• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Giao lưu với tác giả Cô đơn trên mạng:

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giao lưu với tác giả Cô đơn trên mạng:

    Tác giả Janusz L.Wisniewski sinh năm 1954 tại Torun (quê hương của nhà thiên văn học M.Kopiernik). Hiện ông sống cùng gia đình tại Men, Đức. Ông tốt nghiệp trường kỹ thuật đánh bắt cá biển tại Kolobrezeg, Ba Lan. Sau đó, ông lần lượt lấy bằng cử nhân vật lý, cử nhân kinh tế Đại học tổng hợp Mikolaj Kopiernik, Torun, Ba Lan; bằng tiến sĩ tin học Bách Khoa Warszawa; bằng tiến sĩ khoa học về hóa học (bách khoa Lodz, Ba Lan. Ông là giáo sư học viện sư phạm vùng duyên hải tại Slupsk, Ba Lan.
    Janusz L.Wisniewski còn phụ trách biên tập tạp chí khoa học hóa - tin điện tử Molecules. Viết chương trình máy tính cho viện hóa của Mỹ có trụ sở đặt tại Men, Đức, phần lớn các công ty hóa học quan trọng nhất trên toàn thế giới đều sử dụng chương trình của Viện này.

    * Janusz L.Wisniewski xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên với tiểu thuyết Cô đơn trên mạng và gặt hái được thành công vang dội. Ngay lập tức, cuốn sách trở thành hiện tượng văn học tại Ba Lan, Nga và gần 10 quốc gia trên thế giới.
    Ông còn là tác giả của tập truyện ngắn Lạc Nhịp, xuất bản năm 2002, best seller trong nhiều năm (phát hành trên 40.000 bản), đã được dịch sang tiếng Việt, tiểu thuyết Martyna (2002, best seller 35.000 bản), Số phận luân hồi (tiểu thuyết 2004), một số tập tiểu luận... Tiểu thuyết gần đây nhất của ông là Bikini, viết về sự sống và cái chết, về chiến tranh và hòa bình, xuất bản đầu năm 2009. Ngoài ra, ông còn viết nhiều sách khoa học chuyên ngành.

    Tiểu thuyết Cô đơn trên mạng được NXB Trẻ phát hành vào tháng 3/2006 và mau chóng trở thành tác phẩm best - seller tại Việt Nam. Sách là câu chuyện lý thú về máy tính, email, SMS, về AND, giãi mã gen, não bộ con người và trên hết là nỗ lực tìm kiếm cảm xúc, chống lại sự lạnh lùng và cô độc của con người trong xã hội hiện đại. Hiện nay, tại Việt Nam, Cô đơn trên mạng được tái bản lần thứ 7, với số lượng phát hành lên đến hàng chục nghìn bản


    *******************************



    Giao lưu với nhà văn Janusz Leon Wiśniewski - tác giả Cô đơn trên mạng:

    Sáng thứ bảy say với tình yêu và nỗi cô đơn

    TTO - Với khoảng 70 bạn đọc trẻ của TP.HCM, hai giờ đồng giao lưu với văn Janusz Leon Wiśniewski - tác giả tiểu thuyết “Cô đơn trên mạng”- sáng nay (20-11) tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ là quá ít ỏi. Nhưng lại là “hai giờ hạnh phúc”.

    >> Gặp gỡ tác giả Cô đơn trên mạng: Sau tình yêu mới là sex
    >> Tác giả "Cô đơn trên mạng" gặp gỡ độc giả VN


    Chỉ cần bạn biết lắng nghe cuộc đời

    Có lẽ, với bất kỳ ai từng miên man với chuyện tình yêu thánh thiện, lãng mạn, day dứt trong cuốn tiểu thuyết ấy thì sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi gặp gỡ Janusz Leon Wiśniewski bằng xương bằng thịt và cùng trò chuyện với ông về tình yêu, cuộc đời, nỗi cô đơn.
    Đúng 9g, cuộc giao lưu mới bắt đầu nhưng từ trước đó, chiếc bàn nhỏ nơi Wiśniewski ngồi đã được vây quanh bởi nhiều bạn trẻ. Họ mang theo cuốn sách Cô đơn trên mạng hay tập truyện ngắn Tình nhân và không giấu được niềm hạnh phúc khi có được chữ ký của Wiśniewski. Trao lại cuốn sách cho các bạn, Wiśniewski thường cười nhẹ và thỉnh thoảng hỏi: “Bạn là sinh viên phải không?”.


    Nhà văn Janusz Leon Wiśniewski tại buổi giao lưu sáng nay - Ảnh: Trung Uyên

    Huỳnh Mỹ Ngọc - SV ĐH ngân hàng TP.HCM - là người được đặt câu hỏi đầu tiên: “Đoạn nào trong Cô đơn trên mạng làm dịch giả bật khóc?”. Câu hỏi như chạm đến một mạch nguồn cảm xúc trong lòng dịch giả Nguyễn Thị Thanh Thư. Chị không giấu được xúc động: “Tôi say mê mối tình vô cùng đẹp và thánh thiện trong cuốn sách. Cuốn sách cũng có hàm lượng tri thức rất cao và có rất nhiều chi tiết làm tôi xúc động”.
    Với bạn Kim Tuyến - SV ĐH KHXH&NV TP.HCM, được gặp Wiśniewski là giấc mơ thành hiện thực. Bạn cho biết, bạn đến với tác phẩm Cô đơn trên mạng cũng rất tình cờ: một người bạn nam bạn quen qua mạng tặng bạn cuốn sách ấy và dù đã quen nhau bốn năm, đôi bạn này vẫn chưa một lần gặp mặt. “Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách rất nhiều lần và lần nào cũng khóc. Đến thời điểm này, đó là cuốn sách hay nhất, lãng mạn nhất tôi được đọc. Xin cảm ơn Wiśniewski!” - Kim Tuyến nói.


    Bạn đọc Kim Tuyến (đứng) rất hạnh phúc khi được gặp gỡ Janusz Leon Wiśniewski - Ảnh: Trung Uyên


    Wiśniewski là nhà khoa học viết văn. Và điều ấy với ông không có gì đáng ngạc nhiên: “Nếu bạn nghĩ các nhà khoa học không có nhiều cảm xúc, không lãng mạn thì có lẽ bạn đang nhầm lẫn.

    Tôi đến với văn chương ngẫu nhiên và viết là để đấu tranh với những nỗi buồn của mình và có lẽ cuộc sống đang có nhiều người mang nỗi buồn nên cuốn sách của tôi được yêu thích”.

    Cô đơn trên mạng” làm thổn thức nhiều trái tim với câu chuyện tình bắt đầu từ trên internet, lúc nhẹ nhàng, tha thiết, lúc cuồng nhiệt, đam mê, lúc đớn đau, trăn trở giữa người phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân và người đàn ông lãng mạn, tinh tế từng gánh chịu nỗi đau trong tình yêu. Câu chuyện ấy có trong đời thực không? Có thể là chuyện của chính Wiśniewski không? Đó là những thắc mắc của nhiều khán giả tại cuộc giao lưu.

    Wiśniewski nhẹ nhàng chia sẻ: “Những sự kiện lớn trong sách là những gì xảy ra với những người xung quanh tôi. Tôi cũng rất tiếc đó là những chuyện rất buồn. Tôi là nhà khoa học nên khả năng hư cấu rất kém. Thật ra, cuộc sống phong phú hơn rất nhiều những gì ta có thể hư cấu. Điều quan trọng là ta biết lắng nghe cuộc đời và trải nghiệm”.

    Bạn đọc vốn thường ướm thử tiểu thuyết vào cuộc đời và luôn mong mỏi những đoạn kết đẹp - ít nhất là ở trên trang sách. Cũng vì vậy mà bạn đọc Trương Lê Na (Book & Friend Club - CLB Sách và bạn) - “bức xúc”: “Tác phẩm "Cô đơn trên mạng" kết thúc với việc hai người yêu nhau chân thành không đến được với nhau. Cái kết ấy quá buồn, quá bất công”!
    Wiśniewski “phản biện”: “Nhân vật nữ chính có thật trong đời và trong cuốn sách - cô ấy không có tên. Kết thúc của tác phẩm không phải do tôi hư cấu mà là quyết định có trong đời thực của người phụ nữ ấy. Từ bỏ một tình yêu đẹp là điều khó tin nhưng nó đã xảy ra. Kết thúc ấy do cuộc đời viết chứ không phải tôi. Tôi bị độc giả khắp nơi trách móc vì điều ấy nhưng cuộc sống là thế”!
    Bớt cô đơn nhé, trái tim ơi...

    “Có phải cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng nhiều người thấy cô đơn, và nỗi cô đơn càng đậm đặc hơn?” - chủ đề được người dẫn chương trình đưa ra đã được nhiều khán giả hưởng ứng ngay.
    “Tôi cũng từng có những phút cô đơn” - nhiều bạn đọc mạnh dạn bày tỏ. Cô bạn Lê Thị Thùy Linh - (Book & Friend Club - CLB Sách và bạn) tán đồng ý kiến này: “Khi cuộc sống cá nhân ngày càng được tôn trọng thì con người sẽ càng thấy cô đơn. Tôi luôn cố gắng hạn chế giao tiếp qua chat, qua điện thoại và cũng cố gắng gặp gỡ trực tiếp nhiều người hơn. Thật sự, tôi từng có những lúc rất cô đơn nhưng khi giao tiếp, giúp đỡ ai đó, tôi thấy nỗi cô đơn của mình vơi bớt”.
    Giảng viên trẻ của trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - Hồ Khánh Vân - thì nhiệt tình chia sẻ: “càng tiến đến xã hội hiện đại, nỗi cô đơn của chúng ta càng đậm đặc. Chúng ta kết nối với nhau dễ hơn nhưng cũng đồng thời đi qua nhau nhanh hơn, không kịp nhìn người khác và không kịp nhìn cả chính mình. Cũng vì vậy tôi rất thích cái kết dở dang một cuộc tình đẹp của Cô đơn trên mạng”.
    Và Wiśniewski cũng rất hào hứng với chủ đề nỗi cô đơn: “Cô đơn là một căn bệnh khủng khiếp nhưng cuộc sống luôn mong muốn chúng ta không bao giờ phải cô đơn. Dẫu vậy, con người vẫn cảm thấy mỗi lúc thêm cô đơn. Và cuốn sách "Cô đơn trên mạng" cũng ra đời từ góc nhìn ấy”.


    Dịch giả Nguyễn Thị Thanh Thư (người dịch Cô đơn trên mạng) đảm nhận luôn vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu - Ảnh: Trung Uyên



    Các bạn đọc yêu quý Wiśniewski vây quanh ông để được ông ký tặng lên cuốn sách "Cô đơn trên mạng" và tập truyện "Tình nhân" - Ảnh: Trung Uyên


    Tạm biệt Wiśniewski và mong rằng mối tình của ông với văn chương sẽ tiếp tục làm hàng triệu trái tim, tâm hồn cùng thăng hoa trong những cung bậc cảm xúc đẹp - dẫu đó là nỗi đau, là sự dang dở, nuối tiếc...

    TRUNG UYÊN


    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-12-2009, 07:03 PM.

    Similar Threads
  • #2

    Tình nhân - Janusz Leon Wiśniewski

    Tác giả: Janusz Leon Wiśniewski
    Dịch giả: Nguyễn Thị Thanh Thư
    Nhà xuất bản: NXB Trẻ

    Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Cô đơn trên mạng (được dịch ra nhiều thứ tiếng và lập tức liên tục nằm trong danh sách best-seller), Janusz L. Wisniewski đã chứng tỏ là một nhà quan sát tinh tế và sâu sắc, có khả năng nhìn thấu những vùng bí ẩn nhất của tâm hồn phụ nữ. Không một ai có thể dửng dưng sau khi đọc tác phẩm của ông. Bởi vì chúng chạm tới những sợi dây nhạy cảm nhất trong tâm hồn con người, bởi vì chúng nói tới những khát khao lớn nhất, mặc dù đôi khi có thể là ngớ ngẩn, là phi thực tế – nhưng có lẽ chính vì vậy mà chúng hết sức độc đáo.

    Wisniewski cho chúng ta thấy rằng, trong thế giới của laptop, của các trang www, của chat, của điện thoại di động và ADN, vẫn có chỗ cho những cảm xúc mà chúng ta hoặc là lãng quên, hoặc là giấu ở đâu đó trong chính chúng ta. Bị cất giấu ở một nơi sâu thẳm nào đó, và khi chúng ta đọc tác phẩm của Wisniewski, chúng trồi lên, gần như cùng với nỗi đau vật lý, gần như bao giờ cũng ở phía sau những giọt nước mắt. Lúc thì là những giọt nước mắt của buồn đau, lúc thì là những giọt nước mắt ngỡ ngàng, rằng cuộc đời có thể đẹp biết bao!

    Tình nhân là một chuỗi các truyện ngắn mà chìa khóa của chúng là những hội chứng chu kỳ của phụ nữ. Tất nhiên đấy chỉ là cái cớ để tác giả thể hiện tính chu kỳ của cuộc sống, sự qua đi, tính thay đổi đồng thời cũng liên quan chặt chẽ với sự lặp lại – giống như những chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cuốn sách không hề đề cập đến vấn đề sinh lý. Tình yêu thể xác và khát vọng yêu đương không phải là đề tài cấm kỵ của Wisniewski – ông sẵn sàng viết và viết nhiều. Và rất hay. Trong cuốn sách này, chúng ta gặp các nhân vật tại các khúc ngoặt của cuộc đời họ, trong những khoảnh khắc bế tắc, mất mát và vô vọng nhất của họ. Chúng ta chạm tới nỗi đau ở khoảng cách rất gần. Gần đến mức hầu như chính chúng ta cũng cảm thấy nỗi đau đó. Và không phải ai cũng có thể viết lên bằng lời đẹp đến vậy về những bi kịch và trải nghiệm của con người, đặc biệt là phụ nữ.

    Sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, hiện đang là sách “hot” tại Nga và Croatia. Tại Ba Lan và một số nước khác, sách luôn nằm trong danh sách best-seller.

    Tình nhân đã được giới thiệu ở Việt Nam dưới tên Lạc nhịp, Nhà xuất bản Phụ Nữ in năm 2004. Trong lần xuất bản này có chỉnh lý và bổ sung truyện mới nhất và cũng là truyện được đánh giá hấp dẫn nhất của tác giả.

    Đọc truyện file prc

    Code: [ Click here to select All ]
    Link

    Ngu?n: Tuoitrenangdong.NET - YoDownload.NET


    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-12-2009, 07:04 PM.

    Comment

    • #3

      “Viết để chống lại nỗi buồn...”

      tuoitre.com.vn - 23-11-2009 13:45


      - Janusz Leon Wisniewski với quyển tiểu thuyết Cô đơn trên mạng - viết về những người đàn ông cực kỳ nhạy cảm và những phụ nữ tuyệt vọng - đã làm chấn động văn đàn Ba Lan. Sách đã được dịch và tái bản bảy lần ở VN kể từ tháng 3-2006.
      Nhân dịp tác giả sang VN giao lưu (20 đến 24-11-2009), TTCT trích đăng trả lời phỏng vấn của ông cho tờ Gala (Ba Lan) và chùm truyện ngắn của Wisniewski.


      * Gala: Làm thế nào mà ông, một nhà vật lý, một nhà hóa học và tin học lại viết sách về tình yêu và sự cô đơn?

      - Janusz: Tôi khát khao cảm xúc. Viết chương trình cho máy tính, đó là một công việc lạnh lùng như dao mổ của nhà phẫu thuật. Nhà khoa học cần phải không có cá tính và cảm xúc. Khoa học buộc phải tách rời tình cảm. Chỉ khi đó mới có thể khách quan được. Sau khi làm tiến sĩ khoa học, tôi cảm thấy với tôi, viết về những điều mình biết là chưa đủ. Bỗng nhiên tôi khát khao được viết về những gì mình cảm thấy. Cô đơn trên mạng tôi viết là để cất vào ngăn kéo. Do đó đầy lỗi và rất nhiều chỗ chưa được hoàn hảo. Nhưng lại trung thực kinh khủng. Có thể sức mạnh của nó nằm ở chính chỗ đó. Cả bí ẩn về sự mến mộ của công chúng nữa.

      * Ông viết là để cất vào ngăn kéo, nhưng ông đã xuất bản.

      - Một tối của tháng 11-1999, tôi uống khá nhiều rượu vang và đã gửi một đoạn của Cô đơn trên mạng cho Leszek Bugajski, một nhà phê bình văn học, khi đó đang là tổng biên tập của Playboy. Bị anh ấy thuyết phục, tôi đã đồng ý cho đăng một đoạn trên Playboy. Tháng 4-2000, bản thảo của tôi được xuất bản với đầu đề Kont@kt (Quan hệ - ND). Khi đọc xong tôi đã rất bực. Bị cắt kinh quá. Hầu như họ chỉ lấy toàn những phần về tình dục.
      Nhưng Bugajski thuyết phục tôi nên in cuốn sách. Tôi bèn tìm danh mục các nhà xuất bản trên mạng. Czarne ở ngay đầu danh sách. Stasiuk đã nói về Cô đơn trên mạng như thế này: "Tôi đã đọc suốt đêm và đã khóc. Sáng ra, tôi đi ngủ, người mệt bã, nhưng trước đó tôi đã viết bằng bút dạ lên phong bì cho Monika (Monika Sznajderman, vợ của Andrzej Stasiuk và là sếp của nhà xuất bản): Trời, chúng ta phải cho xuất bản ngay cái này! Love story, chỉ có điều còn hay hơn! Anh cảm thấy đây sẽ là một trái bom. Thật sự là anh đã khóc, mà nước mắt thì không biết nói dối, phải không?".
      Tháng 9-2001, tôi nhìn thấy Cô đơn trên mạng trong hiệu sách ở Torun. Một cảm giác lạ lùng và lâng lâng.

      * Tại sao cho đến bây giờ vợ ông vẫn chưa đọc cuốn sách này?

      - Cô ấy nghi rằng đây là một cuốn tự thuật và không muốn tự chuốc lấy nỗi đau. Thật ra thì chả riêng gì cô ấy. Rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, nghĩ rằng để viết một cuốn sách như vậy, Janusz Leon Wisniewski nhất định phải có một mối tình trên mạng, viết nó thành sách và biến thành một cuốn best-seller. Nhưng đâu phải như vậy.

      * Nhưng đây đâu phải là cuốn tiểu thuyết về ông?

      - Suốt ba năm nay tôi đã cố gắng thuyết phục cả thế giới điều này. Cả cái thế giới gần gũi với tôi nhất. Nhưng có lẽ vô ích. Cô đơn trên mạng là một hư cấu văn học, đôi lúc được tiểu thuyết hóa bằng chính tiểu sử của mình. Mà từ tiểu sử của mình người ta có thể viết nên cả ngàn câu chuyện. Không nhất thiết phải đúng với thực tế. Đôi khi tôi rất ân hận vì đã cho xuất bản cuốn sách này. Nó đã mang lại cho bao người biết bao xúc động, đã thay đổi cuộc sống của họ, nhưng trong gia đình tôi, chúng ta hãy nói như thế này, mọi người không yêu tôi vì nó.

      * Cô đơn trên mạng đã được 200.000 độc giả tìm mua. Đã có gần 340.000 người truy cập vào trang web của ông. Ông đã nhận được 17.000 bức thư từ độc giả.

      - Chủ yếu là của chị em. Họ viết rằng họ mơ về một Jakub như vậy, như nhân vật chính của tôi. Nhạy cảm, lý tưởng, tình cảm và vô cùng hiểu biết. Đọc những bức email ấy tôi biết được một điều: phụ nữ ngưỡng mộ những người đàn ông hiểu biết. Có cả thư của những ông chồng nổi cáu, rằng cuốn sách của tôi đã làm cho đầu óc các bà vợ của họ rối tung lên. Sau Cô đơn trên mạng đã có mấy vụ ly dị, nhiều cuộc trở về, một vài bằng tốt nghiệp đại học và hàng chục bằng tốt nghiệp trung học. Sắp tới sẽ có phim, tôi rất chờ đợi nhưng đồng thời cũng sợ. Những người đang yêu bất hạnh viết cho tôi, họ tìm lời khuyên và niềm an ủi. Những người hạnh phúc thì viết rằng họ đang hạnh phúc và họ muốn tôi biết điều đó. Nhưng thậm chí họ lại viết rằng cuốn sách của tôi buồn quá.

      * Và bi kịch nữa.

      - Tôi viết nó từ nỗi buồn và để chống lại nỗi buồn của chính mình. Nhưng viết xong lại thấy buồn hơn.

      THANH HƯ (Theo Gala)

      Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-12-2009, 07:04 PM.

      Comment

      • #4

        Xin em, hãy tìm thấy anh!

        Đọc Cô đơn trên mạng (*), những chi tiết xung quanh mối quan hệ Ba Lan - Đức, sự hợp nhất châu Âu... hay những triết lý về Internet không làm tôi quan tâm.


        Sau khi gạt bỏ đi những cái có thể khiến cuốn sách trở nên thời thượng, điều còn đọng lại là sự cô đơn (ở đâu và bất cứ lúc nào cũng hiện hữu), tình yêu (ai cũng muốn tìm kiếm), sự ích kỷ (ai cũng có) và cái chết (không ai tránh khỏi). Chỉ xoay quanh bấy nhiêu thôi, và phận người.

        Và một câu nói ám ảnh: "Tại sao tất cả mọi người đều bỏ anh? Tại sao? Hôm nay em hãy tìm thấy anh đi. Như một năm trước đây. Xin em, hãy tìm thấy anh. Hãy cứu anh".

        Có rất nhiều khoảnh khắc trong đời ta có thể thốt lên y chang những câu đó của nhân vật chính. Sự cô đơn không tránh né bất cứ ai. Nó là một phần bản chất của con người. Chỉ có chúng ta chủ động tìm cách tránh né nó, tạm thời thoát khỏi nó (vì chắc chắn nó sẽ trở lại). Có gì khác nhau giữa Jakub với những đứa trẻ đang dậy thì rủ nhau đi tự tử? Với tôi thì chẳng có gì khác. Chẳng ai sáng suốt hơn ai, chẳng ai bế tắc hơn ai. Chỉ là cơ hội để thoát khỏi sự cô đơn. Ngay ở đầu cuốn sách, chính sự xuất hiện tình cờ của Jakub đã phá vỡ một kế hoạch tự tử đấy thôi.

        Và một ý nghĩ khác chợt đến. Phải tự tạo cho mình càng nhiều cơ hội để thoát khỏi sự cô đơn càng tốt. Phải tìm kiếm càng nhiều càng tốt những người mình có thể tìm đến khi bế tắc. Phải tìm kiếm càng nhiều càng tốt những người thân, những người bạn...Phải mở lòng ra để có thể mỉm cười với bất cứ người xa lạ nào khi có thể (biết đâu họ cũng sẽ mỉm cười với ta). Để nếu chẳng may có mất lòng tin vào một vài người nào đó thì vẫn còn có những người khác... Để nếu có ai đó lỡ... đánh mất ta, đánh rơi hay thậm chí vứt bỏ ta, thì ta đây vẫn đủ kiên nhẫn và niềm tin để chờ đợi cho đến khi có một người khác tìm thấy ta trở lại, thay vì cay đắng đớn đau tột cùng bế tắc một mình mò đến "đường tàu số 4 sân ga số 11"... giữa đêm khuya!

        ĐÔNG VY

        (*) Tiểu thuyết của Janusz Leon Wisniewski, Nguyễn Thanh Thư dịch, NXB Trẻ.






        (.....có ai ở đây cũng CDTM như tui ko? )
        Đã chỉnh sửa bởi Photo; 10-12-2009, 07:04 PM.

        Comment

        • #5

          ....công thức cho hôn nhân đó là: 90% là vợ chồng hòa hợp, biết nói chuyện với nhau, còn 10% là tình dục.


          Chiều 20/11, Janusz L.Wisniewski, tác giả cuốn sách best seller "Cô đơn trên mạng" đã đến TP HCM. Ông chia sẻ với báo chí suy nghĩ văn chương về tình yêu, đề tài chủ yếu trong nhiều sáng tác nổi tiếng của ông.
          - Cảm xúc của ông thế nào khi tiểu thuyết "Cô đơn trên mạng" được bạn đọc Việt Nam chào đón nồng nhiệt?
          - Tôi không quá bất ngờ khi rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến cuốn sách của tôi. Vì khi tôi chưa đến thăm Việt Nam, qua website của mình, tôi cũng nhận được email gửi đến từ đất nước các bạn để bày tỏ tình cảm về cuốn sách.
          Không chỉ có độc giả Việt Nam mà độc giả của nhiều nước trên thế giới cũng vậy. Thú vị là, có 80% người viết mail là phụ nữ và có đến 99% các bức email là để họ kể chuyện của họ cho tôi nghe.
          Dù nhận lá mail từ từ Hà Nội hay Toronto gửi đến thì cảm nhận của tôi là chúng đều không khác nhau mấy. Mọi người đều có chung khao khát về một tình yêu đẹp, nhu cầu được bày tỏ tâm sự. Tôi rất vui vì cuốn Cô đơn trên mạng có thể đến được với rất nhiều tầng lớp bạn đọc.

          - Cuốn "Cô đơn trên mạng" được chuyển thể thành phim tại Ba Lan, mức độ hài lòng của ông về bộ phim như thế nào?
          - Cuốn sách được chuyển thể thành phim. Điều này giúp tôi có thể biết đến một "cuộc sống" hoàn toàn khác cho tác phẩm của mình.
          Nhưng 80% phim chẳng có gì giống với sách cả. Nó tách biệt hoàn toàn với sách.
          Bộ phim được đầu tư kinh phí cao, âm nhạc hay, ngoại cảnh đẹp quay tại nhiều nơi như Đức, Pháp, Mỹ, Ba Lan... và có diễn viên nổi tiếng của Ba Lan tham gia. Thế nhưng, phần lớn độc giả cho tôi biết họ không thích phim. Nhiều email gửi về cho tôi để phàn nàn ông đạo diễn (vì chắc đạo diễn phim không để lại email trên mạng cho họ). Họ nói rằng đã khóc khi đọc sách nhưng khi xem phim họ không khóc được.
          Tuy vậy, tại Nga người ta có dựng một vở kịch từ tiểu thuyết này và được nhiều người yêu thích. Từ tháng 2 năm nay, vở được diễn thường xuyên ở Nga.

          Trong "Cô đơn trên mạng" ông có đề cập đến mối quan hệ ngoại tình, vậy ông nghĩ gì về vấn nạn ngoại tình giữa các cặp vợ chồng trong cuộc sống hiện đại?
          - Ngoại tình không chỉ là vấn đề của ngày hôm nay mà còn là chuyện đã tồn tại lâu rồi. Từ thế kỷ 18 đã có những báo động về nạn này. Xét chung, sự gắn bó hay không chung thủy giữa các cặp vợ chồng còn tùy thuộc vào nhiều thứ, thậm chí cả vào chất sinh hóa trong cơ thể của mỗi người. Nhiều đàn ông rất dễ lầm lẫn giữa đòi hỏi của thể xác và tình yêu, điều này có nhiều lý giải nhưng cũng có thể là do một cơ cấu nào đó trong não của đàn ông nữa.
          Từ thời xa xưa đã có chế độ đa thê. Quan sát trong tự nhiên, chúng ta cũng có thể thấy chỉ có khoảng 3% loài là sống một vợ một chồng. Có một loài khỉ là Bonobo, cứ 8 phút thì lại thay đổi bạn tình 1 lần. Thậm chí khi giống Bonobo đang làm tình thì nó cũng có thể thay đổi bạn tình nếu có một con khác lọt vào tầm mắt và hấp dẫn nó.
          Con người nằm ở số 97% còn lại. Sự chung thủy của các cặp vợ chồng không phụ thuộc vào địa lý hay là tôn giáo. Ví dụ, người theo đạo Công giáo thì tỷ lệ ly hôn vẫn ngang bằng người không theo tôn giáo nào. Tỷ lệ vợ chồng ly hôn ở Tây Ban Nha, Italy, Mỹ... cũng đều cao.
          Tôi nghĩ, khi hai vợ chồng không thích và không còn muốn nói chuyện với nhau nữa thì dễ dẫn đến ly hôn. Theo tôi, công thức cho hôn nhân đó là: 90% là vợ chồng hòa hợp, biết nói chuyện với nhau, còn 10% là tình dục.

          - Đề tài bạo lực gia đình có vai trò như thế nào trong tác phẩm của ông?
          - 2 cuốn sách đã phát hành tại Việt Nam của tôi không nói về bạo lực gia đình nhưng trong 9 cuốn sách còn lại, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, có 4 cuốn viết dựa trên sự thật và có đề cập đến bạo lực gia đình, nhất là ở phụ nữ và trẻ em. Bạo lực quan trọng nhất là bạo lực tinh thần. Những lời nói chủ yếu từ đàn ông dành cho phụ nữ có thể làm tổn thương hơn cả hành vi đánh đập bằng tay chân. Tôi không hề dửng dưng trước đề tài này.

          - Ông phải có trải nghiệm như thế nào để viết được mối tình đầy cảm động như trong "Cô đơn trên mạng"?
          - Tôi đã khóc khi viết về mối tình của Jacob và Natalia trong sách. Tôi viết cuốn sách đó thì không có nghĩa là tôi phải trải qua một mối tình trên mạng như thế. Nhưng thú thực là tôi có nhiều kinh nghiệm về phụ nữ. Mà trước hết là từ những tiếp xúc với mẹ, với bà tôi... và sau này là con gái tôi.
          Khi sách tôi phát hành thì trên báo chí và qua độc giả tôi mới được biết là mọi người xem tôi là người am hiểu phụ nữ. Đó là điều mà trước đây tôi không hề biết và cũng không tin là tôi có thể. Nếu một người đàn ông tự nhận mình là người am hiểu phụ nữ thì anh ta hoặc là tâm thần hoặc là quá ảo tưởng.

          Anh Vân
          Việt Báo (Theo_NgoiSao)

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom