• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Tuổi ấu thơ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tuổi ấu thơ

    Tuổi ấu thơ
    Lê Trung Cang

    Link" align="left" border="0" alt="" style="padding:7px;" /> Trong một đời người, tuổi ấu thơ có lẻ là quãng đời đã để lại trong tâm hồn chúng ta những kỷ niệm êm đềm và đầm ấm nhất. Tuổi ấu thơ, tuổi hồn nhiên, ngà ngọc với tâm hồn thanh khiết, trắng trong như tờ giấy mới không lem vết sân si, tranh giành danh lợi.

    Tuổi ấu thơ, tuổi của ngày xưa còn bé, tuổi của sáng giận, chiều hờn, nay thân, mai nghịch nhưng luôn đượm tình bạn láng giềng thân thiết. Tuổi ấu thơ, tuổi được thương yêu, chiều chuộng, tuổi của quần áo mới may, của đồng tiền mừng tuổi trong những ngày Tết Nguyên Đán, được Chị bế lên Chùa cùng Mẹ lể Phật. Tuổi đã được nhà thơ Hồ Dzếnh của quê hương chúng ta ghi lại bằng những lời thơ dịu dàng, dể thương và nhiều rung động:

    “ Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
    Vai mang khánh bạc lên Chùa dâng hương.
    Lòng vui, quần áo xênh xoang,
    Tay cầm đỉnh bạc, chuông vàng mới mua.\
    Chị tôi vào lể trong Chùa,
    Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên:
    “ Lòng thành, lể vật đầu niên
    Cầu cho “Tiểu“ được ngoài giêng đắc chồng.
    Chị tôi phụng phịu má hồng,
    Vùng vằng, suýt nửa quên bồng cả tôi ... “

    Chúng ta có thể đã quên rồi những hình ảnh biến động của năm tháng gần gủi vừa mới thoáng qua, nhưng lại không thể nào quên những kỷ niệm dù rất đơn sơ của một thời trẻ dại, nay đã xa vời mãi tận nơi đâu. Một đôi khi, hình như chúng ta có thể còn cảm thấy lảng vảng đâu đây: cảm giác rộn ràng của ngày đầu tiên cắp sách theo chân Mẹ đến trường với tập vở mới nguyên còn thơm mùi giấy; những hồi hộp, lo âu trong những buổi vào lớp khi bài chưa thuộc; những tình cảm bâng khuâng, náo nức nhưng thoáng bùi ngùi trong ngày bải trường cho các tháng Hè, xa cách bạn bè thân.

    Rồi trong những buổi sáng sớm đến trường, khi nhìn thấy các bác phu lục lộ dựng bảng đào đường để sửa lại đường ống nước, lòng bổng cảm thấy nôn nao khi nghĩ đến những trò chơi của những ngày sau đó. Với những tảng đất sét đen mịn và rượi mát vừa được đào lên từ lòng đường, các trò chơi sẽ được bày ra tạo nên những ngày vui chơi nhộn nhịp, đầy thú vị với những hình ảnh và cảm giác êm đềm đang được lặng lẻ ghi sâu vào ký ức, để trở thành kỷ niệm vô cùng đầm ấm cho những năm, tháng không còn ấu thơ của một ngày xa xưa nửa.

    “ ….... Anh moi đất nắn tượng người,
    Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
    Mỗi ngày chợ họp mười phiên
    Anh đem tượng đất đổi tiền lá rơi ….... “
    ( “ Tiền và La ù” của Nguyễn Bính )

    Những tình cảm rộn ràng, náo nức, những kỷ niệm xa vời ấy quả thật quá nhẹ nhàng tưởng chùng như không còn nhớ được, nhưng chúng ta đã thực sự không thể nào quên dù không cố nhớ. Rồi trong những lúc mơ ước xa xôi, hẳn có lần chúng ta đã mong trở lại thời thơ dại đó, dù chỉ phút giây, để tìm lại những tình cảm dịu dàng, êm đềm từ lâu thiếu vắng. Nhưng thời gian đã là sương lấp kín lối mòn dẩn về chốn cũ.

    Không một ai trong chúng ta có thể “tắm hai lần trong một giòng sông”, như lời của một nhà văn Âu Châu đã từng nói; không một ai trong chúng ta còn có thể tìm được ngỏ về quá khứ. Chúng ta chỉ đành hoài niệm và tiếc nhớ cho một thiên đường đã mất: tuổi ấu thơ, tuổi của cuộc sống hồn nhiên, thanh bình và tràn đầy hạnh phúc. Còn một cách nào ?

    Sống thật gần gủi với các con, cháu còn bé, tham dự vào sinh hoạt của trẻ con hồn nhiên âu cũng là cách tìm lại, dù chỉ trong phút chốc, những cảm giác êm đềm đã xa vời nhưng không thể nào quên ấy.
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom