Nỗi Nhớ Mênh Mông
Lan Hương
Ca dao trước hết là tiếng hát của con tim ngợi ca tình yêu đôi lứa , tình yêu vợ chồng , bạn bè anh em và tình yêu quê hương đất nước . Những bài ca dao thường ngắn gọn , giản dị nhưng ý tứ sâu xa như " những viên ngọc quý càng nhìn càng phát hiện ra những ánh sáng mới lạ "
Chúng ta hãy ngắm nhìn một trong vô vàn những viên ngọc quý ấy - bài " Thiếp nhớ chàng ".
Đọc toàn bộ bài ca dao lên ta thấy tràn ngập nỗi nhớ thương da diết của đôi vợ chồng ( chắc còn trẻ ) khi xa cách :
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư , nuột lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm ?
Mai nam vắng trước , chiều nồm quạnh sau .
Mở đầu của hai câu đầu cách diễn đạt giống nhau : Thiếp nhớ chàng - chàng nhớ thiếp , chỉ có đổi vị trí chàng - thiếp và ở giữa hai người là động từ nhớ không thay đổi . Nỗi nhớ của mỗi người gắn chật với những hình ảnh cụ thể mang tính đặc trưng :
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư , nuột lạt đứt
Tấm phên hư mà chưa ai sửa , nuột lạt đứt mà chưa ai thay là bởi vắng chàng - người đàn ông trụ cột giỏi giang . Thiếu vắng bàn tay chàng là cửa nhà xộc xệch . Ngày ngày , tấm phên kia , nuột lạt kia như một sự nhắc nhở về sự vắng chàng , trêu ngươi nỗi nhớ trong lòng người vợ trẻ . Bởi vậy , tấm phên hư hay cõi lòng tan người nát , nuột lạt đứt hay ruột gan người bị cắt rời ? Thiếp nhớ chàng dữ dội như thế đấy , còn chàng đối với thiếp ra sao ?
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm
Nỗi nhớ đã làm sai lệch cả sự cảm nhận của vị giác nơi chàng : nước uống trở nên đắng ngắt và miếng cơm nuốt không trôi như tắc nghẽn ở cổ . khổ sở thế là do chàng thiếu bàn tay người vợ hiền đảm đang , bữa bữa lo cơm dẻo canh ngọt cho chồng con . người chồng nhớ vợ trong từng miếng ắn , từng ngụm nước uống . Nỗi nhớ hành hạ chàng hàng ngày .
Hai câu diễn tả nỗi nhớ nhau thường trực của hai người khi xa cách nhau nhưng ta lại hình dung được lúc ở bên nhau họ đã chăm sóc nhau , chăm sóc cái gia đình bé nhỏ , đầm ấm của họ chu đáo đến mức nào . Hai câu , mỗi câu dài những 9 tiếng với nhịp thơ 3/3/3 như nỗi lòng quặn thắt không nguôi . Mặc dù họ xưng hô với nhau một cách trang trọng thiếp - chàng nhưng vẫn không dấu được bão táp muốn bừng lên trong lòng .
Sang câu ba , số tiếng ngắn lại ( 6 tiếng ) nhưng nhịp lại dài ra ( cả 6 tiếng làm thành một nhịp ) , dồn một hơi . Câu hỏi như xoáy vào lòng :
Ba trăng là mấy mươi hôm ?
Ba trăng , ba - số ít , cụ thể , nghe thì thấy thời gian ngắn đấy nhưng sau đó bằng một phép đổi là mấy mươi hôm , ý nghĩa của câu đã khác hẳn đi rồi mặc dù về mặt toán học là không đổi . Mấy mươi- từ chỉ số nhiều nhưng không xác định , tạo cảm giác lớn gấp nhiều lần con số ba ít ỏi kia . Cái ngắn ngủi đã kéo dài tưởng chừng vô tận . thời gian như ngừng trôi trong tâm trạng nhớ thương , chờ đợi . Cảm xúc dồn nén đến căng thẳng . Chợt vỡ òa ra :
Mai nam vắng trước , chiều nồm quạnh sau
Sớm ( mai ) - chiều , trước - sau đều vắng - quạnh . Nỗi nhớ đã chuyển sang trạng thái buồn , buồn mênh mang phủ lên thời gian và không gian . Vắng bóng chàng làm quạnh hiu lòng thiếp . Những ngọn gió mát rượi không có người cùng hưởng , thổi vào lòng thiếp , trở nên lạnh lẽo .
Thật thú vị khi ta được thụ cảm lối đối chặt chẽ ( đối câu , đối vế trong câu ) , kiệm lời nén ý của bài ca dao . Bài càng miêu tả nỗi nhớ , nỗi buồn của đôi vợ chồng khi xa cách sâu sắc bao nhiêu càng tô đậm tình cảm gắn bó keo sơn của họ bấy nhiêu . Họ xa mặt nhưng chẳng cách lòng . Tình nghĩa vợ chồng thật thủy chung, son sắt .
Lan Hương
Ca dao trước hết là tiếng hát của con tim ngợi ca tình yêu đôi lứa , tình yêu vợ chồng , bạn bè anh em và tình yêu quê hương đất nước . Những bài ca dao thường ngắn gọn , giản dị nhưng ý tứ sâu xa như " những viên ngọc quý càng nhìn càng phát hiện ra những ánh sáng mới lạ "
Chúng ta hãy ngắm nhìn một trong vô vàn những viên ngọc quý ấy - bài " Thiếp nhớ chàng ".
Đọc toàn bộ bài ca dao lên ta thấy tràn ngập nỗi nhớ thương da diết của đôi vợ chồng ( chắc còn trẻ ) khi xa cách :
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư , nuột lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm ?
Mai nam vắng trước , chiều nồm quạnh sau .
Mở đầu của hai câu đầu cách diễn đạt giống nhau : Thiếp nhớ chàng - chàng nhớ thiếp , chỉ có đổi vị trí chàng - thiếp và ở giữa hai người là động từ nhớ không thay đổi . Nỗi nhớ của mỗi người gắn chật với những hình ảnh cụ thể mang tính đặc trưng :
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư , nuột lạt đứt
Tấm phên hư mà chưa ai sửa , nuột lạt đứt mà chưa ai thay là bởi vắng chàng - người đàn ông trụ cột giỏi giang . Thiếu vắng bàn tay chàng là cửa nhà xộc xệch . Ngày ngày , tấm phên kia , nuột lạt kia như một sự nhắc nhở về sự vắng chàng , trêu ngươi nỗi nhớ trong lòng người vợ trẻ . Bởi vậy , tấm phên hư hay cõi lòng tan người nát , nuột lạt đứt hay ruột gan người bị cắt rời ? Thiếp nhớ chàng dữ dội như thế đấy , còn chàng đối với thiếp ra sao ?
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm
Nỗi nhớ đã làm sai lệch cả sự cảm nhận của vị giác nơi chàng : nước uống trở nên đắng ngắt và miếng cơm nuốt không trôi như tắc nghẽn ở cổ . khổ sở thế là do chàng thiếu bàn tay người vợ hiền đảm đang , bữa bữa lo cơm dẻo canh ngọt cho chồng con . người chồng nhớ vợ trong từng miếng ắn , từng ngụm nước uống . Nỗi nhớ hành hạ chàng hàng ngày .
Hai câu diễn tả nỗi nhớ nhau thường trực của hai người khi xa cách nhau nhưng ta lại hình dung được lúc ở bên nhau họ đã chăm sóc nhau , chăm sóc cái gia đình bé nhỏ , đầm ấm của họ chu đáo đến mức nào . Hai câu , mỗi câu dài những 9 tiếng với nhịp thơ 3/3/3 như nỗi lòng quặn thắt không nguôi . Mặc dù họ xưng hô với nhau một cách trang trọng thiếp - chàng nhưng vẫn không dấu được bão táp muốn bừng lên trong lòng .
Sang câu ba , số tiếng ngắn lại ( 6 tiếng ) nhưng nhịp lại dài ra ( cả 6 tiếng làm thành một nhịp ) , dồn một hơi . Câu hỏi như xoáy vào lòng :
Ba trăng là mấy mươi hôm ?
Ba trăng , ba - số ít , cụ thể , nghe thì thấy thời gian ngắn đấy nhưng sau đó bằng một phép đổi là mấy mươi hôm , ý nghĩa của câu đã khác hẳn đi rồi mặc dù về mặt toán học là không đổi . Mấy mươi- từ chỉ số nhiều nhưng không xác định , tạo cảm giác lớn gấp nhiều lần con số ba ít ỏi kia . Cái ngắn ngủi đã kéo dài tưởng chừng vô tận . thời gian như ngừng trôi trong tâm trạng nhớ thương , chờ đợi . Cảm xúc dồn nén đến căng thẳng . Chợt vỡ òa ra :
Mai nam vắng trước , chiều nồm quạnh sau
Sớm ( mai ) - chiều , trước - sau đều vắng - quạnh . Nỗi nhớ đã chuyển sang trạng thái buồn , buồn mênh mang phủ lên thời gian và không gian . Vắng bóng chàng làm quạnh hiu lòng thiếp . Những ngọn gió mát rượi không có người cùng hưởng , thổi vào lòng thiếp , trở nên lạnh lẽo .
Thật thú vị khi ta được thụ cảm lối đối chặt chẽ ( đối câu , đối vế trong câu ) , kiệm lời nén ý của bài ca dao . Bài càng miêu tả nỗi nhớ , nỗi buồn của đôi vợ chồng khi xa cách sâu sắc bao nhiêu càng tô đậm tình cảm gắn bó keo sơn của họ bấy nhiêu . Họ xa mặt nhưng chẳng cách lòng . Tình nghĩa vợ chồng thật thủy chung, son sắt .