Thông thường thì vận mệnh gia đình thường ở chồng hoặc vợ,khi mà người đó chi phối tất cả kinh tế và cũng như những mặt khác,vv.do vậy trong cuộc sống 52 năm đối mặt với xã hội Việt nam tôi thấy đây là sự thật,nên viết ra để anh chị em mình cùng nhau xem thữ chứ không có ý gì khác mong thông cãm,
Thông báo Quan trọng
Collapse
No announcement yet.
Vận mệnh gia đình
Collapse
X
-
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi atranngoc58 View PostThông thường thì vận mệnh gia đình thường ở chồng hoặc vợ,khi mà người đó chi phối tất cả kinh tế và cũng như những mặt khác,vv.do vậy trong cuộc sống 52 năm đối mặt với xã hội Việt nam tôi thấy đây là sự thật,nên viết ra để anh chị em mình cùng nhau xem thữ chứ không có ý gì khác mong thông cãm,
Sự thật gì atranngoc58? NV cũng muốn biết dzí nè ?Đã chỉnh sửa bởi ngoc vu; 18-11-2009, 10:54 AM.
Tiền và quan hệ vợ chồng trong khủng hoảng
(Zing) - Trong thời kỳ kinh tế khó khăn này, nhiều cặp vợ chồng phải thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng". Nhưng có phải suy thoái kinh tế chỉ toàn gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vợ chồng?
Tiền là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫu vợ chồng?
Năm ngoái, một cuộc khảo sát ở Úc cho kết quả là 40% các cặp vợ chồng được hỏi đều cho rằng, khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ vợ chồng. Con số này khác biệt hẳn so với kết quả cuộc điều tra cách đây 3 năm (Lúc đó, số người có câu trả lời như trên chỉ có 18%). Tình hình kinh tế hiện nay làm gia tăng thêm sự căng thẳng này, dẫn tới nhiều bất đồng hơn và thậm chí cả chuyện ly dị.
Theo ông Anne Hollonds, Chủ tịch Hội các mối quan hệ Úc thì tiền luôn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ở đây chỉ là chuyện bạn có bao nhiêu tiền. Tiền có thể gây ra những bất đồng quan điểm hoặc làm cho mọi người xa nhau hơn khi họ không thể thảo luận và thống nhất được vấn đề.
Cũng theo kết quả khảo sát trên thì phụ nữ quan tâm đến tiền nhiều hơn nam giới. Ông Hollonds cho biết: “Trong khi 37% phụ nữ coi tiền là nguyên nhân khiến mối quan hệ vợ chồng rạn nứt thì chỉ có 30% nam giới có cùng quan điểm trên”.
Khi một người người tiêu, một người tích lũy
Theo chuyên gia tài chính Jody Fenton thì cách bạn được giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cách tiêu tiền: “Hai vợ chồng rất khó trùng khớp nhau quan điểm về tiền vì họ sống trong môi trường khác nhau và được cha mẹ giáo dục cách tiêu tiền khác nhau”.
Ông Fenton còn cảnh báo thêm: “Vấn đề nảy sinh khi vợ hoặc chồng là người chỉ biết tiêu tiền. Còn người kia là người chuyên tích lũy, nhất là lúc kinh tế khó khăn này. Người thích mua sắm chỉ thích tiêu tiền và chẳng chú ý gì tới nguồn ngân sách của mình còn bao nhiêu. Còn người tích lũy thì tiêu ít và thường để dành cho tương lai”.
Chuyên gia Fenton cũng khuyên các cặp vợ chồng nên có kế hoạch chi tiêu cho từng người. Người thích mua sắm cũng cần hoạch định chương trình chi tiêu và có các mục tiêu tài chính rõ ràng. Bởi người cần cù tích lũy sẽ rất khó chịu khi người bạn đời của mình chỉ thích mang số tiền mồ hôi công sức của mình để chi cho những khoản vô ích.
Khủng hoảng tài chính không hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế này khi mà nhiều người đối mặt với tình trạng mất việc làm hoặc nợ nần thì an toàn về tài chính là điều rất cần lưu ý. Chuyên gia Fenton cho ý kiến về vấn đề này: “Thực tế cho thấy rất nhiều cặp vợ chồng phải thực hiện kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” hay hoãn việc sinh con. Nhưng thật may mắn, không phải hệ quả hoàn toàn tiêu cực. Nhiều cặp vợ chồng thêm yêu nhau hơn. Họ sát cách cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này”.
Giải pháp tốt nhất
Theo chuyên gia Fenton thì mặc dù bạn chẳng muốn chi tiêu nhiều quá hoặc phải nghĩ nhiều đến chuyện kiếm tiền thì cũng chớ tỏ thái độ yêu cầu “nửa kia” làm điều này điều kia. Bởi người bị “chỉnh” đó sẽ nghĩ rằng người bạn đời giống bố mẹ, chứ không phải người yêu hoặc chồng/vợ.
Nếu 2 vợ chồng có sự chênh lệch về việc kiếm tiền thì cũng rất có thể xảy ra vấn đề. Mâu thuẫn có thể xuất hiện nếu sự chênh lệch đó quá lớn. Để giải quyết tình hình này, chuyên gia Fenton cho rằng: “Vợ chồng nên học cách chia sẻ trong cuộc sống, không nên chỉ dựa vào nguồn thu của mỗi người. Quan trọng là cả hai cùng đóng góp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tương lai chung. Vợ chồng cởi mở giao tiếp để hiểu nhau hơn cũng là một cách giúp vượt qua thời gian khó khăn này”.
dl
Theo RB
Comment
Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, tiền vẫn là yếu tố quan trọng nhưng đó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng. Khi cả vợ và chồng đều thống nhất cách chi tiêu thì dù tiền có ít, đời sống vợ chồng vẫn cảm thấy hạnh phúc. Như gia đình SK nè,
Comment
....
[ame="http://www.youtube.com/watch?v=2yfgpETjHvA&feature=related"]YouTube- chuyện tình lá diêu bông[/ame]
....để ta lấy tăm chống mắt lên và chúc nhỏ "hạnh phúc dài lâu "....Đã chỉnh sửa bởi Photo; 19-11-2009, 08:41 AM.
Comment
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Sương khuya View PostTrong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, tiền vẫn là yếu tố quan trọng nhưng đó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng. Khi cả vợ và chồng đều thống nhất cách chi tiêu thì dù tiền có ít, đời sống vợ chồng vẫn cảm thấy hạnh phúc. Như gia đình SK nè,
Comment
...chuyện muôn thuở muôn nơi.....
Chồng tôi là một 'lô cốt siêu bền'
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: Link
Rất nhiều lần tôi muốn tâm sự với anh để tình cảm vợ chồng được êm ấm, nhưng không bao giờ anh cho tôi nói. Nhiều đêm tôi khóc một mình và tôi đã quyết định viết thư cho anh. Cũng may cho tôi và nhờ có hai lá thư ấy, chồng tôi cũng biết thương tôi hơn nhưng vẫn chưa phải là tất cả. (Cam Tu)
>Thư gửi chồng
From: Cam Tú
Sent: Wednesday, November 18, 2009 9:09 AM
Chào bạn Le Lan,
Tôi là người thường xuyên đọc mục Tâm sự. Cũng là để đọc cho biết thêm về những tình huống hay những hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Tôi không biết độ chính xác của những câu chuyện này đến đâu, có phải là tâm tư của những người rơi vào hoàn cảnh đó không? Nhưng có nhiều câu chuỵện, những tâm sự mà na ná giống tôi, khiến tôi xúc động thực sự. Tôi ngẫm nghĩ, tôi buồn, và tôi tiếp tục theo dõi chứ không định đem chuyện của mình kể cho người khác biết. Nhưng sau khi đọc bài của bạn, tôi muốn viết vài dòng tâm sự như sau:
Vợ chồng tôi lấy nhau vì tình yêu chứ không ai ép buộc gì. Cả anh và tôi đều là người có học, có công việc và mức lương ổn định ở mức trung bình, thậm chí cả hai đều là đảng viên. Chồng tôi hơn tôi 5 tuổi, chịu khó lăn lộn kiếm tiền, tuy không kiếm được nhiều, nhưng trong gia đình anh là người kiếm tiền về nhà nhiều hơn tôi. Anh là người sống nghiêm túc, không gái gú, không cờ bạc. Tôi nhanh nhẹn, tháo vát, xét tổng thể tôi “không đến nỗi nào”.
Hai vợ chồng tôi phù hợp hình thức bên ngoài, trình độ học vấn tương đương, duy có trình độ nhận thức xã hội thì rất khác nhau có lẽ do tôi đọc nhiều hơn anh. Chúng tôi có hai cháu trai kháu khỉnh. Nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ vợ chồng tôi xứng đôi vừa lứa, hạnh phúc vẹn toàn. Nhưng có ai biết sóng ngầm luôn rình rập cuộc sống của tôi.
Cũng như bao nhiêu đàn ông Việt Nam, chồng tôi là người có tính cách gia trưởng, nhiều khi độc đoán và lười việc nhà. Thỉnh thoảng anh cũng đi nhậu với bạn bè, nhưng điều khó chịu nhất là anh đi đâu, làm gì, có ăn cơm hay không thì không bao giờ anh nói với tôi. Cơm nấu ra thừa “đổ thì thương, vương thì tội”. Tôi góp ý thì đôi lúc anh cũng có báo cắt cơm, nhưng báo với con tôi, trẻ con lúc nhớ lúc quên không phải lúc nào chúng nó cũng nói cho tôi biết. Tôi là vợ, là người nấu nướng thì anh không báo.
Do tính chất công việc anh bận rộn hơn tôi nên ngoài 8 giờ làm ở cơ quan, việc gia đình tôi ôm “trọn gói” từ những việc gọi là thiên chức của đàn bà như chăm sóc con cái, chợ búa, cơm nước..., đến thiên chức của đàn ông như: thay bóng đèn, thay khoá cửa, sửa vòi nước hỏng... Nhiều lúc ấm ức, nói ra thì cãi nhau, tôi đành tặc lưỡi thôi thì “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cho yên chuyện. Nhiều lúc vất vả quá, ốm đau không được nghỉ ngơi thì tôi cay cú anh lắm. Tôi căm ghét mình vì đã lấy anh.
Anh hay để ý vặt, xét nét từng câu nói, suy diễn theo ý riêng của mình, hay giận dỗi mà đã giận thì rất lâu. Khi có vấn đề tranh cãi thì bao giờ anh cũng nói lấn át, ngang ngạnh, nói những câu “như đấm vào tai, như chặn ngang họng” khiến tôi chỉ nói được vài câu rồi thường im lặng. Điều khiến tôi đau đớn nhất là anh không có tình cảm gì với gia đình nhà vợ, đúng hơn là anh không trân trọng tình cảm của gia đình tôi dành cho anh.
Bố mẹ, anh chị em tôi đều là những người trí thức, tất cả đều là những người “tử tế” theo cách nói dân dã, luôn sát cánh bên tôi những lúc chúng tôi gặp khó khăn. Người thân, bạn bè tôi đều ái ngại không muốn tiếp xúc nhiều với anh, dần dần chỉ còn những người ruột thịt trong nhà và một người bạn duy nhất hiểu và thông cảm mới đến nhà thăm tôi, thăm các cháu.
Tôi cảm nhận chồng tôi rất yêu tôi, nhưng yêu theo cách riêng của anh ấy. Anh ấy không để ý đến tâm tư, tình cảm của tôi như thế nào, buồn vui ra sao. Chúng tôi hay xô xát về chuyện giáo dục con. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Khi tôi mắng con thì anh mắng lại tôi trước mặt con cái. Hai đứa con tôi được anh nuông chiều mỗi ngày một hư, đòi hỏi gì cũng được bố đáp ứng. Có lúc tôi nói nửa đùa nửa thật “anh chẳng bao giờ nói với em những câu mượt mà như trên tivi” thì anh nói “em hâm à”.
Thơ tôi làm về tình cảm vợ chồng được giải thưởng mang về cho anh đọc anh cũng không buồn xem thế nào. Tôi không phải là người phụ nữ xướt mướt, uỷ mị nhưng anh không hề biết rằng tình cảm vợ chồng nó cũng cần có “gia vị” riêng của nó.
Nói ra thì nhiều lắm nhưng tóm lại giữa tôi và anh không có sự đồng cảm. Tôi nhận thấy tình cảm vợ chồng mỗi ngày bị mai một đi, giờ đây tôi ít tâm sự với anh. Mười mấy năm chung sống tôi nhận thấy có lẽ đó là sai lầm lớn trong cuộc đời chăng? Tôi hiểu tôi buộc phải cố gắng “sống chung với lũ”, để không phải đi đến cái ngã rẽ của cuộc đời. Trong cuộc sống tôi cần anh chia sẻ về mọi thứ nhưng tôi không có được.
Rất nhiều lần tôi muốn tâm sự với anh để tình cảm vợ chồng được êm ấm, nhưng không bao giờ anh cho tôi nói, nhiều đêm tôi khóc một mình và tôi đã quyết định viết thư cho anh. Thư tôi viết lá thứ nhất, tôi đề cập đến thực trạng của chúng tôi, anh đã gây ra cho tôi điều gì, vai trò của anh đối với ba mẹ con tôi, tôi cần anh bên cạnh, tôi yêu cầu anh phải thay đổi...
Là người có học lại hay để ý câu chữ nên những gì tôi viết khiến anh suy nghĩ nhiều, anh buồn và im lặng rất lâu. Nhưng “bản tính khó dời”, khó có thể thay đổi được một con người có quá nhiều cá tính. Tôi viết lá thư thứ hai bầy tỏ nỗi thất vọng. Cũng may cho tôi và nhờ có hai lá thư ấy, chồng tôi cũng biết thương tôi hơn nhưng vẫn chưa phải là tất cả. Tôi nhận thấy anh quả là “một lô cốt siêu bền”.
...............................................
******************************Đã chỉnh sửa bởi Photo; 19-11-2009, 11:32 AM.
Comment
NV đọc lá thư mà cãm thấy thật buồn cho người đàn bà, tình yêu đó ư,Nhưng ...
Tôi cảm nhận chồng tôi rất yêu tôi, nhưng yêu theo cách riêng của anh ấy... người đàn ông trong thư là yêu vợ dó sao??? sự cãm nhận của Người đàn bà VN thì có lẽ là với VN thì đúng lý nhưng khi NV đọc để ra chữ yêu vợ như thế nào thì ko thấy chỉ thấy có sự chấp nhận làm người hầu mà thôi, vì người đàn bà nội trợ còn có đủ thẩm quyền hơn kìa ( NV có cái hay ức cho người đàn bà VN nên thử để lời, chứ NV không có ý gì xấu đâu nghe, NV thích trò chuyện con cái gia đình và vợ chồng để cho có ý mỗi cách nhìn về hạnh phúc gia đình)
Đã chỉnh sửa bởi ngoc vu; 02-12-2009, 01:45 PM.
Comment
Chút Lưu Lại không chịu bất cứ trách nhiệm gì về nội dung bài đăng của tất cả Thành viên.
Nhóm Điều Hợp có toàn quyền chỉnh sửa, xóa bỏ, dời chỗ bài đăng, hay khóa tên Thành viên mà không cần giải thích lý do.
Powered by vBulletin® Version 5.7.5 Copyright ©2000 - 2025, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2025 @ www.chutluulai.net. All rights reserved.All times are GMT-8. This page was generated at 03:34 PM.Working...X
Comment