơi mấy chị em tôi vẫn ngồi đánh cá ngựa mỗi đêm trăng. Trong lúc chị Hiếu lên nhà trên mời ba má, tôi đổ café vào filtre để pha cho ba một ly. Ở nhà chỉ có tôi pha café là được ba tôi khen ngon. Có lẽ tại tôi pha thường cho khách ngoài quán nên quen tay chăng. Ba tôi vẫn thường đùa bảo với tôi những lúc ông vui vẻ mai mốt con Loan lấy chồng có lẽ ba cũng bỏ café luôn. Ba nói đùa thế nhưng sao tôi nghe buồn vô chừng tưởng tới ngày chúng tôi lần lượt lấy vợ lấy chồng bỏ lại ba tôi với tuổi già chồng chất. Và tôi ước ao mai nầy có về với Khoa tôi cũng sẽ mãi rảnh rổi mỗi sáng pha café cho ba uống để đền đáp những năm tháng sống yên lành trong đôi tay bao bọc của người. Ước muốn hết sức tầm thường nhưng không hiểu có thành hình?
Chị Hiếu trở xuống với ba tôi và Minh. Tôi hỏi má đâu? Nó ngồi xuống ghế đáp má nói lát má ăn bánh canh. Tôi nhắc chiếc filtre ra khỏi ly rồi đem đường cùng ly café cho ba. Ngồi xuống một chiếc ghế trống bên cạnh, tôi nói:
- Ba cho đường vô đi. Con sợ bỏ ngọt quá ba la.
Ba tôi cười hiền từ bảo:
- Ai dám la cô. La, để cô giận cô bỏ tôi để đi lấy chồng rồi ai pha café cho tôi uống đây. Phải không Hiếu?
Chị Hiếu và Minh cười vui vẻ sau lời nói đùa của ba. Tôi cũng cười nhưng thật tình buồn hết sức khi nghĩ tới ngày về với Khoa (có những lúc như bây giờ tôi không hề rung động mảy may khi nghĩ về Khoa dù sau đó gặp lại chàng tôi đã hối hận và tự nhủ sẽ yêu chàng tha thiết hơn). Tôi ăn hết một chén nhỏ rồi buông đũa. Ba tôi cũng bắt đầu uống café. Ông ngồi đốt thuốc hút. Khói 79 thơm một khoảng rộng bao phủ bàn ăn. Ba tôi đứng dậy để đi làm. Ông hỏi trước lúc rời bàn ăn:
- Có đứa nào cần đi đâu không, ba đưa đi?
Chi Hiếu đáp thưa ba không rồi chị cũng đứng dậy dọn dẹp bát đĩa trên bàn. Minh ngồi chờ cho tiếng xe Vespa của ba tôi mất ở đầu ngõ, nó móc thuốc ra đốt một điếu. Minh vừa hút những hơi khói dài vừa uống phần café ba tôi còn để lại trong ly. Chị Hiếu càu nhàu:
- Cái thằng nầy, còn nhỏ mà bày đặt café thuốc lá chi vậy?
Minh nói:
- Em mà chị bảo còn nhỏ. Mười bảy tuổi rồi.
- Chứ mày làm người lớn với ai. Mới nứt mắt đã café thuốc lá cho nhiều vào rồi người cứ như cây tăm ấy.
Minh cười không nói gì, nó tiếp tục hút những hơi thuốc lá dài như để chọc tức chị Hiếu. Tôi không đồng ý như thế bảo nó:
- Chị Hiếu nói đúng. Em chỉ nên lợi dụng những thứ đó vừa phải thôi.
Sau đó thấy lời mình có vẻ được Minh nghe theo vì nó dập tắt điếu thuốc và thôi không uống café nữa tôi hỏi nó mượn chiếc xe:
- Minh chịu khó đi bộ một bữa. Chị có việc cần phải đi xa.
Minh bằng lòng. Nó đứng dậy xin tôi môt trăm. Tôi theo Minh lên nhà trên lấy tiền đưa cho nó. Chị Hiếu dọn dẹp xong, ngồi vào bàn phấn và bắt đầu kẻ những nét chì đen đầu tiên lên mắt. Tôi trở xuống nhà sau khi rửa sạch lớp son phấn vừa tỉ mỉ thoa lên mặt lúc nãy với ý nghĩ làm cho chị Hiếu tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên.
Trở về với đời sống gia đình được hơn một tuần, chi Hiếu sau khi đi nhiều lần qua những con đường chính trong phố đã đề nghị với ba má tôi đổi nhà đi nơi khác để làm căn nhà đang ở thành “một quán café theo kiểu Sài Gòn”. Cả nhà không ai hiểu “quán café theo kiểu Sài gòn” như chị Hiếu nói nó như thế nào nên không ai hưởng ứng đề nghị của chị cả. Ba tôi cho rằng một nơi không có gì gọi là khá lắm về đời sống văn nghệ, như thế mở một quán café phỏng được ích gì. Còn má tôi, bà kêu lên, dọn nhà đi chỗ khác ư? Tao chịu thôi. Tôi nghĩ má tôi có lý khi viện cớ đã ở quen nơi này để không chịu dọn nhà đi chỗ khác như lời đề nghị của chị Hiếu. Làm sao có thể một sớm một chiều bỏ căn nhà mình đã trú ngụ hàng bao nhiêu năm để dời đi một nơi khác, dù nơi đến đó rất gần nơi bỏ đi, dù nơi vừa bỏ đi có không được ưng ý cho lắm, nhưng sao có thể quên được bức vách, thềm nhà nhìn đã quen ánh mắt. Nhưng chị Hiếu lặng thinh tìm mua căn nhà mới ở một nơi yên tĩnh có khung cảnh không khác căn nhà củ bao nhiêu. Bấy giờ má tôi mới yên tâm dời nhà để chị Hiếu thực hiện ý định của chị. Trong thời gian trang hoàng sửa soạn quán, không ai có ý kiến, mặc chị Hiếu chỉ cho thợ làm theo ý mình. Đến khi quán thành hình, tôi nghĩ chị Hiếu đã có lý khi làm một quán café như thế.
Quán café được mang tên tôi, là một hiện tượng mới mẻ đối với cái tỉnh lỵ vẫn từ lâu im vắng nầy. Tỉnh, có một bến xe chật hẹp, một con đường chính dẫn từ đầu phố đến hết ranh giới tỉnh lỵ mà người ta đặt tên là Đại Lộ Thống Nhất. Ngày gia đình tôi mới về đây, tôi còn kẹt trong nội trú vì chưa hết chương trình, đọc địa chỉ ở thư Minh gửi, tôi nghĩ con đường phải rộng thênh thang hay ít ra cũng bằng những con đường đầy lá me bay tôi đã thơ thẩn đi qua những ngày nghỉ học. Nhưng khi đến, tôi mới biết mình lầm. Con đường chật hẹp xe chạy hai chiều tránh nhau một cách khó khăn vì những hàng quán được dựng lên bừa bãi hai bên. Người nào dễ dãi lắm mới nghĩ rằng đó là đại lộ. Dọc theo hai bên lề của phố chính,lèo tèo vài căn nhà hai tầng kiểu cổ lạ mắt thường là những quán hàng tạp hóa, tiệm chụp hình hay sạp bán những loại sách báo rẻ tiền rất hấp dẫn con nít. Tỉnh không có được một rạp ciné hay một công viên nhỏ chứa một hai ghế đá, như thế quán café của chị Hiếu không là nơi đáng đến ngồi của những kẻ yêu nhau, những kẻ không có tình yêu hay người rảnh rỗi, sao được.
Từ ngày nghỉ học rời nội trú về nhà, tôi phụ với chị Hiếu để trông coi quán nước. Công việc của tôi là chỉ ngồi ở quầy để thu tiền, nhưng chính là hình ảnh để cho bọn con trai tha hồ nhìn ngắm một cách công khai, hay trả lời những câu hỏi vu vơ của bọn con trai hàng ngày vẫn theo đuổi tán tỉnh tôi không được, có tiền vào ngồi quán cóc chỉ để nói với tôi những điều hết sức buồn cười. Lúc vắng khách, tôi có thể nằm ngay xuống chiếc ghế bố kê khuất sau quầy để ngủ hay đọc sách. Tôi không thích làm cái đích cho những cặp mắt đầy dục vọng nhìn ngắm, nhưng tôi vẫn hàng ngày ra ngồi trước quầy một cách ngoan ngoãn, vì dù sao, chỗ ngồi mới nầy giúp tôi thoát được những ý nghĩ lẩm cẩm và buồn chán mỗi lúc rảnh rỗi một mình ở nhà. Như hôm nay, dù mệt mỏi sau một chuyến đi chơi khá dài với chị Hiếu, tôi cũng đã ngồi lại chỗ quen thuộc, của mình.
Buổi trưa, quán vắng khách. Có lẽ nơi nầy mọi người không hề có ý định bỏ giấc ngủ trưa để uống một tách café nên thường vắng vào trưa, mỗi ngày. Tôi rảnh rỗi lật những tờ giấy ở quyển sách đặt trước mặt nhưng không đọc được chữ nào vì lúc nầy tôi bận dõi mắt nhìn qua khoảng đất dùng làm bến xe, bên kia đường đối diện với quán và trước một nhà máy xay lúa. Ngày còn ở chỗ này ít khi nào tôi chịu nhìn chăm chú những chiếc xe đò sơn nhiều màu sặc sỡ. Nhưng bây giờ, hầu như lúc nào, tôi cũng chỉ hướng tầm mắt về phía bến xe. Bởi chung quanh tôi, trong lòng quán, từ bức tranh lập thể, đến những chiếc bàn, chiếc ghế thấp lè tè kê sát hai bên tường, tất cả đã quá quen thuộc không thể lôi kéo mắt nhìn của tôi lâu quá một phút. Tuy nhìn ra ngoài bến tôi cũng chẳng hề có một ý nghĩ nhỏ nào về những tà áo màu từ thành phố xuống hay những dáng người có vẻ bần cùng từ đồng ruộng lên. Thỉnh thoảng tôi cũng thầm khen một tấm áo may khéo vừa từ lòng xe bước ra, nhưng sau đó tôi lại cúi nhìn những trang sách mở ngỏ dưới tầm mắt chỉ thấy những hàng hàng chữ nhảy múa. Rời trang sách tôi ngẩng đầu nhìn lên vừa lúc một người khách bước vào quán.
Đó là gã con trai quen thuộc mỗi ngày. Gã lầm lì kéo ghế ngồi ở chiếc bàn cao, chỗ chỉ cách tôi vài bước chân. Gã đến quán tôi rất thường. Mỗi ngày hai, ba lần. Mới đầu tôi không để ý đến một người trong bao nhiêu người đã đến và đi. Nhưng gã có vẻ gì đặc biệt hơn những người tôi vẫn gặp: gã ngồi chỗ đã ngồi lần trước, gọi ly café đá, trầm ngâm hút thuốc, uống hết café, trả tiền rồi về. Chưa bao giờ gã đổi chỗ ngồi quen thuộc hoặc kêu thứ gì khác ngoài café đá. Cũng chưa lần nào gã tỏ ý muốn tán tỉnh tôi một vài câu, bởi vậy tôi không thể coi gã như những người thường vì tôi mà đến quán. Buổi trưa một mình đến quán, gã mang vẻ cô đơn hết sức tội nghiệp (mặc dù trưa nào gã cũng đi một mình). Tôi nghĩ thế và nhờ chị Hiếu lên hỏi xem gã uống gì. Chừng như chị Hiếu còn bận việc phía sau mãi không thấy lên, tôi rời chỗ ngồi đến bên gã, tôi hỏi:
- Ông dùng gì?
Gã cúi đầu mồi thuốc, không ngẩng lên gã nói:
- Cô cho như mọi khi.
Tôi hiểu ý gã nhưng cũng lập lại câu hỏi. Với điếu thuốc ngậm lệch một bên, gã ngẩng đầu nhìn tôi qua làn kính đen đặc, giọng gã có vẻ gắt gỏng:
- Lần sau tôi đến đừng có hỏi. Cứ làm café đá. Cô có thấy tôi uống gì ngoài thứ ấy đâu!
Câu nói của gã khiến tôi nửa bực bội nửa buồn cười. Tôi muốn nói với gã câu gì đó mà tìm chưa ra nên tôi im lặng gật đầu một cách bướng bỉnh, trở về sau quầy làm café và bưng ra cho gã. Lúc đặt tách xuống bàn gã làm tôi bực hết sức khi gã tỏ ý muốn nghe nhạc mà gã không hề nói một tiếng. Tay gã chỉ vào giàn máy kê trong góc nhà. Tôi cũng không thèm nói, đáp trả gã bằng cử chỉ gật đầu. Và muốn để cho gã hay rằng tôi đang bực vì những việc gã làm tôi đã mở volume gần hết cỡ lớn. Tiếng kèn đồng phát ra chát chúa khiến gã nhăn mặt. Tuy thế khi ra hiệu – gã lại không nói – cho tôi vặn nhỏ âm thanh lại tôi thấy gã nhếch môi cười hình như chế giễu cử chỉ có vẻ trẻ con vừa rồi, của tôi.
Trở về chỗ ngồi của mình, tôi nghĩ dù sao mình cũng hết sức trẻ con. Việc gì phải bực mình với một kẻ qua đường. Nhưng liếc nhìn cái vẻ lầm lì của gã tôi không sao ban phát cho gã một chút thiện cảm nào được. Chị Hiếu đã trở lên đứng bên cạnh, tôi hỏi nhỏ:
- Ông khách kia quen chị sao?
Chị lắc đầu nói đâu có quen, nhưng anh ta tới đây hoài. Sao thế? Tôi không trả lời chị Hiếu và nhìn ra cửa theo ánh mắt của gã con trai vì lúc này tôi thấy gã lặng thinh vu vơ nhìn ra đường. Trưa, tỉnh lỵ buồn bã với những cô học trò đi sớm,vài tà áo trắng khép nép trốn nắng dưới những hiên nhà. Tiếng hát của một người nữ dập dìu bên tai khiến tôi buồn ngủ và nghĩ giờ ngã lưng xuống ghế tôi có thể nhắm mắt một cách dễ dàng.
Tôi rời ghế nói chị Hiếu:
- Chị coi hàng, em ngủ một chút, nghe.
Chị Hiếu miệt mài trên những trang sách và gật đầu. Tôi thoải mái thả lưng xuống ghế dựa, lúc gần thiếp đi hình như có thêm người vào quán nên chị Hiếu rời chỗ ngồi. Tôi không thể ngồi dậy phụ chị Hiếu được nên tôi vẫn lười biếng nhắm mắt. Tiếng ly tách va chạm nhau và tiếng nhạc trổi đều bên tai chỉ còn là những âm thanh nhỏ mơ hồ như từ đâu vọng lại tai nghe ơ thờ.
Tôi ngủ ngon giấc trong những âm thanh mơ hồ đã khá lâu (nhưng tôi nghĩ tôi ngủ ngon vì bị mệt sau buổi đi chơi xa , buổi sáng). Lúc tỉnh giấc nhìn đồng hồ đã hơn ba giờ chiều. Quán yên tĩnh vì nhạc đã tắt. Không thấy chị Hiếu đâu, tôi nghe tiếng nói ồ ề của một người Mỹ(?) nào đó ở phía sau. Rửa mặt trở lên tôi hơi khựng lại, sửng sốt. Vâng, hình ảnh vừa nhìn thấy khiến tôi kinh hãi, nhất là ngay trong quán vắng, giữa cái tỉnh lỵ không lấy gì làm đạo đức lắm nhưng mọi người lại thích nói đến đạo đức.
Chị Hiếu ngồi đối diện với một người Mỹ trước đây đã chung sống một thời gian dài với chị. Ở nơi khác như Sài Gòn chẳng hạn, chị Hiếu có thể thản nhiên cặp tay Paul- tên anh ta mà có lần tôi nghe chị Hiếu nói- đi giữa đường phố mà không ai thèm bận tâm nhìn. Nhưng ở đây, dù chỉ ngồi đối diện vô tình như thế kia thôi, nếu có ai bắt gặp chắc chắn ngày mai gia đình tôi sẽ phải đóng cửa để tránh những đôi mắt dòm ngó. May mắn, trong quán không có ai hết, gã khách quen cũng đã về từ khi nào. Không hiểu giờ này có Khoa ở đây tôi sẽ phải đối xử và giải thích thế nào về sự có mặt của Paul bên cạnh chị Hiếu? Dù rằng tôi nghĩ đối với Khoa hay bất cứ ai cũng chẳng cần thiết phải giải bày gì hết. Có điều Paul đến đây khiến tôi sợ hãi cho chị Hiếu và không hiểu chị Hiếu đã bảo Paul đến hay tự y muốn đến? Tôi ngồi trước quầy và tự nhủ lát nữa khi Paul đi khỏi tôi sẽ hỏi chị Hiếu.
Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ khiến tôi không hiểu trọn vẹn những điều hai người nói cùng nhau. Paul nhìn lên thấy tôi, y quay qua chị Hiếu, dò hỏi. Có lẽ chị giới thiệu với y nên tôi thấy y gật đầu chào rất lịch sự. Tôi gật đầu chào lại và nhìn xuống trang sách để tỏ cho Paul biết rằng tôi không thể nào nói chuyện với y được, dù trong thâm tâm tôi biết việc này làm chị Hiếu có thể buồn và tủi thân. Paul ngồi thêm một lát nữa rồi tới quầy trả tiền chai coca. Y cầm lấy phần tiền còn dư, bỏ vào túi chào tôi, nói giã từ với chị Hiếu sau khi hẹn trở lại, rồi y ra khỏi quán. Cử chỉ này khiến tôi có nhiều ý nghĩ đẹp về Paul, thay vì trước đây tôi nghĩ cũng lỗ mãng như một vài người Mỹ tôi đã gặp. Chị Hiếu có vẻ bối rối đến bên tôi và ấp úng giải thích:
- Không hiểu sao hắn biết chỗ này?
Thấy tôi im lặng chị càng thêm bối rối. Chị giải thích thêm chị nói đang ngồi đọc sách thì hắn lù lù dẫn xác tới. Tôi lên tiếng để chị yên tâm để chị nghĩ rằng việc Paul tìm đến đây chẳng có gì đáng quan tâm:
- Anh ta có nói gì không?
Ngồi xuống một chiếc ghế bên cạnh tôi chị Hiếu bảo Paul xin đổi về đây vì biết chị ở chỗ này. Hắn hết nhiệm kỳ nên đề nghị chị cùng về Mỹ với hắn. Tôi hỏi thế chị trả lời hắn sao? Chị Hiếu hết ngó vơ vẩn chung quanh trong lòng quán vắng lại cúi xuống lật những trang sách. Cử chỉ của chị không dấu nổi những bối rối có vẻ lo âu nào đó. Chị nói:
- Trả lời Paul về việc gì?
- Thì việc hắn đề nghị chị cùng về Mỹ với hắn?
Chị Hiếu lắc đầu giọng yếu đuối:
- Về Mỹ với Paul ư? Đời nào có chuyện đó.
- Chị từ chối sao? Em xem anh ta có vẻ đứng đắn và xem chừng cũng yêu chị thật lòng.
- Dù Paul có yêu chị, em nghĩ sao chị có thể theo hắn được. Còn gia đình thì sao?
Tôi không nói thêm dược gì với chị Hiếu vì việc này tôi chưa hề nghĩ là nó có thể xảy đến với chị. Lúc này có lẽ chị cũng như tôi đang nghĩ đến một nơi nào đó xa tít cuối chân trời với những phố phường xa lạ mà chị phải làm quen và hòa mình trong nó nếu chị quyết định theo Paul. Bỗng nhiên chị Hiếu gục đầu xuống quyển sách mở ngỏ đặt trên quầy và bật khóc. Tôi muốn nói một vài câu an ủi chị nhưng không hiểu chị có buồn thật như điều tôi đang nghĩ không, nên thôi. Một cặp trai gái đưa nhau vào quán giúp tôi thoát được sự lúng túng khi đứng cạnh và nghe tiếng khóc chị Hiếu. Lúc bưng nước uống cho khách xong trở vào tôi thấy chị Hiếu mắt ráo hoảnh thản nhiên đọc sách. Làm như trước đó một vài phút chẳng hề có Paul tìm đến. Không hiểu chị đã có quyết định gì mà sao chị lại có thể thản nhiên quá thế?
Tôi mở nhạc và quạt như mọi lần có khách xong mặc chị Hiếu ngồi ở quầy, tôi ra cửa về nhà. Trời đã ngã chiều phố cũng chẳng có vẻ gì nhộn nhịp hơn buổi trưa vì trời chiều đầy mây xám lát nữa có thể mưa về. Tôi chậm bước sang đường. Có lẽ giờ nầy chị Hiếu cũng chưa biết là tôi đã rời quán. Lúc vừa khuất sau bức tường gạch của nhà máy xay lúa, tôi thoáng thấy bóng xe jeep mui trần quen thuộc của Khoa, ở ngã tư chợ.
Tiếng khóc của chị Hiếu từ trong buồng hình như bị những ngón tay cố gắng che dấu nên âm thanh chỉ là những tiếng nấc tắt nghẹn. Không hiểu từ lúc nào, nhưng khi tôi tỉnh giấc ngủ trưa tôi đã nghe chị khóc tấm tức như thế rồi. Mấy ngày nay chị Hiếu thường khóc lén lút những lúc nhà vắng như chiều nay (tôi nghĩ khóc mà còn dấu diếm, che đậy mắt nhìn người khác như thế dù nước mắt có rơi nhiều cũng chẳng giúp được gì). Tôi biết tại sao chị Hiếu khóc. Bởi biết nên tôi không thể nào an ủi hay ngồi nghe chị tâm sự như những khi chị khóc bởi những lý do thông thường nào khác: tình phụ, hận đời, tủi thân… Ở đây việc xảy đến khiến chị Hiếu phải khóc lại có vẻ quan trọng nhất là nó lại xảy ra ở nơi nầy: Paul đòi giết chị Hiếu và tự sát theo khi y nghe chị từ chối không chịu theo y về Mỹ. Điều này có lẻ chị Hiếu không bao giờ đề phòng bởi chị nghĩ rằng nó không thể xảy ra được. Paul là người hiểu biết, sau lần tìm gặp tình cờ, y còn trở lại quán nhiều lần. Nhưng Paul đến: kêu nước uống, trả tiền rồi về. Paul có cái vẻ trầm mặc của một người nghệ sĩ. Thật ra Paul chịu ngồi yên như thế vì chị Hiếu yêu cầu nếu không tôi đoán gã có lẽ cũng chẳng khi nào chịu im lặng qua từng ngày dài không được nói một lời với người mình yêu. Quả Paul yêu chị Hiếu thật tâm. Cứ nhìn cái vẻ khổ đau và đôi mắt nhìn chị Hiếu không rời, tôi nghĩ Paul có thể giết chết chị Hiếu chứ không muốn để mất chị vào tay kẻ khác. Tôi thì tội nghiệp cho Paul hết sức và bỗng nhiên tức giận vô cùng vì sự sắp đặt nghiệt ngả của trời đất. Nếu Paul sinh ra và lớn lên ở đây mọi chuyện sẽ đẹp biết là chừng nào. Nhưng giữa Paul và chị Hiếu có những cách ngăn quá lớn: quãng đường giữa hai quê hương xa diệu vợi, như thế làm sao chị Hiếu có thể theo Paul để khó (hay không bao giờ) thực hiện được một lần trở về thăm quê nhà mình, nơi mà bức tường đạo đức không cho phép chị được cái quyền rất thường tình là cặp tay chồng hay ngước mặt nhìn mọi người mỗi lần xuống phố. Bằng những cách ngăn diệu vợi, chị Hiếu đã từ chối khiến Paul nổi điên đòi giết người mình yêu. Và chị Hiếu đã phải khóc lén khóc chùng.
Tôi ngồi lặng thinh rất lâu từ lúc rời giường ngủ. Chị Hiếu vẫn khóc tấm tức nhưng tôi dù đã cố gắng tìm cách giúp chị quên buồn nhưng không nổi vì lúc này ngồi nhìn trời hơi ngã chiều và hình như sắp mưa tôi chợt nhớ Khoa và tự hỏi lúc này, trong vòng rào bệnh xá Khoa có chờ đợi tôi đến thăm như những ngày qua không? Thì ra mỗi chúng tôi ai cũng có những bận tâm cần phải lo toan. Ba tôi đang mệt nhoài trong văn phòng, má tôi sửa soạn ngoài quán vì mấy ngày nay chị Hiếu không nghĩ tới việc buôn bán nữa. Minh nó cũng lo lắng vì kỳ thi sắp đến. Không ai muốn có những bận tâm như thế cho đời mình,nhưng biết làm sao được khi mỗi chúng tôi đang bị đời sống bao vây,và tràn ngập nặng nề. Lát nữa tôi sẽ trang điểm sơ sài, chọn màu áo mặc, nghĩ một câu chuyện vu vơ nào đó để cho Khoa nghe khi nào vào bệnh xá, gặp chàng xanh xao trên giường vì chiếc chân phải bó bột . Ngồi đây tôi có thể mường tượng được những cử chỉ , công việc tôi phải làm nếu có ý định đi thăm Khoa: bước chậm rãi tránh từng vũng nước do cơn mưa đêm qua để lại, tôi ra đường lớn. Trên con phố chính, tôi qua ngã tư chợ, gần tới cổng bệnh xá tiểu khu tôi sẽ ngừng lại một chút để thở và cũng để nhớ lại câu chuyện đã nghĩ sẳn ở nhà. Trình giấy ở nơi cổng nơi người lính gác quen, qua một khoảng hành lang vắng tôi sẽ đến phòng có Khoa nằm, ở gần cuối dãy ngoại thương. Và tôi sẽ thấy Khoa trong bộ đồ xanh nhàu nát. Rồi cũng như hôm qua , có nghĩa là sau khi kể cho Khoa nghe vài câu chuyện hay dìu chàng đi trên bãi cỏ xanh tốt ngay trước phòng tôi sẽ ra về hồn trống không như lúc khởi đầu công việc đi thăm chàng bằng việc trang điểm trước bàn phấn của chị Hiếu. Như thế chiều nay em có cần phải đi thăm anh không, hỡi Khoa? Hay em vẫn tiếp tục đến anh để thấy khoảng trống chung quanh em mỗi ngày thêm hiển hiện, để em vô vàn tủi thân khi nghĩ rằng muôn đời mình chỉ như con ốc nằm trong cái vỏ riêng biệt của nó. Vào với anh mỗi chiều để được gì ngoài nỗi trống không đơn lẻ trùng điệp ngay cả khi lén lút cúi đầu cho anh hôn.
Một vài ý nghĩ chua xót về mình trong lúc tiếng khóc chị Hiếu đã ngừng hẳn khiến tôi thờ thẩn trong căn phòng vắng giữa buổi chiều trời đang xuống này. Việc đi thăm Khoa cũng làm tôi ngần ngại nghĩ đến đoạn đường sẽ qua . Nhưng tôi biết, điều làm tôi muốn chùn bước mỗi lần đến thăm Khoa là khi rời chàng trở về lầm lũi trên đoạn đường quen thuộc tôi không sao tránh khỏi cảm giác bơ vơ, lạc lõng với hình ảnh Khoa trong màu áo xanh bệnh viện.
Chị Hiếu đã trang điểm xong để sửa soạn ra quán. Cầm nón trên tay chị hỏi tôi có cùng ra quán với chị không? Tôi đáp:
- Em vào thăm Khoa xong sẽ trở ra.
Nhìn chị Hiếu lặng lẽ rời nhà tôi nghĩ chị Hiếu chẳng khi nào hiểu tôi được phần nào. Tôi chẳng muốn đi thăm Khoa như vừa nói với chị, mà thật ra thấy trời bắt đầu có những dấu hiệu báo mưa về tôi bỗng nảy ý định hay mình ngồi ngóng cơn mưa đã bắt đầu quen thuộc từ mấy ngày qua. Điều này không phải tôi lãng mạn hay dư thừa thì giờ để ngóng mưa nghe gió, nhưng chỉ muốn nhìn xem mưa chiều nay có rơi dật dờ như chiều qua khi tôi ngồi trong vòng tay Khoa cùng chàng nhìn mưa đổ xiêu trên bãi cỏ non trước cửa phòng khu ngoại thương. Nhưng chị Hiếu đi được một lát tôi cũng đứng dậy để sửa soạn ra quán vì nghĩ rằng ngồi ngóng mưa trong lúc Khoa cũng ngóng mưa và chờ tôi đến là điều không tốt. Nhất là tôi cũng yêu Khoa vô cùng dù bên chàng tôi thấy mình càng thêm lẻ loi.
Trời bắt đầu mưa những hạt nhỏ và nghiêng khi tôi ra đường. Cũng chỉ là cơn mưa uể oải đầu mùa. Tuy thế cũng đủ để tôi ướt hết mái tóc và thấy lòng lạnh giá không ý nghĩ. Lúc này có lẽ những người có nhau đang cùng nhau nhìn mưa, nghe mưa. Bởi vậy hai bên con ngõ hẹp quen thuộc đưa tới quán mọi nhà đều đóng cửa kín mít. Chỉ có tôi là người độc nhất lầm lũi không nhìn thấy được bóng hình dưới cơn mưa, chiều nay.
Tháng 06/1972
Phạm Quang Phước
Thức giấc sau một đêm có lẽ rất dài, đêm ngủ tôi không mộng mị gì hết,dù ban ngày có bao nhiêu chuyện tôi gặp và nghĩ có thể mình sẽ gặp lại trong mơ. Đêm ngủ dù không ngon giấc, nhưng trong giấc ngủ đã không hề có mộng mị, tôi nghĩ đó là dấu hiệu tốt lành cho đời mình( không biết tôi nghĩ đúng hay sai khi vẫn cho rằng mộng mơ làm con người trở thành những kẻ bất tài, hụt với trước thực tế). Tôi bắt đầu một ngày của mình bằng những công việc tôi đã làm sáng hôm qua: đi cầu, đánh răng, rửa mặt… Những việc hết sức đáng ghét nhưng không làm không được. Như có hôm tôi cố ý bỏ quên một trong nhiều công việc đó để xem mình sẽ như thế nào? Nhưng tôi thấy chỉ cần bỏ một công việc nhỏ thôi, tôi sẽ rất khó chịu không thể yên ổn sống hết một ngày (chẳng hạn không đánh răng, miệng lưỡi đắng nghét hôi hám…) Như thế, bây giờ tôi phải tuần tự làm những việc mà thật tình tôi không muốn bắt mình phải làm, nếu được.
Xong việc, trời chưa nắng, thành phố còn ngái ngủ, thức giấc rất ít dù trời nắng đẹp. Tôi đến ngồi trước bàn phấn của chị Hiếu để sửa soạn trang điểm. Buồn cười một điều: dù không phải đi đâu, không dự một cuộc vui nào mỗi sáng tôi cũng ngồi trang điểm một cách tỉ mỉ. Có nhiều ngày, việc nầy chiếm hết của tôi hàng giờ đồng hồ. Đến nỗi chị Hiếu tưởng lát nữa tôi đi chơi với Khoa hay ít nhất cũng theo chị ra chợ để phụ mua bán. Nhưng chị đã ngạc nhiên hết sức khi thấy trang điểm xong tôi ở riết trong nhà làm những việc lặt vặt hoặc ngồi đọc sách cho đến bữa ăn trưa. Có lần hình như không chịu được nữa, chị Hiếu bảo, tôi chịu, không thể nào hiểu nổi cô. Không có gì cần cũng phấn son cẩn thận, để chui vào bếp. Sao thế? Tôi nửa đùa nửa thật đáp con gái trời sinh ra là phải biết làm dáng cho cái lũ đàn ông vây quanh chúng ta nổi điên hết cả. Vả lại chị nghĩ coi không ngồi kẻ mắt bôi môi em phải làm gì cho chóng qua một ngày nản đến chết được ở đây? Chị Hiếu lắc đầu bảo chứ không phải cô có cái tâm khác người sao. Như thế là tự đày đọa mình chứ tốt lành gì. Bây giờ, ngồi trước tấm gương tròn lớn nhìn khuôn mặt mình mệt mỏi không dấu vết phấn son tôi nghĩ chị Hiếu có thể đã nói đúng, nhưng cũng đúng phần nào thôi. Tôi đang sống trong gia đình rất trầm lặng và ngoan ngoãn. Mọi người thân yêu đã dành cho tôi những mến thương mà tôi nghĩ mình là kẻ may mắn hết sức mới được những người thân yêu như thế. Nhưng sao tôi cứ tưởng như chung quanh mình không có nỗi cảm thông nhỏ nhoi nào khả dĩ cho tôi bớt cảm thấy trống vắng, dù có là vòng tay bao bọc hết mực là má. Đem điều nầy nói với chị Hiếu chị bảo cô đừng có nghĩ bậy. Giữa những người thương yêu mình mà còn kêu thế sau này cô còn muốn gì hơn nữa đây. Ồ, chị Hiếu, chị không thể nào hiểu em được đâu. Bởi yêu thương khác mà cảm thông khác (Tôi cũng chẳng hiểu mọi người phải đối xử với tôi như thế nào mới gọi là thông cảm?).
Bên trái tôi: không có gì hết. Bên phải tôi: không có gì hết. Quay nhìn lại sau lưng cũng chẳng có gì ngoài quãng ngày nội trú yên ổn (mà không hiểu có yên ổn hay không) có ba đem xe tới đón cùng với má hay em Minh mỗi chiều thứ bảy. Cả một khoảng không tẻ nhạt như vậy nhiều lúc tôi không đủ can đảm ngẩng đầu nhìn về phía trước. Ở đó là đoạn đời khuất lấp tôi sắp đi tới có Khoa ân cần đón đưa với lụa là khăn dài áo cưới hay còn những xáo trộn nào khác khiến tôi lao đao? Cũng đôi khi tôi tự hỏi mình vốn luôn đơn độc hay tự đẩy mình vào một chỗ đơn độc như chị Hiếu nói. Nhưng dù gì thì tôi cũng đã sợ hãi và trốn chạy nó bằng cách xích gần lại đời sống của kẻ khác: vui đùa vói mấy đứa bạn học cũ, tập sống yên phận như chị Hiếu… Nhưng rồi có bằng cách nào rồi cuối cùng tôi cũng lại trở về với cái vỏ ốc riêng lẻ của mình. Tôi và những người thân yêu chỉ như một con đường tầu, rất gần gũi nhưng không bao giờ gặp nhau dù có đến cuối bến. Chị Hiếu, anh Khoa, sao chung quanh em lại có thể vắng không như vậy? Khoa, cả anh nữa, sao không tìm cách khỏa lấp nỗi trống vắng đang trùng điệp vây hãm và làm em ngộp thở trong đó?
Trang điểm xong tôi rời bàn phấn với khuôn mặt rực rỡ (nhưng nếu không phấn son khuôn mặt tôi vẫn rực rỡ dưới mắt đàn ông như thường). Tôi quét dọn nhà cửa. Công việc nầy tôi cũng chỉ làm như một thói quen do đó không ham thích mà cũng chẳng chán nản. Lạ chưa, căn nhà làm chỗ cho tôi ẩn thân những ngày dài từ bao năm qua mà sao nó với tôi vẫn xa lạ? Chị Hiếu đã thức giấc đang sửa soạn bữa ăn sáng cho cả nhà. Da mặt chị đỏ hồng bên bếp lửa. Tôi dựng chổi trong một góc bếp dù chưa quét xong khoảng sân phía trước nhà. Tôi hỏi chị Hiếu:
- Chị thức hồi nào mà em không biết?
Vẫn loay hoay những thức ăn trên chảo, chị nói:
- Lo làm đẹp còn biết trời trăng mây nước gì nữa. Thấy cô soi gương tôi cũng sốt ruột.
Tôi dùng khăn lau chén đũa đặt ra bàn trong lúc chị Hiếu đem chảo cơm ra khỏi bếp. Chị nói:
- Tính làm hột gà với bánh mì nhưng cơm chiều qua còn lại nhiều thành ra phải chiên. Bỏ đi phí quá.
Ngừng tay làm việc tôi nhìn chị Hiếu. Buổi sáng chưa trang điểm, mặt không phấn son nhưng đỏ hồng vì bếp lửa, những giọt mồ hôi lấm tấm hai bên thái dương, như thế làm sao có thể biết được đây chị đã có thời tiêu tiền không đếm và chị là đầu đề câu chuyện cho những kẻ ăn không ngồi rồi ở nơi nầy đàm tiếu. Tôi muốn nói với chị Hiếu vài lời dịu ngọt như chị thường nói với tôi. Nghĩ như thế nhưng đến lúc cất tiếng đó lại là một câu nói không ăn nhập gì đến điều tôi đang nghĩ trong đầu:
- Lát nữa em với chị đi chơi không?
Chị Hiếu hỏi lại một cách lơ đãng vì chị biết tôi thường có những câu hỏi đột ngột như vừa rồi. Tôi đáp:
- Xuống Đ.H. cho em thăm con bạn, nhân tiện mua thơm về ăn.
- Cô cũng có bạn ở dưới đó sao?
Tôi gật đầu, chị tiếp:
- Để coi. Tôi cũng thích thơm Đ.H. lắm. Mình mua ít trái về bán luôn.
Bữa ăn sáng đã được dọn lên chiếc bàn ở sân sau,dưới một giàn bầu đã rụng hết lá còn trơ những cành khẳng khiu, nơi mấy chị em tôi vẫn ngồi đánh cá ngựa mỗi đêm trăng. Trong lúc chị Hiếu lên nhà trên mời ba má, tôi đổ café vào filtre để pha cho ba một ly. Ở nhà chỉ có tôi pha café là được ba tôi khen ngon. Có lẽ tại tôi pha thường cho khách ngoài quán nên quen tay chăng. Ba tôi vẫn thường đùa bảo với tôi những lúc ông vui vẻ mai mốt con Loan lấy chồng có lẽ ba cũng bỏ café luôn. Ba nói đùa thế nhưng sao tôi nghe buồn vô chừng tưởng tới ngày chúng tôi lần lượt lấy vợ lấy chồng bỏ lại ba tôi với tuổi già chồng chất. Và tôi ước ao mai nầy có về với Khoa tôi cũng sẽ mãi rảnh rổi mỗi sáng pha café cho ba uống để đền đáp những năm tháng sống yên lành trong đôi tay bao bọc của người. Ước muốn hết sức tầm thường nhưng không hiểu có thành hình?
Chị Hiếu trở xuống với ba tôi và Minh. Tôi hỏi má đâu? Nó ngồi xuống ghế đáp má nói lát má ăn bánh canh. Tôi nhắc chiếc filtre ra khỏi ly rồi đem đường cùng ly café cho ba. Ngồi xuống một chiếc ghế trống bên cạnh, tôi nói:
- Ba cho đường vô đi. Con sợ bỏ ngọt quá ba la.
Ba tôi cười hiền từ bảo:
- Ai dám la cô. La, để cô giận cô bỏ tôi để đi lấy chồng rồi ai pha café cho tôi uống đây. Phải không Hiếu?
Chị Hiếu và Minh cười vui vẻ sau lời nói đùa của ba. Tôi cũng cười nhưng thật tình buồn hết sức khi nghĩ tới ngày về với Khoa (có những lúc như bây giờ tôi không hề rung động mảy may khi nghĩ về Khoa dù sau đó gặp lại chàng tôi đã hối hận và tự nhủ sẽ yêu chàng tha thiết hơn). Tôi ăn hết một chén nhỏ rồi buông đũa. Ba tôi cũng bắt đầu uống café. Ông ngồi đốt thuốc hút. Khói 79 thơm một khoảng rộng bao phủ bàn ăn. Ba tôi đứng dậy để đi làm. Ông hỏi trước lúc rời bàn ăn:
- Có đứa nào cần đi đâu không, ba đưa đi?
Chi Hiếu đáp thưa ba không rồi chị cũng đứng dậy dọn dẹp bát đĩa trên bàn. Minh ngồi chờ cho tiếng xe Vespa của ba tôi mất ở đầu ngõ, nó móc thuốc ra đốt một điếu. Minh vừa hút những hơi khói dài vừa uống phần café ba tôi còn để lại trong ly. Chị Hiếu càu nhàu:
- Cái thằng nầy, còn nhỏ mà bày đặt café thuốc lá chi vậy?
Minh nói:
- Em mà chị bảo còn nhỏ. Mười bảy tuổi rồi.
- Chứ mày làm người lớn với ai. Mới nứt mắt đã café thuốc lá cho nhiều vào rồi người cứ như cây tăm ấy.
Minh cười không nói gì, nó tiếp tục hút những hơi thuốc lá dài như để chọc tức chị Hiếu. Tôi không đồng ý như thế bảo nó:
- Chị Hiếu nói đúng. Em chỉ nên lợi dụng những thứ đó vừa phải thôi.
Sau đó thấy lời mình có vẻ được Minh nghe theo vì nó dập tắt điếu thuốc và thôi không uống café nữa tôi hỏi nó mượn chiếc xe:
- Minh chịu khó đi bộ một bữa. Chị có việc cần phải đi xa.
Minh bằng lòng. Nó đứng dậy xin tôi môt trăm. Tôi theo Minh lên nhà trên lấy tiền đưa cho nó. Chị Hiếu dọn dẹp xong, ngồi vào bàn phấn và bắt đầu kẻ những nét chì đen đầu tiên lên mắt. Tôi trở xuống nhà sau khi rửa sạch lớp son phấn vừa tỉ mỉ thoa lên mặt lúc nãy với ý nghĩ làm cho chị Hiếu tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên.
Trở về với đời sống gia đình được hơn một tuần, chi Hiếu sau khi đi nhiều lần qua những con đường chính trong phố đã đề nghị với ba má tôi đổi nhà đi nơi khác để làm căn nhà đang ở thành “một quán café theo kiểu Sài Gòn”. Cả nhà không ai hiểu “quán café theo kiểu Sài gòn” như chị Hiếu nói nó như thế nào nên không ai hưởng ứng đề nghị của chị cả. Ba tôi cho rằng một nơi không có gì gọi là khá lắm về đời sống văn nghệ, như thế mở một quán café phỏng được ích gì. Còn má tôi, bà kêu lên, dọn nhà đi chỗ khác ư? Tao chịu thôi. Tôi nghĩ má tôi có lý khi viện cớ đã ở quen nơi này để không chịu dọn nhà đi chỗ khác như lời đề nghị của chị Hiếu. Làm sao có thể một sớm một chiều bỏ căn nhà mình đã trú ngụ hàng bao nhiêu năm để dời đi một nơi khác, dù nơi đến đó rất gần nơi bỏ đi, dù nơi vừa bỏ đi có không được ưng ý cho lắm, nhưng sao có thể quên được bức vách, thềm nhà nhìn đã quen ánh mắt. Nhưng chị Hiếu lặng thinh tìm mua căn nhà mới ở một nơi yên tĩnh có khung cảnh không khác căn nhà củ bao nhiêu. Bấy giờ má tôi mới yên tâm dời nhà để chị Hiếu thực hiện ý định của chị. Trong thời gian trang hoàng sửa soạn quán, không ai có ý kiến, mặc chị Hiếu chỉ cho thợ làm theo ý mình. Đến khi quán thành hình, tôi nghĩ chị Hiếu đã có lý khi làm một quán café như thế.
Quán café được mang tên tôi, là một hiện tượng mới mẻ đối với cái tỉnh lỵ vẫn từ lâu im vắng nầy. Tỉnh, có một bến xe chật hẹp, một con đường chính dẫn từ đầu phố đến hết ranh giới tỉnh lỵ mà người ta đặt tên là Đại Lộ Thống Nhất. Ngày gia đình tôi mới về đây, tôi còn kẹt trong nội trú vì chưa hết chương trình, đọc địa chỉ ở thư Minh gửi, tôi nghĩ con đường phải rộng thênh thang hay ít ra cũng bằng những con đường đầy lá me bay tôi đã thơ thẩn đi qua những ngày nghỉ học. Nhưng khi đến, tôi mới biết mình lầm. Con đường chật hẹp xe chạy hai chiều tránh nhau một cách khó khăn vì những hàng quán được dựng lên bừa bãi hai bên. Người nào dễ dãi lắm mới nghĩ rằng đó là đại lộ. Dọc theo hai bên lề của phố chính,lèo tèo vài căn nhà hai tầng kiểu cổ lạ mắt thường là những quán hàng tạp hóa, tiệm chụp hình hay sạp bán những loại sách báo rẻ tiền rất hấp dẫn con nít. Tỉnh không có được một rạp ciné hay một công viên nhỏ chứa một hai ghế đá, như thế quán café của chị Hiếu không là nơi đáng đến ngồi của những kẻ yêu nhau, những kẻ không có tình yêu hay người rảnh rỗi, sao được.
Từ ngày nghỉ học rời nội trú về nhà, tôi phụ với chị Hiếu để trông coi quán nước. Công việc của tôi là chỉ ngồi ở quầy để thu tiền, nhưng chính là hình ảnh để cho bọn con trai tha hồ nhìn ngắm một cách công khai, hay trả lời những câu hỏi vu vơ của bọn con trai hàng ngày vẫn theo đuổi tán tỉnh tôi không được, có tiền vào ngồi quán cóc chỉ để nói với tôi những điều hết sức buồn cười. Lúc vắng khách, tôi có thể nằm ngay xuống chiếc ghế bố kê khuất sau quầy để ngủ hay đọc sách. Tôi không thích làm cái đích cho những cặp mắt đầy dục vọng nhìn ngắm, nhưng tôi vẫn hàng ngày ra ngồi trước quầy một cách ngoan ngoãn, vì dù sao, chỗ ngồi mới nầy giúp tôi thoát được những ý nghĩ lẩm cẩm và buồn chán mỗi lúc rảnh rỗi một mình ở nhà. Như hôm nay, dù mệt mỏi sau một chuyến đi chơi khá dài với chị Hiếu, tôi cũng đã ngồi lại chỗ quen thuộc, của mình.
Buổi trưa, quán vắng khách. Có lẽ nơi nầy mọi người không hề có ý định bỏ giấc ngủ trưa để uống một tách café nên thường vắng vào trưa, mỗi ngày. Tôi rảnh rỗi lật những tờ giấy ở quyển sách đặt trước mặt nhưng không đọc được chữ nào vì lúc nầy tôi bận dõi mắt nhìn qua khoảng đất dùng làm bến xe, bên kia đường đối diện với quán và trước một nhà máy xay lúa. Ngày còn ở chỗ này ít khi nào tôi chịu nhìn chăm chú những chiếc xe đò sơn nhiều màu sặc sỡ. Nhưng bây giờ, hầu như lúc nào, tôi cũng chỉ hướng tầm mắt về phía bến xe. Bởi chung quanh tôi, trong lòng quán, từ bức tranh lập thể, đến những chiếc bàn, chiếc ghế thấp lè tè kê sát hai bên tường, tất cả đã quá quen thuộc không thể lôi kéo mắt nhìn của tôi lâu quá một phút. Tuy nhìn ra ngoài bến tôi cũng chẳng hề có một ý nghĩ nhỏ nào về những tà áo màu từ thành phố xuống hay những dáng người có vẻ bần cùng từ đồng ruộng lên. Thỉnh thoảng tôi cũng thầm khen một tấm áo may khéo vừa từ lòng xe bước ra, nhưng sau đó tôi lại cúi nhìn những trang sách mở ngỏ dưới tầm mắt chỉ thấy những hàng hàng chữ nhảy múa. Rời trang sách tôi ngẩng đầu nhìn lên vừa lúc một người khách bước vào quán.
Đó là gã con trai quen thuộc mỗi ngày. Gã lầm lì kéo ghế ngồi ở chiếc bàn cao, chỗ chỉ cách tôi vài bước chân. Gã đến quán tôi rất thường. Mỗi ngày hai, ba lần. Mới đầu tôi không để ý đến một người trong bao nhiêu người đã đến và đi. Nhưng gã có vẻ gì đặc biệt hơn những người tôi vẫn gặp: gã ngồi chỗ đã ngồi lần trước, gọi ly café đá, trầm ngâm hút thuốc, uống hết café, trả tiền rồi về. Chưa bao giờ gã đổi chỗ ngồi quen thuộc hoặc kêu thứ gì khác ngoài café đá. Cũng chưa lần nào gã tỏ ý muốn tán tỉnh tôi một vài câu, bởi vậy tôi không thể coi gã như những người thường vì tôi mà đến quán. Buổi trưa một mình đến quán, gã mang vẻ cô đơn hết sức tội nghiệp (mặc dù trưa nào gã cũng đi một mình). Tôi nghĩ thế và nhờ chị Hiếu lên hỏi xem gã uống gì. Chừng như chị Hiếu còn bận việc phía sau mãi không thấy lên, tôi rời chỗ ngồi đến bên gã, tôi hỏi:
- Ông dùng gì?
Gã cúi đầu mồi thuốc, không ngẩng lên gã nói:
- Cô cho như mọi khi.
Tôi hiểu ý gã nhưng cũng lập lại câu hỏi. Với điếu thuốc ngậm lệch một bên, gã ngẩng đầu nhìn tôi qua làn kính đen đặc, giọng gã có vẻ gắt gỏng:
- Lần sau tôi đến đừng có hỏi. Cứ làm café đá. Cô có thấy tôi uống gì ngoài thứ ấy đâu!
Câu nói của gã khiến tôi nửa bực bội nửa buồn cười. Tôi muốn nói với gã câu gì đó mà tìm chưa ra nên tôi im lặng gật đầu một cách bướng bỉnh, trở về sau quầy làm café và bưng ra cho gã. Lúc đặt tách xuống bàn gã làm tôi bực hết sức khi gã tỏ ý muốn nghe nhạc mà gã không hề nói một tiếng. Tay gã chỉ vào giàn máy kê trong góc nhà. Tôi cũng không thèm nói, đáp trả gã bằng cử chỉ gật đầu. Và muốn để cho gã hay rằng tôi đang bực vì những việc gã làm tôi đã mở volume gần hết cỡ lớn. Tiếng kèn đồng phát ra chát chúa khiến gã nhăn mặt. Tuy thế khi ra hiệu – gã lại không nói – cho tôi vặn nhỏ âm thanh lại tôi thấy gã nhếch môi cười hình như chế giễu cử chỉ có vẻ trẻ con vừa rồi, của tôi.
Trở về chỗ ngồi của mình, tôi nghĩ dù sao mình cũng hết sức trẻ con. Việc gì phải bực mình với một kẻ qua đường. Nhưng liếc nhìn cái vẻ lầm lì của gã tôi không sao ban phát cho gã một chút thiện cảm nào được. Chị Hiếu đã trở lên đứng bên cạnh, tôi hỏi nhỏ:
- Ông khách kia quen chị sao?
Chị lắc đầu nói đâu có quen, nhưng anh ta tới đây hoài. Sao thế? Tôi không trả lời chị Hiếu và nhìn ra cửa theo ánh mắt của gã con trai vì lúc này tôi thấy gã lặng thinh vu vơ nhìn ra đường. Trưa, tỉnh lỵ buồn bã với những cô học trò đi sớm,vài tà áo trắng khép nép trốn nắng dưới những hiên nhà. Tiếng hát của một người nữ dập dìu bên tai khiến tôi buồn ngủ và nghĩ giờ ngã lưng xuống ghế tôi có thể nhắm mắt một cách dễ dàng.
Tôi rời ghế nói chị Hiếu:
- Chị coi hàng, em ngủ một chút, nghe.
Chị Hiếu miệt mài trên những trang sách và gật đầu. Tôi thoải mái thả lưng xuống ghế dựa, lúc gần thiếp đi hình như có thêm người vào quán nên chị Hiếu rời chỗ ngồi. Tôi không thể ngồi dậy phụ chị Hiếu được nên tôi vẫn lười biếng nhắm mắt. Tiếng ly tách va chạm nhau và tiếng nhạc trổi đều bên tai chỉ còn là những âm thanh nhỏ mơ hồ như từ đâu vọng lại tai nghe ơ thờ.
Tôi ngủ ngon giấc trong những âm thanh mơ hồ đã khá lâu (nhưng tôi nghĩ tôi ngủ ngon vì bị mệt sau buổi đi chơi xa , buổi sáng). Lúc tỉnh giấc nhìn đồng hồ đã hơn ba giờ chiều. Quán yên tĩnh vì nhạc đã tắt. Không thấy chị Hiếu đâu, tôi nghe tiếng nói ồ ề của một người Mỹ(?) nào đó ở phía sau. Rửa mặt trở lên tôi hơi khựng lại, sửng sốt. Vâng, hình ảnh vừa nhìn thấy khiến tôi kinh hãi, nhất là ngay trong quán vắng, giữa cái tỉnh lỵ không lấy gì làm đạo đức lắm nhưng mọi người lại thích nói đến đạo đức.
Chị Hiếu ngồi đối diện với một người Mỹ trước đây đã chung sống một thời gian dài với chị. Ở nơi khác như Sài Gòn chẳng hạn, chị Hiếu có thể thản nhiên cặp tay Paul- tên anh ta mà có lần tôi nghe chị Hiếu nói- đi giữa đường phố mà không ai thèm bận tâm nhìn. Nhưng ở đây, dù chỉ ngồi đối diện vô tình như thế kia thôi, nếu có ai bắt gặp chắc chắn ngày mai gia đình tôi sẽ phải đóng cửa để tránh những đôi mắt dòm ngó. May mắn, trong quán không có ai hết, gã khách quen cũng đã về từ khi nào. Không hiểu giờ này có Khoa ở đây tôi sẽ phải đối xử và giải thích thế nào về sự có mặt của Paul bên cạnh chị Hiếu? Dù rằng tôi nghĩ đối với Khoa hay bất cứ ai cũng chẳng cần thiết phải giải bày gì hết. Có điều Paul đến đây khiến tôi sợ hãi cho chị Hiếu và không hiểu chị Hiếu đã bảo Paul đến hay tự y muốn đến? Tôi ngồi trước quầy và tự nhủ lát nữa khi Paul đi khỏi tôi sẽ hỏi chị Hiếu.
Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ khiến tôi không hiểu trọn vẹn những điều hai người nói cùng nhau. Paul nhìn lên thấy tôi, y quay qua chị Hiếu, dò hỏi. Có lẽ chị giới thiệu với y nên tôi thấy y gật đầu chào rất lịch sự. Tôi gật đầu chào lại và nhìn xuống trang sách để tỏ cho Paul biết rằng tôi không thể nào nói chuyện với y được, dù trong thâm tâm tôi biết việc này làm chị Hiếu có thể buồn và tủi thân. Paul ngồi thêm một lát nữa rồi tới quầy trả tiền chai coca. Y cầm lấy phần tiền còn dư, bỏ vào túi chào tôi, nói giã từ với chị Hiếu sau khi hẹn trở lại, rồi y ra khỏi quán. Cử chỉ này khiến tôi có nhiều ý nghĩ đẹp về Paul, thay vì trước đây tôi nghĩ cũng lỗ mãng như một vài người Mỹ tôi đã gặp. Chị Hiếu có vẻ bối rối đến bên tôi và ấp úng giải thích:
- Không hiểu sao hắn biết chỗ này?
Thấy tôi im lặng chị càng thêm bối rối. Chị giải thích thêm chị nói đang ngồi đọc sách thì hắn lù lù dẫn xác tới. Tôi lên tiếng để chị yên tâm để chị nghĩ rằng việc Paul tìm đến đây chẳng có gì đáng quan tâm:
- Anh ta có nói gì không?
Ngồi xuống một chiếc ghế bên cạnh tôi chị Hiếu bảo Paul xin đổi về đây vì biết chị ở chỗ này. Hắn hết nhiệm kỳ nên đề nghị chị cùng về Mỹ với hắn. Tôi hỏi thế chị trả lời hắn sao? Chị Hiếu hết ngó vơ vẩn chung quanh trong lòng quán vắng lại cúi xuống lật những trang sách. Cử chỉ của chị không dấu nổi những bối rối có vẻ lo âu nào đó. Chị nói:
- Trả lời Paul về việc gì?
- Thì việc hắn đề nghị chị cùng về Mỹ với hắn?
Chị Hiếu lắc đầu giọng yếu đuối:
- Về Mỹ với Paul ư? Đời nào có chuyện đó.
- Chị từ chối sao? Em xem anh ta có vẻ đứng đắn và xem chừng cũng yêu chị thật lòng.
- Dù Paul có yêu chị, em nghĩ sao chị có thể theo hắn được. Còn gia đình thì sao?
Tôi không nói thêm dược gì với chị Hiếu vì việc này tôi chưa hề nghĩ là nó có thể xảy đến với chị. Lúc này có lẽ chị cũng như tôi đang nghĩ đến một nơi nào đó xa tít cuối chân trời với những phố phường xa lạ mà chị phải làm quen và hòa mình trong nó nếu chị quyết định theo Paul. Bỗng nhiên chị Hiếu gục đầu xuống quyển sách mở ngỏ đặt trên quầy và bật khóc. Tôi muốn nói một vài câu an ủi chị nhưng không hiểu chị có buồn thật như điều tôi đang nghĩ không, nên thôi. Một cặp trai gái đưa nhau vào quán giúp tôi thoát được sự lúng túng khi đứng cạnh và nghe tiếng khóc chị Hiếu. Lúc bưng nước uống cho khách xong trở vào tôi thấy chị Hiếu mắt ráo hoảnh thản nhiên đọc sách. Làm như trước đó một vài phút chẳng hề có Paul tìm đến. Không hiểu chị đã có quyết định gì mà sao chị lại có thể thản nhiên quá thế?
Tôi mở nhạc và quạt như mọi lần có khách xong mặc chị Hiếu ngồi ở quầy, tôi ra cửa về nhà. Trời đã ngã chiều phố cũng chẳng có vẻ gì nhộn nhịp hơn buổi trưa vì trời chiều đầy mây xám lát nữa có thể mưa về. Tôi chậm bước sang đường. Có lẽ giờ nầy chị Hiếu cũng chưa biết là tôi đã rời quán. Lúc vừa khuất sau bức tường gạch của nhà máy xay lúa, tôi thoáng thấy bóng xe jeep mui trần quen thuộc của Khoa, ở ngã tư chợ.
Tiếng khóc của chị Hiếu từ trong buồng hình như bị những ngón tay cố gắng che dấu nên âm thanh chỉ là những tiếng nấc tắt nghẹn. Không hiểu từ lúc nào, nhưng khi tôi tỉnh giấc ngủ trưa tôi đã nghe chị khóc tấm tức như thế rồi. Mấy ngày nay chị Hiếu thường khóc lén lút những lúc nhà vắng như chiều nay (tôi nghĩ khóc mà còn dấu diếm, che đậy mắt nhìn người khác như thế dù nước mắt có rơi nhiều cũng chẳng giúp được gì). Tôi biết tại sao chị Hiếu khóc. Bởi biết nên tôi không thể nào an ủi hay ngồi nghe chị tâm sự như những khi chị khóc bởi những lý do thông thường nào khác: tình phụ, hận đời, tủi thân… Ở đây việc xảy đến khiến chị Hiếu phải khóc lại có vẻ quan trọng nhất là nó lại xảy ra ở nơi nầy: Paul đòi giết chị Hiếu và tự sát theo khi y nghe chị từ chối không chịu theo y về Mỹ. Điều này có lẻ chị Hiếu không bao giờ đề phòng bởi chị nghĩ rằng nó không thể xảy ra được. Paul là người hiểu biết, sau lần tìm gặp tình cờ, y còn trở lại quán nhiều lần. Nhưng Paul đến: kêu nước uống, trả tiền rồi về. Paul có cái vẻ trầm mặc của một người nghệ sĩ. Thật ra Paul chịu ngồi yên như thế vì chị Hiếu yêu cầu nếu không tôi đoán gã có lẽ cũng chẳng khi nào chịu im lặng qua từng ngày dài không được nói một lời với người mình yêu. Quả Paul yêu chị Hiếu thật tâm. Cứ nhìn cái vẻ khổ đau và đôi mắt nhìn chị Hiếu không rời, tôi nghĩ Paul có thể giết chết chị Hiếu chứ không muốn để mất chị vào tay kẻ khác. Tôi thì tội nghiệp cho Paul hết sức và bỗng nhiên tức giận vô cùng vì sự sắp đặt nghiệt ngả của trời đất. Nếu Paul sinh ra và lớn lên ở đây mọi chuyện sẽ đẹp biết là chừng nào. Nhưng giữa Paul và chị Hiếu có những cách ngăn quá lớn: quãng đường giữa hai quê hương xa diệu vợi, như thế làm sao chị Hiếu có thể theo Paul để khó (hay không bao giờ) thực hiện được một lần trở về thăm quê nhà mình, nơi mà bức tường đạo đức không cho phép chị được cái quyền rất thường tình là cặp tay chồng hay ngước mặt nhìn mọi người mỗi lần xuống phố. Bằng những cách ngăn diệu vợi, chị Hiếu đã từ chối khiến Paul nổi điên đòi giết người mình yêu. Và chị Hiếu đã phải khóc lén khóc chùng.
Tôi ngồi lặng thinh rất lâu từ lúc rời giường ngủ. Chị Hiếu vẫn khóc tấm tức nhưng tôi dù đã cố gắng tìm cách giúp chị quên buồn nhưng không nổi vì lúc này ngồi nhìn trời hơi ngã chiều và hình như sắp mưa tôi chợt nhớ Khoa và tự hỏi lúc này, trong vòng rào bệnh xá Khoa có chờ đợi tôi đến thăm như những ngày qua không? Thì ra mỗi chúng tôi ai cũng có những bận tâm cần phải lo toan. Ba tôi đang mệt nhoài trong văn phòng, má tôi sửa soạn ngoài quán vì mấy ngày nay chị Hiếu không nghĩ tới việc buôn bán nữa. Minh nó cũng lo lắng vì kỳ thi sắp đến. Không ai muốn có những bận tâm như thế cho đời mình,nhưng biết làm sao được khi mỗi chúng tôi đang bị đời sống bao vây,và tràn ngập nặng nề. Lát nữa tôi sẽ trang điểm sơ sài, chọn màu áo mặc, nghĩ một câu chuyện vu vơ nào đó để cho Khoa nghe khi nào vào bệnh xá, gặp chàng xanh xao trên giường vì chiếc chân phải bó bột . Ngồi đây tôi có thể mường tượng được những cử chỉ , công việc tôi phải làm nếu có ý định đi thăm Khoa: bước chậm rãi tránh từng vũng nước do cơn mưa đêm qua để lại, tôi ra đường lớn. Trên con phố chính, tôi qua ngã tư chợ, gần tới cổng bệnh xá tiểu khu tôi sẽ ngừng lại một chút để thở và cũng để nhớ lại câu chuyện đã nghĩ sẳn ở nhà. Trình giấy ở nơi cổng nơi người lính gác quen, qua một khoảng hành lang vắng tôi sẽ đến phòng có Khoa nằm, ở gần cuối dãy ngoại thương. Và tôi sẽ thấy Khoa trong bộ đồ xanh nhàu nát. Rồi cũng như hôm qua , có nghĩa là sau khi kể cho Khoa nghe vài câu chuyện hay dìu chàng đi trên bãi cỏ xanh tốt ngay trước phòng tôi sẽ ra về hồn trống không như lúc khởi đầu công việc đi thăm chàng bằng việc trang điểm trước bàn phấn của chị Hiếu. Như thế chiều nay em có cần phải đi thăm anh không, hỡi Khoa? Hay em vẫn tiếp tục đến anh để thấy khoảng trống chung quanh em mỗi ngày thêm hiển hiện, để em vô vàn tủi thân khi nghĩ rằng muôn đời mình chỉ như con ốc nằm trong cái vỏ riêng biệt của nó. Vào với anh mỗi chiều để được gì ngoài nỗi trống không đơn lẻ trùng điệp ngay cả khi lén lút cúi đầu cho anh hôn.
Một vài ý nghĩ chua xót về mình trong lúc tiếng khóc chị Hiếu đã ngừng hẳn khiến tôi thờ thẩn trong căn phòng vắng giữa buổi chiều trời đang xuống này. Việc đi thăm Khoa cũng làm tôi ngần ngại nghĩ đến đoạn đường sẽ qua . Nhưng tôi biết, điều làm tôi muốn chùn bước mỗi lần đến thăm Khoa là khi rời chàng trở về lầm lũi trên đoạn đường quen thuộc tôi không sao tránh khỏi cảm giác bơ vơ, lạc lõng với hình ảnh Khoa trong màu áo xanh bệnh viện.
Chị Hiếu đã trang điểm xong để sửa soạn ra quán. Cầm nón trên tay chị hỏi tôi có cùng ra quán với chị không? Tôi đáp:
- Em vào thăm Khoa xong sẽ trở ra.
Nhìn chị Hiếu lặng lẽ rời nhà tôi nghĩ chị Hiếu chẳng khi nào hiểu tôi được phần nào. Tôi chẳng muốn đi thăm Khoa như vừa nói với chị, mà thật ra thấy trời bắt đầu có những dấu hiệu báo mưa về tôi bỗng nảy ý định hay mình ngồi ngóng cơn mưa đã bắt đầu quen thuộc từ mấy ngày qua. Điều này không phải tôi lãng mạn hay dư thừa thì giờ để ngóng mưa nghe gió, nhưng chỉ muốn nhìn xem mưa chiều nay có rơi dật dờ như chiều qua khi tôi ngồi trong vòng tay Khoa cùng chàng nhìn mưa đổ xiêu trên bãi cỏ non trước cửa phòng khu ngoại thương. Nhưng chị Hiếu đi được một lát tôi cũng đứng dậy để sửa soạn ra quán vì nghĩ rằng ngồi ngóng mưa trong lúc Khoa cũng ngóng mưa và chờ tôi đến là điều không tốt. Nhất là tôi cũng yêu Khoa vô cùng dù bên chàng tôi thấy mình càng thêm lẻ loi.
Trời bắt đầu mưa những hạt nhỏ và nghiêng khi tôi ra đường. Cũng chỉ là cơn mưa uể oải đầu mùa. Tuy thế cũng đủ để tôi ướt hết mái tóc và thấy lòng lạnh giá không ý nghĩ. Lúc này có lẽ những người có nhau đang cùng nhau nhìn mưa, nghe mưa. Bởi vậy hai bên con ngõ hẹp quen thuộc đưa tới quán mọi nhà đều đóng cửa kín mít. Chỉ có tôi là người độc nhất lầm lũi không nhìn thấy được bóng hình dưới cơn mưa, chiều nay.
Tháng 06/1972