• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tóc bạc trắng đêm nay

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tóc bạc trắng đêm nay

    Tóc bạc trắng đêm nay
    Lâm Thanh Huyền Phạm Khê

    Ủng mao đối phương tùng, Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />
    Do lai hồi bất đồng
    Phất tùng kim nhật bạch,
    Hoa thị tùy triều lộ, thinh hương trục vãn phong
    Hà tu đãi linh lạc.
    Nhiên hậu thỉ tri không.
    (Thanh Lương Văn Ích Thiền Sư)

    Ôm áo tựa rừng thông,
    Nguyên do đến chẳng đồng
    Tóc bạc trắng đêm nay,
    Hoa rực rỡ năm nao
    Sắc hoa nhờ sương sớm,
    Hương thơm quyện gió chiều
    Sao đợi đến lúc tàn,
    Mới biết cả cành không?

    Nếu như có ai hỏi, phải dùng từ ngữ nào để diễn tả những quang cảnh đẹp đẽ nhưng quang cảnh đẹp đẽ những ngắn ngủi, hư ảo, không thật trong đời, có lẽ chúng ta phải mượn đến sáu chữ “Hoa trong gương, trăng đáy nước”. Hai hiện tượng này thường cho chúng ta những cảm giác vô thường bất định, vì vậy mà trong thi ca của Thiền có nhiều đoản khúc ngâm vịnh đã dùng đến hiện tượng Kính Hoa Thủy Nguyệt. Khi những vị Thiền Sư ngắm nhìn những vị Thiền Sư ngắm nhìn những cánh hoa đẹp đẽ nở rộ trong gió Xuân ấm áp, họ đã dự đoán đến một cảnh điêu tàn của những cánh hóa sẽ phải xuất hiện sau đó không bao lâu. Điều này chắc chắn có sự khác biệt đối với cặp mắt của người bình thường.
    Vào đời nhà Tùy, Linh Tạng Hoa Thượng đã viết một bài thơ Xem Hoa diễn tả các chí khí hào sảng của ông như sau:

    Mãn sơn hồng trịch trục
    Thù thắng Mẫu Đơn Hoa
    Phú quí sinh do tử
    Bần hàn chí bất xa.
    (Thanh Lương Văn Ích Thiền Sư)

    Đầy núi màu rực rỡ
    Đẹp nhất Mẫu Đơn hồng
    Phú quý sinh lại tử
    Bần hàn chí không phai.

    Đời nhà Đường có Ngộ Đạt Quốc Sư (còn có pháp danh là Trí Huyền Thiền Sư) dựa vào quan điểm vô thường của nhà Phật mà viết nên một bài kệ Vịnh Hoa như sau:

    Hoa Khai mãn thụ hồng
    Hoa lạc vạn chi không
    Duy dư nhất đỏa tại
    Minh nhật định tùy phong
    (Thanh Lương Văn Ích Thiền Sư)

    Hoa nở muôn thân rực rỡ hồng
    Hoa rơi ngàn cành lại trống không
    Duy một nụ đào còn sót lại
    Ngày mai theo gió biết còn chăng?

    Đời nhà Tống có Hòa Thượng Thanh Hồng đã viết một bài Sơn Hoa để nói lên sự việc ngộ đạo không phải ở chỗ hữu tình vô tình mà vấn đề là con người có được đôi mắt sáng hay không:

    Kỷ thụ sơn hoa hồng chước chước
    Nhất trì thanh thủy lục y y
    Nạp tăng nhược cụ siêu tông nhãn
    Bát đãi vô tình vi phát cơ.
    (Thanh Lương Văn Ích Thiền Sư)

    Ven núi cành hoa nở rộn ràng
    Ao Thu sóng nước gợn lăng tăng
    Người tu nếu được đôi mắt sáng
    Chẳng đợi vô tình mới ngộ chân.

    Giữa đời nhà Minh, Đạo Nguyên Thiền Sư đã nhìn cành hoa mai nở sớm mà thấy được cảnh ngộ của người tu hành nên ông đã viết lên một bài Hoa Mai Nở Sớm sau:
    Vạn thụ hàn vô sắc
    Nam chi độc hữu hoa
    Hương văn lưu thủy xứ
    Ảnh lạc dã nhân gia.
    (Thanh Lương Văn Ích Thiền Sư)

    Ngàn cây lạnh không màu
    Cành Nam đôc một nụ
    Hương thoảng về đầu suối
    Ảnh lạc chốn hoang tiêu.

    Cách một khoảng thời gian và không gian, chúng ta lật lại những trang sách cũ, đọc những áng văn chương để tìm hiểu xem tâm cảnh của những vị thiền sư của thời xa xưa, trong đó chúng ta sẽ bắt được câu chuyện ngắm hoa thật ra không giản dị và rõ ràng, đây chẳng phải là một tiểu đạo. Đời nhà Thanh có Hòa Thượng Kim An trông thấy những cành hoa đào tan tác bay trong gió rơi rụng xuống giòng suối mới ngộ ra cuộc đời con người cũng giống như bọt nước. Ông đã đốt hai ngón tay để cúng dường chư Phật và Bồ tát rồi từ đó tự xưng là Bát Chỉ Đầu Đà. Đây là thí dụ của việc ngắm hoa một cách triệt để nhất. Sinh mạng của một cánh hoa thoảng hoặc một vài giờ cho đến một vài ngày, so với con người thì quá ngắn ngủi. Thế nhưng trong vũ trụ vĩnh hằng trường không vạn cổ thì sinh mạng trăm năm của con người có phải cũng sớm nở tối tàn như một cành hoa? Diễm lệ như hoa Đào cũng bị cuốn theo chiều gió, cao quí như Mẫu Đơn cũng tùy theo thời tiết mà tàn rũ, ngay cả thanh cao như hoa Mai cũng không biết ngày mai lưu lạc phương nào? Nếu một người nào có thể từ sự việc ngắm hoa để liên tưởng đến cuộc đời, họ sẽ thấy rằng vấn đề sinh tử của con người cũng không khác biệt cuộc sống ngắn ngủi của cánh hoa là bao nhiêu? Cũng chính vì vậy mà tôi rất thích bài thơ Vịnh Hoa của Thanh Lương Văn Ích. Ông tự ví bản thân như một cành hoa, cảm khái sự việc tóc bạc trắng đêm nay (Đêm nay đã già cằn cỗi, cần gì phải đợi đến ngày mai?). Cũng từ chỗ đó mà ông đã ngộ ra bao sự điêu tàn của một đời người, không cần phải đợi đến lúc gần đất xa trời mới cảm nhận được không tướng, mà ngay trong lúc ta còn đang ở trong giai đoạn thanh xuân cũng phải biết đến kết cuộc đó rồi. Thanh Lương Văn Ích là một cao tăng thời Ngũ Đại. Ông thường giáo hóa môn đồ nên tùy theo thời tiết nhân duyên, đừng nên bỏ phí thời giờ quí báu. Ông đã từng nói với các đệ tử: “Thánh nhân vì không bao giờ có sự Chấp Nhất trong lòng, cho nên không có một chuyện gì trên đời là không nằm trong hoài bảo của họ cả” (Thánh nhân vô kỷ, ma sở bất kỷ). Ông lại có học thuyết cho rằng: “Muốn biết nghĩa tính của Phật, nên thường xuyên quan sát thời tiết nhân duyên” (Dục tri Phật tính nghĩa, đương quán thời tiết nhân duyên). Điều này nói lên rằng kẻ tu hành không phải đứng riêng rẽ bên ngoài cuộc sống thế gian mà phải hài hòa với mọi sự việc trên thế giới, trong bao thời tiết nhân duyên, ta đều có thể khai ngộ được Phật tính trong con người.

    Vì vậy, trước khi học Thiền, tu Thiền, ta nên học hỏi cách ngắm nhìn một cành hoa, biết đâu đó chẳng là một phương cách nhập môn hay nhất. Tiếc rằng, khi mỹ nhân soi gương thì họ thường chỉ thấy duy một nụ hồng mà lại không mường tượng được cái cảnh ngày mai theo gió. Người anh hùng khi đứng trên đầu ngọn núi thường ví họ là cành nam độc một nụ, mà không biết thân phận của họ một lúc nào đó cũng chỉ là ảnh lạc chốn hoang liêu mà thôi.

    Một ngày nào, khi ta soi gương mà thấy trong đó hiện lên rõ ràng bóng hình một cành hoa; hoặc giả lúc ngắm nhìn một cành hoa mà lại thấy trong nhụy hoa ẩn hiện diện mạo của ta, thì lúc đó, có lẽ chúng ta sẽ phần nào hiểu được cảm giác của những giòng thơ trên đây.
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Ẩm tửu khán mẫu đơn - Lưu Vũ Tích

    ( Cho góp một tí , thanks ! )


    Đàn ông có tuổi


    Rất nhiều đàn ông tử tế, chân thành uể oải sống tới một ngày nào đó, bỗng tự nhìn ra rằng mình đã có tuổi thì hầu hết đều cảm khái thở dài. Mặc dù đức Phật đã thâm hậu từ bi giải thích chữ “lão”trong tứ đại khổ là lẽ đương nhiên nhưng đa phần đàn ông vẫn ngơ ngác. Thi hào đời Đường, Lưu Vũ Tích có bài thơ kiệt tác :

    Ẩm tửu khán mẫu đơn

    Kim nhật hoa tiền ẩm
    Cam tâm túy sổ bôi
    Đãn sầu hoa hữu ngữ
    Bất vị lão nhân khai.

    Dịch giả Tương Như phiên thành lục bát:

    Hôm nay uống rượu bên hoa
    Cạn dăm ba chén gọi là mua vui
    Chỉ e hoa nói nên lời
    Em không chịu nở cho người già nua.

    .........................

    Nguyễn Việt Hà
    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-11-2009, 09:26 AM.

    Comment

    • #3

      Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư



      Mãn Giác thiền sư (1052 – 1096), tên tục là Lý Trường, người xứ Lũng Chiền, làng An Cách, là con của Trung Thư Viên Ngoại Lang Hoài Tố,từ nhỏ đã nổi tiếng “hiểu rộng, nhớ “tôn hiệu Hoài Tín đại sư”. Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc “lĩnh tụ của pháp môn một thời”, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể,“cho dựng chùa Cửu Liên Giáo ngay ở bên cạnh cung Cảnh Hưng, thỉnh sư đến trụ trì để tiện hỏi han về đạo phật” dựng chùa Giáo Nguyên, cạnh cung Cảnh Hưng, thỉnh giỏi, học thông Nho, Phật”, được vua Lý Nhân Tông khen ngợi, triệu vào cung và ban cho Sư làm trụ trì để tiện việc tham hỏi về Phật học. Thiền sư mất năm 45 tuổi. Vua ban hiệu là Mãn Giác. Rất tiếc các sáng tác của ông hầu hết đều bị thất truyền, đến nay chỉ còn lại một bài rất nổi tiếng trong văn đàn Việt Nam là "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh, bảo mọi người).

      “Cáo tật thị chúng” là bài thơ được viết theo thể kệ, bằng chữ Hán, đúc kết sự giác ngộ chân lý đạo Phật và thể hiện những rung động chủ quan của nhà thơ trước hình ảnh, màu sắc, âm thanh của thế giới vật chất. Bài kệ là sự hòa hợp tuyệt vời giữa nội dung tôn giáo và nội dung nhân văn, thể hiện tính bất phân giữa văn và triết trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần. Theo “Thuyền uyển tập anh”, bài kệ ra đời vào ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1906) khi thiền sư cáo bệnh, làm bài kệ để giáo huấn chúng đệ tử. Bài kệ do Mãn Giác thiền sư làm không có tên, “Cáo tật thị chúng là đầu đề do Lê Quý Đôn đặt.

      Kệ là một thể loại văn học Phật giáo, thường là thơ, tóm tắt tư tưởng của bài thuyết pháp để dạy đệ tử, còn gọi là thi kệ. Kệ có bài ngắn như câu tục ngữ (“Hạ hạ nhân hữu thượng thượng trí” – Huệ Năng), có bài như thơ tuyệt cú (Bài kệ “Thị đệ tử” – Vạn Hạnh thiền sư) lại có bài rất dài (“Bồ Tát từ bi mặc nghi lự”, “Trì thế vấn tật”…). Thông thường, kệ được dùng để ngâm tụng sau đoạn giảng kinh.

      Không chỉ là một bài kệ, “Cáo tật thị chúng” còn là một bài thơ, một thi phẩm thể hiện sự xao động của nhà thơ trước “cái thần” của sự sống. Tác phẩm là một bài thơ lục cú hỗn thể với bốn câu đầu đầu ngũ ngôn, hai câu sau thất ngôn:




      Cáo tật thị chúng


      Xuân khứ bách hoa lạc,
      Xuân đáo bách hoa khai.
      Sự trục nhãn tiền quá,
      Lão tòng đầu thượng lai.
      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.



      Dịch nghĩa:
      Xuân qua trăm hoa rụng,
      Xuân đến trăm hoa nở.
      Việc đuổi theo nhau qua trước mắt,
      Cái già hiện tới trên mái đầu.
      Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
      Đêm qua sân trước một cành mai.

      Bài thơ mở đầu bằng quy luật muôn đời của tạo hóa như một vòng quay bất tận “xuân khứ bách hoa lạc – xuân đáo bách hoa khai”. Gắn với lạc – khaixuân khứ - xuân đáo mang ý nghĩa khái quát về cái mất đi – cái đang đến trong ý thức của chúng sinh đang đắm chìm giữa vòng vây luân hồi. Không phải là một loài hoa mà là “bách hoa”. Trong vòng luân hồi ấy, vạn vật bị ràng buộc bởi khổ đế, sống trong nỗi sợ hãi thường trực. Điểm nhìn của thiền sư cũng gắn liền với điểm nhìn xuất phát như một định đề của Phật giáo: “đời là bể khổ”. Diệt cũng khổ mà sinh cũng khổ, nhưng người thường không chỉ ám ảnh bởi nỗi buồn mất mát, tiếng khóc chào đời mà còn luẩn quẩn trong vòng luân hồi. Phật thoại có câu chuyện về các mùa xuân - hạ - thu – đông với hàm ý thức tỉnh những con người vọng tưởng hạnh phúc trần thế nằm trọn vẹn ở mùa xuân miên viễn – mùa xuân trong nhân ý. Ngụ ý của Mãn Giác đại sư khi chọn hai thời điểm mùa Xuân trong mối liên hệ đời hoa dường như cũng để khai nhãn cho chúng sinh đừng ảo tưởng về một mùa xuân bất biến, con người vẫn phải chấp nhận lẽ vô thường, hư huyễn của tự nhiên mà thôi! Rõ ràng, hình tượng thơ thể hiện một cách đậm nét thuyết luân hồi của đạo Phật: cuộc sống như bánh xe quay tròn không dứt nối tiếp nhau. Cách nói xuân đi trước, xuân đến sau; hoa rụng trước, hoa nở sau gợi lên vòng sau, kiếp sau nối tiếp vòng trước, kiếp trước. Nếu nói ngược lại thì chỉ thấy được một kiếp trong một vòng quay, chứ không thấy được sự vòng quay, nối tiếp. Hoa và xuân là hai phần đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và tràn đầy sức sống nhất của thiên nhiên. Nó là biểu tượng cho sự tươi mới, cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên đất trời. Như một lẽ thường tình “xuân khứ” thì “bách hoa lạc”, “xuân đáo” thì “bách hoa khai”, mọi vật cứ thế xoay vần theo quy luật của nó. Bên cạnh thuyết luân hồi của đạo Phật, hai câu thơ còn thể hiện được quy luật tuần hoàn của vũ trụ và phần nào nói lên sự lạc quan của tác giả. Sự lạc quan này thể hiện rõ nét ở tâm thế an nhiên, tự tại trước cuộc đời ngắn ngủi của một nhà sư hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hòa nhịp cùng quy luật, vượt lên trên quy luật trong những câu thơ tiếp theo:

      “Sự trục nhãn tiền quá
      Lão tòng đầu thượng lai”
      Hai câu thơ thể hiện nhận thức của thiền sư trước quy luật sinh, lão, bệnh, tử của đời người. Năm tháng qua đi, việc đời cứ thế tiếp diễn. Con người cũng theo đó mà biến đổi dần đi trước cuộc đời dâu bể. Vũ trụ thì chảy trôi bất tận trong khi đó con người và cuộc đời thì hữu hạn. Dù có bình tĩnh, tự tại, bất chấp sinh lão bệnh tử nhưng nhà thơ vẫn không khỏi có chút ngậm ngùi, bâng khuâng trước những sự ra đi không khi nào trở lại. Hai câu kệ này chính là những nỗi khổ ám ảnh trong tâm trí của những con người chưa thoát khỏi vọng niệm, thân xác phàm tục của chính mình. Con người bị ràng buộc bởi thời gian, bởi tham vọng của chính mình, hay phải nuối tiếc cho cái mất đi, cái chưa đạt đến. Con người bị chi phối bởi “tham – sân – si” thường cảm thấy thời gian như “bóng câu qua cửa sổ”, cảm thấy mình bỏ lỡ những gì trước mắt! Đó là biểu hiện của con người sợ hãi trước tuổi già, như nhà thơ đời Đường là Lưu Vũ Tích từng than thở trong bài “Ẩm tửu khán mẫu đơn” (Uống rượu ngắm hoa mẫu đơn):
      “Đãn sầu hoa hữu ngữ
      Bất vị lão nhân khai”
      Bản thân Mãn Giác đại sư cũng hiểu rất rõ nỗi khổ của chúng sinh khi chưa thoát khỏi sự ràng buộc của thân xác tục lụy, để diễn giải bằng cặp từ đối nhau “quá” – “lai” không chỉ nhằm diễn tả cho cái đang qua – cái đang đến đều trĩu nặng những tiếc nuối của nhân sinh mà có lẽ ý tứ sâu xa hơn là nói lên cảm giác bất an của con người trong hiện tại xâu chuỗi với quá khứ - vị lai. Nói về sự đời và con người ám ảnh trong vòng “sinh – lão - bệnh - tử”, đại sư đã thể hiện tinh thần từ bi vô lượng trước nỗi khổ cuộc đời. Đó cũng là cách cắt nghĩa trên tinh thần Phật giáo về nguyên nhân nỗi khổ chỉ vì con người cứ quẩn quanh mãi trong cõi vô minh, băn khoăn với những cái khứ, đáo, lạc, khai, quá, lai…, sở dĩ con người khổ là vì việc qua trước mắt, tuổi già trên đầu khiến con người cũng trở nên tầm thường, nhỏ bé, không vượt được bể khổ để đến cõi Niết Bàn.
      Rõ ràng, ở đây, cảm thức Phật giáo đã hòa cùng cảm thức nhân sinh. Sự xuyên thấu giữa hai mạch cảm xúc, Đạo và Đời, đã tạo nên sức sống và cảm hứng thơ ca cho một tác phẩm vốn khởi phát là bài kệ đúc kết triết lý nhà Phật.

      “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

      Hai câu kết của bài thơ đã diễn giải một cách hết sức giản đơn nhưng thâm thúy giáo lý của Thiền tông - thuộc Phật giáo Đại thừa. Khác với Phật giáo Tiểu thừa quan niệm về một cõi Niết Bàn nằm ngoài thế gian, con người muốn giải thoát thì phủ nhận cuộc sống trần thế để sang cõi Niết Bàn mới được siêu sinh tịnh độ, gạt bỏ được luân hồi quả báo bất tận, không còn sinh diệt, Thiền tông chủ trương về một cõi Niết Bàn ngay trên trần thế. Điều mà Thiền học muốn hướng con người đến không phải là trông chờ vào một cõi tồn tại khác sau cái chết, cũng không phải là tìm cách thay đổi thực tại mà là thay đổi thái độ với chính hiện thực ấy. Cái vòng sinh, lão, bệnh, tử sẽ vẫn luôn còn đấy như mùa hạ và mùa đông vẫn sẽ đến rồi đi nằm ngoài nhân ý của con người. Nếu như ở bốn câu đầu ngắn và đều đặn với nhịp thơ 2/3 diễn tả sự tuần hoàn chảy trôi của thời gian và thoáng gợn chút thảng thốt, lo âu thì hai câu kết kéo dài hơn với nhịp thơ 2/2/3, vững vàng, trang trọng, đỉnh đạc thể hiện sự ung dung, bình tĩnh, tự tại của nhà thơ trước cuộc đời mang những biến đổi không ngừng. hai chữ “mạc vị” thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ, “đối thoại với thiên nhiên, con người. Xuân tàn nhưng hoa không rụng hết. Cái nồng ấm, tươi đẹp của mùa xuân đã đi qua nhưng vẫn còn đó một cành mai rung rinh trước sân. Sự sống tươi đẹp vẫn đang tồn tại ngay trong chính sự héo úa, tàn phai bất chấp gánh nặng thời gian đang đè nặng.
      Nổi bật trong hai câu kết, và trong cả bài thơ, là hình ảnh nhành mai thanh thản rung rinh trước gió. Mai là một trong tứ quý của người xưa. Mai thể hiện sức sống mãnh liệt, thể hiện sự cao quý và thanh khiết. Trong bài kệ này, cành mai là biểu hiện cho cái chân tâm của người đạt đạo, an nhiên tự tại vượt lên trên sinh diệt, là niềm tin vào sự sống vẫn không ngừng sinh sôi nảy nở đến bất tận dù cuộc sống thì có hạn định, có thời gian, là biểu tượng cho những giá trị đẹp đẽ tồn tại vĩnh hằng mãi mãi. “Nhất chi mai” thể hiện sự bất diệt và vẻ đẹp tâm linh theo quan niệm Phật giáo. Vượt trên mọi bể dâu, biến đổi của cuộc đời cành mai kia vẫn kiêu hãnh tươi thắm. Tính biểu tượng của nhành mai, vì thế, mà cũng trở nên đậm nét hơn. Xưa nay, thơ viết về mai có nhiều (Lục Du đời Tống có hơn một trăm bài, “Vịnh mai thi tập cẩm” có hơn 290 bài…), Cao Bá Quát cũng có câu thơ rất nổi tiếng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” nhưng có lẽ chỉ ở Mãn Giác thiền sư chất thiền mới thấm nhuần trong nhành mai một cách đậm đà đến thế. Hai câu thơ năm chữ như một bước rẽ ngoặt bứt khỏi nhịp đều đặn tuần hoàn của bốn câu thơ năm chữ. Thiền sư đang có bệnh, sớm hay muộn gì rồi thân sẽ diệt đi nhưng cái tâm thiền an lạc, tấm gương sống tốt đời, đẹp đạo truyền lại cho đời sau thì mãi mãi tươi thắm như cành mai vĩnh cửu. Hai câu thơ toát lên sự tự do tuyệt đỉnh, tự do với chính cả cái chết của con người đã giác ngộ được quy luật cuộc sống và hiểu rõ giá trị đời sống.

      Lời nhắn nhủ của đại sư mang theo tinh thần lạc quan của Thiền phái Vô ngôn, như là một chứng nghiệm về con đường giải thoát, với niềm tin tưởng vào sự sống trường cửu. Từ cách diễn đạt theo ý niệm thông thường về “bách hoa lạc” đến “bách hoa khai”, tới cách diễn đạt ý niệm Thiền từ “hoa lạc tận” đến “nhất chi mai” là sự vận động đầy lạc quan của tư tưởng Thiền tông. Cái thản nhiên tự tại trước lẽ sinh diệt để đúc kết thành tinh hoa Phật pháp trong cành - mai tinh - thần đã cho thấy nhà thơ không bận lòng vì lẽ sinh - diệt trước lúc thị tịch. Nét độc đáo của hình tượng nhất chi mai này chính là thể hiện quan niệm Thiền phái Vô Ngôn Thông: “Tất cả các pháp – Đều từ tâm sinh”. Điều quan trọng nhất để đạt đến cõi Niết Bàn chính là xuất phát từ tâm của con người không vọng động trước mọi biến chuyển. Một nhành mai hiện hữu trong đêm trước, hiện hữu ngay trong bóng tối – vô minh cũng chính là nhành mai bất tử trong tâm tưởng về sự sống vĩnh hằng. Hiểu điều đó cũng chính là lúc con người đạt đến “vô úy”, đối diện với cái vô thường, hư huyễn của cuộc đời. Đó là con đường giải thoát xuất phát từ tâm thường nhiên, vượt qua sự chi phối của thời gian, không gian, để đi đến cảnh giới của thật sự “đốn ngộ”.

      Nhìn một cách tổng quát, “Cáo tật thị chúng” là thi phẩm độc đáo thể hiện niềm tin mạnh mẽ của tác giả vào sự lạc quan, vào cuộc sống. Bài kệ là tác phẩm trác tuyệt của sự kết hợp hai nội dung tôn giáo và nhân văn. Xu thế thời đại và cảm thức tôn giáo đã hòa quyện vào nhau đưa bài thơ tiến xa hơn cái mục đích ban đầu của nó là đúc kết giáo lý Phật giáo nhằm răn dạy chúng đệ tử. Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng khá nhiều hình ảnh biểu tượng, ngắn gọn, hàm súc, dung dị, tự nhiên, tính quy phạm của văn học trung đại hoàn toàn bị phá vỡ.

      (timnhanh.com)

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Photo View Post
        ( Cho góp một tí , thanks ! )





        Đàn ông có tuổi


        Rất nhiều đàn ông tử tế, chân thành uể oải sống tới một ngày nào đó, bỗng tự nhìn ra rằng mình đã có tuổi thì hầu hết đều cảm khái thở dài. Mặc dù đức Phật đã thâm hậu từ bi giải thích chữ “lão”trong tứ đại khổ là lẽ đương nhiên nhưng đa phần đàn ông vẫn ngơ ngác. Thi hào đời Đường, Lưu Vũ Tích có bài thơ kiệt tác :

        Ẩm tửu khán mẫu đơn

        Kim nhật hoa tiền ẩm
        Cam tâm túy sổ bôi
        Đãn sầu hoa hữu ngữ
        Bất vị lão nhân khai.

        Dịch giả Tương Như phiên thành lục bát:

        Hôm nay uống rượu bên hoa
        Cạn dăm ba chén gọi là mua vui
        Chỉ e hoa nói nên lời
        Em không chịu nở cho người già nua.

        .........................

        Nguyễn Việt Hà


        Đã chỉnh sửa bởi Mít Đặc; 19-01-2010, 11:27 PM.
        Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai .

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom