• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Không có “trăng màu xanh” trong đêm giao thừa tết dương lịch

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Không có “trăng màu xanh” trong đêm giao thừa tết dương lịch

    Không có “trăng màu xanh” trong đêm giao thừa tết dương lịch
    (Dân trí) - Việt Nam chưa từng ghi nhận hiện tượng trăng có màu xanh. Tuy nhiên đêm giao thừa 2010 này, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng.
    >> Nơi nào được thấy "trăng xanh" rõ nhất vào đêm giao thừa 2010?
    Thông tin về hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng có mầu xanh sẽ diễn ra vào đêm giao thừa 2010 sắp tới đang gây sự tò mò, chú ý của nhiều người. Thậm chí đã có những lời đồn thổi mang tính tâm linh huyền bí về sự xuất hiện của “trăng xanh”.

    Người dân được chiêm ngưỡng trăng tròn trong đêm Giao thừa sắp tới (Ảnh: Phys.ncku)

    Trao đổi với Dân trí về hiện tượng này, các chuyên gia thiên văn học Việt Nam khẳng định hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng sẽ xảy ra vào đêm giao thời giữa năm 2009 và 2010 - ngày mai 31/12.

    Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, đúng vào đêm mai, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị: trăng tròn lần thứ 2 trong một tháng. Đây không phải là sự huyền bí. Đơn giản là theo lịch âm của người phương Đông, ngày 31/12/2009 lại rơi vào ngày 16/11 âm lịch. Vì có sự chênh lệch giữa âm lịch và dương lịch, cụ thể là dương lịch thì không tính theo chu kì Mặt Trăng nên cứ khoảng 2,6 - 2,7 năm lại có một lần tháng dương lịch có 2 lần trăng tròn, tức là hai ngày rằm âm lịch rơi vào đầu và cuối tháng dương lịch. Với văn hóa Việt Nam, sự kiện này cần được giải thích đơn giản là lần trăng rằm thứ hai trong cùng 1 tháng dương lịch và thú vị là nó trùng vào đêm giao thừa tết dương lịch.

    “Vì người phương Tây chỉ dùng dương lịch nên khi lần đầu phát hiện sự kiện này người ta liền chú ý và đặt tên cho nó là Blue Moon - có ý nghĩa là Mặt Trăng tròn đặc biệt và hiếm xảy ra”- ông Sơn lý giải.

    Về hiện tượng trăng có mầu xanh, ông Sơn và các nhà khoa học đều khẳng định chưa từng ghi nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giời đã từng có báo cáo về hiện tượng này hai lần, vào năm 1980 và năm 1991. Nguyên nhân được xác định do ô nhiễm khí quyển, các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh làm mặt trăng có vẻ xanh.

    Như vậy, đêm giao thừa tết dương lịch năm nay, người dân Việt Nam sẽ chỉ thấy trăng tròn lần thứ 2 trong tháng với màu vàng sáng thông thường. Tuy thế, đó cũng có thể coi là điều thú vị trong khoảnh khắc chào đón một năm mới tốt lành.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.
    Similar Threads
  • #2

    Nơi nào được thấy "trăng xanh" rõ nhất vào đêm giao thừa 2010?
    (Dân trí) - Đêm giao thừa năm 2010 người dân ở Mỹ, Canada, châu Âu, châu Phi...sẽ được chứng kiến hiện tượng “trăng xanh” hiếm có. Tuy nhiên “trăng xanh” ở đây không liên quan đến màu sắc, mà là hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng.
    >> Sẽ không có “trăng màu xanh” trong đêm giao thừa tết dương lịch

    Mặt trăng và trái đất được chụp trong cùng một bức ảnh do tàu vũ trụ Galileo gửi về.


    Trăng tròn đã xuất hiện vào ngày 2/12 vừa qua và sẽ trở lại vào ngày thứ năm này, đúng vào thời điểm đón chào năm mới 2010.



    “Nếu bạn ở trên Quảng trường Thời đại (Mỹ), bạn sẽ được chứng kiến trăng tròn ngay trên đầu. Mặt trăng sẽ sáng vằng vặc”, Jack Horkheimer, giám đốc danh dự của trung tâm nghiên cứu vũ trụ Miami Space Transit Planetarium và là người dẫn một chương trình thiên văn học hàng tuần trên đài truyền hình, cho biết.



    “Trăng xanh” đêm giao thừa sẽ được thấy rõ ở Mỹ, Canada, châu Âu, Nam Phi và châu Phi. Với những người dân ở Australia và châu Á, trăng tròn sẽ không xuất hiện cho tới Ngày năm mới, vì vậy tháng 1 sẽ là tháng “trăng xanh” đối với họ.



    Đặc biệt, bán cầu đông có thể được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực bán phần vào đêm giao thừa, khi một phần mặt trăng tiến vào bóng của trái đất. Nguyệt thực sẽ không được thấy ở châu Mỹ.



    Trăng tròn diễn ra cứ 29,5 ngày một lần và hầu hết các năm có 12 lần trăng tròn. Trung bình, cứ 2,5 năm lại có một lần “trăng xanh”. Lần gần đây có hiện tượng “trăng xanh” là vào tháng 5/2007.



    Tuy nhiên, “trăng xanh” vào đêm giao thừa cực hiếm, 19 năm mới có một lần. Lần gần đây nhất là vào năm 1990 và lần tiếp theo phải tới năm 2028.



    Định nghĩa sai vẫn phổ biến



    Theo Greg Laughlin, nhà thiên văn học tại Đại học California, “trăng xanh” không có ý nghĩa về thiên văn. “Trăng xanh” chỉ là tên gọi”, ông cho biết.



    Định nghĩa phổ biến về “trăng xanh” được đưa ra sau khi một tác giả của tạp chí Sky & Telescope (Bầu trời & Kính thiên văn) năm 1946 dịch sai Niên gián của Nông dân Maine và gán “trăng xanh” là trăng tròn thứ hai trong tháng. Trên thực tế, niên gián định nghĩa “trăng xanh” là trăng tròn thứ ba trong một mùa có 4 trăng tròn. Thông thường một mùa có 3 lần trăng tròn.



    Mặc dù Sky & Telescope đã sửa lỗi sai những thập kỷ sau đó nhưng định nghĩa sai vẫn được phổ biến.



    Tuy nhiên, với những người theo chủ nghĩa thuần túy, trăng tròn vào đêm giao thừa năm nay không đủ “tư cách” là “trăng xanh”. Đây chỉ là trăng tròn đầu tiên của mùa đông.
    Hãy hướng về phía mặt trời mọc bóng tối sẽ khuất sau lưng anh.

    Comment

    • #3

      Những nghi thức cúng trong đêm giao thừa, click vào đây để cùng tham khảo nhé chị em

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom