• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tiếng Việt chữa lành mọi thứ bệnh !?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiếng Việt chữa lành mọi thứ bệnh !?

    Tiếng Việt chữa lành mọi thứ bệnh !?
    Ỷ Lan

    TÁC GIẢ: Tên thật là Penelope Faulkner, Ỷ Lan, Link" align="right" border="0" alt="" style="padding:7px;" />bút hiệu của một thanh nữ người Anh, quê ở cố đô York, chưa bao giờ đặt chân tới Việt Nam, nhưng đã thương yêu đất nước ta như quê hương chị. Không chỉ thương suông, mà đã đem hết thanh xuân phục vụ cho người Việt từ 12 năm qua. Từ chiến dịch “Một con tàu cho Việt Nam” (Ile de Lumière) do Quê Mẹ khởi xướng năm 78 để cứu sống Người Vượt Biển, tới chiến dịch Chống hải tặc trên vịnh Thái Lan, rồi qua Vụ Kiện Hà Nội vi phạm nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc, chị luôn đứng hàng đầu các công tác với những người tranh đấu Việt Nam. Chị còn học nói và viết thạo ngôn ngữ nước ta. Những bài viết đăng trên Quê Mẹ từ nhiều năm qua được đồng bào trong cũng như ngoài nước yêu thích. Mười trong số 19 truyện ký của tập Quê Nhà đã được đài BBC Việt Ngữ ở Luân Đôn mời chị Ỷ Lan đọc trong hai chương trình đặc biệt tháng 11 và tháng 12 năm 1985 và tháng 8 năm 1987 phát thanh về Việt Nam, gây chấn động lớn trong giới thính giả trên toàn quốc, và Ỷ Lan đã trở thành hiện tượng kỳ diệu nơi lòng người Việt trong những ngày điêu linh, đen tối...

    Lời giới thiệu:
    ...Đọc Ỷ Lan, tôi bỗng có niềm tin, là văn học Việt Nam đang gồng mình sống dậy, chứ không đắm chìm, mắc cạn, theo lối mặc cảm ve sầu của những kẻ tự nhận đang làm văn học lưu vong, văn học di tản, hay văn học chính thống quốc doanh:
    Phải chăng Ỷ Lan Penelope Faulkner là người ngoại quốc đầu tiên viết văn Việt? Trả lời câu hỏi này, là thấy ra nguồn hy vọng và niềm bí mật nhiệm mầu của Quê Hương ta quên bỏ từ lâu.
    Thi Vũ

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Thành phố Lyon, 5 giờ sáng. Dưới ánh nắng lờ mờ sớm Chủ Nhật đầu Hè, thành phố còn vùi mình trong ngủ say. Nhà cửa lặng im. Đường phố vắng tanh. Mặt nước sông Rhone phẳng lặng, nhởn nhơ vài gợn sóng, như muốn giữ tròn giấc mơ của bầy thiên nga đang ngủ thiếp bên bờ. Không một bóng người qua lại. Đâu đây vài người đàn ông ngồi câu cá, im lìm như tượng đá. (Mục đích các ông này đâu phải đi câu. Phần lớn là hạng người “sợ ma”(femme!!), trốn nhà để tìm sự giải thoát vài giờ trong thiên nhiên).

    Bỗng nhiên, giữa buổi êm ả, có tiếng xe hơi nổ máy om sòm, và tiếng bánh xe rít trên mặt đường. Một chiếc taxi, chạy hết tốc lực, từ một ngõ hẻm lao ra. Không biết người lái xe là người Tây lái theo kiểu Saigon, hay người Saigon lái kiểu Tây, nhưng ông ta đạp hết “ga”, quay trái quẹo phải, rất tài ba trên đường phố. Ở ghế sau, một thanh niên Tây Phương ôm bụng nằm dài, mặt mày xanh xám. Mỗi lần xe quẹo, anh nghiêng người rên siết đau đớn, và lẩm bẩm vài câu tiếng Anh. Người tài xế chẳng hiểu gì, chỉ biết phải chở anh đến nhà thương thật gấp.

    Vào nhà thương Lyon, xe taxi thả anh xuống, rồi biến mất. Andrew, tên anh chàng, lảo đảo vào phòng tiếp nhận, bảo cô y tá:
    -I need a doctor! Quick! I’ve got bad stomach ache!!
    Cô ý tá hoảng hốt:
    -Oh là là!! Vous ne parlez pas Francais?

    -No! Je suis..Australian! Rồi Andrew nhào xuống trên ghế, bất tỉnh.
    Một lát sau, Andrew được khiêng vào giường. Bác sĩ đến thăm, nhưng không ai hiểu anh, không ai biết anh bệnh gì!! Anh rán giải thích, nhưng không đủ chữ Pháp. Các bác sĩ lại không hiểu tiếng Anh!
    -I feel so ill!! Its my stomach! Je suis très mal!!
    Ông bác sĩ lắc đầu, chịu thua.
    -Il est “ill”. Qu’est-ce que c’est?? Stomach? Connais pas!
    Làm sao? Andrew nhìn ông bác sĩ nói xi-lô xi-la với cô y tá. Anh không hiểu tiếng nào. Tự nhiên, một tia hy vọng lóe trong đầu Andrew, và anh lấy hết can đảm nói lớn:

    -Je ne speak francais. But je do speak...Vietnamese!!
    Ông bác sĩ sửng sốt đứng lại nhìn Andrew:
    -Vous parlez vietnamien? Ca alors! C’est formidable!!

    Rồi ông biết mất.
    Andrew nhắm mắt lại. Đau bụng quá! Không biết ông bác sĩ đi đâu, có hiểu mình không, nhưng anh tự nghĩ:
    Trời ơi, cứu tôi gấp đi, ông ơi, đau ơi là đau!!
    -Sao anh đau chỗ nào, cho tôi xem một tí.

    Nghe giọng Nam nhẹ nhàng, Andrew mở mắt mừng rỡ. Một ông bác sĩ Việt Nam đứng bên cạnh. Anh liền kể hết câu chuyện cho bác sĩ nghe!
    -Ông người Việt à? Mừng quá! Tôi là người Úc, qua đây du lịch. Tối hôm qua ăn cái gì độc không biết, nhưng cả đêm đau muốn chết!!

    Ông bác sĩ Việt Nam, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, hỏi vài chi tiết, và dịch lại tiếng Pháp từng ly triệu chứng của bệnh Andrew cho bác sĩ Tây. Rồi!! Bây giờ mới hiểu!! Bác sĩ Tây dặn dò cô y tá về thuốc, và qua người “thông dịch viên” Việt Nam bảo Andrew uống thuốc đó, chút nữa hết đau. Và ông lắc đầu cười, nói rằng trong 20 năm làm nghề bác sĩ, chưa hề gặp trường hợp người Úc nằm nhà thương trên đất Pháp mà lại chỉ biết giải thích bệnh lý bằng tiếng Việt!!

    Câu chuyện bất ngờ quá! Nhưng có thật! Chính Ỷ Lan được “kép chánh” là Andrew Tarrant, người Úc, kể lại cho Ỷ Lan bằng tiếng Việt hôm anh điện thoại cho Ỷ Lan tháng 7 vừa qua.

    Lúc đó, Ỷ Lan bận làm báo Quê Mẹ, và khi nghe giọng Nam trên giây nói hỏi Ỷ Lan, tưởng một độc giả nào nóng ruột khiếu nại “giám đốc kỹ thuật” về việc báo chưa ra chăng? Nhưng khi Andrew tự giới thiệu, Ỷ Lan quá ngạc nhiên, và mừng vô cùng đã tìm ra người “đồng hương” yêu tiếng Việt như mình! Hai người da trắng huyên thuyên nói tiếng Việt qua điện thoại, và trong tòa soạn không ai tin Ỷ Lan khi mình bảo rằng người đối thoại là người Úc chính cống, mũi lõ mắt xanh, chứ không phải Úc da vàng!! Hôm sau, Andrew đến thăm tòa soạn với anh Long, một anh bạn Việt Nam, và cuộc nói chuyện(luôn luôn bằng tiếng Việt!) kéo dài suốt buổi chiều. Andrew đã nghe giọng Ỷ Lan qua cuốn băng thâu cuộc diễn thuyết của anh Võ Văn Ái và Ỷ Lan với đồng bào Việt tại Camberra năm ngoái, nhân kỳ Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam từ Paris đến thuyết trình trước Quốc Hội Úc. Nghe xong, anh tức quá, vì tưởng mình là người ngoại quốc độc nhất biết nói tiếng Việt. Từ đó, anh quyết định rằng, khi qua Pháp du lịch, sau khi thăm viếng tháp Eiffel, nhất định phải tìm gặp Ỷ Lan. Nghe mình đứng hạng nhì sau tháp Eiffel, Ỷ Lan thấy ghê quá, và nóng nảy tìm hiểu cơ duyên nào khiến Andrew học tiếng Việt. “Cơ duyên” của Andrew là một chị người Việt tên Duyên, và một cái cơ bi-da!! Chị Duyên làm cùng sở bưu điện với anh. Thấy anh “trồng cây si”, các anh bạn tỵ nạn Việt Nam dạy cho Andrew mấy câu để “tán” chị. Câu đầu tiên anh nói là: “Chị Duyên đẹp lắm!”. Bất ngờ, chị Duyên đáp lại bằng một nụ cười tươi, đưa anh lên tận mây xanh!! Nhưng anh tâm sự, mắt buồn rầu:
    -Chị Duyên đẹp lắm, thông minh lắm. Nhưng không được. Chị có ông xã rồi!

    Andrew tìm cách “khuây sầu” trong những cuộc đá banh, thụt “bi-da”. Trong các cuộc chơi này, anh lại đụng độ các “bực thầy” người Việt về đá banh hay bi-da trong vùng Camberra! Tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa!! Từ đó, anh tự khám phá rằng, muốn thành công trên cõi đời này...thì phải nói tiếng Việt! Anh quyết chí tự học lấy trong vòng 2 năm – hằng ngày tập nói với các bạn Việt Nam ở bưu điện, nhất là chị Hoa và chị Duyên, đêm về nhà tra tự điển. Cuối tuần đi đá banh, ăn tiệm Việt (theo anh, “Phở là số một”!!), học nhiều chữ khác! Nhất là về các danh từ “ăn chơi”, Andrew nghiên cứu kỹ lắm!! Nghe anh kể chuyện, Ỷ Lan biết rõ rằng các bực thầy của anh phần lớn là giới thanh niên rất tếu, vì anh thường xổ ra đủ thứ chữ thuộc về đề tài đá banh, bi-da, “phim dâm”, khiến trong câu chuyện, anh Long phải can thiệp hoài! Phần Ỷ Lan thì cứ loay hoay trong chuyện nhân quyền, tranh đấu, báo chí, nên phải thua Andrew một bực khi anh đi vào chi tiết các cuộc chơi. Ỷ Lan còn gặp Andrew một hai lần trước khi anh về Úc. Nhưng về sau, anh biết nói tiếng Việt. Hình như sau cuộc điện thoại và lần gặp gỡ đầu so tài thử sức, anh tự thấy mình thi đậu rồi. Thi xong, anh không còn nhu cầu nói tiếng Việt nữa. Và nghĩ lại, Ỷ Lan thấy thật lạ. Nếu không gặp Andrew nói tiếng Việt, chắc Ỷ Lan sẽ coi anh như hằng triệu thanh niên khác trên đường phố. Chẳng có đặc điểm nào làm mình gần gũi cả. Nhưng chỉ cần nghe anh nói một câu trong điện thoại:

    -Ỳ Lan hả? Tôi là Andrew, người Úc. Tôi thích nói tiếng Việt lắm!
    Thì Ỷ Lan đón tiếp anh hết lòng, như môt kẻ tri âm từ phương xa đến. Như một kẻ đồng hương. Vì quê hương là tiếng Việt. Nước non là ngôn ngữ muôn đời của giòng giống Rồng Tiên. Có lẽ người Việt lưu vong cũng thế. Quê quán xa ngàn dặm, mọi người vẫn yên ả sống trên mảnh đất vô hình của ngôn ngữ. Gìn giữ tình “đồng hương” qua tiếng nói đã muôn kiếp cất trong lòng Ỷ Lan bỗng nhớ tiếng hát Thái Thanh vang từ đâu đó rất ngọt ngào:

    “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...
    (...)
    Tiếng nước tôi!
    Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
    Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
    Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi...”



    Khi Ỷ Lan “nằm nôi” bên xứ Hồng Mao, không biết con chim nào đã đem tiếng ru Việt xa vời lòng mình. Còn Andrew thì sao? Ỷ Lan mong mỏi anh sẽ thương cho duyên kiếp Việt Nam như anh đã thầm thương chị Duyên, và anh sẽ biến cơ bi-da của anh thành dùi trống gióng lên cho người Úc và loài người khắp thế giới nghe rõ tiếng kêu tha thiết của người Việt Nam. Vì, dù sao đi nữa, biết tiếng Việt, đã là nặng nợ với Việt Nam rồi. Tiếng Việt đã cứu mạng anh ở Lyon, để anh khỏi bị nhập vào “thập loại chúng sinh” vất vưởng trên quê người? Và chắc trong những giờ phút nằm nhà thương ở Pháp, Andrew đã khám phá ra bí quyết của phép lạ. Không phải thuốc Tây do cô y tá cho mà anh hết bệnh. Chính là tiếng Việt đấy. Tiếng Việt chữa lành mọi thứ bệnh?
    Đã chỉnh sửa bởi nhé; 13-12-2009, 06:18 AM. Lý do: Sửa lại tiêu đề từ "Tiếng Việt chửa lành mọi thứ bệnh !?" thành "Tiếng Việt chữa lành mọi thứ bệnh !?"
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Lúc trước ở chỗ Hiền làm có một người Hàn Quốc nói với tụi Hiền rằng nghe người Việt nói chuyện cứ như là họ đang hát ấy, lên xuống bỗn trầm như "music" vậy. Trước giờ Hiền cũng có nghe nói người nước ngoài rất thích và hay khen tiếng Việt nhưng lúc đó chính tai nghe một người nước ngoài nhận xét Hiền mới thật tin . Tiếng Việt mình thật là hay phải không !
    Tôi yêu tiếng nước tôi

    Audio Truyện Kiều

    Comment

    • #3

      Cá nhân mình không thích bài viết này chút nào. Có cần thiết phải ca ngợi tiếng Việt thái quá vậy không? Thực tế, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thiểu số của thế giới, không có mấy ảnh hưởng quốc tế như các ngôn ngữ khác (phần vì VN vẫn còn là 1 nước lạc hậu nhỏ bé). Và việc 1 thứ tiếng nghe hay hay dở tùy thuộc vào giọng người nói và tai người nghe, do vậy rất chủ quan. Người nước ngoài nhận xét thế nào thì cũng chỉ mang tính chủ quan, và nhiều khi chỉ mang tính xã giao (thường là như thế). Mình biết có nhiều diễn đàn nước ngoài người ta chê tiếng Việt rất nhiều, nghe dở hơn các thứ tiếng khác ở các nước xung quanh. Có cả phần bình chọn nữa, và tiếng Việt thường nằm cuối bảng xếp hang. Dĩ nhiên tất cả chỉ mang tính chủ quan, không chứng tỏ được gì cả. Dù người ta có khen hay chê cũng là ý kiến riêng của họ, mình cũng chẳng lấy đó làm hớn hở hay phật ý.

      Một điều trong bài viết theo mình hơi hồ đồ. Úc, Mỹ, New Zealand, v.v là những nước di dân đa sắc tộc thuộc thế giới mới, làm gì có khái niệm người Úc "chính cống" (ám chỉ người Úc gốc Âu như bài viết, theo cái nhìn của người châu Âu đối với thế giới hàng thập kỷ trước đã quá lỗi thời và thiển cận (eurocentrism). Người Úc nào chả là người Úc, là công dân Úc cả, cho dù đến từ Việt Nam, Nhật, Hàn, Ả Rập hay Anh, Pháp, Đức, Phi châu, v.v. Vài lời xin mạn phép bàn luận.
      Đã chỉnh sửa bởi mptpr; 12-12-2009, 01:29 PM.

      Comment

      • #4

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi mptpr View Post
        Cá nhân mình không thích bài viết này chút nào. Có cần thiết phải ca ngợi tiếng Việt thái quá vậy không? Thực tế, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thiểu số của thế giới, không có mấy ảnh hưởng quốc tế như các ngôn ngữ khác (phần vì VN vẫn còn là 1 nước lạc hậu nhỏ bé). Và việc 1 thứ tiếng nghe hay hay dở tùy thuộc vào giọng người nói và tai người nghe, do vậy rất chủ quan. Người nước ngoài nhận xét thế nào thì cũng chỉ mang tính chủ quan, và nhiều khi chỉ mang tính xã giao (thường là như thế). Mình biết có nhiều diễn đàn nước ngoài người ta chê tiếng Việt rất nhiều, nghe dở hơn các thứ tiếng khác ở các nước xung quanh. Có cả phần bình chọn nữa, và tiếng Việt thường nằm cuối bảng xếp hang. Dĩ nhiên tất cả chỉ mang tính chủ quan, không chứng tỏ được gì cả. Dù người ta có khen hay chê cũng là ý kiến riêng của họ, mình cũng chẳng lấy đó làm hớn hở hay phật ý.
        Thật thú vị khi được nghe một ý kiến khác về tiếng Việt từ một người biết tiếng Việt . Như bạn đã nói các nhận xét đều rất "chủ quan", vậy thì ai đó nói tiếng Việt hay thì cũng chẳng có gì sai cũng như bạn nói tiếng Việt chẳng có gì hay cả thì có lẽ cũng đúng-theo ý của riêng bạn. Một ngôn ngữ có ảnh hưởng hay không đến thế giới chẳng nói lên được rằng ngôn ngữ đó hay hay dở mà chủ yếu do tiềm lực (kinh tế, xã hội, con người,....) của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó làm ngôn ngữ chính mà thôi.

        Mình cũng chẳng phật ý khi có ai chê tiếng Việt, nhưng điều đó cũng không làm mình kém yêu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chút nào. Nếu mình có một ngôi nhà của riêng mình đương nhiên mình sẽ rất yêu quý nó cho dù nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ nhoi, nghèo nàn và thậm chí là kém tươm tất nữa. Yêu mà không cần bận tâm nó phải đẹp hay phải to hơn nhà hàng xóm, yêu chỉ vì nó là của mình, thế thôi. Và khi yêu dĩ nhiên mình thấy nó cũng có nhiều cái hay, những cái hay đó người ngoài có người chê nhưng đôi khi cũng có người đồng cảm. Ai chê mình chẳng trách nhưng ai đồng cảm được thì mình cám ơn và thấy vui vui. Bình thường thế thôi.
        Tôi yêu tiếng nước tôi

        Audio Truyện Kiều

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom