• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

TIỂU SỬ J. KRISHNAMURTI

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • TIỂU SỬ J. KRISHNAMURTI

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Jiddu Krishnamurti chào đời trong một gia đình Bà-la-môn trung lưu tại ngoại ô tỉnh Madanapalle, miền nam Ấn Độ. Mẹ chết sớm từ khi ông mới lên mười. Tuổi ấu thơ, ông thường xuyên đau yếu, học hành thì lơ đãng, tâm hồn thường chìm đắm trong mơ mộng và có khuynh hướng về tâm linh, về lòng nhân ái, tình thương người, thương vật và yêu thiên nhiên.

    Cha của Krishnamurti là một viên chức của chính quyền. Khi về nghỉ hưu, ông cụ đề nghị với bà Annie Besant, chủ tịch hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), mà ông cụ là một thành viên, xin vào làm việc cho Hội. Do đó, ông cụ cùng bốn người con dọn về Trụ Sở chính của hội tại Madras, vào lúc Krishnamurti mười bốn tuổi.

    Hội Thông Thiên Học do bà Helena P. Blavatsky người Nga và một cựu đại tá Hoa Kỳ là ông Steele Olcott thành lập vào năm 1875, là một hội có mục tiêu tìm hiểu các tôn giáo, các nguồn tư tưởng, minh triết, các sự huyền nhiệm trên thế giới cổ kim và các năng lực thần bí nơi con người. Khi đó, hội đang có mục tiêu sửa soạn cho sự hạ sanh của bồ tát Di Lặc, xuống thế để làm nhiệm vụ Thế Giới Đạo Sư (World Teacher).

    Cơ hội gần gũi của gia đình Krishnamurti và bà Annie Besant đã tạo nên một sự gắn bó khắng khít giữa bà và cậu bé mười bốn tuổi yếu ớt, lại có khuynh hướng tâm linh thần bí, và đã khiến cho bà và Bishop Leadbeater phát hiện ra cậu bé Jiddu Krishnamurti chính là vị hóa thân mà họ đang tìm kiếm, với những kinh nghiệm về đột biến tâm linh của cậu, khi đó Krishnamurti mới mười lăm tuổi.

    Để chuẩn bị chu đáo cho sự xuất hiện của Thế Giới Đạo Sư, hội Thông Thiên Học thành lập một hội đoàn tôn giáo lấy tên là Ngôi Sao Phương Đông (The Order of the Star in the East) và tôn Krishnamurti làm Đạo Trưởng. Nhóm này có nhiều chục ngàn hội viên ở khắp nơi trên thế giới, với nhiều tiền bạc, nhà cửa đất đai tại Âu Châu, Úc châu, Ấn Độ, v.v...

    Năm 1912, Khishnamurti được hội Thông Thiên Học chính thức tấn phong làm Thế Giới Đạo Sư. Nhưng đến năm 1929, bỗng nhiên ông giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông, đọc bản tuyên ngôn "Thực Tại (Chân Lý) là nơi không có lối mòn để vào" (Truth is a Pathless Land). Làm việc này, ông đã đương nhiên liệng bỏ những tài sản, đất đai, tiền bạc, quyền lực và tất cả mọi vinh dự mà thế nhân dành cho nhân vật có thẩm quyền, vị Đạo Sư.

    Từ đó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời ở tuổi 91, ông đáp ứng lời mời từ khắp nơi trên thế giới, thân hành tới ngồi chung trên thảm cỏ, trong nhà hội, trong phòng họp, đến bất cứ nơi nào có người quan tâm để thảo luận với họ những vấn đề về tự do, về sự tự giải thoát khỏi nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tiềm thức, về sự tự gỡ bỏ gông cùm của những lề thói trói buộc con người, gỡ bỏ sự sợ hãi về các loại địa ngục do các tổ chức thần quyền tạo ra để khống chế tín đồ, về tình yêu thuần khiết, về lòng từ bi thương xót, kêu gọi mỗi người phải là nguồn ánh sáng của bản thân, v.v... Những lời thuyết giảng của ông không phải là những kiến giải trong sách vở, nhưng là từ kinh nghiệm nội tâm. Ông không "thuyết lý", nhưng ôn tồn tâm tình với thính giả về những điều mà tất cả chúng ta quan tâm trong đời sống hằng ngày, nói về những trăn trở, băn khoăn của con người thời đại mới với sự suy sụp tinh thần và bạo lực, nói với từng cá nhân đi tìm sự an lạc, nói với người đang bồn chồn tìm cách giải thoát ra khỏi cái chướng ngại của sự giận dữ , thù hận, sợ hãi, đau khổ đang ám ảnh trong nội tâm anh ta. Ông luôn luôn tha thiết với việc gỡ con người ra khỏi sự sợ hãi, một hành động "vô úy thí" cao quý.

    Điểm then chốt đặc biệt của ông là, ngay như khi đang nói về các vấn đề xã hội, chính trị, hoặc kinh tế đang xẩy ra, lời giải đáp của ông cũng từ cái nhìn tận gốc rễ và vượt thời gian. Ông chỉ ra cái nguyên nhân tạo vấn đề nó nằm phía sau như thế nào, và nguồn gốc của mâu thuẫn và bạo lực đã tiềm ẩn trong tâm con người ra sao. Ông không tặng chúng ta một cách giải quyết kiểu "mì ăn liền" cho những vấn đề của thời đại, mà là ông nhìn rõ được rằng những vấn đề này chỉ là triệu chứng của một chứng bệnh thâm căn cố đế, nằm sâu trong tâm não của mỗi người trong chúng ta. Luôn luôn, ông nhắc mọi người về sức mạnh tinh thần của chính bản thân họ, luôn nhắc mọi người nhìn vào nội tâm, tự giải thoát ra khỏi những xiềng xích tư tưởng rập khuôn của người khác. Ông nhắc nhở mọi người đừng tự làm nô lệ cho bất cứ loại tư tưởng nào của bất cứ ai, dù đó là những "thẩm quyền" (authority), không những thế , nên tự thanh lọc những ô nhiễm do bị những loại "thẩm quyền" nhồi nhét vào tâm não từ vô thủy. Ngay cả đến những lời nói của ông, ông cũng yêu cầu mọi người hãy chỉ coi đó là những lời trò chuyện tâm tình giữa những người bạn với nhau, đừng coi như là những lời của bậc thầy, vì chỉ riêng sự coi ai là bậc thầy thì chính cái hào quang tiềm ẩn trong cái ý nghĩ về bậc thầy đã gián tiếp tước đoạt tự do của chính mình, đã làm cho chính mình nhắm bớt mắt trên con đường đi tìm chân lý rồi.

    Đối với ông, mọi người không cần đạo sư, mà cần tự thức tỉnh. Bởi vì mỗi người đều có khả năng vô biên về sự tự thức tỉnh này, nếu họ không bị những xiềng xích của truyền thống về sự sợ hãi, không bị những "đạo sư" che mất ánh sáng của chính họ tự chiếu. (This Light in Oneself). Ánh sáng này không ai có thể "cho" người khác, không thể nhận được từ người khác truyền qua như truyền lửa từ ngọn nến này qua ngọn nến khác. Nếu ánh sáng mà có được nhờ sự từ người khác truyền qua thì chỉ là ánh sáng của ngọn nến, nó sẽ tắt. Chính sự tĩnh lặng, quán chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh sáng của chính bản thân.

    Dù được cả Đông Phương và Tây Phương nhìn nhận như là một trong những đạo sư uy tín nhất, bản thân ông không tùy thuộc vào tôn giáo, môn phái hay quốc gia nào, đồng thời, cũng không tham dự vào bất cứ một trường phái chính trị hoặc ý thức hệ nào. Ngược lại, ông cho rằng chính những hình thức tổ chức ấy đã chia rẽ con người, đã là nguồn gốc của chiến tranh.

    Ông luôn luôn nhắc nhở sự tĩnh tâm, tự thanh lọc những kiến chấp đã tích lũy trong tâm trí qua thời gian, để tự giải thoát.

    Trải dài khoảng sáu chục năm đi khắp đó đây, ông được coi như là người nói nhiều nhất trong thời đại thâu âm. Phần lớn các buổi thuyết giảng, thính chúng lên tới hàng ngàn người, thường ngồi ngoài trời, nhất là tại các thành phố lớn.

    Ông cũng thường có những buổi thảo luận riêng với các nhân vật danh tiếng thế giới như ba vị thủ tướng Ấn Độ là Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi và Rajiv Gandhi, nhà tôn giáo học Huston Smith, Walpola Rahula, Chogyam Trungpa Rinpoche, nhà vật lý học Dr David Bohm, nhà văn Aldous Huxley, v.v...

    Hầu hết các buổi thảo luận này đều có ghi âm, thâu hình, và sau đó được in ra thành sách.

    Thật là sai lầm đáng tiếc nếu cho rằng những lời thuyết giảng của Krishnamurti chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc giới trí thức uyên bác. Trái lại, đó là những điều rất dễ thẩm thấu vào giới trẻ mà ta có thể cảm nhận được sự sống động nơi thính chúng trong video và trong các cuộc thảo luận với học sinh còn được lưu giữ trong nhiều trường học. Là một bậc thầy cao cả, ông tìm cách tạo nên tại những trường này một bầu không khí thoải mái, không sợ hãi và kèn cựa lẫn nhau, khuyến khích các em tự tìm về nội tâm, tìm hiểu chính bản thân mình, thức tỉnh cảm quan của họ về cái đẹp của thiên nhiên, về sự cảm thông , bi mẫn với nỗi thống khổ của kiếp người, khuyến khích họ đi vào những đề tài sinh động, ngay cả đến vấn đề phức tạp nhất như là hoạt động của tâm não con người. Ông kiên trì, tận tụy với lý tưởng "để cho mọi người được tự do, giải thoát vô điều kiện".

    Cho đến cuối đời ông, vào lúc thế hệ mới của thời đại kỹ thuật tân tiến nở rộ, nhiều người trẻ đã tìm về ông như là tới ngồi dưới một tàng cổ thụ rủ bóng để ươm tẩm phần tâm hồn.

    Mặc dầu Krishnamurti nói và viết bằng Anh ngữ, các tác phẩm của ông đã được dịch sang gần năm chục thứ tiếng và ấn hành tại nhiều nước. Trên ba triệu ấn bản đã lưu hành khắp thế giới. Các tuyển tập của ông bao gồm trên một trăm ngàn trang viết tay, 2500 audiotapes và 600 videotapes.

    Đó là nói về di sản nhìn thấy được. Nhưng đáng kể phải là phần di sản sống động tiềm ẩn trong trái tim và khối óc của biết bao nhiêu con người đã có dịp thấm nhuần tư tưởng uyên áo và tấm lòng trắc ẩn của ông đối với muôn loài

    Xin ghi lại một vài cảm nhận về ông:

    Đức Đạt Lai Lạt Ma:

    — Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.

    Deepak Chopra:

    — Krishnamurti đã ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đã giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đã kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.

    Anne Morrow Lindbergh:

    — Nghe và đọc sách của ông (Krishnamurti) là tự quán chiếu chính mình và thế giới trong một sự tươi mát chan hòa.

    Trích This Light in Oneself'-True Meditation
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai .
    Similar Threads
  • #2

    Cảm ơn Bạn Mít nhiều về bài giới thiệu về J. KRISHNAMURTI.

    Sẽ cố gắng hiểu thêm về Ông. ( Thú thực từ lâu nay chỉ nghiền ngẫm về Tagore và Gibran cũng ngập trong đấy dzồi , nhưng có thêm điều để suy nghĩ về cuộc đời thì đến 80 cũng vẫn cần. )

    Mong Bạn Mít sẽ tiếp tục điều hữu ích này.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mít Đặc View Post



      Jiddu Krishnamurti chào đời trong một gia đình Bà-la-môn trung lưu tại ngoại ô tỉnh Madanapalle, miền nam Ấn Độ. Mẹ chết sớm từ khi ông mới lên mười. Tuổi ấu thơ, ông thường xuyên đau yếu, học hành thì lơ đãng, tâm hồn thường chìm đắm trong mơ mộng và có khuynh hướng về tâm linh, về lòng nhân ái, tình thương người, thương vật và yêu thiên nhiên.

      Cha của Krishnamurti là một viên chức của chính quyền. Khi về nghỉ hưu, ông cụ đề nghị với bà Annie Besant, chủ tịch hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), mà ông cụ là một thành viên, xin vào làm việc cho Hội. Do đó, ông cụ cùng bốn người con dọn về Trụ Sở chính của hội tại Madras, vào lúc Krishnamurti mười bốn tuổi.

      Hội Thông Thiên Học do bà Helena P. Blavatsky người Nga và một cựu đại tá Hoa Kỳ là ông Steele Olcott thành lập vào năm 1875, là một hội có mục tiêu tìm hiểu các tôn giáo, các nguồn tư tưởng, minh triết, các sự huyền nhiệm trên thế giới cổ kim và các năng lực thần bí nơi con người. Khi đó, hội đang có mục tiêu sửa soạn cho sự hạ sanh của bồ tát Di Lặc, xuống thế để làm nhiệm vụ Thế Giới Đạo Sư (World Teacher).

      Cơ hội gần gũi của gia đình Krishnamurti và bà Annie Besant đã tạo nên một sự gắn bó khắng khít giữa bà và cậu bé mười bốn tuổi yếu ớt, lại có khuynh hướng tâm linh thần bí, và đã khiến cho bà và Bishop Leadbeater phát hiện ra cậu bé Jiddu Krishnamurti chính là vị hóa thân mà họ đang tìm kiếm, với những kinh nghiệm về đột biến tâm linh của cậu, khi đó Krishnamurti mới mười lăm tuổi.

      Để chuẩn bị chu đáo cho sự xuất hiện của Thế Giới Đạo Sư, hội Thông Thiên Học thành lập một hội đoàn tôn giáo lấy tên là Ngôi Sao Phương Đông (The Order of the Star in the East) và tôn Krishnamurti làm Đạo Trưởng. Nhóm này có nhiều chục ngàn hội viên ở khắp nơi trên thế giới, với nhiều tiền bạc, nhà cửa đất đai tại Âu Châu, Úc châu, Ấn Độ, v.v...

      Năm 1912, Khishnamurti được hội Thông Thiên Học chính thức tấn phong làm Thế Giới Đạo Sư. Nhưng đến năm 1929, bỗng nhiên ông giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông, đọc bản tuyên ngôn "Thực Tại (Chân Lý) là nơi không có lối mòn để vào" (Truth is a Pathless Land). Làm việc này, ông đã đương nhiên liệng bỏ những tài sản, đất đai, tiền bạc, quyền lực và tất cả mọi vinh dự mà thế nhân dành cho nhân vật có thẩm quyền, vị Đạo Sư.

      Từ đó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời ở tuổi 91, ông đáp ứng lời mời từ khắp nơi trên thế giới, thân hành tới ngồi chung trên thảm cỏ, trong nhà hội, trong phòng họp, đến bất cứ nơi nào có người quan tâm để thảo luận với họ những vấn đề về tự do, về sự tự giải thoát khỏi nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tiềm thức, về sự tự gỡ bỏ gông cùm của những lề thói trói buộc con người, gỡ bỏ sự sợ hãi về các loại địa ngục do các tổ chức thần quyền tạo ra để khống chế tín đồ, về tình yêu thuần khiết, về lòng từ bi thương xót, kêu gọi mỗi người phải là nguồn ánh sáng của bản thân, v.v... Những lời thuyết giảng của ông không phải là những kiến giải trong sách vở, nhưng là từ kinh nghiệm nội tâm. Ông không "thuyết lý", nhưng ôn tồn tâm tình với thính giả về những điều mà tất cả chúng ta quan tâm trong đời sống hằng ngày, nói về những trăn trở, băn khoăn của con người thời đại mới với sự suy sụp tinh thần và bạo lực, nói với từng cá nhân đi tìm sự an lạc, nói với người đang bồn chồn tìm cách giải thoát ra khỏi cái chướng ngại của sự giận dữ , thù hận, sợ hãi, đau khổ đang ám ảnh trong nội tâm anh ta. Ông luôn luôn tha thiết với việc gỡ con người ra khỏi sự sợ hãi, một hành động "vô úy thí" cao quý.

      Điểm then chốt đặc biệt của ông là, ngay như khi đang nói về các vấn đề xã hội, chính trị, hoặc kinh tế đang xẩy ra, lời giải đáp của ông cũng từ cái nhìn tận gốc rễ và vượt thời gian. Ông chỉ ra cái nguyên nhân tạo vấn đề nó nằm phía sau như thế nào, và nguồn gốc của mâu thuẫn và bạo lực đã tiềm ẩn trong tâm con người ra sao. Ông không tặng chúng ta một cách giải quyết kiểu "mì ăn liền" cho những vấn đề của thời đại, mà là ông nhìn rõ được rằng những vấn đề này chỉ là triệu chứng của một chứng bệnh thâm căn cố đế, nằm sâu trong tâm não của mỗi người trong chúng ta. Luôn luôn, ông nhắc mọi người về sức mạnh tinh thần của chính bản thân họ, luôn nhắc mọi người nhìn vào nội tâm, tự giải thoát ra khỏi những xiềng xích tư tưởng rập khuôn của người khác. Ông nhắc nhở mọi người đừng tự làm nô lệ cho bất cứ loại tư tưởng nào của bất cứ ai, dù đó là những "thẩm quyền" (authority), không những thế , nên tự thanh lọc những ô nhiễm do bị những loại "thẩm quyền" nhồi nhét vào tâm não từ vô thủy. Ngay cả đến những lời nói của ông, ông cũng yêu cầu mọi người hãy chỉ coi đó là những lời trò chuyện tâm tình giữa những người bạn với nhau, đừng coi như là những lời của bậc thầy, vì chỉ riêng sự coi ai là bậc thầy thì chính cái hào quang tiềm ẩn trong cái ý nghĩ về bậc thầy đã gián tiếp tước đoạt tự do của chính mình, đã làm cho chính mình nhắm bớt mắt trên con đường đi tìm chân lý rồi.

      Đối với ông, mọi người không cần đạo sư, mà cần tự thức tỉnh. Bởi vì mỗi người đều có khả năng vô biên về sự tự thức tỉnh này, nếu họ không bị những xiềng xích của truyền thống về sự sợ hãi, không bị những "đạo sư" che mất ánh sáng của chính họ tự chiếu. (This Light in Oneself). Ánh sáng này không ai có thể "cho" người khác, không thể nhận được từ người khác truyền qua như truyền lửa từ ngọn nến này qua ngọn nến khác. Nếu ánh sáng mà có được nhờ sự từ người khác truyền qua thì chỉ là ánh sáng của ngọn nến, nó sẽ tắt. Chính sự tĩnh lặng, quán chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh sáng của chính bản thân.

      Dù được cả Đông Phương và Tây Phương nhìn nhận như là một trong những đạo sư uy tín nhất, bản thân ông không tùy thuộc vào tôn giáo, môn phái hay quốc gia nào, đồng thời, cũng không tham dự vào bất cứ một trường phái chính trị hoặc ý thức hệ nào. Ngược lại, ông cho rằng chính những hình thức tổ chức ấy đã chia rẽ con người, đã là nguồn gốc của chiến tranh.

      Ông luôn luôn nhắc nhở sự tĩnh tâm, tự thanh lọc những kiến chấp đã tích lũy trong tâm trí qua thời gian, để tự giải thoát.

      Trải dài khoảng sáu chục năm đi khắp đó đây, ông được coi như là người nói nhiều nhất trong thời đại thâu âm. Phần lớn các buổi thuyết giảng, thính chúng lên tới hàng ngàn người, thường ngồi ngoài trời, nhất là tại các thành phố lớn.

      Ông cũng thường có những buổi thảo luận riêng với các nhân vật danh tiếng thế giới như ba vị thủ tướng Ấn Độ là Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi và Rajiv Gandhi, nhà tôn giáo học Huston Smith, Walpola Rahula, Chogyam Trungpa Rinpoche, nhà vật lý học Dr David Bohm, nhà văn Aldous Huxley, v.v...

      Hầu hết các buổi thảo luận này đều có ghi âm, thâu hình, và sau đó được in ra thành sách.

      Thật là sai lầm đáng tiếc nếu cho rằng những lời thuyết giảng của Krishnamurti chỉ dành cho người lớn tuổi hoặc giới trí thức uyên bác. Trái lại, đó là những điều rất dễ thẩm thấu vào giới trẻ mà ta có thể cảm nhận được sự sống động nơi thính chúng trong video và trong các cuộc thảo luận với học sinh còn được lưu giữ trong nhiều trường học. Là một bậc thầy cao cả, ông tìm cách tạo nên tại những trường này một bầu không khí thoải mái, không sợ hãi và kèn cựa lẫn nhau, khuyến khích các em tự tìm về nội tâm, tìm hiểu chính bản thân mình, thức tỉnh cảm quan của họ về cái đẹp của thiên nhiên, về sự cảm thông , bi mẫn với nỗi thống khổ của kiếp người, khuyến khích họ đi vào những đề tài sinh động, ngay cả đến vấn đề phức tạp nhất như là hoạt động của tâm não con người. Ông kiên trì, tận tụy với lý tưởng "để cho mọi người được tự do, giải thoát vô điều kiện".

      Cho đến cuối đời ông, vào lúc thế hệ mới của thời đại kỹ thuật tân tiến nở rộ, nhiều người trẻ đã tìm về ông như là tới ngồi dưới một tàng cổ thụ rủ bóng để ươm tẩm phần tâm hồn.

      Mặc dầu Krishnamurti nói và viết bằng Anh ngữ, các tác phẩm của ông đã được dịch sang gần năm chục thứ tiếng và ấn hành tại nhiều nước. Trên ba triệu ấn bản đã lưu hành khắp thế giới. Các tuyển tập của ông bao gồm trên một trăm ngàn trang viết tay, 2500 audiotapes và 600 videotapes.

      Đó là nói về di sản nhìn thấy được. Nhưng đáng kể phải là phần di sản sống động tiềm ẩn trong trái tim và khối óc của biết bao nhiêu con người đã có dịp thấm nhuần tư tưởng uyên áo và tấm lòng trắc ẩn của ông đối với muôn loài

      Xin ghi lại một vài cảm nhận về ông:

      Đức Đạt Lai Lạt Ma:

      — Krishnamurti là một trong những tư tưởng gia vĩ đại nhất của thời đại.

      Deepak Chopra:

      — Krishnamurti đã ảnh hưởng sâu sắc vào chính cuộc đời tôi, đã giúp tôi vượt qua được sự tự trói buộc đã kiềm chế tôi trên con đường tới tự do, giải thoát.

      Anne Morrow Lindbergh:

      — Nghe và đọc sách của ông (Krishnamurti) là tự quán chiếu chính mình và thế giới trong một sự tươi mát chan hòa.

      Trích This Light in Oneself'-True Meditation
      Ngoài tiểu sử của ông Jiddu Krishnamurti, mình tìm mãi cũng không đọc được một câu "danh ngôn" hay "lời hay ý đẹp" nào cả. Hay là bạn còn tư liệu mà chưa đăng lên?
      Tôi yêu tiếng nước tôi

      Audio Truyện Kiều

      Comment

      • #4

        Bạn Mít thân mến , nghe theo Bạn , Photo mới "rà" được cái này , nên xem

        từ đâu , Bạn chỉ giúp nhe. Cảm ơn nhiều lắm.




        J. Krishnamurti cir. the 1920s


        Krishnamurti

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



        Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti , 11 tháng 5 năm 1895) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.

        Krishnamurti được sinh ra trong một gia đình Bà la môn tại Ấn Độ[1] (khi ấy là một nước thuộc địa). Khi còn thanh niên, Krishnamurti có cơ hội gặp gỡ với ông C.W. Leadbeater một nhà huyền bí học nổi tiếng và có vị trí cao trong Hội Thông Thiên Học tại một khu đất thuộc trụ sở chính của Hội Thông Thiên Học ở Adyar thuộc Madras (bây giờ là [ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Chennai"]Chennai[/ame]).
        Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và ông C.W. Leadbeater, những nhà lãnh đạo của Hội Thông Thiên Học[1] lúc đó tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế Giới trong tương lai. Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng này và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông (một tổ chức toàn cầu được lập để hỗ trợ ý tưởng này). Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào[1], và ông giành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập, nói chuyện với các nhóm lớn và các nhóm nhỏ, cũng như với những cá nhân quan tâm. Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách, ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản.

        Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi nói chuyện trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng tại Ojai, California.

        Những người ủng hộ ông, làm việc trong các chức phi lợi nhuận, trông nom một số trường học độc lập thực hiện quan điểm của ông về giáo dục – tại Ấn Độ, Anh Quốc và Mỹ – và tiếp tục sao chép và phổ biến hàng nghìn bài nói, các cuộc thảo luận nhóm và cá nhân, và các tác phẩm khác, xuất bản chúng dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm sách, audio, video, sách điện tử, internet, với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

        J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của cái trí con người. Tuyên bố rằng sự quan tâm duy nhất của ông là “làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ[1].

        Từ đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách hay là ngồi yên lặng cùng những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm sự hiện diện đầy nhân ái và an ủi của ông. Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên hệ với tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hoá và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá nhân để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.

        Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay là quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh[1]. Ông nhấn mạnh vào thời gian và lặp lại liên tục rằng chúng ta là những con người cao quý và quan trọng nhất, rằng mỗi người trong chúng ta là phần còn lại của nhân loại và không khác biệt gì cả. Ông vạch ra sự quan trọng để tạo ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta một chất lượng thiền định và tôn giáo sâu sắc. Ông nói chỉ có một sự thay đổi triệt để mới có thể tạo ra một cái trí mới mẻ, một nền văn minh mới mẻ. Vẫn vậy lời dạy của ông vượt khỏi tất cả những biên giới do con người tạo ra của những niềm tin tôn giáo, những cảm tình quốc gia và những quan điểm thuộc giáo phái. Cùng lúc, chúng cho một ý nghĩa và một phương hướng mới đến việc tìm hiểu của con người hiện đại về chân lý, về thiêng liêng. Những lời dạy của ông, không chỉ liên quan đến thời đại hiện nay, mà còn có tính tổng thể và không thời gian.

        Tác Phẩm
        ...
        Tài liệu tham khảo
        1. ^ a b c d e Tuyển Tập Krishnamurti Chuyển Ngữ: Dannyviet
        Lấy từ “[ame="http://vi.wikipedia.org/wiki/Krishnamurti"]Jiddu Krishnamurti – Wikipedia tiếng Việt[/ame]”
        Đã chỉnh sửa bởi Photo; 14-01-2010, 10:24 AM.

        Comment

        • #5

          Error - 404






          Tem Bưu chính của Ấn Độ để tuyên dương Krishnamurti



          KRISHNAMURTI
          (May 11, 1895–February 17, 1986)
          SÁCH DO DỊCH GỈA ÔNG KHÔNG DỊCH:

          1-Sổ tay của Krishnamurti
          Krishnamurti’s Notebook
          2-Ghi chép của Krishnamurti
          Krishnamurti’s Journal
          3-Krishnamurti độc thoại
          Krishnamurti to Himself
          4-Bàn về giáo dục
          On Education
          5-Bàn về liên hệ
          On Relationship
          6-Thư gửi trường học
          Letters to Schools
          7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
          Last Talk at Saanen 1985
          8-Nghĩ về những việc này
          Think on these things
          9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti (Sách Của Cuộc Sống)
          Daily Meditation with Krishnamurti
          10-Thiền định 1969
          Meditaion 1969
          11-Bàn về Thượng đế
          On God
          12 –Tương lai là ngay lúc này
          The Future is now
          13 – Bàn về sống và chết
          On living and dying (2-2009)
          14- Bàn Về Tình Yêu và Sự Cô Độc
          On Love and Loneliness
          15- Bàn Về Xung Đột, J. Krisnamurti
          On Conflict
          16 – Sự thức dậy của thông minh (Tập I/II)
          The Awakening of Intelligence
          17 – Bàn về sợ hãi (7-2009)
          On Fear
          18 - Bàn Về Học Hành Và Hiểu Biết
          19- Vượt Khỏi Bạo Lực - J. Krishnamurti - Lời dịch: Ông Không

          CÁC DỊCH GIẢ KHÁC:

          Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao By Jiddu Krishnamurti
          Đánh Thức Trí Thông Minh, J. Krishnamurti - Nguyễn An Cư dịch (sách)
          Krishnamurti và Thiền Định, Nguyên Giác Phan Tấn Hải
          Lời Cuối của Krishnamurti, Van Đo Chuyển Ngữ
          Tuyển Tập Những Bài Viết Ngắn của cụ K do Danny Việt dịch
          Thảo luận về Krishnamurti trong mục Diễn Ðàn Phật Pháp





          Jiddu Krishnamurrti được sinh ra ở Ấn độ năm 1895 và, lúc 13 tuổi, được bảo trợ bởi Tổ Chức Thần học Theosophical Society, đã công nhận ông là phương tiện cho “Thầy Thế Giới” mà sự xuất hiện của ông đã được công bố từ trước. Chẳng mấy chốc K đã nổi lên như một người thầy, không thể phân hạng, không thỏa hiệp và đầy quyền năng; những buổi nói chuyện và những tác phẩm của ông không liên quan đến bất kỳ tôn giáo đặc biệt nào và cũng không thuộc phương Đông hay phương Tây nhưng dành cho toàn thế giới. Cương quyết phủ nhận hình ảnh đấng Cứu thế, vào năm 1929 ông tuyên bố giải tán tổ chức lớn và giàu có đã được xây dựng quanh ông và tuyên bố sự thật là “một mảnh đất không lối vào”, không thể tiếp cận được bởi bất kỳ tôn giáo, triết lý hay giáo phái chính thức nào.
          Trong suốt cuộc đời còn lại K liên tục phủ nhận danh vị đạo sư mà những người khác cố gắng ép buộc ông phải nhận. Ông tiếp tục thu hút vô số người khắp thế giới nhưng khẳng định không là uy quyền, không muốn những môn đồ, và luôn luôn nói chuyện như một cá thể cùng một cá thể khác. Tâm điểm những lời giáo huấn của ông là nhận ra những thay đổi cơ bản trong xã hội chỉ có thể được tạo ra bởi sự thay đổi của ý thức cá thể. Sự cần thiết phải hiểu rõ về chính mình và hiểu rõ những ảnh hưởng gây tách rời, gây giới hạn của tình trạng bị quy định thuộc quốc gia và tôn giáo liên tục được nhấn mạnh. Krishnamurti luôn luôn vạch ra sự cần thiết cấp bách phải có được sự khoáng đạt, phải có được “không gian rộng lớn trong bộ não” mà trong đó có năng lượng vô hạn. Điều này dường như đã là nguồn suối của sự sáng tạo riêng của ông và cốt lõi cho những ảnh hưởng to tát của ông đối với vô số người khắp thế giới.
          Ông tiếp tục giảng thuyết khắp thế giới cho đến khi qua đời năm 1986 ở tuổi chín mươi. Những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại, những lá thư và những bài viết trên báo của ông đã được tổng hợp thành hơn sáu mươi quyển. Từ những lời giáo huấn nhiều như thế một loạt những quyển sách có đề mục này đã được biên soạn, mỗi quyển sách tập trung vào một đề tài có liên quan đặc biệt và khẩn cấp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. (Bàn Về Thượng Đế, J. Krishnamurti - Việt dịch: Ông Không)


          ***********************************************

          Bạn Mít thân mến , bắt đầu làm quen với J. K. từ đâu ạ.

          Chỉ mới nhắp vào tựa đề các tác phẩm của J.K.cũng đủ "kinh hoàng dzồi , Mít ạ. Thanks.
          Đã chỉnh sửa bởi Photo; 14-01-2010, 10:29 AM.

          Comment

          • #6

            Chẹp ! Khi nói về triết của Jiddu Krishnamurti thì chúng ta đừng có bao giờ cố công tìm tòi hay bắt chước theo những thuyết hay pháp của ông làm gì cho mệt xác , công việc này càng trỡ nên tệ hại hơn khi chính chúng ta không tự tâm tĩnh lặng để quán chiếu đến bản thân , cái tự ngã cái tôi... Thì bao nhiêu lý luận và chữ nghĩa đều trỡ nên vô nghĩa.Chính sự tĩnh lặng, quán chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh sáng của chính bản thân.

            Kính.
            Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai .

            Comment

            • #7

              Cảm ơn Mít , Cho tui bắt tay Bạn Mít về phát biểu này , tại có người đòi dẫn chứng nên tui chỉ link 'đọc cho biết " , chứ đọc Kinh Phật nghe nói rằng : đã qua đến bờ bên kia thì lên mà đi bộ , chứ đừng có vác thuyền trên vai cho nặng ; ngón tay chỉ Trăng cho ta thấy Trăng chứ đâu cần cộng thêm ngón tay vào Trăng....(đại khái tui chỉ nhớ na ná thế...).

              Mít ui , K. Gibran viết :...người nông phu gieo hạt vào luống đất , trở về nhà chờ ngày gặt hái , còn tôi thì không vì tôi đã gieo hạt của Trái Tim mình mà không có hy vọng cũng chẳng đợi chờ....". Oh Mít ui !!!!

              Comment

              • #8

                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Mít Đặc View Post
                Chẹp ! Khi nói về triết của Jiddu Krishnamurti thì chúng ta đừng có bao giờ cố công tìm tòi hay bắt chước theo những thuyết hay pháp của ông làm gì cho mệt xác , công việc này càng trỡ nên tệ hại hơn khi chính chúng ta không tự tâm tĩnh lặng để quán chiếu đến bản thân , cái tự ngã cái tôi... Thì bao nhiêu lý luận và chữ nghĩa đều trỡ nên vô nghĩa.Chính sự tĩnh lặng, quán chiếu thâm sâu nội tâm, người ta sẽ thức tỉnh, sẽ xuất hiện ánh sáng của chính bản thân.

                Kính.
                ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Photo View Post
                Cảm ơn Mít , Cho tui bắt tay Bạn Mít về phát biểu này , tại có người đòi dẫn chứng nên tui chỉ link 'đọc cho biết " , chứ đọc Kinh Phật nghe nói rằng : đã qua đến bờ bên kia thì lên mà đi bộ , chứ đừng có vác thuyền trên vai cho nặng ; ngón tay chỉ Trăng cho ta thấy Trăng chứ đâu cần cộng thêm ngón tay vào Trăng....(đại khái tui chỉ nhớ na ná thế...).

                Mít ui , K. Gibran viết :...người nông phu gieo hạt vào luống đất , trở về nhà chờ ngày gặt hái , còn tôi thì không vì tôi đã gieo hạt của Trái Tim mình mà không có hy vọng cũng chẳng đợi chờ....". Oh Mít ui !!!!
                Rất cám ơn những chỉ dẫn của hai bạn, nghe hai bạn nói chuyện mình cứ tưởng như đang được nói chuyện với triết gia vậy. Nhưng có lẽ do hai bạn bận tìm hiểu những chuyện lớn nên đôi lúc lại quên đi những chuyện nhỏ như là đăng bài đúng chuyên mục chẳng hạn. Bài này lúc đầu được đăng ở chuyên mục "Danh Ngôn Cuộc Sống - Lời hay Ý đẹp" do đó mình mới có thiển ý hỏi tại sao không tìm thấy một câu "danh ngôn" hay "lời hay ý đẹp" nào trong bài đăng. Lúc đó mình không dám nghĩ bạn Mít Đặc đăng sai chuyên mục mà chỉ dám nghĩ bạn ấy chưa đăng hết tư liệu thôi cho nên mình có ý chờ để được xem tiếp. Bây giờ qua phần trả lời của hai bạn thì mình đã hiểu và vì diễn đàn chưa có chuyên mục đại loại như "Danh nhân" hay "Triết gia" hay "Nhà tư tưởng".... nên mình tạm thời đưa bài đăng qua chuyên mục "Tùy bút - Ký - Phiếm luận - Biên khảo" vậy.
                Tôi yêu tiếng nước tôi

                Audio Truyện Kiều

                Comment

                • #9

                  oh oh oh oh oh oh....

                  Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 20-01-2010, 07:00 PM.
                  Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

                  Comment

                  • #10

                    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi GRANDET View Post
                    oh oh oh oh oh oh....


                    Cháu nghe bác rủ " Theo chân Bác " Cứ ngỡ bác rủ rê chúng cháu...cùng đi hành quân băng TS , nên đâm hãi Đọc lại mới thấy bài được dzời vào mục mới... Cám ơn bác Grandet nhá

                    Chúc bác một ngày vui
                    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                    Comment

                    • #11

                      Cảm ơn Mít , Cho tui bắt tay Bạn Mít về phát biểu này , tại có người đòi dẫn chứng nên tui chỉ link 'đọc cho biết " , chứ đọc Kinh Phật nghe nói rằng : đã qua đến bờ bên kia thì lên mà đi bộ , chứ đừng có vác thuyền trên vai cho nặng ; ngón tay chỉ Trăng cho ta thấy Trăng chứ đâu cần cộng thêm ngón tay vào Trăng....(đại khái tui chỉ nhớ na ná thế...).
                      Mình thì nghe khác hơn: "Đi tìm chân lý cũng giống như leo núi vậy bạn càng mang nhiều thứ thì càng dễ rơi xuống"
                      Ps: Cũng chỉ là đại khái mang máng vậy
                      Lánh đời ẩn mặt nơi thanh vắng
                      Ngắm ánh trăng sầu chốn hoang vu
                      Tâm hồn rộng mở không vương vấn
                      Cuộc sống phải đâu chốn mịt mù

                      Bà con ai muốn trở lại với tuổi thơ qua truyện tranh thì ghé nhà em nhé: http://truyentranhonline.vn/

                      Comment

                      Working...
                      X
                      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom