Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh
làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.
Cám ơn Photo , tiền ngày xưa đẹp quá , càng xưa càng đẹp , bài hát này hay quá , hình như là Hoàng Oanh hát thì phải
Cảm ơn Quỳnh Dao. Đây là bài hát Về Đây Anh của Nguyễn Hiền và Nhật Bằng :
Người ơi nước Nam của người VIỆT NAM vì đâu oán tranh để lòng nát tan . Đây bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình đứng lên tìm chốn yên vui thanh bình .
Người ơi sống chi cuộc đời thương đau về đây áo cơm đùm bọc lấy nhau . Đây nỗi lòng người dân tha thiết mong chờ . Cớ sao người vẫn đang tâm thờ ơ .
Người về đây sống vui đời thắm tươi , nền tự do đắp xây cho muôn đời . Nhịp cầu mến thương gieo vương ngàn nơi . Xuân thanh bình rộn ràng bao lòng trai .
Người ơi ước mong ngày tàn chinh chiến để toàn dân sống trong cuộc đời ấm êm . Ta nhắn gửi về nơi phương Bắc xa vời . Hỡi ai lạc hướng mau quay về đây .
Ai bao năm từng lê gót nơi quê người Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do Người cương quyết chống cộng Bài phong kiến bốc lột Diệt thực dân đang giắt reo tàn phá
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi HoaiVienPhuongView Post
Ai bao năm từng lê gót nơi quê người Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do Người cương quyết chống cộng Bài phong kiến bốc lột Diệt thực dân đang giắt reo tàn phá
..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Ngocanh.onlineView Post
Hehehe. Photo ah , món này là chút nghề mọn của NAOL mà , dẫm chân vào chuyên môn của tớ roài. Mai sẽ chụp hình hầu cả nhà ha. tks
Hé hé hé... có thế này Ngocanh mới lên tiếng chứ !
Hứa rùi đó nhe... gửi lên đi , cho cả nhà xem mà... thèm...
Eo ui , tiền seri số mà cứ phát tặng búa xua. Hôm trước bắt chước về lôi tiền cả nhà ra dò số hoa cả mắt chẳng được tờ nào , mới biết Ngocanh "siêu" thật !
Bưu điện CT lúc này bán tiền xưa giá khủng quá... ế là phải ! Khổ một nỗi nhìn vào tủ tem trưng bày cứ nghẹn ngào... hoa cả mắt Ngocanh ui.
anh Mây ơi tiền này mà xé làm 2 thì uổng quá , qd chẳng thà xài luôn một lúc cho rồi...hihi
Nếu ai có sống thời đó thì am hiểu, tiền 100$ đông dương giá trị rất lớn (Ai mà có 100 đồng sẽ bị theo dõi) Còn 100$ ít ai có lằm! Vì tiền này rất quý hiếm, nếu như ai còn tiền đó đổi ra rất nhiêu tiền cụ Hồ
Hình minh họa
Hình minh họa
Ngày xưa, má mua cho Mây xe đạp nhôm của Pháp (Mercier) chỉ có 12 đồng
Gần Têt Mây phải đánh bóng xe , chùi lư hương,.. Hồi đó sung sướng vô cùng!
Sau này ba của Mây có mua xe Lambretta 150 , ba Mây cho xe
mobilette(đạp)
Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954.
Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp. Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛. Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.
Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò[3] hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho Ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay thế đồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại centime). Ngoài ra còn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất là 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòng chữ République française và Cochinchine française. Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọng lượng 27,125 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.
Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.
Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp nhận Hòa ước Quý Mùi ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ. Vì vậy vào cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và đồng bạc Đông Dương
Dần dà những thể tiền cũ bị loại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hành pháp lý của đồng peso México.
Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc giao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại với trọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn. Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vào đồng Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.
Năm 1946, tiền cụHồ được phát hành và được sử dụng song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành tiền tệ mới. Mấy năm 1952 và 1953, đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) được phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953.
Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.
Sưu tầm
-----------------------------------------------------------------------
Hồi Mây còn nhỏ, có xài tiền 1$ này nè! Nhiều khi xé làm 2
Comment