Một Bộ Óc Tuyệt Vời
Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Nguyễn Đức Đạt là một nhạc sĩ mù gốc Việt có tên tuổi đang lên cao, tôi đã được nghe qua các CD mới xuất bản. Mới đây tôi được trực tiếp nghe anh độc tấu đàn ghi-ta tại San Jose thật hay và biết rõ hơn thân thế của anh. Đạt sinh năm 1970, cha là một quân nhân Mỹ, anh đã bị mù ngay khi lọt lòng mẹ, nhưng lúc đó cha anh đã trở về Mỹ. Vài năm sau mẹ anh mất và kế đó người cha ở Mỹ cũng qua đời. Năm 1975 Đạt được di tản qua Mỹ theo diện con lai. Lớn lên ở Mỹ trong Viện Con côi, anh được một nhạc sĩ Mỹ giúp vào học nhạc cổ điển tại trường Đại học Fullerton gần Los Angeles và tốt nghiệp năm 1999.
Chiều chủ nhật vừa qua trước một số khán giả đông chật phòng họp, nghe Đức Đạt đàn và ca những bản nhạc do chính anh sáng tác rất độc đáo, lòng tôi bồi hồi xúc cảm. Một người mù đàn và ca là chuyện đã thường có, nhưng tôi tự hỏi một người mù ngay khi ra chào đời làm thế nào mà sáng tác nhạc? Những văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ phàm muốn sáng tác đều phải có một nguồn cảm hứng xuất phát từ những gì cảm nhận thấy trong cuộc sống bình thường hàng ngày. Những cảm nhận đó đều do các giác quan của con người thu được, mà chủ yếu là đôi mắt, còn tai và xúc giác chỉ là thứ yếu. Một người mù ngay khi lọt lòng mẹ cố nhiên là chưa hề nhìn thấy ánh sáng và do đó cũng chưa hề biết các mầu sắc như thế nào. Một người mù như vậy chỉ có đôi tai, làm thế nào có ngôn ngữ để mô tả cho người mù hiểu thế nào trắng, thế nào đen hay các mầu xanh, đỏ, tím, vàng?
Đối với các văn nghệ sĩ bầu trời trong sáng ban đêm trăng sao vằng vặc vẫn là nguồn cảm hứng vô biên cho các bộ óc sáng tác, nhưng Đức Đạt đã thiếu cái nguồn này. Vậy mà anh vẫn sáng tác được, khiến tôi phải nghĩ khối óc của anh là phi phàm. Phàm những con người sinh ra ở cõi đời này đều có một bộ óc cấu trúc giống nhau với những đơn vị siêu vi gọi là não tử (neuron), làm sao có thể khác nhau được. Tôi vốn là người yêu thích khoa học, nên vào dịp này tôi muốn nhìn qua một vài nét khám phá mới nhất về bộ óc của con người trên cõi thế này.
Khoa học não tử đã phát triển từ cả một thế kỷ trước đây, nhưng theo một bài báo khoa học mới đến tay tôi vào tuần trước, một khoa học gia viết bộ óc con người có não tử cũng giống các ngôi sao trong vũ trụ. Nếu vũ trụ có các chất tối (dark matter), bộ óc cũng có những chất tối mới được tìm ra và đặt tên là "glia", với số lượng là 1,000 tỷ - tức là 10 lần nhiều hơn các não tử thông thường. Gọi là chất tối vì không thể nhìn thấy được, nhưng các nhà khoa học biết là có nó bởi vì "glia" mang rất nhiều sứ mạng khác nhau nên phải trao đổi với nhau bằng một loại "ngôn ngữ hóa học riêng". Cũng giống như trong vũ trụ, các nhà thiên văn học không nhìn thấy những chất tối nhưng biết có chúng vì phát hiện được sức hút trọng lực của chúng trong các khoảng cách của vũ trụ bao la.
Trên đây chỉ là những tin khoa học về những sự kỳ lạ trong bộ óc con người để chúng ta có đôi chút khái niệm. Tôi muốn trở lại thực tế suy nghĩ về sức sáng tạo của nhạc sĩ mù Đức Đạt. Không ai có thể chối cãi anh có một bộ óc dị thường. Nguyên nhân vì đâu vậy? Tôi nghĩ tất cả chỉ do một chữ "tâm". Trong các bài ca Đức Đạt trình diễn chiều hôm đó, tôi thích nhất là bài "Gã điên trên đồi hoang", tiếng nhạc và lời ca rất hay, lại tiềm ẩn một ngụ ý rất đẹp là "cái vỏ bề ngoài của một người không quan trọng bằng cái gì ở bên trong con người đó". Cái vỏ bề ngoài bất chấp hình hài xấu hay đẹp, kể cả những áo quần hay mọi thứ trang sức thêm cho cái vỏ đó. Còn cái bên trong quan trọng hơn hiển nhiên là cái tâm đức độ của người đó. Tâm đức độ không phải tự nhiên mà có. Đức độ xuất phát từ kiến thức và kiến thức là do sự học hỏi, không phải chỉ học dưới mái nhà trường mà còn học ở một ngôi trường vĩ đại nhất, gọi là trường đời. Khi con người bắt đầu trưởng thành, tất phải sinh hoạt va chạm lẫn nhau trong các tập thể gọi là xã hội loài người.
Trong bài ca chót của buổi trình diễn, Đức Đạt thực hiện một bài có tên là "Yêu đời, đời sẽ yêu ta". Đặc biệt dịp này Đức Đạt trình diễn trước rồi sau đó khuyến khích cả cử tọa cùng ca theo với anh. Nội dung như sau:
Ta yêu đời, đời sẽ yêu ta
Ta quên người thì người sẽ quên ta
Tâm yên bình thì đời có an vui
Lẽ sống một người có thế thôi
Yêu thương thật lòng để đời sống thăng hoa
Xin đem hận thù đổi lấy thứ tha
Xin được làm hòn đá nhỏ nhoi
Để góp mình xây đắp yên vui.
Suốt buổi trình diễn hôm đó Đức Đạt rất vui, hoạt bát và niềm nở tạo một sự hòa hợp thân thương giữa người trên sân khấu và toàn thể cử tọa, khiến tất cả đều thoải mái. Buổi trình diễn đã đem lại nhiều ấn tượng cho tôi, không phải về một nhạc sĩ mù mà về mọi con người bình thường hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào trong cuộc sống xã hội phức tạp ngày nay, không phải riêng ở Mỹ hay ở Việt Nam mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đó là sự suy nghĩ về tình người, tình người đối với người, một thứ tình vượt trên cả những dị biệt về mầu da, chủng tộc, chính trị hay tôn giáo. Đó là đức độ và ở đây đôi mắt tâm linh của một người mù có khi còn sáng hơn đôi mắt của một người bình thường. Thực hiện được mức tình người bao la như vậy là do bộ óc của mỗi cá nhân. Đó là sự sáng suốt của tâm trí con người. Khi đã bắt đầu luyện trí, cuộc đời càng vất vả khổ cực bao nhiêu, trí tuệ càng sáng suốt bấy nhiêu.
Vậy sự sáng suốt đó có hiện ra bề ngoài hay không? Chắc chắn là có. Đó là nét mặt, vẻ người. Tôi đã có dịp ngắm nhìn con người Nguyễn Đức Đạt qua từng cử chỉ và nghe thanh âm giọng hát của anh một cách thoải mái, vì biết rằng anh không nhìn thấy tôi. Tôi thấy anh với tuổi 39 mà còn trông quá trẻ và đẹp trai nữa. Có thể sự vui, sức mạnh của sự sống bất chấp cảnh mù lòa, đã làm con người của anh cũng đẹp như tấm lòng của anh. Bộ óc có khả năng điều chỉnh cơ thể là vì vậy.
SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
Chiều chủ nhật vừa qua trước một số khán giả đông chật phòng họp, nghe Đức Đạt đàn và ca những bản nhạc do chính anh sáng tác rất độc đáo, lòng tôi bồi hồi xúc cảm. Một người mù đàn và ca là chuyện đã thường có, nhưng tôi tự hỏi một người mù ngay khi ra chào đời làm thế nào mà sáng tác nhạc? Những văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ phàm muốn sáng tác đều phải có một nguồn cảm hứng xuất phát từ những gì cảm nhận thấy trong cuộc sống bình thường hàng ngày. Những cảm nhận đó đều do các giác quan của con người thu được, mà chủ yếu là đôi mắt, còn tai và xúc giác chỉ là thứ yếu. Một người mù ngay khi lọt lòng mẹ cố nhiên là chưa hề nhìn thấy ánh sáng và do đó cũng chưa hề biết các mầu sắc như thế nào. Một người mù như vậy chỉ có đôi tai, làm thế nào có ngôn ngữ để mô tả cho người mù hiểu thế nào trắng, thế nào đen hay các mầu xanh, đỏ, tím, vàng?
Đối với các văn nghệ sĩ bầu trời trong sáng ban đêm trăng sao vằng vặc vẫn là nguồn cảm hứng vô biên cho các bộ óc sáng tác, nhưng Đức Đạt đã thiếu cái nguồn này. Vậy mà anh vẫn sáng tác được, khiến tôi phải nghĩ khối óc của anh là phi phàm. Phàm những con người sinh ra ở cõi đời này đều có một bộ óc cấu trúc giống nhau với những đơn vị siêu vi gọi là não tử (neuron), làm sao có thể khác nhau được. Tôi vốn là người yêu thích khoa học, nên vào dịp này tôi muốn nhìn qua một vài nét khám phá mới nhất về bộ óc của con người trên cõi thế này.
Khoa học não tử đã phát triển từ cả một thế kỷ trước đây, nhưng theo một bài báo khoa học mới đến tay tôi vào tuần trước, một khoa học gia viết bộ óc con người có não tử cũng giống các ngôi sao trong vũ trụ. Nếu vũ trụ có các chất tối (dark matter), bộ óc cũng có những chất tối mới được tìm ra và đặt tên là "glia", với số lượng là 1,000 tỷ - tức là 10 lần nhiều hơn các não tử thông thường. Gọi là chất tối vì không thể nhìn thấy được, nhưng các nhà khoa học biết là có nó bởi vì "glia" mang rất nhiều sứ mạng khác nhau nên phải trao đổi với nhau bằng một loại "ngôn ngữ hóa học riêng". Cũng giống như trong vũ trụ, các nhà thiên văn học không nhìn thấy những chất tối nhưng biết có chúng vì phát hiện được sức hút trọng lực của chúng trong các khoảng cách của vũ trụ bao la.
Trên đây chỉ là những tin khoa học về những sự kỳ lạ trong bộ óc con người để chúng ta có đôi chút khái niệm. Tôi muốn trở lại thực tế suy nghĩ về sức sáng tạo của nhạc sĩ mù Đức Đạt. Không ai có thể chối cãi anh có một bộ óc dị thường. Nguyên nhân vì đâu vậy? Tôi nghĩ tất cả chỉ do một chữ "tâm". Trong các bài ca Đức Đạt trình diễn chiều hôm đó, tôi thích nhất là bài "Gã điên trên đồi hoang", tiếng nhạc và lời ca rất hay, lại tiềm ẩn một ngụ ý rất đẹp là "cái vỏ bề ngoài của một người không quan trọng bằng cái gì ở bên trong con người đó". Cái vỏ bề ngoài bất chấp hình hài xấu hay đẹp, kể cả những áo quần hay mọi thứ trang sức thêm cho cái vỏ đó. Còn cái bên trong quan trọng hơn hiển nhiên là cái tâm đức độ của người đó. Tâm đức độ không phải tự nhiên mà có. Đức độ xuất phát từ kiến thức và kiến thức là do sự học hỏi, không phải chỉ học dưới mái nhà trường mà còn học ở một ngôi trường vĩ đại nhất, gọi là trường đời. Khi con người bắt đầu trưởng thành, tất phải sinh hoạt va chạm lẫn nhau trong các tập thể gọi là xã hội loài người.
Trong bài ca chót của buổi trình diễn, Đức Đạt thực hiện một bài có tên là "Yêu đời, đời sẽ yêu ta". Đặc biệt dịp này Đức Đạt trình diễn trước rồi sau đó khuyến khích cả cử tọa cùng ca theo với anh. Nội dung như sau:
Ta yêu đời, đời sẽ yêu ta
Ta quên người thì người sẽ quên ta
Tâm yên bình thì đời có an vui
Lẽ sống một người có thế thôi
Yêu thương thật lòng để đời sống thăng hoa
Xin đem hận thù đổi lấy thứ tha
Xin được làm hòn đá nhỏ nhoi
Để góp mình xây đắp yên vui.
Suốt buổi trình diễn hôm đó Đức Đạt rất vui, hoạt bát và niềm nở tạo một sự hòa hợp thân thương giữa người trên sân khấu và toàn thể cử tọa, khiến tất cả đều thoải mái. Buổi trình diễn đã đem lại nhiều ấn tượng cho tôi, không phải về một nhạc sĩ mù mà về mọi con người bình thường hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào trong cuộc sống xã hội phức tạp ngày nay, không phải riêng ở Mỹ hay ở Việt Nam mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đó là sự suy nghĩ về tình người, tình người đối với người, một thứ tình vượt trên cả những dị biệt về mầu da, chủng tộc, chính trị hay tôn giáo. Đó là đức độ và ở đây đôi mắt tâm linh của một người mù có khi còn sáng hơn đôi mắt của một người bình thường. Thực hiện được mức tình người bao la như vậy là do bộ óc của mỗi cá nhân. Đó là sự sáng suốt của tâm trí con người. Khi đã bắt đầu luyện trí, cuộc đời càng vất vả khổ cực bao nhiêu, trí tuệ càng sáng suốt bấy nhiêu.
Vậy sự sáng suốt đó có hiện ra bề ngoài hay không? Chắc chắn là có. Đó là nét mặt, vẻ người. Tôi đã có dịp ngắm nhìn con người Nguyễn Đức Đạt qua từng cử chỉ và nghe thanh âm giọng hát của anh một cách thoải mái, vì biết rằng anh không nhìn thấy tôi. Tôi thấy anh với tuổi 39 mà còn trông quá trẻ và đẹp trai nữa. Có thể sự vui, sức mạnh của sự sống bất chấp cảnh mù lòa, đã làm con người của anh cũng đẹp như tấm lòng của anh. Bộ óc có khả năng điều chỉnh cơ thể là vì vậy.
SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
Comment