• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tô Thùy Yên, một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tô Thùy Yên, một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam.

    Tô Thùy Yên, một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam.
    Du Tử Lê
    Ta về cúi mái đầu sương điểm
    Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
    Cám ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
    (Tô Thùy Yên)
    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Tô Thùy Yên, theo tôi, là một trong những nhà thơ của 20 năm văn học miền Nam, có ảnh hưởng rộng, lớn. Cái ảnh hưởng rộng, lớn ông có được, không phải vì ông cùng với Thanh Tâm Tuyền là hai “mũi nhọn xung kích” thổi bùng ngọn lửa thơ tự do ở miền Nam, như một số người ngộ nhận.

    Sự thực, cùng với Thanh Tâm Tuyền, những người tận hiến tâm huyết mình, cho mục đích xiển dương thơ tự do ở miền Nam (giới hạn trong phạm vi tạp chí Sáng Tạo,) là Quách Thoại, Trần Dạ Từ, Trần Lê Nguyễn, Ðỗ Quý Toàn, Ngọc Dũng, Người Sông Thương (bút hiệu của Nguyễn Sĩ Tế)... chứ không phải là Tô Thùy Yên. Những bài thơ của ông, được yêu thích nhất, cũng không phải là những bài thơ tự do mà, lại là thơ vần, điệu. Hoặc những bài ông dung hòa được đặc tính của thơ tự do và thơ cũ (như một số tác giả cùng thời khác đã thành công. Ðiển hình, như cố thi sĩ Nguyên Sa).

    Duyệt lại hành trình thi ca Tô Thùy Yên, 20 năm văn chương miền Nam, căn cứ trên mấy chục số tạp chí Sáng Tạo, từ bộ cũ đến bộ mới; bên cạnh những bài thơ tự do, Tô Thùy Yên còn có nhiều, khá nhiều, những bài thơ có vần, điệu. Ðôi khi vần, điệu của ông, nơi những bài thơ ấy, còn chặt chẽ hơn cả những thi sĩ thời tiền chiến nữa. Trong thể loại này, Tô Thùy Yên trội, bật nhất là thể thơ 7 chữ.

    Bài thơ đầu tiên (?)của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết Tháng tư, năm 1956. Một bài thơ 7 chữ.
    Bài thơ này có tất cả 15 câu, toàn vần “au.” Rất chặt chẽ. Bài thơ đó, nguyên văn như sau:

    “Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
    “Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
    “Tàu chạy mau mà qua rất lâu.
    “Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau.
    “Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
    “Cỏ cây, cỏ cây lùi chóng mặt.
    “Gò nổng cao rồi thung lũng sâu.
    “Ngựa thở hào hển, thở hào hển.
    “Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau.
    “Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
    “Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
    “Cánh đồng, a! cánh đồng sắp hết.
    “Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
    “Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
    “Chấm giữa nền nhung một vết nâu.” (1)

    Tôi nghĩ, có thể vì tính liên tục của cuộc rượt, đuổi giữa con ngựa và, chuyến tàu, nên tác giả đã cố tình không phân đoạn bài thơ của mình (?)
    Nếu phân đoạn bài thơ trên với 4 câu cho mỗi khổ thơ, chúng ta sẽ có tất cả 4 khổ, mà khổ thơ chót, chỉ có 3 câu (Như thể đánh dấu sự bỏ cuộc, gục ngã bất ngờ, phút chót của con ngựa?!)

    Dựa trên việc phân đoạn, để sự tìm hiểu bài thơ dễ dàng hơn; ghi nhận đầu tiên của tôi là, Tô Thùy Yên đã dùng âm “trắc” cho chữ cuối cùng của câu thứ hai - Nhưng không phải để hiệp vần “trắc” với chữ cuối cùng của câu thứ tư - Mà, nó chỉ là sự chuyển đổi vị trí. Bởi vì, ông vẫn cho hiệp vần “bằng” của các chữ cuối, ở những câu thứ nhất với các câu thứ ba và, thứ tư.

    Nói về thơ 7 chữ, cũng như nói về thơ lục bát, những người có kinh nghiệm với cuộc chơi “chọn vần, lựa chữ,” đều hiểu rằng, ngoài luật định hiệp vần, còn có luật định về nhịp điệu riêng của thể thơ này nữa.
    Nhìn lại những nhà thơ tiền chiến, từng được mô tả là thành công với thể thơ 7 chữ, tôi nghĩ, chúng ta có thể nhắc tới Huy Cận, với bài “Tràng Giang.”

    Khổ thơ thứ nhất của bài “Tràng Giang,” nguyên văn như sau:
    “Sóng gợn tràng giang/buồn điệp điệp,
    “Con thuyền xuôi mái/nước song song.
    “Thuyền về nước lại,/sầu trăm ngả;
    “Củi một cành khô/lạc mấy dòng.” (2)

    Tôi dùng dấu gạch chéo/slash để phân nhịp cho mỗi câu thơ. Kết quả, tất cả 4 câu thơ này, đều có nhịp 4/3.

    Bước qua một bài thơ 7 chữ khác, cũng của Huy Cận, ta thấy, chúng cũng có chung một nhịp 4/3 như thế. Như bài “Vạn lý tình.” Cũng đoạn thứ nhất:

    “Người ở bên trời,/ta ở đây;
    “chờ mong phương nọ,/ngóng phương nầy.
    “Tương tư đôi chốn/tình ngàn dặm,
    “Vạn lý sầu lên/núi tiếp mây.” (3)

    Nhịp 4/3 cũng là nhịp của hầu hết những bài thơ 7 chữ của Lưu Trọng Lư. Tôi xin chọn bài 7 chữ của ông, quen thuộc nhất với chúng ta. Bài “Nắng mới”:

    “Mỗi lần nắng mới/hắt bên song,
    “Xao xác gà trưa/gáy não nùng;
    “Lòng rượi buồn theo/thời dĩ vãng,
    “Chập chờn sống lại/những ngày không.” (4)
    Ngay Xuân Diệu (người được coi là luôn có những đổi mới đáng kể về hình thức, cũng như tu từ,) cũng dùng nhịp 4/3 cho thơ 7 chữ của ông:
    “Tôi nhớ Rimbaud/với Verlaine
    “Hai chàng thi sĩ/choáng hơi men
    “Say thơ xa lạ,/mê tình bạn,
    “Khinh rẻ khuôn mòn,/bỏ lối quen.”
    (Trích Tình Trai) (5)

    Nhưng Tô Thùy Yên đã cho thơ 7 chữ của ông một nhịp, điệu khác.
    Trừ 2 câu đầu, và câu số 10, với nhịp 4/3 - Tất cả những câu còn lại của bài “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu,” đều ở nhịp 3/4; ở những câu số 3, 4. Nhịp 3/2/2, ở những câu số 5, 9, 11, 13. Hoặc nhịp 2/5, ở những câu số 6, 14. Thậm chí ông còn cho câu số 12 của ông, một nhịp lạ hơn nữa. Ðó là nhịp 2/1/4: “Cánh đồng, a! cánh đồng sắp hết.”

    Tuy nhiên, bài thơ không chỉ tạo được sự chú ý chỉ bởi nhịp đi mới mẻ của nó!

    Sâu xa hơn, theo tôi, lại là những gì nằm sâu, sau phần hình thức này.
    Tôi nghĩ, hình ảnh con ngựa rượt, đuổi chuyến tàu, với phông nền là những cánh đồng nối nhau, hút mắt; là một bức tranh sống động vẽ bằng... ngôn ngữ. Sức sống động mạnh mẽ tới độ, chúng cho ta cảm tưởng tác giả đã chụp được một bức ảnh thời gian... Bằng tài năng đặc biệt của mình.

    Lại nữa, sự đuối sức, đầu hàng, từ giã cuộc đua của con ngựa, vẫn theo tôi, là một ẩn dụ, nhắc nhở rằng: Ý chí, sức mạnh của con người, dù kiên quyết, lớn lao tới đâu, cũng vẫn bị lưỡi dao hữu hạn, đời người, chém đứt!!!

    Nói cách khác, bất lực trước, sau, vẫn là thuộc tính của con người, khi con người phải đối diện với chiều dài thời gian. Vô tận.

    Ðọc lại bài thơ, một lần nữa, về phương diện nhịp, điệu, tôi chợt có cảm nhận rằng, khi Tô Thùy Yên chọn cho bài 7 chữ này của ông, những nhịp đi gập ghềnh, có dễ ông cũng muốn cho người đọc liên tưởng tới những hơi thở không đều của chuyến tàu, con ngựa trong cuộc rượt. Một cuộc rượt, đuổi với tốc độ “tàu chạy mau mà qua rất lâu,” hay “tàu chạy mau, tàu chạy rất mau”... dẫn tới kết quả là những hơi thở “hào hển” hoặc, “cúi đầu”...

    Mọi ẩn dụ, liên tưởng mà, bài thơ đem được, đến cho người đọc, theo tôi là những chiếc chìa khóa quý giá, để độc giả được quyền thênh thang bay bổng, phiêu hốt trong đất, trời rất tư, riêng, của bài thơ ấy - Dù cho (cũng dễ hiểu thôi,) nếu những cảm nhận của độc giả, thường... xa lạ, không ăn nhằm, chẳng liên hệ gì, tới tình, ý (mơ hồ?) của tác giả, khi sáng tác!

    Nhưng, điều đó, cũng chỉ có thể xẩy đến cho những bài thơ hay, đi ra từ những tài thơ lớn. Mà, “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu,” là một thí dụ cụ thể vậy.


    Nguồn: nguoiviet.com
    -----------
    (Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một, 2009: “Tính chất 'hành phương Nam' trong thơ Tô Thùy Yên.”)
    Chú thích:
    (1)Trích “Tô Thùy Yên/Thơ Tuyển.” Tác giả xuất bản, 1995, Hoa Kỳ. Tr. 13.
    (2), (3), (4), (5): Nhà xuất bản Ðồng Nai, tủ sách thơ Việt Nam.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    TRƯỜNG SA HÀNH


    Trường Sa ! Trường Sa! Đảo chếnh choáng
    Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
    Lính thú mươi người lạ sóng nước
    Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

    Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
    Khiến cả lòng ta cững rách tưa
    Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
    Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ

    Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
    Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
    Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
    Lên xác thân người mãi đứng yên

    Bốn trăm hải lý nhớ không tới
    Ta khóc cười như tự bạo hành
    Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
    Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

    Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
    Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
    Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
    Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

    Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
    Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
    Đám cây bật gốc chờ tan xác
    Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?

    Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
    Những cụm rong óng ả bập bềnh
    Như những tầng buồn lay động mãi
    Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

    Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
    Vầng khói chim đen thảng thốt quần
    Kinh động đất trời như cháy đảo...
    Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

    Ta ngồi bên đống lửa man rợ
    Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
    Nghe cây dừ ngất gió trùng điệp
    Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

    Chú em hãy hát, hát thật lớn
    Những điệu vui, bất kể điệu nào
    Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
    Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

    Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
    Như người bị bức tử canh khuya
    Xé toang từng mảng đời tê điếng
    Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

    Ta nói với từng tinh tú một
    Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
    Bãi lân tinh thức âm u sáng
    Ta thấy đầu ta cững sáng trưng

    Đất liền, ta gọi, nghe ta không ?
    Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
    Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
    Con chim động giấc gào cô đơn

    Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giữa
    Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
    Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
    Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên

    Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp
    Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
    Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
    Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

    Sa hô mọc tủa thêm cành nhánh
    Những nỗi niềm kia cững mãn khai
    Thời gian kết đá mốc u tịch
    Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.

    TÔ THÙY YÊN
    (8-1974)

    ?????????????????????????????


    14 năm sau...

    [ame="http://www.youtube.com/watch?v=B8qb52QsIkc"]YouTube- Hai chien Truong Sa 1988 - Sea battle Spratly Islands in 1988[/ame]
    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-12-2009, 07:17 PM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom