Thơ Tạ Tỵ
Lại vẫn ông Vũ Ánh nhắc nhở trong máy, mới nhớ ra đã đến ngày giỗ đầu Tạ Tỵ. Vài người quen biết nhau nói rằng, cái chỗ người ta gặp lại nhau thường nhất, không cần hẹn trước, hiện nay là... Peek Family! Rất nhiều văn nghệ sĩ của chúng ta đã nằm lại đây.
Riêng Tạ Tỵ mất tại Việt Nam.
Những người quen biết ông, nhắc đến ông, khi tới viếng người khác ở Peek Family, chứ không phải để tiễn ông ở đấy. Tạ Tỵ từng ở tù cộng sản, vượt biên, tới Mỹ, nơi các con ông đều đã trưởng thành, thành đạt. Nhưng sau khi người bạn đường của ông, bà Tạ Tỵ mất, ông đã quyết định trở về “để chết ở Việt Nam” như lời ông nói.
Mỗi người một hoàn cảnh. Không ai biết rõ ông suy nghĩ những gì. Cứ bề ngoài mà xét, ông đã được toại nguyện.
Nhưng liệu ông có vui chăng?
Hoàn cảnh đất nước chúng ta thật không biết nói làm sao cho đúng. Có lẽ phải dùng đến hai chữ “kinh khủng!” Vì, sống ở trong nước cũng đáng sợ, ra đi cũng đáng sợ, đi rồi lộn trở về lại càng là điều đáng sợ hơn nữa. Biết bao nhiêu mối ràng buộc, liên quan tới người sống, người chết, quá khứ, hiện tại. Một hành động, lời nói của người này, có thể làm chảy máu tâm, trí người khác.
Phần Tạ Tỵ, ông ra về lặng lẽ, chết trong lặng lẽ. Liệu ông có vui chăng? Có lẽ không một người Việt Nam nào lại không mong ước được chết trên đất nước mình. Ðó là ước muốn âm thầm nhưng vô cùng mạnh mẽ. Có thể gọi là ước muốn thiêng liêng nữa.
Nó có cùng với thân xác, lớn lên cùng thân xác và chết đi cùng thân xác, dù người ta có là một người tầm thường nhất trong đời sống, có không làm được gì đáng coi là để lại cho đời. Các cụ kể rằng, xưa, những người vì lý do này lý do khác lưu lạc chân trời , tha phương cầu thực, không về được quê hương, lúc chết cũng muốn được chôn đầu hướng về cố quận.
Ước muốn đó làm cho mọi người ngang hàng với nhau đối với Ðất Nước. Nhân đây cũng xin nhắc lại đôi dòng tiểu sử của ông: Tạ Tỵ sinh năm 1922 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1943, ngành sơn mài.
Nhưng ông lại nổi tiếng như một họa sĩ lập thể rồi trừu tượng về tranh sơn dầu. Ngoài vẽ ông còn viết văn, làm thơ, phê bình văn học.
Những tác phẩm văn học chính của Tạ Tỵ có thể kể:
- Những Viên Sỏi
- Yêu Và Thù
- Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
- Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn
- Cho Cuộc Ðời
- Bao Giờ
- Ðáy Ðịa Ngục
- Mây Bay
- Những Viên Sỏi
- Yêu Và Thù
- Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
- Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn
- Cho Cuộc Ðời
- Bao Giờ
- Ðáy Ðịa Ngục
- Mây Bay
Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn Những Viên Sỏi của Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, nhà văn Nguyễn Hoạt viết: “Tôi nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là Tình Thương chân thành, một Tình Thương do sự khích động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo.”
Xin trích dẫn sau đây vài đoạn trong bài thơ “Ðôi Ta” in trong Tuyển Tập Tạ Tỵ [các trang 612-613]. Ðây là bài thơ Tạ Tỵ đã viết khi ở trong trại tỵ nạn Pulau Bidong:
Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, không thuộc về quê hương nước Việt
Ðã xa rồi, xa thật rồi, những hình bóng thân yêu
Ðã vĩnh viễn chia tay cùng phố phường quen thuộc
Việt Nam đó, bàn chân nào nghiêng nghiêng lối bước
Tà áo nào tha thướt phủ hoàng hôn
Mưa đêm về có là ướt môi hôn
Và sương gió có đùa vui bờ vai nhỏ
Ðã xa rồi, xa thật rồi, những hình bóng thân yêu
Ðã vĩnh viễn chia tay cùng phố phường quen thuộc
Việt Nam đó, bàn chân nào nghiêng nghiêng lối bước
Tà áo nào tha thướt phủ hoàng hôn
Mưa đêm về có là ướt môi hôn
Và sương gió có đùa vui bờ vai nhỏ
Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, ôm đầy nỗi nhớ
Theo sóng triều dào dạt tấp vào bờ cát đìu hiu
Từng nỗi buồn vui đã mất
Chúng ta nhìn xác những con tàu phơi mình trên bãi vắng
Như nhìn thấy bao nhiêu kiếp người trôi giạt, nằm lại
Theo sóng triều dào dạt tấp vào bờ cát đìu hiu
Từng nỗi buồn vui đã mất
Chúng ta nhìn xác những con tàu phơi mình trên bãi vắng
Như nhìn thấy bao nhiêu kiếp người trôi giạt, nằm lại
Nơi đây, trên ngọn đồi Vĩnh Biệt
Chúng ta nắm tay nhau, những đường gân nổi lên xanh, tím
Hơi nóng truyền lan ấm chiều hoang đảo cô liêu!
Chúng ta nắm tay nhau, những đường gân nổi lên xanh, tím
Hơi nóng truyền lan ấm chiều hoang đảo cô liêu!
Chúng ta ngồi đây, trên mỏm đá này, cho nhau hơi thở
Cho nhau niềm Tin để làm lại cuộc đời
Cho hy vọng trên môi cười héo hắt
Chúng ta xích lại gần nhau, khi nắng chiều sập xuống
Cho nhau niềm Tin để làm lại cuộc đời
Cho hy vọng trên môi cười héo hắt
Chúng ta xích lại gần nhau, khi nắng chiều sập xuống
Khi không gian lắng đọng, mịt mùng sóng vỗ ngoài khơi
Khi tất cả chìm vào vắng lặng
Chúng ta chẳng còn nhìn rõ nhau
Chỉ nghe tiếng gió thở dài trên sóng tóc
Với nhịp tim ru nhẹ chẳng thành lời...
Khi tất cả chìm vào vắng lặng
Chúng ta chẳng còn nhìn rõ nhau
Chỉ nghe tiếng gió thở dài trên sóng tóc
Với nhịp tim ru nhẹ chẳng thành lời...
Thơ ông như thế. Ông ra đi như thế, trở về như thế. Ông muốn được trên quê hương. Ông đã toại nguyện.
Liệu ông có vui chăng?
Nguyễn Ðình Toàn
Comment