• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Dòng Thơ Đường

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng Thơ Đường


    Khuê Oán - Vương Xương Linh


    閨怨
    王昌齡

    閨中少婦不知愁, 春日凝妝上翠樓。
    忽見陌頭楊柳色, 悔教夫婿覓封侯。


    Phiên Âm

    Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

    Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

    Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

    Hối giao phu tế mịch phong hầu.


    Tạm dịch nghĩa :


    Phòng khuê thiếu phụ không biết sầu là gì
    Ngày xuân ngưng trang điểm bước lên lầu thuý
    Chợt thấy sắc dương liễu ở đầu đường
    Hối tiếc đã khuyên chồng đi tìm để được phong tước hầu.



    Dịch Thơ Quốc Âm của LaiQuangNam

    Khuê Oán

    Khuê phòng nàng biết chi sầu,
    Ngày xuân ngưng phấn thuợng lầu thúy sang.
    Đầu đàng…chợt sắc liễu dương,
    Giục chàng bén chốn quan trường làm chi !

    Laiquangnam

    Chú Vài Từ

    1- Khuê trung ,phòng khuê của người phụ nữ trong chốn đài các;
    2- Ngưng trang : là trang điểm hoàn tất, ngày xưa theo lễ thì người phụ nữ quyền quý không được đề gương mặt không điểm trang ra mắt chồng, nhất là các bà hậu ,bà phi đối với vua .Trong Việt ngữ chữ " ngưng " có hai nghĩa một là dừng đột ngột, hai là dừng khi đã xong việc .
    3- Thúy là lầu thúy, lầu có ánh ngọc xanh, thường nhà cực giàu có mới có
    4- Dương liễu , dương liễu là hai cây cùng họ mới nhìn hơi giống nhau, nhưng dương cây lá cứng ( chỉ đàn ông ) liễu cây lá mềm, rũ ( chỉ người phụ nữ ).
    5- Sắc , là cảnh tượng, hình thái ,
    6- thướng , tiếng Việt " thượng lên", là trèo lên một cách háo hức .


    ****************


    Khuê oán, là bài thơ thuộc dòng thơ biên tái, là tác phẩm nổi tiếng của Vương Xương Linh, người được khen là Thi Thiên tử thời Thịnh Đường. Ông dùng chữ cân nhắc, chắc lọc và rất tài hoa trong dòng tuyệt cú. Bài thơ này đối với học sinh Việt Nam nghe rất quen thuộc vì nhắc họ nhớ đến câu thơ dịch tài hoa của bà Đoàn thị Điểm trong Chinh phụ ngâm ngày xưa .

    Lúc ngoảnh mặt ngắm màu dương liễu
    Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
    Chẳng hay muôn dặm ruổi rong
    Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng? (1)

    (Chinh Phụ Ngâm )



    (1) Nguyên tác của Ôn Như Hầu Đặng Trần Côn

    Hồi thủ trường đê dương liễu sắc
    Hối giao phu tế mịch phong hầu
    Bất thức ly gia thiên lý ngoại
    Quân tâm hữu tự thiếp tâm phầu.


    nguồn : NewVietart


    %%%%%%%%%%%%%%%%

    Vương Xương Linh tự là Thiếu Bá, người đất Giang Ninh, tỉnh Giang Tô. Đậu Tiến sỹ, làm chức Hiệu thư lang, sau bị biếm chức ra làm quan úy tại Long Tiêu. Gặp lúc loạn lạc, ông bị Thứ sử Lư Khưu Hiển vì tư thù giết chết. Vương Xương Linh nổi tiếng thơ hay được gọi là Thi thiên tử cũng như Vương Duy là Thi Phật, Lý Bạch là Thi Tiên, Đỗ Phủ là Thi Thánh. ông có để lại một thi tập gồm 5 bài, Khuê oán là một trong các bài thơ đó.


    .
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 26-02-2011, 07:02 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #31

    Du Tử Ngâm - Mạnh Giao

    Tình Mẹ Qua Bài Thơ Đường: Du Tử Ngâm



    Sưu Khảo của Hải Đà - Vương Ngọc Long

    Thế giới của Đường Thi là một thế giới siêu thoát, không bến bờ, bát ngát, triền miên và vô tận. Thơ Đường đã đưa Đường Thi lên đến tuyệt đỉnh của nền thi ca nhân loại. Vì là tinh-hoa của nền văn hóa Trung Quốc , Đường thi đã làm rạng danh Đời Đường. Bộ Toàn Đường Thi soạn thảo vào đời Thanh gồm khoảng 900 tập, với gần 2900 thi sĩ đã sáng tác khoảng ngót 50,000 bài thơ, đó là chưa kể số lớn những bài thơ chưa thu góp lại được. Thơ Đường rất phong phú :tả tình, tả cảnh, nói lên cái khí hạo nhiên của con người, cái đạo Trung-Hiếu-Nhân-Nghĩa làm đầu .

    Thơ Đường chia ra nhiều thể loại và đa dạng, nội dung khác nhau: những bài thơ thời chinh chiến tả cảnh biên thùy, nỗi lòng người lính thú xa nhà, những bài thơ tả cảnh đồng quê dân dã, bốn mùa xuân hạ thu đông, những thú tiêu khiển thiên nhiên, hưởng nhàn, đọc sách, ngâm vịnh, câu cá, du thuyền, những bài thơ phơi bày thảm trạng chua xót của xã hội, những bài siêu trần thoát tục, hệ lụy nhân sinh v.v...không sao kể xiết.

    Tuy thế-giới Đường Thi lớn lao và đồ sộ như vậy nhưng chỉ có một số ít ỏi những bài thơ Đường ca tụng nghĩa Mẹ ơn Cha. Bài thơ Du Tử Ngâm là một bông hoa hiếm hoi đã vươn mình khoe sắc rực rỡ trong khu rừng Đường Thi trùng trùng điệp điệp.





    ĐÔI DÒNG VỀ THI-SĨ MẠNH GIAO (751-814)

    Thi sĩ Mạnh Giao sống vào thời Trung Đường (cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Gia Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ...) MạnhGiao tự là Đông Dã, sinh quán tại Vũ-Khang, Hồ-Châu (nay là huyện Vũ-Khang, tỉnh Chiết-Giang).
    Công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ được tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện úy Lật Dương (tỉnh Giang-Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết.

    Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý-tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí-thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao-động tay lấm chân bùn.

    Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là "Mạnh Đông Dã" gồm 2 tập thơ . Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi. Ông rất thận trọng, cân nhắc trong việc lựa chọn chữ nghĩa, ý từ, làm nhiều bài thơ rất khúc chiết, sâu sắc, khó hiểu.

    Bài thơ Du-Tử-Ngâm của ông là một ngoại lệ, là một bài thơ hay với lời lẽ giản-dị, chân thật và dễ hiểu. Hàn Dũ đã mô tả tài năng về thơ của Mạnh Giao như là con ngựa bất kham, thông suốt kim cổ.


    **************



    CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ: DU TỬ NGÂM



    Với một ý thức hệ nho gia phong kiến, lấy "trung-hiếu" làm đầu, dựa trên nền tảng triết-lý nhân sinh đại chúng và đạo-lý cương thường xã hội, trong một chế-độ quân-chủ về chính trị và phụ quyền về xã-hội, tại sao rất it những bài thơ Đường ca tụng Tình Mẹ?

    Phải chăng những nhà thơ Đường, trong cái sĩ-khí của nhà Nho, ngày đêm dùi mài kinh sử để mong đến ngày thi đỗ ra làm quan, thực hiện cái hoài bão "kinh bang tế thế, trị quốc an-dân..." hoặc nếu không thành-đạt như ý, họ bất lực chán nản buông xuôi và tự ẩn dật chìm mình trong tư-tưởng vô vi, hướng về những đề tài thiên nhiên, sơn thủy điền viên, với tư tưởng "lạc thiên tri mệnh" (vui trời biết mệnh).

    Phải chăng họ đã mang mặc cảm ngại phơi bầy những tình cảm gia đình mật thiết riêng tư, những xúc động chân thành như tình mẹ, vì bị ràng buộc bởi quan niệm nghiệt ngã trọng nam khinh nữ,tam tòng tứ đức đè nặng trong xã hội hủ tục phong kiến, sợ người đời gán cho là kẻ yếu đuối, hèn nhát không phải là bậc đại-trượng-phu trong thiên hạ?

    Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội đó phải chăng chỉ là những chiếc bóng âm thầm, tủi nhục, mang cái thân phận bèo bọt chồng chúa vợ tôi, có nhiệm vụ tôi mọi nô bộc, chỉ biết đầu tắt mặt tối làm việc và không được chia sẻ cái chân lý căn bản của lẽ sống gia-đình: hạnh phúc và tình yêu. Thật là thảm thương khi ta mường tượng đến hình ảnh của người phụ nữ, một người Mẹ, một người vợ trong cái xã hội quan- liêu bất công đó:
    Loạn bồng vi mấn, bố vi cân

    Hiểu đạp Hàn sơn tự phụ tân (Bạch Cư Dị)

    Dịch:
    Tóc tua cỏ dại rối bù
    Dung nhan tàn tạ, khăn thô che đầu
    Nắng mưa sương gió dãi dầu
    Đầu non nặng gánh củi sầu thế gian (Hải Đà dịch)
    Nói đến sự đề cao người phụ nữ hay vinh danh người Mẹ trong Đường Thi, thì ai ai cũng phải nhắc đến bài thơ DU TỬ NGÂM. Đó là bài thơ với những lời lẽ chân tình, giản dị, là những tiếng lòng tỏa ra những âm vang huyền diệu, những nỗi niềm tha thiết dễ làm rung động người đọc, vì đó là nhừng lời lẽ phát xuất tự một con tim chân thật, bộc trực của một người con rất có hiếu, nhà tuy nghèo nhưng đã được Mẹ, hy sinh, tần tảo, dãi dầu nắng sương , chăm lo, nuôi nấng cho đến khi thành tài, dù rất muộn màng mãi đến năm 50 tuổi, cái tuổi tri thiên mệnh mới được bổ làm quan. Khi được làm quan , ông đã nghĩ ngay đến Mẹ già ở quê và vội vàng đón Mẹ về chung sống với ông.

    Tác giả đã sáng tác bài thơ "Du Tử Ngâm" khi đón Mẹ lên Lật Dương (Nghênh Mẫu Lật Dương tác, như lời chú giải của ông). Bài thơ có nội dung ngắn gọn, nhưng mỗi từ ngữ trong thơ rất dạt dào, súc tích, tạo một sự truyền cảm mãnh liệt đến người đọc. Chỉ nhìn những công việc nho nhỏ thôi, những sợi chỉ trên tay của bà mẹ già, những giây phút thầm lặng, cúi đầu chăm chú từng đường kim, múi chỉ để, may, khâu, vá áo cho con, chờ ngày con lên đường đi xa.

    Qua bao dặm trường ngăn cách, trắc trở, qua bao cạm bẫy nguy hiểm của đường đời, Mẹ biết bao giờ con trở lại? Đợi ngày vinh qui bái tổ quá xa vời vợi trong trí tưởng của người Mẹ. Cái gì để gửi gắm cho con? Tấm áo khoác trên mình con trên khắp nẻo đường lãng du, dù ở một bến bờ nào đều mang tâm tình ấp ủ, khăng khít của lòng Mẹ. Lòng Mẹ thương con như sông rộng, biển đầy, mênh mang, bát ngát. Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược? và người con có đền đáp lại được gì mà người Mẹ đã cho ? Cái tâm tình nầy đã trải rộng trong hai câu thơ kết:
    "Thùy ngôn thốn thảo tâm

    Báo đắc tam xuân huy?"

    Ai có thể nói rằng tấc lòng của cỏ non đền đáp được ánh sáng của ba tháng mùa Xuân nắng ấm? Đứa con là "tấc lòng của cỏ", còn Mẹ hiền là "nắng ấm của ba tháng mùa xuân" khi mà những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá, đã phả hơi ấm, làm đâm chồi nẩy lộc những cọng cỏ co ro, ủ rũ, tàn héo, nằm rạp mình trong những ngày đông lạnh lẽo, u ám. Cỏ cũng như những cánh én không tạo dựng một mùa xuân, không đem lại nắng ấm mùa Xuân, nhưng chính những tia nắng ấm đó từ lòng Mẹ đã làm cỏ thắm tươi, xanh ngát để hãnh diện khoe màu cùng vũ trụ. Chính Lòng Mẹ đã hy sinh cho con, muốn cho con nên người, công thành danh toại hầu nở mày nở mặt với thiên hạ.
    Bài thơ Du Tử Ngâm đúng là một tuyệt tác diễn tả được lòng mẹ bao la, đã xuất phát tự con tim, đáy lòng như sự nhận xét của Tô-Thức "Thi tùng phế phủ xuất, xuất thiếp sầu phế phủ" (bài thơ xuất phát từ ruột gan, tâm can mà ra, và đã làm gan ruột phải bồi hồi xao xuyến).

    Những điệp tự như "mật mật phùng " (mật = dầy, nhặt, gần, khít / phùng =may) đã đối lại với "trì trì quy" (trì = chậm, trễ, muộn, lâu / quy =về) tạo nên những giai điệu rất hài hoà, âm thanh tình mật thiết quyện vào nhau, đã diễn tả được những gì khăng khít nhất, những khắc khoải lo lắng bồi hồi của người mẹ, sợ con đi xa lâu trở về, trên bước đường viễn du không một bàn tay săn sóc, Mẹ chỉ mong sao cho manh áo được dầy, kín, để đủ sưởi ấm thân con trẻ trên bước đường tha phương lưu lạc.

    Bài thơ với từ ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng đã diễn đạt được cái tận cùng của một bản sắc dân tộc, một cội nguồn của nhân bản: Tình Mẹ, của một đời dầm mưa dãi nắng, của những chuỗi ngày triền miên, cay đắng, chịu đựng, và đợi chờ, khi những đứa con của Mẹ, phải làm "du tử" ra đi thời chinh chiến..., không hẹn ngày trở về ...
    "Mẹ buồn thắp lửa hư vô,

    Năm canh khắc khoải sững sờ đợi con"
    để mà
    "Đêm đêm trên cánh đồng khô,
    Đôi tay vô vọng mẹ quờ trăng mơ" (Mẹ Trầm Luân , Thơ Hải Đà)
    Hai câu cuối của bài thơ "Du Tử Ngâm" đã đi vào văn học Trung Quốc, đã tạo ra những thành ngữ trong tự điển Hán-Học như:

    "Thốn thảo tâm"= tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ, lòng con hiếu thảo với cha mẹ

    "Thốn thảo tâm bi" = tấc lòng của con thương cha mẹ

    "Thốn thảo xuân huy" = Tấc cỏ và ánh sáng mùa xuân. Xin đem tấm lòng của con ví như một tấc cỏ mà báo đáp công ơn cha mẹ ví như ánh hồng của ba tháng mùa xuân.

    "Xuân Huyên" = công cha nghĩa mẹ như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
    "Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê,

    Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.
    Xuân huyên lo sợ xiết bao,
    Quá ra khi đến thế nào mà hay ! "

    hoặc :
    "Xuân huyên nhớ thuở đời tàn
    Mẹ ta dầu dãi tảo tần nuôi con
    Cha già cải tạo đầu non,
    Giao thừa mắt mẹ lệ mòn phương nao"
    (Nhắn Hỏi Xuân Đài, thơ Hải Đà)

    Chuyện Kiều đã đề cập đến chữ Hiếu rất nhiều, hiếu thảo với cha mẹ là việc con cái luôn mong ước được báo đền :

    "Duyên hội ngộ, đức cù lao,
    Bên tình bên hiếu , bên nào nặng hơn?
    Để lời thệ hải minh sơn,
    Làm con trước phải đền ơn sinh thành".

    Nguyễn Du cũng đã mượn hai câu thơ cuối của bài Du Tử Ngâm để diễn tả nỗi lòng tha thiết muốn báo hiếu cha mẹ, đền ơn sinh thành của người hiếu nữ Thúy Kiều dù phải chịu đựng bao nhục nhằn đau khổ:

    Đau lòng tử biệt sinh ly,
    Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
    Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
    Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.


    ***********************

    DU TỬ NGÂM với những dịch giả muôn phương

    1- Bản dịch của Lương Thúc Ký :

    Mảnh áo thân con trẻ
    Đường kim tay mẹ già
    Con đi mẹ may kỹ
    Kẻo nữa lâu về nhà
    Tấc cỏ dưới bóng xuân
    Báo đáp đâu đặng mà


    2-Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:

    Áo ấy thân con mặc
    Chỉ này tay mẹ khâu
    Con đi mẹ nhíp kỹ
    Mẹ sợ con về lâu....
    Ai rằng lòng tấc cỏ
    Đền được ánh xuân đâu !


    3-Bản dịch của Khương Hữu Dụng:

    Sợi chỉ trên tay mẹ
    Tấm áo trên mình con
    Kịp đi khâu nhặt mũi
    Sợ về còn chậm chân
    Ai bảo lòng tấc cỏ
    Báo được ánh ba xuân ?


    4-Bản dịch của Trần Trọng San:

    Mẹ hiền sợi chỉ cầm tay
    Khâu lên tấm áo trước ngày con đi
    Đường kim khăng khít chinh y
    Sợ con chậm trễ không về lại ngay
    Ai rằng tấc cỏ lòng này
    Mà đền đáp nỗi ánh trời ba xuân?


    5-Bản dịch của Trần Trọng Kim

    Mẹ từ sợi chỉ trong tay
    Trên mình du tử áo may vội vàng
    Sắp đi mũi chỉ kỹ càng
    Sợ con đi đó nhỡ nhàng trễ lâu
    Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
    Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho người


    6- Bản dịch của Vương Hồ

    Trên tay sợi chỉ mẹ cầm
    Thương con áo mỏng âm thầm mẹ may
    Đường kim ấp ủ thân nầy
    Đi lâu chắc Mẹ quắt quay tháng ngày
    Lòng son tấc cỏ có hay
    Nắng ba xuân đủ đong đầy ơn sâu?


    7-Bản dịch của Đinh Vũ Ngọc:

    Mẹ hiền sợi chỉ trên tay
    Khâu vào thân áo con ngày ra đi
    Chỉ khâu cẩn thận từng li
    Ý chừng mẹ sợ con đi quên về
    Tấm lòng một tấc cỏ quê
    Ánh ba xuân ấy dễ chi báo đền


    8- Bản dịch anh ngữ của Jennifer Hsu:

    Song of a Roamer
    The threads in the hand of a loving mother
    The clothes for her son going on a long journey
    Tightly stitched before he takes his leave
    For fear that he would be late in coming home
    How could the heart of a blade of grass ever repay
    The warmth that the sun imparts to it in the spring?


    9- Bản phỏng dịch anh ngữ:

    A Roamer's Song
    My benevolent mother
    With thread and needle in hand
    Mends the garment I have on,
    Ere I leave my native land.
    More stiches, ere I take leave
    To hold the seams firm and fast
    As itinerant worker,
    To come home I 'd be the last
    With what can I repay Ma?
    Whatever others may say,
    For what she has done for me,
    Her, I can never repay!
    THAY LỜI KẾT LUẬN:

    Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan nhưng trái tim của Mẹ mới thật là đệ nhất kỳ quan. Vì trái tim của Mẹ là một thứ kỳ quan sống động linh hoạt. Trong khi các kỳ quan khác đều chết đứng bất động. Đối với kỳ quan nầy chúng ta không cần phải phí công tốn của để tìm kiếm quan chiêm, vì chính kỳ quan tuyệt bích ấy đã ở trong ta từ lúc mới tượng hình, và theo năm tháng kỳ quan nầy lại càng trở nên kỳ ảo, vĩ đại, vô tiền khoáng hậu. (Tình Mẹ của HT Thích-Hộ-Giác)

    Và trái tim Mẹ bao dung nhân hậu đó chỉ có bốn ngăn thôi, và bốn ngăn đó là bốn mùa hiu hiu gió, man mác lời mẹ ru con ngủ, thoang thoảng hương thơm của bốn loài thụy thảo: mai, lan, trúc, cúc; là bốn phương trời đau đáu ánh mắt mẹ hiền dõi trông bước chân phiêu bạt của người con du-tử. Bốn ngăn tim đó chứa đầy bốn thể tánh vô- ượng của đất trời : Từ, Bi, Hỉ, Xả. Mẹ phải là một kỳ-quan vô-giá, kỳ-diệu nhất trong vũ-trụ vô thường và hữu hạn nầy...

    Thôi hết rồi kỳ quan tuyệt vời nhất
    Nơi viễn phương màu nắng cũng hoang sơ
    Thành phố buồn từ khi xa vắng Mẹ
    Trong lòng con hiu hắt cả trời thơ "

    (Thơ Thái-Tú-Hạp "Thành Phố Buồn Từ Khi Xa Vắng Mẹ")

    HẢI ĐÀ – VƯƠNG NGỌC LONG
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 03-11-2010, 09:19 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #32

      Thơ Đường - Tranh Tàu








      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #33

        Đỗ Phủ - Bạc Mộ



        Thơ Đỗ Phủ

        薄暮

        江水長流地,
        山雲薄暮時。
        寒花隱亂草,
        宿鳥擇深枝。
        舊國見何日,
        高秋心苦悲。
        人生不再好,
        鬢發白成絲。


        Bạc mộ

        Giang thuỷ trường lưu địa
        Sơn vân bạc mộ thì
        Hàn hoa ẩn loạn thảo
        Túc điểu trạch lâm chi
        Cựu quốc kiến hà nhật ?
        Cao thu tâm khổ bi !
        Nhân sinh bất tái hảo
        Mấn phát tự thành ty



        Dịch nghĩa : Chiều hôm bên bến sông


        Nơi này nước sông chảy hoài
        Vào lúc chiều hôm nhuộm màu mây núi
        Hoa lạnh lẽo nấp trong đám cỏ rối
        Chim ngủ đêm chọn cành rậm
        Ngày nào thấy lại đất nước cũ ?
        Trời thu lồng lộng khiến lòng càng buồn !
        Một đời người không gặp dịp tốt hai lần
        Mái tóc mấy chốc mà thành tơ bạc !



        Dịch thơ :Chiều hôm bên bến sông

        Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

        Nơi nước sông tuôn đổ
        Chiều mây núi nhuộm màu
        Hoa vàng xen cỏ rối
        Chim tối chọn cành sâu
        Nước cũ bao giờ thấy ?
        Thu cao tấc dạ sầu !
        Dịp may đời hoạ hiếm
        Mấy chốc bạc phơ đầu


        ***

        Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu

        Nơi này sông nước trôi mau
        Chiều hôm mây núi nhuộm màu thê lương.
        Cỏ hoa lạnh dưới làn sương
        Chim sâu cành rậm còn đương giấc nồng.
        Ngày về quê cũ hằng mong
        Trời thu lồng lộng, mênh mông sầu tình.
        Đời người phúc phận mỏng manh,
        Tóc mây mấy chốc đã thành sợi tơ!



        ***


        Bản dịch của Song Nguyễn Hàn Tú


        Chốn đây dòng nước trôi lờ lững
        Mây núi mờ đi giữa bóng chiều
        Bên cỏ hoa nép mình lặng lẽ
        Cành cao chim ẩn, cảnh đìu hiu
        Bao giờ về được nơi quê cũ
        Thu đến hồn vương lắm xót xa
        Chắc hẳn vận may không còn nữa
        Mái đầu mấy chốc nhuốm sương pha.

        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #34

          Thu Đăng Lan Sơn ký Trương Ngũ - Mạnh Hạo Nhiên



          THU ĐĂNG LAN SƠN ký Trương Ngũ

          Mạnh Hạo Nhiên

          Bắc sơn bạch vân lý ,
          Ẩn giả tự di duyệt.
          Tương vọng thí đăng cao ,
          Tâm tùy nhạn phi diệt.
          Sầu nhân bạc mộ khởi ,
          Hứng thị thanh thu phát.
          Thời kiến quy thôn nhân ,
          Sa hành độ đầu yết.
          Thiên biên thụ nhược tề ,
          Giang bạn châu như nguyệt.
          Hà đương tái tửu lai ,
          Cộng túy trùng dương tiết.


          (Trùng dương =trùng-cửu = tiết ngày mồng
          9 tháng 9 âm lịch, ngắm hoa uống rượu)


          Mùa thu lên Lan Sơn viết tặng Trương Ngũ

          ( Hải Đà dịch )

          Núi cao mây trắng giăng đầy
          Người u cư sống tháng ngày ung dung
          Lên non nhìn xuống mịt mùng
          Gửi lòng theo cánh nhạn trùng bay xa
          Sầu nghiêng nghiêng bóng chiều tà
          Trời thu biếc ngọc chan hòa ý thơ
          Ai về thôn xóm thẫn thờ
          Dừng chân biển cát, ngồi chờ bến sông
          Hàng cây xanh đứng đợi mong
          Sông quê in bóng nguyệt lồng soi gương
          Rượu đây vui với bạn đường
          Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời.
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 04-12-2010, 07:30 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          • #35

            Những bài dịch Đường Thi đầu tiên trong văn học Việt Nam

            Những bài dịch Đường Thi đầu tiên trong văn học Việt Nam

            Nguyễn Quảng Tuân


            Nói đến những bài dịch Đường thi người ta thường nghĩ đến bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, do Phan Huy Vịnh (1) dịch hoặc bài Thu hứng(2) của Đỗ Phủ do Ngô Thế Vinh dịch ra quốc âm. Hai bài thơ dịch này sở dĩ được phổ biến sâu rộng vì đã được các đào nương xưa, thường hát trong các xóm bình khang và cũng vì các khách yêu ca trù hết sức ưa thích. Ngoài hai bài kể trên còn có các bài Thu hứng (bài thứ tư) của Đỗ Phủ (Nguyễn Công Trứ dịch), bài Văn lân gia lý tranh của Từ An Trinh (Trương Minh Ký dịch), bài Há Chung Nam sơn, quá Hộc Tư Sơn Nhân túc, trí tửu của Lý Bạch (Nguyễn Khuyến dịch) cũng được nhiều người biết đến.
            Nhưng đó chỉ là những bài dịch về sau này vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, còn những bài dịch Đường thi đầu tiên phải kể đến những bài đã được dịch từ thế kỷ thứ XV và được sưu tầm trong bộ Hồng Đức quốc âm thi tập (đời vua Lê Thánh Tôn) như bài Xuân tịch lữ hoài dịch của Thôi Đồ và bốn bài dịch ở chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường.

            Bài Xuân tịch lữ hoài nguyên văn bằng chữ Hán như sau:
            春 夕 旅 懷
            水 流 花 謝 雨 無 情
            送 盡 東 風 過 楚 城
            蝴 蠂 夢 中 家 萬 里
            子 規 枝 上 月 三 更
            故 園 書 動 經 年 絕
            華 發 春 惟 滿 鏡 生
            自 是 不 歸歸 便 得
            五 湖 烟 景 有 誰 爭
            崔 涂


            XUÂN TỊCH LỮ HOÀI
            Thủy lưu hoa tạ lưỡng vô tình,
            Tống tận đông phong quá Sở thành.
            Hồ điệp mộng trung gia vạn lý,
            Tử quy chi thượng nguyệt tam canh.
            Cố viên thư động kinh niên tuyệt,
            Hoa phát xuân duy mãn kính sinh.
            Tự thị bất qui, qui tiện đắc,
            Ngũ hồ yên cảnh hữu thùy tranh
            THÔI ĐỒ

            Dịch nghĩa:
            ĐÊM XUÂN ĐẤT KHÁCH NHỚ NHÀ
            Hoa bay nước chảy cũng vô tình,
            Gió quyến xuân đưa đến Sở thành.
            Hồ điệp mơ màng nhà vạn dặm,
            Tử qui khắc khoải nguyệt ba canh.
            Thư nhàn dễ cách lòng nên bạc,
            Tóc tuyết khôn cầm thức lại xanh.
            Nẻo ấy chẳng về, về ắt được,
            Năm hồ cảnh vắng có ai tranh.
            KHUYẾT DANH

            Bài dịch sang quốc âm đã rất thanh thoát nên các nhà sưu tầm về sau đã tưởng là thơ Nôm sáng tác và đã đưa vào bộ Hồng Đức quốc âm thi tập.

            Bộ này còn có bốn bài dịch chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường:

            1. LƯU NGUYỄN NHẬP ĐỘNG

            Cỏ rợp non tiên một nẻo phân,
            Đất chăng bụi bụi cỏ êm chân.
            Khói xanh bóng tiễn xem đương mặt,
            Nước biếc duyên ưa nọ có thân.
            Dải non cao, chăng khối nguyệt,
            Doành sông thắm, một dường xuân.
            Chẳng hay người ấy về đâu tá?
            Niệm đến Đào Nguyên hỏi chủ nhân.

            2. LƯU NGUYỄN ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN TỬ

            Cây khói xanh xanh thức biếc tương,
            Trước đông thuở dãi bóng trì đường.
            Mây che cửa chim bay hết,
            Suối thay cầm tiếng nhặt xoang.
            Sông có bích đào non nước dẫy,
            Cõi nhiều hồng hạnh tháng ngày trường.
            Cánh hoa dầu chẳng ngươi tiêu rước,
            Chó sủa âu là hẳn ấy lang.

            3. TIÊN TỬ HOÀI LƯU NGUYỄN

            Chẳng còn nhớ đến khúc Nghê thường,
            Một phút chiêm bao một phút thương.
            Thuở động ngày chầy xuân vắng vẻ,
            Khi người đường cách nguyệt mơ màng.
            Đất nhiều có ngọc qua ưa biếc,
            Nước có hoa đào hết tấc hương.
            Gió thổi đèn tàn thêm lạnh lẽo.
            Thân này khôn chước hỏi lưu lang.

            4. LƯU NGUYỄN TÁI ĐÁO, BẤT KIẾN TIÊN TỬ

            Ngọc châu lại đến hỏi chưng đây,
            Rầy đã rêu rêu bụi bụi đầy.
            Ca khúc rền rền cách núi,
            Làng doanh văng vẳng khóa mây.
            Thức mây chẳng phải xanh phen nọ,
            Điểm khói nào còn biếc bầy chầy.
            Mặt nước hoa trôi lành lạnh đấy.
            Người tiên mời rượu ở đâu rầy?
            KHUYẾT DANH

            Nguyên văn bốn bài thơ của Tào Đường bằng chữ Hán như sau:

            入 天 臺

            樹 入 天 臺 石 路 新
            雲 和 草 靜 迥 無 塵
            烟 霞 不 省 生 前 事
            水 木 空 疑 夢 後 身
            往 往 鸡 鳴 岩 下 月
            時 時 犬 吠 洞 中 春
            不 知 此 地 歸 何 處
            須 就 桃 源 問 主 人

            1. NHẬP THIÊN THAI

            Thụ nhập Thiên Thai thạch lộ tân,
            Văn hòa thảo tĩnh quýnh vô trần.
            Yên hà bất tỉnh sinh tiền sự,
            Thủy mộc không ghi mộng hậu thân.
            Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt,
            Thời thời khuyển phệ động trung xuân.
            Bất tri thử địa qui hà xứ,
            Tu tựu Đào nguyên vấn chủ nhân.
            TÀO ĐƯỜNG


            洞 中 遇 仙 人

            天 和 樹 色 靄 蒼 蒼
            霞 重 岩 深 路 渺 茫
            雲 寶 滿 山 無 鳥 雀
            水 聲 沿 澗 有 笙 簧
            碧 沙 洞 里 乾 坤 別
            紅 樹 枝 邊 日 月 長
            願 得 花 開 有 人 出
            兔 令 仙 犬 吠 劉 郎
            曹唐


            2. ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN NHÂN

            Thiên hòa thụ sắc ái thương thương,
            Hà trọng nham thâm lộ diểu mang.
            Vân đậu mãn sơn vô điểu tước,
            Thủy thanh duyên giản hữu sênh hoàng.
            Bích sa động lý càn khôn biệt,
            Hồng thụ chi biên nhật nguyệt trường.
            Nguyệt đắc hoa gian hữu nhân xuất,
            Miễn linh tiêu khuyển phệ Lưu lang.
            TÀO ĐƯỜNG


            洞 中 有 懷
            不 將 清 瑟 理 霓 裳
            塵 夢 那 知 鶴 夢 長
            洞 里 有 天 春 寂 寂
            人 間 無 路 月 茫 茫
            玉 沙 瑤 草 沿 溪 碧
            流 水桃 花 滿 澗 香
            曉 露 風 燈 易 零 落
            此 生 無 處 問 劉 郎
            曹唐

            4. ĐỘNG TRUNG HỮU HOÀI

            Bất tương thanh sắt lý Nghê thường,
            Trần mộng na tri hạc mộng trường.
            Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
            Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
            Ngọc sa dao thảo duyên khê bích,
            Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
            Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc,
            Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang.


            再 到 天 臺

            再 到 天 臺 訪 玉 真
            蒼 苔 白 石 已 成 塵
            笙 歌 寂 寞 閑 深 洞
            雲 鶴 簫 條 絕 舊 鄰
            草 樹 總 非 前 度 色
            煙 霞 不 似 往 年 春
            桃 花 流 水 依 然 在
            不 見 當 時勸 酒 人
            曹唐


            5. TÁI ĐÁO THIÊN THAI

            Tái đáo Thiên Thai phỏng Ngọc Chân,
            Thương đài bạch thạch dĩ thành trần.
            Sênh ca tịch mịch nhàn thâm động,
            Vân hạc tiêu điều tuyệt cựu lân.
            Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
            Yên hà bất tự vãng niên xuân.
            Đào hoa lưu thủy y nhiên tại,
            Bất kiến đang thời khuyến tửu nhân.
            TÀO ĐƯỜNG


            Như vậy có một bài thơ chữ Hán của Tào Đường đã không được dịch ra quốc âm. Đó là bài Thiên Thai tống biệt (bài thứ ba)


            天 臺 送 別

            殷 鴰 相 送 出 天 臺
            仙 景 那 能 欲 再 來
            雲 液 既 歸 須 強 飲
            玉 書 無 事 莫 頻 開
            花 流 洞 口 應 長 在
            水 到 人 間 定 不 回
            惆 悵 溪 頭 從 此 別
            碧 山 明 月 照 蒼 苔


            3. THIÊN THAI TỐNG BIỆT

            Ân cần tương tống xuất Thiên Thai,
            Tiễn cảnh na nàng khước tái lai.
            Vân dịch ký qui tu cưỡng ẩm,
            Ngọc thư vô sự mạc tần khai.
            Hoa lưu động khẩu ưng trường tại,
            Thủy đáo nhân gian định bất hồi.
            Trù trướng khê đầu tòng thử biệt,
            Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài.
            TÀO ĐƯỜNG


            Bài này, trong Hồng Đức quốc âm thi tập có tới năm bài vịnh cùng đề tài (Thiên tử tống Lưu Nguyễn hoặc Lưu Nguyễn từ tiên tử) nhưng không có bài nào dịch theo bài thơ của Tào Đường. Chúng tôi chỉ xin dẫn ra một bài:


            3. LƯU NGUYỄN TỪ TIÊN TỬ

            Một niềm nhớ chúa một âu nhà,
            Cửa động dùng dằng ngại bước ra.
            Hương tứ phiêu khi gió thổi,
            Cố viên lạc thuở trăng tà.
            Nom cao mây phủ dư ngàn dặm,
            Sông thẳm sầu đeo mấy phút hoa.
            Dầu nhẫn bắc nam đường có cách,
            Bao nhiêu cảnh cũ mựa quên mà.
            KHUYẾT DANH


            Đọc bài thơ Nôm sáng tác này và bốn bài thơ dịch ra quốc âm ở trên chúng ta nhận thấy có nhiều chữ cổ và thể thơ còn có chỗ viết theo thể lục ngôn.


            Về chữ cổ thì như: tiển (ưa thích), làng doành (làng xóm), mựa (chớ).

            Về các câu đặt theo thể lục ngôn thì có:

            Dải non cao, chăng khối nguyệt,
            Doành sông thắm, một dường xuân.
            (LƯU NGUYỄN ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN TỬ)


            Hương tứ phiêu, khi gió thổi,
            Cổ viên lạc, thuở trăng tà.
            (LƯU NGUYỄN TỪ TIÊN TỬ)


            Ca khúc rền rền cách núi,
            Làng doành văn vẳng khóa mây.
            (LƯU NGUYỄN TÁI ĐÁO, BẤT KIẾN TIÊN TỬ)

            Thể lục ngôn này chúng ta thường thấy có trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi:

            Khách đến vườn còn hoa lác,
            Thơ nén cửa thấy nguyệt vào
            (BÀI XIII)

            Mắt hòa xanh, đầu dễ bạc,
            Lưng khôn uốn, lộc nên từ
            (BÀI XVI)

            Quét trúc bước qua lòng suối,
            Thưởng mai về đạp bóng trăng.
            (BÀI XIX)

            hoặc trong Bạch Vân âm quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

            Am Bạch Vân, rồi nhàn hứng,
            Dặm hồng trần vắng ngại chen.
            (BÀI XIII)

            Giàu có phận là ơn chúa
            Được làm người bởi đức cha
            (BÀI XVI)

            Đêm đợi trăng cài bóng trúc,
            Ngày chờ gió thổi tin hoa.
            (BÀI XIX)

            Theo nhận xét trên thì mấy bài dịch quốc âm chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường có thể được coi là xưa nhất, từ thời Lê vào thế kỷ thứ XV, xưa hơn cả bài dịch Tàn xuân lữ xá của Thôi Đồ đã được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú và không có chữ cổ nào.

            Sở dĩ bốn bài thơ Nôm dịch chùm thơ Thiên Thai (thiếu bài số 3) không đủ nên các cụ ta xưa khi nghe hát ả đào thường cho hát đủ cả năm bài thơ chữ Hán của Tào Đường và ở dưới mỗi bài thơ lại có mấy câu thổng tóm tắt đại ý bài thơ bằng quốc âm theo thể lục bát như sau:

            I
            Cổ cây chẳng chút bụi trần,
            Lối vào không biết rằng gần hay xa.
            Xinh thay hỡi thú yên hà,
            Nguồn Đào ướm hỏi ai là chủ nhân.

            II
            Mây che khói tỏa khắp đường,
            Lối vào xa thẳm mơ màng bâng khuâng.
            Phách khe đàn suối vang lừng,
            Ước gì được kẻ tỏ chừng cho hay.

            III
            Ngậm ngùi ra cửa Thiên Thai,
            Tưởng chừng nước chảy hoa trôi lạnh lùng.
            Tiễn đưa luống ngẩn ngơ lòng,
            Đầu non xanh ngắt nguyệt lồng rêu in.

            IV
            Hoa trôi man mác suối vàng,
            Hỡi ai nhớ khúc Nghê thường ngày xưa.
            Trăng kề cửa động trơ trơ,
            Xuân về luống những ngẩn ngơ vì chàng.

            V
            Cỏ cây xem bẵng tần ngần,
            Yên hà năm trước mươi phần kém xa.
            Vẫn còn lưu thủy đào hoa,
            Mà người mời rượu biết là tìm đâu.
            (KHUYẾT DANH)

            Các câu thổng ấy rất hay nên các bài Thiên Thai dịch hay sáng tác trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã không được các cụ ưa thích ca trù đem ra để các đào nương hát hoặc ngâm - như bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị dịch Nôm hay bài Thu hứng (bài thứ nhất) của Đỗ Phủ dịch Nôm - và do đó đã không được phổ biến rộng rãi mà cũng không ai để ý đó là những bài thơ Nôm dịch Đường thi đầu tiên trong văn học Việt Nam.

            CHÚ THÍCH(1) Nay có thuyết cho là của Phan Huy Thực
            (2) Thu hứng gồm 8 bài: Ngô Thế Vinh dịch bài thứ nhất, Nguyễn Công Trứ dịch bài thứ tư.

            Nguồn: Tạp chí Hán Nôm
            Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 18-02-2011, 07:28 AM.
            ----------------------------

            Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

            Comment

            • #36

              Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham







              Sơn phòng xuân sự
              Sầm Tham
              Lương viên nhật mộ loạn phi nha
              Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia
              Đình thụ bất tri nhân khứ tận
              Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.

              Chú thích: Lương viên Sách "Tây kinh tạp ký" chép đời Nam Bắc triều (420-581), Lương Hiếu Vương là con thứ vua Lương Vũ Đế (502-550) mở vườn Đông uyển ở trong thành Thư Dương chu vi hàng mấy dặm, để làm chỗ chiêu tập hào kiệt bốn phương và những người du thuyết trong thiên hạ. Lương thường cùng tân khách và cung nhân hội yến trong vườn, rồi thả thuyền câu cá trong ao. Đời sau gọi vườn Đông uyển là Lương viên. trước là nơi sầm uất mà bây giờ thì tiều tụy.


              Nét xuân ở nhà trong núi
              Trời tối, vườn Lương quạ dập dìu
              Nhà xa mấy nóc cảnh đìu hiu
              Cây sầu chẳng biết người đi hết
              Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều.
              (Người dịch: Ngô Tất Tố)
              Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 22-02-2011, 06:18 PM.
              ----------------------------

              Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

              Comment

              • #37

                XUÂN OÁN - Kim Xương Tự



                金昌緒
                春怨
                打起黃鶯兒,
                莫教枝上啼。
                啼時驚妾夢,
                不得到遼西。


                • Kim xương tự
                • Xuân oán
                Đả khởi hoàng oanh nhi
                Mạc giao chi thượng đề
                Đề thì kinh thiếp mộng,
                Bất đắc đáo Liêu Tây (tê ) .
                Chú thích:
                (1) Liêu Tây: nơi người chồng trú quân, ở vào khoảng tỉnh Trực Lệ và tỉnh Phụng Thiên ngày nay. (Chữ Tây đọc chuyển âm thành "tê" cho hiệp vần - Trong thơ chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì có một số trường hợp phải đọc chuyển âm cho hiệp vần).

                Dịch nghĩa:

                XUÂN OÁN

                Đánh đuổi con chim oanh vàng đi,
                Đừng cho nó kêu trên cành.
                Khi nó kêu làm kinh động giấc mộng của thiếp
                Không mơ đến được Liêu Tây (1)



                Dịch thơ:

                Con oanh vàng đuổi bay đi!
                Véo von để hót làm chi trên cành.
                Em mơ nghe hót giật mình
                Dở dang chẳng được tới thành Liêu Tây.


                Đánh đuổi con oanh vàng đi
                Đừng cho nó hót tỉ ti trên cành
                Chim kêu giấc mộng tan tành
                Chẳng cho thiếp tới được thành Liêu Tây.
                KD dịch thơ.


                Con oanh vàng đuổi nó đi,
                Không cho nó hót mãi chi trên cành.
                Véo von làm thiếp giật mình,
                Trong mơ chẳng được đến thành Liêu Tây.

                Đánh đuổi cái oanh vàng đi,
                Đừng cho nó hót tỉ ti trên cành.
                Nó kêu thiếp ngủ giật mình,
                Chẳng yên giấc mộng tới thành Liêu Tây.
                Hải Văn dịch thơ.


                Con oanh vàng đuổi bay đi!
                Véo von để hót làm chi trên cành.
                Em mơ nghe hót giật mình
                Dở dang chẳng được tới thành Liêu Tây.
                TP dịch thơ.


                KHÚC HÁT Y CHÂU
                Mau mau đuổi cái vàng anh,
                Đừng cho nó hót trên cành cây cao.
                Làm cho tan giấc chiêm bao,
                Làm cho thiếp chẳng được vào Liêu Tê.
                KD dịch thơ.


                Mau đuổi cái con vàng anh,
                Đừng cho nó hót trên cành líu lô.
                Làm ta tan cả giấc mơ,
                Liêu Tây chốn ấy bao giờ lại mơ?
                Đoàn Đức Thành dịch thơ.

                ----------------------------

                Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

                Comment

                • #38

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi CONHAKO View Post
                  Những bài dịch Đường Thi đầu tiên trong văn học Việt Nam

                  Nguyễn Quảng Tuân


                  Nói đến những bài dịch Đường thi người ta thường nghĩ đến bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, do Phan Huy Vịnh (1) dịch hoặc bài Thu hứng(2) của Đỗ Phủ do Ngô Thế Vinh dịch ra quốc âm. Hai bài thơ dịch này sở dĩ được phổ biến sâu rộng vì đã được các đào nương xưa, thường hát trong các xóm bình khang và cũng vì các khách yêu ca trù hết sức ưa thích. Ngoài hai bài kể trên còn có các bài Thu hứng (bài thứ tư) của Đỗ Phủ (Nguyễn Công Trứ dịch), bài Văn lân gia lý tranh của Từ An Trinh (Trương Minh Ký dịch), bài Há Chung Nam sơn, quá Hộc Tư Sơn Nhân túc, trí tửu của Lý Bạch (Nguyễn Khuyến dịch) cũng được nhiều người biết đến.
                  Nhưng đó chỉ là những bài dịch về sau này vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, còn những bài dịch Đường thi đầu tiên phải kể đến những bài đã được dịch từ thế kỷ thứ XV và được sưu tầm trong bộ Hồng Đức quốc âm thi tập (đời vua Lê Thánh Tôn) như bài Xuân tịch lữ hoài dịch của Thôi Đồ và bốn bài dịch ở chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường.

                  Bài Xuân tịch lữ hoài nguyên văn bằng chữ Hán như sau:
                  春 夕 旅 懷
                  水 流 花 謝 雨 無 情
                  送 盡 東 風 過 楚 城
                  蝴 蠂 夢 中 家 萬 里
                  子 規 枝 上 月 三 更
                  故 園 書 動 經 年 絕
                  華 發 春 惟 滿 鏡 生
                  自 是 不 歸歸 便 得
                  五 湖 烟 景 有 誰 爭
                  崔 涂


                  XUÂN TỊCH LỮ HOÀI
                  Thủy lưu hoa tạ lưỡng vô tình,
                  Tống tận đông phong quá Sở thành.
                  Hồ điệp mộng trung gia vạn lý,
                  Tử quy chi thượng nguyệt tam canh.
                  Cố viên thư động kinh niên tuyệt,
                  Hoa phát xuân duy mãn kính sinh.
                  Tự thị bất qui, qui tiện đắc,
                  Ngũ hồ yên cảnh hữu thùy tranh
                  THÔI ĐỒ

                  Dịch nghĩa:
                  ĐÊM XUÂN ĐẤT KHÁCH NHỚ NHÀ
                  Hoa bay nước chảy cũng vô tình,
                  Gió quyến xuân đưa đến Sở thành.
                  Hồ điệp mơ màng nhà vạn dặm,
                  Tử qui khắc khoải nguyệt ba canh.
                  Thư nhàn dễ cách lòng nên bạc,
                  Tóc tuyết khôn cầm thức lại xanh.
                  Nẻo ấy chẳng về, về ắt được,
                  Năm hồ cảnh vắng có ai tranh.
                  KHUYẾT DANH

                  Bài dịch sang quốc âm đã rất thanh thoát nên các nhà sưu tầm về sau đã tưởng là thơ Nôm sáng tác và đã đưa vào bộ Hồng Đức quốc âm thi tập.

                  Bộ này còn có bốn bài dịch chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường:

                  1. LƯU NGUYỄN NHẬP ĐỘNG

                  Cỏ rợp non tiên một nẻo phân,
                  Đất chăng bụi bụi cỏ êm chân.
                  Khói xanh bóng tiễn xem đương mặt,
                  Nước biếc duyên ưa nọ có thân.
                  Dải non cao, chăng khối nguyệt,
                  Doành sông thắm, một dường xuân.
                  Chẳng hay người ấy về đâu tá?
                  Niệm đến Đào Nguyên hỏi chủ nhân.

                  2. LƯU NGUYỄN ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN TỬ

                  Cây khói xanh xanh thức biếc tương,
                  Trước đông thuở dãi bóng trì đường.
                  Mây che cửa chim bay hết,
                  Suối thay cầm tiếng nhặt xoang.
                  Sông có bích đào non nước dẫy,
                  Cõi nhiều hồng hạnh tháng ngày trường.
                  Cánh hoa dầu chẳng ngươi tiêu rước,
                  Chó sủa âu là hẳn ấy lang.

                  3. TIÊN TỬ HOÀI LƯU NGUYỄN

                  Chẳng còn nhớ đến khúc Nghê thường,
                  Một phút chiêm bao một phút thương.
                  Thuở động ngày chầy xuân vắng vẻ,
                  Khi người đường cách nguyệt mơ màng.
                  Đất nhiều có ngọc qua ưa biếc,
                  Nước có hoa đào hết tấc hương.
                  Gió thổi đèn tàn thêm lạnh lẽo.
                  Thân này khôn chước hỏi lưu lang.

                  4. LƯU NGUYỄN TÁI ĐÁO, BẤT KIẾN TIÊN TỬ

                  Ngọc châu lại đến hỏi chưng đây,
                  Rầy đã rêu rêu bụi bụi đầy.
                  Ca khúc rền rền cách núi,
                  Làng doanh văng vẳng khóa mây.
                  Thức mây chẳng phải xanh phen nọ,
                  Điểm khói nào còn biếc bầy chầy.
                  Mặt nước hoa trôi lành lạnh đấy.
                  Người tiên mời rượu ở đâu rầy?
                  KHUYẾT DANH

                  Nguyên văn bốn bài thơ của Tào Đường bằng chữ Hán như sau:

                  入 天 臺

                  樹 入 天 臺 石 路 新
                  雲 和 草 靜 迥 無 塵
                  烟 霞 不 省 生 前 事
                  水 木 空 疑 夢 後 身
                  往 往 鸡 鳴 岩 下 月
                  時 時 犬 吠 洞 中 春
                  不 知 此 地 歸 何 處
                  須 就 桃 源 問 主 人

                  1. NHẬP THIÊN THAI

                  Thụ nhập Thiên Thai thạch lộ tân,
                  Văn hòa thảo tĩnh quýnh vô trần.
                  Yên hà bất tỉnh sinh tiền sự,
                  Thủy mộc không ghi mộng hậu thân.
                  Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt,
                  Thời thời khuyển phệ động trung xuân.
                  Bất tri thử địa qui hà xứ,
                  Tu tựu Đào nguyên vấn chủ nhân.
                  TÀO ĐƯỜNG


                  洞 中 遇 仙 人

                  天 和 樹 色 靄 蒼 蒼
                  霞 重 岩 深 路 渺 茫
                  雲 寶 滿 山 無 鳥 雀
                  水 聲 沿 澗 有 笙 簧
                  碧 沙 洞 里 乾 坤 別
                  紅 樹 枝 邊 日 月 長
                  願 得 花 開 有 人 出
                  兔 令 仙 犬 吠 劉 郎
                  曹唐


                  2. ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN NHÂN

                  Thiên hòa thụ sắc ái thương thương,
                  Hà trọng nham thâm lộ diểu mang.
                  Vân đậu mãn sơn vô điểu tước,
                  Thủy thanh duyên giản hữu sênh hoàng.
                  Bích sa động lý càn khôn biệt,
                  Hồng thụ chi biên nhật nguyệt trường.
                  Nguyệt đắc hoa gian hữu nhân xuất,
                  Miễn linh tiêu khuyển phệ Lưu lang.
                  TÀO ĐƯỜNG


                  洞 中 有 懷
                  不 將 清 瑟 理 霓 裳
                  塵 夢 那 知 鶴 夢 長
                  洞 里 有 天 春 寂 寂
                  人 間 無 路 月 茫 茫
                  玉 沙 瑤 草 沿 溪 碧
                  流 水桃 花 滿 澗 香
                  曉 露 風 燈 易 零 落
                  此 生 無 處 問 劉 郎
                  曹唐

                  4. ĐỘNG TRUNG HỮU HOÀI

                  Bất tương thanh sắt lý Nghê thường,
                  Trần mộng na tri hạc mộng trường.
                  Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
                  Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
                  Ngọc sa dao thảo duyên khê bích,
                  Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
                  Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc,
                  Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang.


                  再 到 天 臺

                  再 到 天 臺 訪 玉 真
                  蒼 苔 白 石 已 成 塵
                  笙 歌 寂 寞 閑 深 洞
                  雲 鶴 簫 條 絕 舊 鄰
                  草 樹 總 非 前 度 色
                  煙 霞 不 似 往 年 春
                  桃 花 流 水 依 然 在
                  不 見 當 時勸 酒 人
                  曹唐


                  5. TÁI ĐÁO THIÊN THAI

                  Tái đáo Thiên Thai phỏng Ngọc Chân,
                  Thương đài bạch thạch dĩ thành trần.
                  Sênh ca tịch mịch nhàn thâm động,
                  Vân hạc tiêu điều tuyệt cựu lân.
                  Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
                  Yên hà bất tự vãng niên xuân.
                  Đào hoa lưu thủy y nhiên tại,
                  Bất kiến đang thời khuyến tửu nhân.
                  TÀO ĐƯỜNG


                  Như vậy có một bài thơ chữ Hán của Tào Đường đã không được dịch ra quốc âm. Đó là bài Thiên Thai tống biệt (bài thứ ba)


                  天 臺 送 別

                  殷 鴰 相 送 出 天 臺
                  仙 景 那 能 欲 再 來
                  雲 液 既 歸 須 強 飲
                  玉 書 無 事 莫 頻 開
                  花 流 洞 口 應 長 在
                  水 到 人 間 定 不 回
                  惆 悵 溪 頭 從 此 別
                  碧 山 明 月 照 蒼 苔


                  3. THIÊN THAI TỐNG BIỆT

                  Ân cần tương tống xuất Thiên Thai,
                  Tiễn cảnh na nàng khước tái lai.
                  Vân dịch ký qui tu cưỡng ẩm,
                  Ngọc thư vô sự mạc tần khai.
                  Hoa lưu động khẩu ưng trường tại,
                  Thủy đáo nhân gian định bất hồi.
                  Trù trướng khê đầu tòng thử biệt,
                  Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài.
                  TÀO ĐƯỜNG


                  Bài này, trong Hồng Đức quốc âm thi tập có tới năm bài vịnh cùng đề tài (Thiên tử tống Lưu Nguyễn hoặc Lưu Nguyễn từ tiên tử) nhưng không có bài nào dịch theo bài thơ của Tào Đường. Chúng tôi chỉ xin dẫn ra một bài:


                  3. LƯU NGUYỄN TỪ TIÊN TỬ

                  Một niềm nhớ chúa một âu nhà,
                  Cửa động dùng dằng ngại bước ra.
                  Hương tứ phiêu khi gió thổi,
                  Cố viên lạc thuở trăng tà.
                  Nom cao mây phủ dư ngàn dặm,
                  Sông thẳm sầu đeo mấy phút hoa.
                  Dầu nhẫn bắc nam đường có cách,
                  Bao nhiêu cảnh cũ mựa quên mà.
                  KHUYẾT DANH


                  Đọc bài thơ Nôm sáng tác này và bốn bài thơ dịch ra quốc âm ở trên chúng ta nhận thấy có nhiều chữ cổ và thể thơ còn có chỗ viết theo thể lục ngôn.


                  Về chữ cổ thì như: tiển (ưa thích), làng doành (làng xóm), mựa (chớ).

                  Về các câu đặt theo thể lục ngôn thì có:

                  Dải non cao, chăng khối nguyệt,
                  Doành sông thắm, một dường xuân.
                  (LƯU NGUYỄN ĐỘNG TRUNG NGỘ TIÊN TỬ)


                  Hương tứ phiêu, khi gió thổi,
                  Cổ viên lạc, thuở trăng tà.
                  (LƯU NGUYỄN TỪ TIÊN TỬ)


                  Ca khúc rền rền cách núi,
                  Làng doành văn vẳng khóa mây.
                  (LƯU NGUYỄN TÁI ĐÁO, BẤT KIẾN TIÊN TỬ)

                  Thể lục ngôn này chúng ta thường thấy có trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi:

                  Khách đến vườn còn hoa lác,
                  Thơ nén cửa thấy nguyệt vào
                  (BÀI XIII)

                  Mắt hòa xanh, đầu dễ bạc,
                  Lưng khôn uốn, lộc nên từ
                  (BÀI XVI)

                  Quét trúc bước qua lòng suối,
                  Thưởng mai về đạp bóng trăng.
                  (BÀI XIX)

                  hoặc trong Bạch Vân âm quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

                  Am Bạch Vân, rồi nhàn hứng,
                  Dặm hồng trần vắng ngại chen.
                  (BÀI XIII)

                  Giàu có phận là ơn chúa
                  Được làm người bởi đức cha
                  (BÀI XVI)

                  Đêm đợi trăng cài bóng trúc,
                  Ngày chờ gió thổi tin hoa.
                  (BÀI XIX)

                  Theo nhận xét trên thì mấy bài dịch quốc âm chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường có thể được coi là xưa nhất, từ thời Lê vào thế kỷ thứ XV, xưa hơn cả bài dịch Tàn xuân lữ xá của Thôi Đồ đã được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú và không có chữ cổ nào.

                  Sở dĩ bốn bài thơ Nôm dịch chùm thơ Thiên Thai (thiếu bài số 3) không đủ nên các cụ ta xưa khi nghe hát ả đào thường cho hát đủ cả năm bài thơ chữ Hán của Tào Đường và ở dưới mỗi bài thơ lại có mấy câu thổng tóm tắt đại ý bài thơ bằng quốc âm theo thể lục bát như sau:

                  I
                  Cổ cây chẳng chút bụi trần,
                  Lối vào không biết rằng gần hay xa.
                  Xinh thay hỡi thú yên hà,
                  Nguồn Đào ướm hỏi ai là chủ nhân.

                  II
                  Mây che khói tỏa khắp đường,
                  Lối vào xa thẳm mơ màng bâng khuâng.
                  Phách khe đàn suối vang lừng,
                  Ước gì được kẻ tỏ chừng cho hay.

                  III
                  Ngậm ngùi ra cửa Thiên Thai,
                  Tưởng chừng nước chảy hoa trôi lạnh lùng.
                  Tiễn đưa luống ngẩn ngơ lòng,
                  Đầu non xanh ngắt nguyệt lồng rêu in.

                  IV
                  Hoa trôi man mác suối vàng,
                  Hỡi ai nhớ khúc Nghê thường ngày xưa.
                  Trăng kề cửa động trơ trơ,
                  Xuân về luống những ngẩn ngơ vì chàng.

                  V
                  Cỏ cây xem bẵng tần ngần,
                  Yên hà năm trước mươi phần kém xa.
                  Vẫn còn lưu thủy đào hoa,
                  Mà người mời rượu biết là tìm đâu.
                  (KHUYẾT DANH)

                  Các câu thổng ấy rất hay nên các bài Thiên Thai dịch hay sáng tác trong Hồng Đức quốc âm thi tập đã không được các cụ ưa thích ca trù đem ra để các đào nương hát hoặc ngâm - như bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị dịch Nôm hay bài Thu hứng (bài thứ nhất) của Đỗ Phủ dịch Nôm - và do đó đã không được phổ biến rộng rãi mà cũng không ai để ý đó là những bài thơ Nôm dịch Đường thi đầu tiên trong văn học Việt Nam.

                  CHÚ THÍCH(1) Nay có thuyết cho là của Phan Huy Thực
                  (2) Thu hứng gồm 8 bài: Ngô Thế Vinh dịch bài thứ nhất, Nguyễn Công Trứ dịch bài thứ tư.

                  Nguồn: Tạp chí Hán Nôm
                  Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom