Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh
làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.
Tháng mười hai bên trời này rét mướt, Tháng mười hai bàn tay nhỏ hao gầy, Tháng mười hai Mẹ ơi, Mẹ có hay, Con nhớ lắm những ngày bên Me đó.
Trời trở lạnh tiếng Me ho nho nhỏ, Buốt tim con, con tim nhỏ bơ vơ, Con tim nhỏ đang ngồi buồn thổn thức, Con tim nhỏ chỉ mong được ôm ấp, Dáng mẹ hiền trong một phút chốc thôi, Me ơi Me, tiếng gọi nhỏ xa xôi…. …..xa xôi…. …..xa xôi….. ….xa xôi….. ….xa xôi…..
Bạn ơi, bắt chước ban tôi xin nghỉ tu 5 phút
Nam mô alibaba và 40 tên cướp!
Án ma ni bắt nị hồng!
Bụng người không giống bụng con chút nào.
Mũ người cứ chụp lên đầu con mãi sao?
Con chỉ thích để đầu trần chân đất,
Đạp đá sỏi mà đi cho hết cuộc đời,
Xin tha cho con hỡi CÁC mẹ ơi!
Tôi đã tìm ra một mãnh đất mới hôm nay. Nơi đó rất yên lặng cho những tâm sự nhỏ nhoi của tôi. Chắc tôi phải rời xa nơi này quá, nó không bình yên chút nào. Soi mói, đố kỵ, chụp mũ đủ cả. Buồn ghê!
Bạn ơi, tôi đi đây! Tôi không muốn bon chen ở chỗ này nữa rồi. Xin cho ý kiến.
Tóc ngang bờ vai. Trong bóng đêm đèn vàng, Đôi tình nhân mê say, Ôm ghì nhau trong tay, Người con gái tóc ngang bờ vai, Thướt tha trong muôn khúc nhạc chơi vơi.
Trong bóng đêm đèn mờ, Tôi nhìn em xa xăm, Đôi bờ vai như quen Người con gái tóc ngang bờ vai, Bỗng quay lại nhìn tôi thoáng ngại ngùng.
Tôi gục đầu chua cay, Tôi hận đời đêm nay, Sao tìm quên nơi đây, Cho lòng thêm tan hoang, Đêm qua phút chia tay, Em vẫn còn yêu tôi, Ôi người sao gian dối, Ôi tình sao bẽ bàng….
Trong bóng đêm đèn vàng, Tôi về trong cô đơn, Tôi về trong cơn say, Người con gái tóc ngang bờ vai, Biết chăng em có hạnh phúc đêm nay????
Tôi nghe bản nhạc này nhiều nhiều lắm ngày mới qua đây, lúc đó tôi buồn thật là buồn…. Mỗi ngày nhiều lần, trên xe, ở nhà, vậy mà tôi cũng không thể nào thuộc nỗi. Mỗi lần hát tôi cứ ngọng nghịu. Ngày xưa giọng tôi trong trẻo, tôi có thể hát bài này hay lắm! Bây giờ lên giọng, xuống giọng cũng không được nữa, giọng hát của tôi bị đâm ngang…Lời bài nhạc như có gì đó ray rứt, trách móc làm nát lòng người…Vậy mà tôi vẫn cứ nghe, nghe như chính mình là nhân vật chính vậy. Tôi cố chấp, tôi thích cái gì là chết gí cái đó, khó thay đổi, kể cả thói quen nghe nhạc…Chỉ thích nhạc buồn và đặc biệt bài này và chỉ có ca sĩ này mới hát bài này hay mà thôi!
Tôi không biết nhảy, cả đời tôi vào vũ trường hai lần. Lầm đầu là vào nhà văn hóa thanh niên với một đám bạn gái, không đứa nào biết nhày, ngồi ngó người ta nhảy. Tôi biết điệu Lambada cũng từ hôm đó vì có một cặp ra nhảy rất sống dộng. Thời điểm đó là vào khoảng năm 1988, điệu Lambada du nhập vào nước ta và nhà nhà cùng nghe. Điệu nhạc này nghe không buồn. Lần thứ hai là sinh nhật của một đứa bạn gái và nó kéo tôi đi cùng với đám bạn của nó ở nơi này. Lần này thì tôi không nghe gì cả, điếc đặc, vì một cảm giác thật chới với, chơi vơi…và tôi đòi về nhà sớm trong khi mọi người thi nhau nhảy điên cuồng. Tụi bạn cử người đưa tôi về và tôi đã khóc. Tôi không hiểu tại sao mình lại khóc vào lúc đó…Tôi khó quá chăng?
Tôi không thích dancing, tôi không thích chốn ồn ào nhưng lại thích ngồi tụ tập với đám bạn gái thân thiết ngày nào. Chúng tôi có những câu chuyện tào lao thâu đêm suốt sáng, đó là hạnh phúc duy nhất của tôi. Giờ đây không có nữa. Những lần về lại, tụi bạn chỉ dành cho tôi thời gian ngằn ngủi. Một buổi tối, vài tiếng đồng hồ…Với tôi vẫn còn chưa đủ. Tụi bạn hỏi tôi sao dạo này ít nói? Có gì đâu mà nói. Tôi thích nghe tụi nó nói, thích nghe tụi nó tâm sự…Thương tụi nó thật nhiều.
Năm ngoái về, có một đứa bạn thân nhất ngày xưa, nó đang bị bịnh, tôi cũng không biết tại sao đời nó lại bất hạnh đến thế. Tôi ôm vai nó, nó gầy đến nỗi, tôi sợ làm vỡ vai nó. Tôi vỗ nhè nhẹ vào lưng nó mà nghe nhói lòng. Rồi tôi bặt tin nó vì mất số phone. Nó không còn ở chỗ cũ nữa, nó lấy chồng và đi theo chồng. Số nó khổ chi lạ! Thân ốm o bệnh hoạn mà còn có tới 3 đứa con lận, còn ông chồng thì vô lo. Tôi nhìn ông xã của nó với một tia lửa căm giận, ghét vô cùng, tôi không muốn thấy bản mặt hắn chút nào cả. Vậy mà bạn tôi lại phải gặp chồng nó hằng ngày. Thú thiệt là tôi ghét người nào làm cho đàn bà khổ. Tôi có nói với nó, bỏ chồng đi, tôi sẽ lo cho nó, còn không thì tôi bỏ mặc nó. Vậy mà con bạn tôi vẫn không bỏ được chồng nó, không quan tâm tới lời tôi nói. Cả đám tụi tôi nhào vô khuyên nó, cũng như không! Vậy đó, nói con bạn tôi ngu thì cũng không đúng, nói khôn thì cũng không sai…
Kỳ này về tôi sẽ gặp lại nó và lặp lại điệp khúc khuyên răn nó nữa, không biết nó có nghe tôi không. Nó là đứa bạn nối khố của tôi.
Sao tôi nói điều gì bạn cũng suy diễn lung tung xà bần lên vậy? Đầu tôi đâu có nhiều ẩn số như vậy. Đơn giản như là đang giỡn vậy thôi. Làm ơn đừng suy diễn bậy bạ được không. Tôi kể cho bạn nghe sở thích của tôi thôi mà. Còn đứa bạn gái thân thiết của tôi bạn cũng biết rồi mà. Nó là cô giáo đó, có gì đặc biệt ẩn ý trong đó đâu. Chuyện của cuộc đời nó đó. Hổng phải đời tôi đâu mà suy đoán tùm lum bạn ơi.
Tôi đang nghi ngờ Đại Ca Khét của tôi đây. Bình thường thì ổng hiền, ít nói và hay cười. Ổng chưa bao giờ dám nói khích nói bác chọc tôi. Vậy mà bây giờ ổng dám. Ổng ở cùng múi giờ với tôi. Làm sao ổng lại dậy sớm chat bỏ bà vợ đẹp như tiên của ổng ngủ một mình trong giường được. Vô lý! Chỉ có dân bên Texas đi trước nơi tôi ở hai tiếng mới có thể ngồi chat được. Vậy là Đại Ca Khét là giả danh. Bác DTD cũng là giả danh. Bây giờ tôi chính thức tuyên chiến với 2 người này được rồi. Ngũ bề thọ địch.
Lời nói gió bay. Ai nói hay mình nghe, ai nói dở mình không thèm nghe nữa, mũ ni che tai. Nói một hồi người ta sẽ cảm thấy mình vô duyên là người ta tự im luôn. Cãi lại có nghĩa là ta ngang hàng. Chấp làm gì khi mà người ta thua xa mình đủ mọi thứ. Người ta thua thì người ta mới ganh ghét. Kẻ sĩ không nên chấp kẻ hèn. Đó là chân lý!
Mình có yêu ai, ghét ai người ta cũng có giúp gì cho mình đâu. Đêm khuya nghe một tràng tiếng tru của loại chó rừng, làm cho hồn kẻ sĩ chợt lâng lâng thi vị. Tiếng nó ai oán làm sao, nó uất ức vì không được giống loài người vì nó phải dùng bốn chân để đi. Nó cũng muốn đi bằng hai chân lắm chớ. Ngàn năm sau nó cũng vẫn không có trí tuệ và đi thẳng 2 chân như người được. Cũng tội cho loài thú rừng, được gần người mà không thể như người được. Đáng thương ghê!
Qua 2 lần ơ cương vị tư lệnh tối cao kháng chiến chống Mông Nguyên, Trần Quốc Tuấn hoàn toàn tỏ ra là vị tướng đầy tài đức, có đủ nhân-nghia-lễ-trí-tín và đặc biệt là dũng, vươn lên là nhân vật kinh bang tế thế. Trong Hịch tướng sĩ, ông tuyên bố với toàn dân: "Các người ở cùng ta coi dữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan nào nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Năm 1300 trước khi mất, ông dặn vua Trần Anh Tông; "Đại khai quân giặc có cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh. Đem doản binh chống lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần xét; nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được : nếu giặc dùng cách đánh chiến cứ dần như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong dánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển nhủ người đánh cờ tuỳ thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắngđược. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bến gốc, đó là thượng sách dữ nước không còn gì hơn". nhưng tư tưởng trên nhiều lần thấy trong Binh thư yếu lược, và có thể tin những đoạn ấy là của Trần Quốc Tuấn. Chẳng hạn: -"dùng trí để phục vụ thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng. Dùng pháp (luật) để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo pháp(luật) nhưng pháp (luật)cũng không thần. Bậc thánh võ tri đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có luỹ, chiếm ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, dựng cuộc đời võ sự". -"Hoà mục có công hiệu, rất lớn cho cuộc trị an, Hoà ở trong nước thì ít dùng binh; bất đắc dĩ mới phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hoà mục thì dùng được người tài, các tướng văn,tướng võ hoà mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hoà mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ thay đổi. -"Thương người, dốc trí làm viêc thì được sự yêu mến, nghe lời nói phải, xa kẻ gièm pha, thì người xa đến với mình. Có tính trước sau rồi mới làm, đó là đề phòng khi có biến cố, có tội phải răn, có công phải thưởng mới có thể uấn lắn được con người.Thông việc trước,suốt việc sau mới có thể giáo dục được quần chúng. Rẻ sắc đẹp, trọng con người mới được lòng dân. Bỏ tư lợi,theo lợi chung mới giữ được nước". Tóm lại tư tưởng chỉ đạo chiến lược, chiến thuật của Trần Quốc Tuấn là:"Lấy đoản binh chống trường trận". Tức lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh. Khi giặc mới đến còn mạnh thời ta rút lui bảo toàn lực lượng, nhử giặc vào sâu và dàn mỏng ra để chờ cơ hội phản công. Ta rút lui chủ động, khiến địch muốn đánh mà không đánh được. Với chiến thuật chiến tranh nhân dân,"Vườn không nhà trống", giặc không thể cướp bóc được lại còn luôn bị du kích đánh phá. Khi giặc lao lúng, ta sẽ phản công, kết hợp chặn đường tiếp tế, dùng phục kích, tập kích và vận động chiến, đánh vào căn cứ quan trọng buộc giặc phải rút, và trên đường rút, ta lại tập kích tiêu diệt. Còn thời bình phải lấy dân làm gốc, thương yêu dân, tạo cơ sở đoàn kết cả nước đồng lòng , để khi có giặc, cả nước xung trận.
Khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258) Trần Quốc Tuấn đã tham gia vào cuộc kháng chiến do Trần Thủ Độ lãnh đạo, chỉ trong một tháng buộc địch phải rút chạy về nước. Năm 1264 Trần Độ mất, Trần Quốc Tuấn trở thành trụ cột của vương triều trần. Năm 1283 khi quân Mông Cổ chuẩn bị tích cực cho cuộc xâm lược nước ta lần 2, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế toàn bộ quân đội nhà Trần. Để giáo dục tướng si phép dùng binh, Trần Quốc Tuấn dụa vào sách binh pháp của các binh gia Trung Hoa, trước hết là của Tôn Vũ, và Ngô Khởi, soạn ra sách binh gia dieu lý yếu lược hay binh thu yếu lược, giao cho các tướng linh ngiên cứu và truyền day cho quân binh. Trước sự đe doạ xâm lược ngày càng gay gắt của quân Mông Nguyên, Trần Quốc Tuấn còn viết Hịch tướng sĩ khích lệ lòng yêu nước và trí căm thù của các tướng sĩ, trược tiếp răn day chỉ bảo lẽ thắng bại, tiến lui. Tư tưởng quân sự trong sách binh pháp của trần Quốc Tuấn ngay sau đó được vận dụng vào cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2, liên tục dành thắng lợi ở cửa Hàm Tử, ở Bến Chương Dương, rồi Tây Kết, buộc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân khiêng chạy về nước mới thoát chết. 2 năm sau, năm 1287 Mông Nguyên lại phát động xâm lược lần thứ 3 với quy mô lớn. Nhưng Trần Quốc Tuấn lại quả quyết" năm nay đánh giặc có phần dễ hơn trước" . Ông tổ chức cuộc rút lui chiến lược và lệnh cho nhân dân sơ tán "vườn không nhà trống", giao cho các đơn vị nhỏ dánh du kích, quấy rối, buộc dịch muốn đánh không được, ăn không ngon, ngủ không yên, mà lươnng thực cạn dần. Ông tổ chức chặn đánh đoàn thuyền lương tiếp viện, buộc địch phải rút lui qua những đường quân ta đã phục kích một trận tập kích chiến lược đã diển ra và đã toàn thắng trên sông Bạch Đằng, kết hợp trận truy kích trên đường bộ cũng toàn thắng. Cuộc đại thắng này đã chấm dứt hẳn ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với Đại Việt và cả vùng Đông Nam Á rộng lớn. Áp dụng chiến thuật “Vườn không nhà trống” vào “cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại”. Nay kêu gọi: Các chí sĩ, tướng tá, quân dân miền Nam rút ra khỏi trận địa địch. Nhớ là phải rút cho êm, gọn nhẹ. Khi đi không mang theo gì cả phòng khi đại thắng trở về ta khỏi mất công dọn dẹp. Nhớ đừng mang theo súc vật như là gà chó mèo, lợn, ngựa, trâu bò…. Đem chúng đi theo chỉ tổ cồng kềnh vướng mắc. Cho tụi súc vật ở lại nhìn qua nhìn lại không thấy người đâu vài ngày là chúng…cúm cẳng. Lúc này đây ta sẽ đổ bộ về chiếm lại quê hương.
Mượn bài hịch của Lý Thường Kiệt hát lên cho nó xôm tụ:
南國山河 南國山河南帝居, 截然定分在天書。 如何逆虜來侵犯, 汝等行看取敗虛。
Vì chí sĩ miền Nam toàn là học giả uyên bác nên chúng ta phải kết hợp kế sách của Trần Quốc Tuấn và tinh thần độc lập của Lý Thường Kiệt. Chúng ta phải dịch bài hịch trên cho đám láo khoét miền Bắc hiểu bởi vì chúng không hiểu tiếng Việt nam
Nam Quốc Sơn Hà Nam quốc son hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư UKH-ST
Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 11-12-2009, 03:41 PM.
Con quỳ xuống xin trời cao chứng giám, Lòng của con bị suy diễn lung tung, Con còn tỉnh chứ con chưa bị khùng, Phơi gan ruột cho người đời nhòm ngó.
Lòng của con thì trời cao biết đó, Cứ như lòng giấy trằng thật tinh khôi, Chỉ bồi hồi khi thấy trái ngang đời, Lòng đáp xuống xin cùng người thổn thức.
Người hết khóc, lòng con bay đi mất, Ở làm gì cho miệng thế điêu ngoa, Cho lắm kẻ gièm pha và ganh ghét. Con ham sống, vẫn còn chưa muốn chết!
Comment