• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Năm chữ Du Tử Lê và Mười hai bài thơ mới

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Năm chữ Du Tử Lê và Mười hai bài thơ mới

    Năm chữ Du Tử Lê và Mười hai bài thơ mới
    Phạm Kim

    Nếu chúng ta từng đọc từng nghe, và cảm nhận những lời thơ quen thuộc như những dòng nhạc của Du Tử Lê, thì khoảng vài năm gần đây, những vần thơ Du Tử Lê là một giai đoạn khác, năm chữ với đầy hình ảnh, suy tưởng, và đầy ắp không gian lung linh lãng mạn, và nhất là hình tượng, tưởng tựơng hư ảo… thì tập thơ mới chào đời: mang tên “ Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới” là một sáng tạo nối tiếp các tác phẩm từ 50 năm qua của nhà thơ.

    Ghi chú ở ngay đầu tập thơ:“Xin đừng đọc qúa qua ba bài thơ năm chữ (trong một lúc) và cũng đừng đọc quá một bài thơ khác”. Không thể cữơng lại những cuốn hút, tôi làm sai lời ghi chú, đã say sưa đọc trong một buổi chiều, không chỉ một tập thơ mới này mà còn lần giở lại vài tập thơ khác nữa cũng của Du Tử Lê in từ một vài năm qua; những tập thơ mới ghi dấu những thay đổi trong dòng thơ của Du Tử Lê theo thứ tự: Thơ Du Tử Lê/ Toàn tập/ Một và Hai. Qua môi em: tôi thở biết bao đời. (Nếu cần,) hãy cho bài thơ một tên gọi. Mất hay còn, chưa hẳn khác nhau đâu. Lại chuyện vãn! / (lần này, ít thôi,) / với bệnh ung thư /

    “Năm chữ Du Tử Lê và, mười hai bài thơ, mới” bao gồm: Phần một gồm 24 bài thơ ) 5 chữ và Phần hai gồm 12 bài thơ khác.Ta sẽ thấm thía về: Định mệnh đi qua đời người, thoáng qua như tựa một bài thơ “Bão đi qua bàn tay”…

    Đọc trong suốt tập thơ, ta như nghe được tiếng thở ra, như một số điệu nhạc, phối hợp dòng thơ 5 chữ với nhịp chân đi trong gió của tác giả: Du Tử Lê phối hợp được một cách tài hoa giữa nhạc điệu của thơ cũ với thơ tự do. Du Tử Lê còn chủ tâm đem rất nhiều chữ nghĩa đường phố ở Việt Nam hiện nay (Những chữ nghĩa chưa hề có trong tự điển, nên có rồi có thể cũng sớm mất, như một phản ảnh cụ thể một giai đoạn nhân sinh, xã hội của VN hôm nay, tại quê nhà như: “những giòng sông bó tay / nhìn trái tim thôi đâp.” (bó tay là chữ đường phố hiện nay) Hoặc: “Những con thú nhồi bông / nhại tiếng cười tiếp thị.” Bước vào thời mở cửa kinh tế thị trường, thì cái gì cũng dùng chữ tiếp thị cả !

    Đồng thời ông cũng mang vào một số thuật ngữ đang được dùng ở khắp nơi trên thế giới đang ở trong giai đoạn kinh tế biến chuyển lớn nhất, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kế sau thế chiến thứ II. Do đó, với tư cách một thi sĩ, chúng ta có thể nhìn Du Tử Lê như một “Thư ký của thời đại” ông đang sống.

    Sự kiện này cho thấy tâm hồn mới, rõ ràng chừng mực, thơ không chỉ thương vay khóc mướn, Hiện đại cập nhật cũng xuất hiện đâu đó trong thơ, chứ không chỉ là thế giới người và vật xưa kia đã quen tên như “bầy sẻ cũ”, là “chim bói cá”.. nói lên thời đại chạy đuổi, thê thảm của đời sống, chữ nghĩa đường phố, bó tay, mặt bằng, phố kinh tế cô dâu lấy chồng xứ người, “chú rể Đại Hàn”… “những trang blog”, chữ nghĩa của nhân cách hóa “ Mưa giả bữa”. Không đại trà mà đã thể hiện dòng sống hôm nay: “cụ thể như “tôi gai đỏ, chôm chôm” để thể hiện nỗi đau bật máu của tâm hồn…

    Những đoạn thơ ngắn ở tập thơ mới này là một lối đi mới mở ra giữa những bế tắc, thoát khỏi những lối mòn, lộ trình xưa cũ quen đi qua, và nhiều người đã quen, thân thuộc, nằm lòng. Tôi thích cách trình bày: bài thơ DTL như bức tranh bày biện ra từ một căn phòng, mở ra một khung cửa nhìn ra khoảng trời, mây nước, vũ trụ bao la, kiếp này kiếp sau, kiếp trước: Cũng trong tập thơ mới này còn có tranh minh họa của Đinh Cường, gồm 35 tác phẩm họa đi kèm, dẫn giải theo 35 đoạn thơ Du Tử Lê, cùng với chân dung sơn dầu dùng làm bìa sau của tập thơ, kèm theo CD đọc thơ của chính tác giả, trang trọng, lôi cuốn.

    Và cảm thương với tác giả, Du Tử Lê đã gần chúng ta một thời với “Tình Sầu Du Tử Lê,” với “Khúc Thụy Du” .v.v..Và bằng bài thơ gần cuối tập, lời bình thản tĩnh mịch: “Điều duy nhất tôi nhớ: - giây phút ấy đang tới. Gần lắm rồi.!? ! gần lắm, gần lắm đấy…”

    Phạm Kim (NVTB)
    Sống trên đời

    Similar Threads
  • #2

    Bài chờ nhắm mắt

    nằm khuya ngó xéo mưa dầm
    hồn trăm dây cáp điện ngầm qua thân
    đời xa chưa thể về gần
    loanh quanh nỗi chết chờn vờn hơi quen
    thù ghìm trong một dao điên
    chém ngang vai mỏng xẻ nghiêng mặt buồn

    nằm co ngó xuống muộn màng
    dưới hiên mưa lũ ẩm vàng xác tôi
    yêu người lời đã khô môi
    sống không xum họp thác thôi phải cùng

    mai sau trên mỗi mộ phần
    thế nhân mắt trắng xin đừng thắp hương

    (Tình Sầu Du Tử Lê )
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Thiên đàng ta muốn bỏ

      Kẻ nào gọi tên ta
      qua chín lần cửa ngục
      phải em đang trở về
      hay tiền thân ta đó

      Sống với đầu óc điên
      ta quay cuồng dục vọng
      đêm mơ thấy kẻ nào
      đã cùng ta hoan lạc
      ngày mở mắt trông lên
      con chim nào mới chết
      muốn hết mau đời còn
      để kiếp sau đền tội
      Phải chính em khói sương
      đã đọng thành nước mắt
      nhỏ xuống bàn tay ta
      nhòe đi đường chỉ sống
      ôi ngày tháng dương gian
      hiển nhiên hơn địa ngục

      Kẻ nào gọi tên ta
      từ thiên đường cao cả
      phải em đang trở về
      hay tiền thân ta đó

      Sống với nỗi kinh hoàng
      chứa căng từng tiếng động
      phải em là nước sông
      cuốn đời ta ra biển
      xác tan theo từng dòng
      cuối cùng hồn thất lạc

      ôi ngày tháng dương gian :
      thiên đường ta muốn bỏ .
      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom