• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Kẻ mộng du

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Kẻ mộng du

    Kẻ mộng du
    Nguyễn Hoài Phương

    ….
    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" />Hắn mới ba mươi tuổi. Khoảng khoảng thế, còn hơn hay kém một chút thì cũng vậy mà thôi. Thời buổi này, con người ta có thể sống lâu lắm, nên cách dùng từ ngữ cũng phải thay đổi cho khác xưa. Có thể nói mới gần tám mươi hoặc mới hơn bảy mươi. Nói đã… là các cụ giận chết. Thỉnh thoảng hắn lại có một bài thơ đăng trên mấy tờ báo địa phương, báo ngành và cả báo trung ương nữa, nên người ta gọi hắn là nhà thơ trẻ. Nhà thơ trẻ thành N. Chẳng hạn thế.Vì hắn sinh ra và lớn lên ở thành phố N. Hay nhà thơ trẻ ngành X. Vì chẳng biết hắn làm ở phòng hành chính quản trị, kế toán tài vụ hay phòng gì đó thuộc công ty Y, một công ty tầm tầm của ngành X, một ngành cũng tầm tầm chẳng có ý nghĩa gì mấy của nền kinh tế quốc dân. Cũng có khi người ta gọi hắn là nhà thơ trẻ vùng D, một vùng kinh tế gồm ba bốn địa phương, mà địa phương nào cũng có một tí núi, một tí rừng, một tí đồi gò, một tí đồng bằng, một tí biển và hải đảo. Nghe nói sắp tới, khi được ông già chia một phần số tiền đền bù do giải tỏa mặt bằng, (nhà hắn nằm trong mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp), hắn sẽ ra tập thơ đầu tay, khoảng gần trăm bài đã được đăng đâu đó trên những tờ báo hay tạp chí đã kể trên.

    Ở cái tuổi ba mươi, đáng lẽ giọng hắn cũng phải còn trẻ lắm. Nhưng vì hắn là nhà thơ, nên bạn bè hắn cũng toàn là nhà thơ, nhà văn hay những người hoạt động trong ngành văn hóa văn nghệ cả… Mà với loại người này gặp nhau mà không có thứ chất lỏng có hoặc không mầu với một số độ cồn nào đó mà người ta vẫn gọi là bia rượu câu chuyện sẽ nhạt hoét như nước lã, sẽ chẳng ra đâu vào với đâu, sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì, dù phần lớn các cuộc gặp gỡ đều chẳng có vấn đề gì mà giải quyết. Vậy nên hắn cũng phải bia rượu. Thì lúc đầu cũng mới chỉ chút ít thôi, nhưng càng về sau càng nhiều hơn để rồi cho đến lúc này, như hầu hết các văn hữu, thi hữu khác, hắn cũng uống như hũ chìm, từ sáng đến đêm lúc nào có có thể rượu và rượu được. Nhưng cũng vì thế mà dần dần giọng nói của hắn cũng thay đổi để trở thành khàn khàn, thành lè nhè, không rõ ràng từ lúc nào chẳng biết. Tuy nhiên hắn chẳng lấy đấy làm điều, vì hầu hết bạn bè của hắn ở khắp nơi đều có chung tình trạng như vậy cả.

    Hắn sinh ngày… tháng… năm…., cầm tinh con…, theo tử vi thì thuộc mạng âm, nên mọi hoạt động có liên quan đến sáng tạo thi ca của hắn hầu như chỉ xảy ra sau lúc mặt trời lặn. Đêm đêm, khi mọi người đã say sưa trong giấc ngủ của họ thì trong một căn phòng nhỏ ở khu tập thể công ty Y, bên gói thuốc lá và chai rượu cùng cây bút bi và những tờ giấy trắng hắn vò đầu bứt tay bắt đầu hành trình vào thế giới hấp dẫn mà cũng đầy chông gai và cạm bẫy của nghệ thuật.

    Hắn lao vào sáng tạo và sáng tạo… Mỗi khi phát hiện được điều gì đắc ý hắn nhảy lên như con choi choi, hò hét, quăng ném, đấm cái nọ, đá cái kia… tưởng làm căn phòng nhỏ phải tung lên. Mà không chỉ hò hét, đập phá, hắn còn bốc điện thoại lên gọi cho bất kỳ một tay nhà thơ nhà văn nào mà hắn có thể nhớ ra với mục đích duy nhất là thông báo cho họ biết cái phát hiện của hắn nó đặc sắc, kỳ diệu, tuyệt vời đến như thế nào.
    Chẳng hạn như cái đêm hắn phát hiện ra một hình ảnh khác của mặt trời:

    Như một lò luyện kim thật khổng lồ
    Đủ sản phẩm công nghiệp hóa hoàn toàn thiên hệ
    Hay cái đêm nhìn lên mặt trăng và hắn thấy:
    Những mạch thủy ngân muôn thuở cứ tràn đầy
    Đợi đêm xuống tráng gương cho vạn vật

    Thì chỉ trong một thời gian rất ngắn hắn đã kịp thông báo cho đúng năm nghìn sáu trăm bảy mươi tám (5678) người, vừa là nhà văn nhà thơ, vừa là bạn bè của họ, vừa là những người yêu văn thơ… trên suốt dải đất hình chữ S này được biết để họ được cùng khám phá, cùng chia vui với hắn.

    Về những câu thơ để đời, được phổ biến đi phổ biến lại trên rất nhiều báo chí cũng như các phương tiện thông tin đại chúng, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của một tờ báo lớn có số lượng phát hành lớn nhất nhì đất nước, hắn bật mí một bí quyết. Thì ra, những liên tưởng thi vị rất công nghiệp ấy, ngoài sự tìm tòi, chiêm nghiệm, người ta còn cần đến rất nhiều vốn sống cũng như những kinh nghiệm thực tế. Nếu như thuở ấy, mấy cha con hắn không có một cái lò rèn, gọi là làm kinh tế phụ cho gia đình, và nếu như khi còn nhỏ hàng ngày hắn không phải hì hục quay bễ thổi lửa giúp bố hắn nung thật đỏ những thanh kim loại, rèn giũa, biến chúng thành dao, thành cuốc… thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ khi nhìn lên mặt trời hắn lại có thể tưởng tượng đến hình ảnh của một trong những cái lò luyện kim kim khổng lồ của vũ trụ. Và cũng như vậy, khi đã đến tuổi trưởng thành, nếu như trong số các cô người yêu của hắn không có một cô làm công nhân phân xưởng mạ ở nhà máy bóng đèn phích nước, suốt ngày tiếp xúc với bạc, với thủy ngân cũng như các hóa chất khác, để mỗi lần đến thăm cô hắn lại thấy sự kỳ diệu, huyền ảo của thứ kim loại mà lỏng như nước này… thì có lẽ mãi mãi hắn chẳng nhìn thấy cái gì khác trên mặt trăng ngoài hình ảnh chú cuội cây đa từ lâu đã trở lên quen thuộc đến sáo rỗng.

    Nhiều năm sau này, mỗi lần nhớ tới những câu thơ để đời về mặt trời mặt trăng ấy thì cũng là một lần hắn lại nhớ lại những kỷ niệm vui buồn gắn với nó. Một đêm, đang gà gà nửa ngủ nửa thức, chập chờn với những vần thơ thì hắn chợt giật mình vì tiếng chuông điện thoại réo vang. Như mọi tay văn nghệ văn gừng khác, nhu cầu giao tiếp của hắn rất cao. Giao tiếp trên trường văn trận báo, giao tiếp ở các nơi công cộng, ở các buổi gặp gỡ, giao lưu, hội hè hay ngoài đường ngoài chợ, giao tiếp qua thư từ sách vở hay qua là qua điện thoại, tin nhắn… Bao giờ cũng vậy, cứ nghe tiếng chuông điện thoại kêu, thì dù đang bận đấn mấy đi chăng nữa hắn cũng vứt công, vứt việc đấy rồi lập tức lao như một quả rốc két thẳng đến nơi đặt cái máy gần nhất (rong nhà hắn đặt đến ba bốn chiếc điện thoại). Hắn nhấc ống nghe lên và nghe rõ từ đầu dây bên kia tiếng một ông bạn thơ hiện đang sống với vợ tại một tỉnh miền… nào đó. Sau những màn chào hỏi, màn hỏi thăm sức khỏe, bạn bè, màn thông báo cho nhau những tình hình thời sự đặc biệt đáng ghi nhận của giới cầm bút khắp nơi…, ông bạn mới khề khà đi vào vấn đề chính:

    - Này ông ích ích ơi… (xx là bút danh của hắn và hoàn toàn không liên quan gì đến sex)… Ông có biết tờ… ở… của ngành… không ?
    - Có – Hắn trả lời… – Tờ… ở… của ngành… thì tôi biết. Lâu lâu rồi, hình như cuối năm… với cuối năm… thì phải, tôi có mấy bài thơ đăng trên số tết của nó.
    - Thế ông có biết bà…, cũng làm thơ không?
    - Có… Biết qua qua… Thỉnh thoảng tôi cũng đọc một vài bài thơ của bà ấy trên báo… với trên báo…
    - Bà ấy mới có một bài trên tờ… Trong đó có mấy câu nghe quen lắm. Tôi đồ là bả luộc lại của ông, vì so sánh chỉ thấy khác có mấy chữ thôi.
    - Ông có tờ báo ấy không ?
    - Tất nhiên là phải có chứ.
    - Ông đọc tôi nghe xem nào.
    - Ô kê… Ông nghe kỹ nhé. Trong bài thơ của bả có hai câu như thế này:

    Mỗi vì sao là một lò luyện kim khổng lồ
    Đủ sản phẩm công nghiệp hóa cho toàn vũ trụ
    Trong khi ông có hai câu nổi tiếng ai cũng biết là:
    (Mặt trời) như một lò luyện kim khổng lồ

    Đủ sản phẩm công nghiệp hóa cho toàn thiên hệ.
    - Đúng vậy. Rõ ràng là bà này ăn cắp nguyên xi hai câu vàng câu ngọc của tôi, chỉ sửa đi có vài chữ…
    - Tôi cũng thấy thế mà.
    - Theo ông thì tôi phải làm gì bây giờ?
    - Phải kiện. Phải đưa mụ ra tòa thôi. Phải làm cho ra lẽ.
    - Tôi cũng nghĩ vậy.
    - Không thể làm khác được ông ạ. Không thể để mụ quen mui bén mùi, cứ đi ăn cắp của thiên hạ về làm của mình một cách trâng tráo như thế được.
    - Đúng rồi. Không thể để mụ đánh bùn sang ao một cách vô liêm sỉ như thế được.


    Thế là hắn kiện. Thế là lại lôi con mẹ thi sỹ xx kia ra tòa (khỉ gió, trớ trêu sao mụ lại cũng có bút danh là xx). Rồi báo chí cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác cũng vào cuộc. Và thế là không khí văn học trên khắp các miền của đất nước lại có một thời kỳ sôi nổi… để rồi cuối cùng con mụ xx kia phải chính thức đứng lên xin lỗi và chấp nhận giải pháp in nghiêng mấy câu thơ trên kèm theo một chú thích nhỏ là lấy ý của nhà thơ xx…


    « Nó có thể là một chữ, một câu, một tứ, một ý thơ. Nó hoàn toàn có thể là một khổ, một đoạn, một bài thơ, một tập thơ. Nó cũng hoàn toàn có thể là một trào lưu, một trường phái, một giai đoạn, một thời kỳ thơ. Nó có thể là tất cả những gì mà người ta nghĩ là thơ. Và đã có những lúc nào đó bạn thấy thật hạnh phúc khi chợt phát hiện thấy nó lóe lên như một tia chớp mong manh trong tâm trí. Đã có những lúc nào đó bạn cảm thấy tràn ngập niềm vui khi đuổi kịp nó, nắm bắt được nó. Đã có những lúc nào đó bạn cảm thấy thật sung sướng, mãn nguyện khi ở trong ngôi nhà của nó.

    Đã có những lúc nào đó bạn cảm thấy vinh quang khi ngự trị trên đỉnh núi của nó. Nói đến nó là nói đến bạn. Bạn là nó. Nó là bạn. Đã có những lúc bạn tưởng bạn là chủ, là chúa của nó. Đã có những lúc nào đó bạn tưởng nó là những tên lính, là đội quân, là tập đoàn quân của bạn và bạn có thể sai khiến, điều động nó, bạn có thể bắt nó bằng mọi cách phải mang vinh quang về cho bạn. Nhưng chẳng phải vậy. Từ một lúc nào đó, khi bạn nghĩ là đã hoàn toàn cai trị được nó thì đó cũng là lúc bạn trở thành nô lệ của nó. Nó khắc lên mặt, lên trán bạn những cái dấu để bạn không lẫn vào đâu được. Ở đâu người ta cũng có thể nhận được ra bạn, biết bạn là nô lệ của nó. Bạn chỉ được phép làm những gì mà nó muốn bạn làm, chỉ được nói những gì mà nó muốn bạn nói, chỉ được suy nghĩ những gì mà nó muốn bạn suy nghĩ. Bạn không thể thoát ra khỏi nó. Nó là thơ và bạn là nhà thơ ».

    Hắn vừa đi như một gã mộng du vừa suy nghĩ về thơ như vậy. Đã lâu lắm rồi, chẳng làm được bài thơ nào ra hồn nhưng hắn nghĩ về cái loại hình nghệ thuật này rất nhiều. Ngày ngày, đêm đêm…, cái gọi là « nó » ấy ám ảnh hắn làm hắn chẳng nghĩ, chẳng làm được cái gì khác.

    Cũng như chẳng để ý đến những gì đang xảy ra xung quanh. Thí dụ như thời tiết chẳng hạn. Thí dụ như lúc này trời đang rất lạnh. Lại thêm gió, thêm tuyết rơi rất nhiều nữa nên lại càng lạnh hơn. Một thứ tuyết rất lạ. Tuyết gì mà rất nhỏ, rất rắn, như bụi, như cát ấy đang trút xuống ầm ầm, đang quất vào mặt, vào mắt mũi, vào những chỗ da thịt hở ra rát rạt mà hắn vẫn như chẳng biết gì cả.

    Vẫn vừa đi hết con phố này đến con phố khác vừa suy nghĩ về « nó », hắn ra đến bờ sông lúc nào không biết. Con sông rất thơ mộng này, những cái cầu rất đẹp, đẹp đến tuyệt vời này đã nhiều lần đi vào thơ vào truyện của hắn. Hắn lò dò lên cầu. Gió đẩy hắn đi hay những bước chân hắn vô thức bước về phía có đám họa sỹ lang thang đang đánh vật với những giá vẽ cùng những bức vẽ sông nước, nhà cửa, lâu đài, phố xá và nói chung là phong cảnh, những bức chân dung dang dở, cũng như phía đám những nghệ sỹ hát rong đang lúng búng với những cây đàn cồng kềnh, những cây sáo dài loằng ngoằng, những thùng loa thật to, những giá nhạc với còn kẹp những bản nhạc đang lật phật bay cùng mớ băng đĩa ngổn ngang trên mặt những chiếc bàn gỗ hay những cái túi (mà hắn vẫn quen gọi theo kiểu Việt Nam là « túidu lịch ») rất to.


    Hắn cứ lang thang, cứ đi như trong những cơn mộng du như vậy, để rồi nhiều hôm trở về nhà với cái đầu bê bết máu do đập mặt vào cột điện, vào gốc cây, vào tường nhà hay ngã dập ngã dụi ở đâu đó. Có nhiều hôm hắn bị ngã đau đến bất tỉnh. Nhiều hôm người ta nhặt được hắn ở lối đi, dưới chân một cầu thang hay một xó xỉnh nào đó, người mềm nhũn, xơ xác như một cái giẻ rách. Nhiều hôm người ta phải tha hắn đến một bệnh viện hay một đồn công an nào đó gần nhất để hắn nằm đấy cho đến khi tỉnh lại.

    Và bao giờ cũng vậy, mỗi khi soi cái mặt bê bết máu me và đầy những vết xước, bầm dập những dẹo dài sẹo ngắn chồng chéo lên nhau, bao giờ hắn cũng tự nhủ rằng mộng du là một bệnh rất nguy hiểm, không điều trị kịp thời chắc có khi chết lúc nào chẳng biết. Rằng muốn điều trị thì phải có bảo hiểm y tế. Mà bảo hiểm (cả y tế lẫn những bảo hiểm khác) thì hắn vẫn chưa mua được. Có một vài người đã hứa giúp hắn bằng một cách nào đó để mua, nhưng lâu nay hắn vẫn chưa gặp lại.

    Cũng như khi soi cái mặt tái xám với những hố mắt, hố má hốc hác vì thiếu ngủ, thiếu ăn… bao giờ hắn cũng nghĩ rằng thơ và mở rộng ra là các loại hình nghệ thuật khác lúc nào cũng có những vấn đề rất lớn cần phải giải quyết. Những vấn đề của người đọc. Những vấn đề của người viết. Những vấn đề của lịch sử. Những vấn đề của xã hội. Những vấn đề của tiến hóa…. Những vấn đề chồng chất lên những vấn đề… Bao giờ hắn như cũng quay ngay trở lại với những trăn trở rằng thế nào là thơ, thế nào là truyện. Thế nào là nhà thơ. Thế nào là nhà văn. Thế nào là con người…

    12 / 2009
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom