• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hoàng Ngọc Tuấn có đến hai vị.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoàng Ngọc Tuấn có đến hai vị.

    Ai phụ trách mục Truyện vui lòng sửa dùm

    Có đến hai nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn ,một vị đã thăng thiên là tác giả

    những truyện ngắn đã đăng trên CLL :


    Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn vừa từ trần vì ung thư thực quản lúc 15 giờ chiều ngày 9-7-2005 tại Sài Gòn sau 5 ngày nằm viện tại Bệnh Viện Vạn Hạnh. Linh cữu nhà văn đã được đưa về Chùa Long Hoa (Số 44 TranMinhQuyen-Quận 10) để làm tang lễ. Lễ tẩn liệm, nhập quan cho nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn đã thực hiện lúc 20 giờ ngay trong ngày, và dự kiến sẽ hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

    Hoàng Ngọc Tuấn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, đã in các tác phẩm Hình Như Là Tình Yêu, Cô Bé Treo Mùng, Thư Về Đường Sơn Cúc...




    Còn Truyện ngắn Ghen của Hoàng Ngọc Tuấn đăng trên CLL ngày

    20/10/09 là một nhà văn khác. Cho phép Photo giới thiệu một chút về vị

    này nhe :



    Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002). Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, và kịch tác gia. Hiện sống tại Úc.

    Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Uỷ Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales.

    Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny (Sydney: The University of Sydney, 2002) [phê bình mỹ thuật]; In-Between 1.5 Generation (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000) [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic]; The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004) [biên tập và giới thiệu].

    Ðã sử dụng một số bút hiệu khác: (cho truyện ngắn) Trần Nhật Thổ, Hoàng Từ Dương, Hoàng Nha Trang; (cho thơ tình) Bỉ Ngạn; (cho tiểu luận và dịch thuật) Văn Phục, Hoặc Ngữ, và Trần Tuệ Minh.


    *****************************************


    PS : ai xếp chung hai vị này một chỗ , có gì xảy ra nhớ dùm là tui đã nhắc dzồi nhe.

    Similar Threads
  • #2

    Tưởng nhớ nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn:



    Những ai đã từng trải qua những năm tháng trẻ tuổi sống tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, không mấy ai không biết nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn. Ông là nhà văn nổi tiếng với những truyện ngắn viết cho tuổi ô mai, học trò vô cùng dễ thương, như các tác phẩm “Dường như là tình yêu”, “Cô bé treo mùng”, “Ở một nơi ai cũng quen nhau”, “Thư về đường Sơn Cúc”, “Hôn lễ”...

    Tin từ trong nước cho hay, nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, sau một thời gian bị bệnh ung thư đã từ trần lúc 14 giờ 50 phút ngày 9 tháng 7 năm 2005, hưởng dương 59 tuổi. Linh cữu quàn tại chùa Long Vân, 44 Trần Minh Quyền, phường 11, quận 10, Sài Gòn. Lễ di quan lúc 7 giờ ngày 12 tháng 7 năm 2005, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

    Trong số báo hôm nay, Nhật Báo Người Việt xin đăng lại bài viết của nhà thơ Nguyễn Ðạt (một người bạn thân của cố nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn) hiện đang sống tại Sài Gòn, như một nén hương lòng tưởng nhớ nhà văn tài hoa. Bài viết đã được đăng trên báo Người Việt, số ra ngày 17 tháng 9 năm 2004.


    Tôi có hai bạn văn trùng một tên, Hoàng Ngọc Tuấn. Một Hoàng Ngọc Tuấn trẻ tuổi hơn, sinh năm 1956, hiện thường trú tại Sydney, giảng dạy âm nhạc học, soạn nhạc, viết khảo luận văn học, triết học, viết và dựng kịch sân khấu tiền phong, viết truyện ngắn với bút hiệu Hoặc Ngữ, và cùng Nguyễn Hưng Quốc chủ trương báo mạng Tiền Vệ.
    Và một Hoàng Ngọc Tuấn năm nay 57 tuổi, khởi đầu viết từ lúc là sinh viên, và kết thúc công việc viết truyện ngắn cũng tại Sài Gòn. Có thể xem Hoàng Ngọc Tuấn là Cây Bút Truyện Ngắn. Anh cho xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên, Hình Như Là Tình Yêu, vào khoảng những năm cuối thập niên 1960, như một hiện tượng trong văn học Sài Gòn vào thời điểm này, được người đọc tiếp nhận nồng nhiệt. Sau đó, những truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn đăng rải trên các báo văn nghệ Sài Gòn, thảng hoặc một số truyện ngắn được gom lại in thành sách. Sau 30-4-1975, Hoàng Ngọc Tuấn tuyệt đối không viết truyện ngắn nữa. Thảng hoặc thấy vài tập truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn được xuất bản, nhưng đều là những truyện anh viết từ trước 30-4-1975.


    Giấc mơ Mỹ của Hoàng Ngọc Tuấn (và của tôi) hoàn toàn không giống hàng triệu người Việt Nam, cả những người Việt Nam đã định cư ở Mỹ, lẫn những người Việt Nam ở Sài Gòn. Giấc mơ Mỹ của chúng tôi nằm trong phạm vi điện ảnh, từ lúc chúng tôi xem một phim của Elias Kazan, nhân vật chính do một tài tử người Pháp thủ diễn, ôm giấc mơ sinh sống ở Mỹ, chuyến tàu cập bến bờ nước Mỹ thì nhân vật chết vì bịnh lao phổi. Giấc mơ của nhân vật này lại chẳng liên quan gì giấc mơ của chúng tôi, mà liên quan ở chỗ: Chúng tôi quá thích khuôn diện tài tử, dù là tài tử người Pháp, nhưng anh ta tới đất Mỹ! Và ở Mỹ là vô số tài tử mà chúng tôi ưa thích, đến nỗi, thích tài tử là thích tài tử Mỹ, và ước mong cuồng dại là muốn được gặp họ, kết thân với họ, đi chơi với họ hằng ngày. Ðấy là giấc mơ Mỹ của Hoàng Ngọc Tuấn (và của tôi). Nên lúc kết bạn với nhau tại trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, Hoàng Ngọc Tuấn, thay vì phục sức chải chuốt để đi “bát phố Bonard” hay tới các quán cà phê nhiều “văn nghệ tính” như bạn Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ, hay cùng bạn Ngô Vương Toại, chuyên viên chống các âm mưu vận động phản chiến thiên Cộng lặt vặt trong đám thanh niên-sinh viên, Tuấn cùng tôi đi xem phim thường trực tại 2 rạp “Cinéma permanent”: Rạp Vĩnh Lợi ở đại lộ Lê Lợi, rạp Lê Lợi ở đường Lê Thánh Tôn. Xem đi xem lại Montgomery Clift-James Dean-Marlon Brando... họ cười nói, đi lại trong phim suốt buổi.

    Ngày 2-5-1004, báo đăng tin tài tử Marlon Brando mất. Sao đúng ngày đó tôi gặp lại Hoàng Ngọc Tuấn, sau biết bao ngày không gặp. Nghĩa là chúng tôi vẫn thỉnh thoảng ngó thấy nhau đi ngược chiều trên đường phố Sài Gòn, nhưng đến ngày này thì chúng tôi gặp nhau trong quán Phố Hoài của nhà thơ Huy Tưởng. Marlon Brando, 80 tuổi, trước ngày tạ thế còn đang thực hiện một cuốn phim, “Brando and Brando”: Một chàng trai người Tunisie thực hiện cuộc hành trình sang nước Mỹ cùng giấc mơ Mỹ. Rồi ở Mỹ, chàng vỡ mộng trước sức mạnh Mỹ, lấn áp, đè nát mọi ước mơ của bất cứ tinh thần ngoại xứ nào.


    Con đường văn nghệ ngắn ngủi, ngắn hơn cả “Những ngày (Hoàng Ngọc Tuấn) ở Sài Gòn” (nhan đề một tập truyện của Nguyễn Quốc Trụ). Chúng ta có thể nhận xét như vậy, nếu tính số lượng truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn đăng báo và in sách. Tuy nhiên “quý hồ tinh”, những truyện ngắn đó đã khẳng định Hoàng Ngọc Tuấn là một cây bút truyện ngắn đáng kể, đặc sắc. Ở đây tôi không có ý muốn nhận định, phê bình cây bút truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, vì việc làm ấy sẽ dư thừa. Vào thời gian Hoàng Ngọc Tuấn viết nhiều, Viên Linh, Mai Thảo, Võ Phiến mặc nhiên xem Hoàng Ngọc Tuấn là nhà văn của tuổi trẻ đáng tin cậy.
    Ấy tuy nhiên, không nhiều thì ít, những cây bút đang sung sức viết bây giờ ở Sài Gòn, như Ðoàn Thạch Biền, Nguyễn Nhật Ánh... mang hơi hướng Hoàng Ngọc Tuấn.


    Người tài hoa ấy bây giờ ra sao?... Ít nhất hai, ba lần, đi chơi với vài người bạn từng yêu thích truyện ngắn Hoàng Ngọc Tuấn, họ ngạc nhiên, không tin tôi chỉ đúng cho họ đấy là Hoàng Ngọc Tuấn. Nghĩa là nhà văn yêu quý của họ sao trông lèo nhèo, ủ ê, mỏi mệt quá vậy. Tôi phải kể câu chuyện ngồi uống cà phê thuở nọ với nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh trong một quán cà phê xứ Huế: Cô chủ quán rất mê bài hát phổ thơ Vũ hữu Ðịnh, ... Em Pleiku má đỏ môi hồng... May mà có em đời còn dễ thương... Cô chủ quán (cũng có má đỏ môi hồng) ấy đã nhìn nhà thơ bằng con mắt coi khinh, vì gã bụi đời này mà dám nhận xằng mình là nhà thơ! (Nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh, trong một bữa nhậu tại nhà một người bạn ở Ðà Nẵng, bước ra lan can gỗ mục, đã té rớt xuống đường chết ngay tại chỗ).


    Hoàng Ngọc Tuấn mỏi mệt vì cuộc sinh tồn sao mà cực nhọc. Sau 30-4-1975, anh viết tin bài về đủ mọi thứ sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, kể cả sinh hoạt thể thao như bóng đá, đa phần phỏng dịch từ báo nước ngoài. Những năm 1980, thời hưng thịnh của Hoàng Ngọc Tuấn, tờ báo lớn nhất nước, báo Tuổi Trẻ, đăng bài anh liên tục, đến nỗi anh cung cấp không kịp: Những tin, bài về điện ảnh, người mẫu, bóng đá, quyền Anh, phát biểu của các danh gia về văn chương, hậu trường , hậu cung các chốn vương giả đài các thời hiện đại... Lúc ấy, Nguyễn Nguyên Phương, chuyên gia đọc sách triết học và văn học chính trị siêu cao cấp, sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa học tập cải tạo trở về, tìm bạn văn xưa Hoàng Ngọc Tuấn để được giới thiệu vào báo Tuổi Trẻ, và anh cũng đi vào sự nghiệp viết tin bài các thứ (đều có xuất xứ từ vài tờ báo phương Tây nhập chui vào Sài Gòn).

    Hoàng Ngọc Tuấn còn độc thân, sách báo gửi nhà (cha) mẹ, anh chỉ còn mẹ, nên khi viết là về nhà mẹ để viết. Khi có tiền nhuận bút, anh tới các quán xá: Ăn, nhậu, cà phê... Thời hưng thịnh này, tác giả Hình Như Là Tình Yêu đã bỏ lỡ nhiều dịp thành thân: Trên đường tới nhà nàng X, sao lại có lắm quán nhậu, quán cà phê, và cớ sao lại không dừng chân ghé quán? Vậy là tiêu tán mối nhân tình. Thời dịch hạch cho những Thư Về Ðường Sơn Cúc. Về nhà một trong vài người bạn “được chọn lựa”, Hoàng Ngọc Tuấn kêu bia, lai rai cùng bạn, và bạn sẽ treo mùng cho anh ngủ. Trong giấc ngủ của Hoàng Ngọc Tuấn, có thể anh mơ thấy Cô Bé Treo Mùng cho mình ngày trước, có thể cô bé đó (một người em gái của Trịnh Công Sơn) bây giờ không còn xuất hiện dù chỉ như một ảo ảnh trên sa mạc.

    Luồng sóng Internet ùa tới, chấm dứt thời hưng thịnh mưu sinh bằng cây bút của Hoàng Ngọc Tuấn. Ðủ mọi loại tin tức tràn ngập trên các mạng internet, các nhà báo chỉ việc “download”, in vào báo mình. Thế là Hoàng Ngọc Tuấn, mặt mày ủ dột hơn một kẻ thất cơ lỡ vận (vì mặt mày anh vốn dĩ chẳng vui bao giờ), viết ba mẩu chuyện vui cười, chuyện cổ tích hướng thượng muôn năm, gửi các báo dành cho các em bé: Nhi Ðồng-Khăn Quàng Ðỏ, năm thì mười họa được chọn đăng, viết tiểu phẩm vui cười (lại vẫn vui cười) cho mấy tờ báo do nhà nước bao cấp để có báo văn nghệ cho quần chúng vững lòng tin vào nền văn học nghệ thuật nước nhà, Hoàng Ngọc Tuấn cũng lãnh nhuận bút lai rai, đủ ăn hai, ba dĩa cơm bình dân một lần nhuận bút.

    Sáng nay tôi lại nhìn thấy Hoàng Ngọc Tuấn đi ngược chiều trên đường phố Sài Gòn. Ði ngược chiều gió, Hoàng Ngọc Tuấn cúi mái đầu muối tiêu, gò cái lưng gầy guộc trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Chắc anh tới báo Nhi Ðồng-Khăn Quàng Ðỏ để đưa truyện cổ tích. Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ rằng, Hình Như Là Tình Yêu cũng là một tập truyện cổ tích trong bối cảnh Sài Gòn hôm nay. Sài Gòn bây giờ, cái gì cũng rõ ràng cụ thể: Sao lại có thứ “hình như”? Tình yêu bây giờ rành mạch lắm, có giá biểu in trên thương hiệu: Bao nhiêu-How much?

    Nguyễn Ðạt.


    Comment

    • #3

      Cám ơn thông tin của Photo. Đã tách thành hai tác giả Hoàng Ngọc Tuấn trong mục lục Truyện như thông tin Photo cung cấp.
      Tôi yêu tiếng nước tôi

      Audio Truyện Kiều

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom