• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

LĂNG TẨM CÁC VUA NGUYỄN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • LĂNG TẨM CÁC VUA NGUYỄN

    LĂNG TẨM CÁC VUA NGUYỄN





    Cách đây 80 năm, một người phương Tây, Ph.Eberhard đã viết: Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có kinh thành, hoàng thành và lăng tẩm, có sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt đối với du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng.

    Ðó là các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức (ở đây còn có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Ðức (ở đây còn có mộ hai vua Thành Thái, Duy Tân), Ðồng Khánh và Khải Ðịnh. Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, các khu lăng tẩm ấy nằm trong một vùng khá riêng biệt ở phía Tây Huế.



    Toàn cảnh Lăng Gia Long


    Lăng Minh Mạng



    Toàn cảnh Lăng Thiệu Trị




    Toàn cảnh Lăng Tự Đức



    Kiến trúc cung đình nhà Nguyễn rất tuân thủ các nguyên tắc phong thủy. Lăng tẩm nào cũng phải theo đúng những quy luật liên quan đến các thực thể địa lý thiên nhiên như: sông, núi, ao hồ, khe suối và nhất là huyền cung ở trung tâm điểm của mặt bằng kiến trúc phải tọa lạc đúng long mạch. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng là khu vực chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình, tạ,... để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoàng cung lên đây tiêu khiển.



    Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hóa mà còn là một thắng cảnh, một đóa hoa nghệ thuật kiến trúc giữa chốn núi đồi xứ Huế. Vì lăng tẩm Huế có được những giá trị văn hóa nghệ thuật cao như thế nên ngày từ năm 1957, trong quyển Les Merveilles du Monde được Viện sĩ Hàn lâm Pháp Jean Cocteau đề tựa, một nhóm gồm 15 tác giả phương Tây xếp lăng tẩm các vua nhà Nguyễn vào hàng kỳ quan của thế giới.


    *** Nhấp Chuột vào hình để viếng các lăng vua Nhà NGUYỄN ***


    Hàng hiên điện Đồng Khánh



    Toàn cảnh Lăng Khải Định



    Lăng Dục Đức


    nguồn : kientruc-vn.org


    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 06-01-2010, 05:54 AM.

    Similar Threads
  • #2

    LĂNG GIA LONG (Thiên Thọ Lăng)




    Toàn cảnh Lăng Gia Long


    Xây dựng từ 1814 đến 1820, bao gồm một khu lăng rộng lớn với chu vi lên đến 11.234,40m; gồm những lăng sau:
    • Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).
    • Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1650-1725).
    • Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Thụ (Chú) (1697-1738).
    • Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của Gia Long.
    • Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.
    • Lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và vợ ông.
    • Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng


    Sân chầu trước
    Tẩm Gia Long

    Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ . Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

    + Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi.
    + Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất


    Tẩm Vua Gia Long

    + Bên trái khu lăng là Bi Ðình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.
    + Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ.


    Đã chỉnh sửa bởi Photo; 06-01-2010, 03:02 AM.

    Comment

    • #3

      Lăng MINH MẠNG (Hiếu Lăng)



      Ðược khởi công xây dựng từ năm 1840. Ông đổi tên núi Cẩm Kê thành núi Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Tháng 1/1841 Minh Mạng băng hà trong khi lăng vẫn chưa hoàn thành.



      Vua Thiệu Trị lên ngôi, một tháng sau đã ra lệnh cho binh lính tiếp tục xây dựng theo đúng họa đồ của vua cha. Ngày 20/8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.



      Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Ðại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua, xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông.



      Hiển Ðức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện. Ðiện Sùng Ân nằm ở giữa được xem là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Ðiện và Tả, Hữu Tùng Phòng như những vệ tinh xung quanh, Hoằng Trạch Môn là công trình kiến trúc khu vực tẩm điện.
      Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua.

      Comment

      • #4

        LĂNG THIỆU TRỊ


        Toàn cảnh Lăng Thiệu Trị

        Nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Ðây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Lăng không có La thành bao bọc.
        Sinh thời Thiệu Trị chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa không muốn binh dân hao tổn nhiều sức lực và của cải nên chưa xây cất Sơn lăng. Cho đến trước lúc ra đi nhà vua mới trăn trối lại cho người con trai kế vị là Tự Ðức. Tự Ðức đã chọn đất xây



        Lăng Thiệu Trị

        lăng tại một quả đồi thấp và đặt tên là Thuận Ðạo và đặt tên lăng là Xương Lăng. Quá trình xây dựng Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Tự Ðức cho viết bài văn bia dài 2.500 chữ cho khắc lên tấm bia Thánh đức thần công dựng vào 19/11/1848 để ca ngợi công đức của vua cha.

        Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê.

        Comment

        • #5

          LĂNG TỰ ĐỨC (KHIÊM LĂNG)




          Toàn cảnh Lăng Tự Đức

          Lăng Tự Ðức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua giỏi thi phú Tự Ðức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở nguyện của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng các vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

          Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục tranh giành ngôi báu, bản thân nhà vua lại ốm đau, bệnh hoạn nên không có con. Tự Ðức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Ðể trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Ðức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc ra đi bất chợt .


          Khiêm Môn

          Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Ðức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa chày vôi do anh em Ðoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua đổi tên thành Khiêm Cung, sau vua mất gọi là Khiêm Lăng.
          Toàn cảnh lăng Tự Ðức như một công viên rộng lớn. Yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Ðức là sự hài hòa của đường nét. Gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi.


          Lưu Khiêm


          Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Ðức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Ðường - nơi cất đồ ngự dụng. Ðặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.


          Xung Khiêm Tạ

          Ngay sau Bái Ðình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Ðình với tấm bia bằng đá thanh, nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm cung ký 4.935 chữ do nhà vua soạn thảo tự thuật về cuộc đời, vương nghiệp, cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình.
          Lăng Tự Ðức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn.



          ********************

          ....Vạn niên là Vạn niên nào.

          thành xây xương lính , hào đào máu dân...
          Đã chỉnh sửa bởi Photo; 06-01-2010, 05:55 AM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom